Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Năm học mới của những học trò “đặc biệt” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.84 KB, 8 trang )

Năm học mới của những
học trò “đặc biệt”




Bài học đầu tiên đó là phải biết chào cô giáo



Không ồn ào náo nhiệt như buổi lễ khai giảng của
trẻ bình thường, học sinh khiếm thính có một
buổi lễ khai giảng đơn sơ hơn. Nhưng niềm vui
được đến trường của các em thì cũng như bao
học sinh bình thường khác, thậm chí có phần còn
hào hứng hơn.
Người khiếm thính thua thiệt rất nhiều so với người
bình thường, bởi vì họ không nghe được và không
nói được. Họ giao tiếp với nhau và với xã hội thông
qua điệu bộ, cử chỉ, nét mặt. Nếu không được đi học
sớm thì sau này khi lớn lên, khả năng giao tiếp của
người khiếm thính sẽ vô cùng hạn chế. Với trẻ em
khiếm thính, được đi học sớm là một niềm vui không
gì sánh bằng. Bởi lẽ, các em được sống, được vui
chơi với những người bạn cùng trang lứa, có thể tha
hồ nói chuyện với nhau. Dù rằng, có khi các em sử
dụng những ký hiệu ngôn ngữ của riêng các em, đến
cô giáo cũng lắc đầu không hiểu. Những em đi học
thường tự trang bị cho mình máy trợ thính đeo ở tai.

Năm nay, trường giáo dục chuyên biệt Anh Minh (quận


Bình Thạnh, TPHCM) chọn ngày 1/9 là ngày khai giảng
năm học. Trong một căn phòng lớn, phụ huynh ngồi xen
lẫn với các em. Lễ khai giảng không có tiếng trống trường
Tùng Tùng Tùng, không có đội kèn, đội trống, đội nghi
thức, không có duyệt cờ, không hát quốc ca, chỉ có lời sơ
Trịnh Thị Thương là hiệu trưởng trường, đứng xướng tên
các em để sắp xếp lớp học. Bên dưới, không có quá nhiều
tiếng nói chuyện hay ồn ào. Bởi đa phần các em giao tiếp
qua ra dấu hiệu bằng tay. Chỉ có chùm bong bóng treo ở
cửa ra vào cho biết hôm nay là ngày rất trọng đại với các
em.

Em cám ơn cô


Với trẻ bình thường, mỗi năm một lớp là chuyện gần
như hiển nhiên. Nhưng với các em khiếm thính
chuyện 2 năm học 1 lớp hay 3 năm học 2 lớp mới là
điều bình thường. Đa phần các em học trễ. Có em
như Thu Hằng học lớp 4 mà đã 16 tuổi. Lớp mầm thì
khoảng 7 tuổi. Chính vì vậy, bao giờ năm học mới
cũng có chuyện sắp xếp lại lớp học. Có khi ít học sinh
quá thì nhập lại chung một phòng. Lớp 4 của cô Thúy
Ái năm ngoái có 8 học sinh thì chỉ có 3 em được lên
lớp 5. Chương trình học thì theo như chương trình
của trẻ bình thường nhưng thời lượng có thể không
theo đủ. Bởi các em còn phải học thêm những môn
dành riêng cho trẻ khiếm thính như ngôn ngữ khiếm
thính, giao tiếp…


Buổi khai giảng vừa kết thúc, bé Ngọc Thanh (7 tuổi) cứ
nằng nặc đòi mẹ đưa lên học phòng trên lầu. Em nói với
mẹ là học trên đó đông vui hơn, lúc hè cũng học ở đó mà.
Thì ra là năm nay, bé chỉ được học lớp mầm ở tầng trệt
thôi. Rốt cuộc, mẹ cũng đưa bé lên lầu rồi đưa xuống học
lớp mầm của cô Lan Phương. Lớp có 11 bạn nhưng hôm
nay chỉ có 3 bạn thôi. Ngồi cạnh Lan Phương là Trung
Hiếu (7 tuổi). Cậu nhóc này mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được
một trường mầm non nhận nuôi dưỡng. Cô Lan Phương kể
lại lúc mới vô cậu nhóc này quậy dữ dội, cứ tè trong quần.
Không những thế lại còn bị bệnh thận nữa, cứ ướt quần
suốt ngày. Dỗ thì không nín, la thì tủi thân rồi bực mình la
hét. Học được 1 năm thì ngoan ra và lanh lắm, cái gì cũng
biết.


ải biết viết chữ đ
ã, dù rằng nói chưa rõ

Trên lầu 1 là phòng của các học sinh lớn hơn, từ lớp
1 đến lớp 8. Lớp sơ Thúy Ái có 10 em nhưng hôm
nay chỉ có 6 em. Công việc đầu tiên của cô giáo là
phát bàn chải đánh răng, ca uống nước, khăn lau mặt
và cho các em dán số thứ tự vào đồ vật của mình. Sơ
Thúy Ái cho biết lớp có 2 học sinh ở Long An, đi học
phải thuê nhà trọ ở gần trường, cuối tuần mới về quê
được. Có những học sinh ở tận Phan Thiết nên chờ
qua lễ 2/9 mới vào nhập học. Các em ngoan lắm, cái
gì làm rồi thì nói có còn chưa thì nói chưa làm.


Ở phòng cạnh đó, các em lớp 1 đang tập vẽ, tập tô màu. Cô
giáo cho mỗi em lên bảng viết câu hôm nay em ăn sáng cái
gì. Cô giáo cho biết các em còn nhỏ nên nói chưa sõi,
nhưng phải tập cho các em viết để lỡ khi có đi lạc thì còn
có thể nhờ người chở về được.


ớ có đến 2 cây bút ch
ì lận đó

Không đông đúc như những lớp học bình thường,
các em khiếm thính thường chỉ có khoảng 10
người/lớp. Bàn ghế cũng không sắp xếp theo hàng
ngang mà kê bàn quây lại thành hình chữ U. Không
bắt buộc phải yên lặng, các em được cô giáo khuyến
khích nói chuyện với mọi người, nhất là với người
bình thường. Khi đó, các em phải nói sao cho rõ chữ
và nhìn hình khẩu để biết người khác nói gì. Giờ ra
chơi của các em không ồn ào như ong vỡ tổ, mà chỉ
có nhiều tiếng ú ớ và đầy những cử chỉ ra dấu. Và
nhất là giọng cười, ánh mắt luôn tràn đầy trên khuôn
mặt các em.

×