Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.78 KB, 8 trang )

MỘT SỐ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY
DỰNG,
TỔ CHỨC TƯ LIỆU
DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ THCS
Phòng Giáo dục Trung học
Tháng 3 - 2009
Đây là một nội dung tập huấn phục vụ cho việc triển
khai chuyên đề hoạt động bộ môn Vật lý THCS:
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ DẠY HỌC, TẠO SỰ NHẸ
NHÀNG VÀ HỨNG THÚ TRONG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP
BỘ MÔN VẬT LÝ THCS
Một số thực trạng dạy học Vật Lý hiện nay:
• Nhiều kiến thức dài và nặng nề.
• Thời gian trên lớp ngắn.
• Nặng lý thuyết, ít luyện tập.
• Thầy và trò còn phụ thuộc nhiều vào SGK.
• Sự tràn lan, thiếu chuẩn xác và tăng cường nhiều kiến
thức khó trong các sách tham khảo.
Trong buổi gặp mặt của 70 công dân trẻ TP HCM với lãnh
đạo TP sáng 31.01.2009, bạn Hồ Anh Khoa, trường THPT
Gia Định, Q.Bình Thạnh, góp ý:

“Nền giáo dục chúng ta đã “vượt cấp” vì đưa quá
nhiều kiến thức vào cấp phổ thông nhưng lại “lạc
hướng” vì thiếu thực hành”.
(Thanh Niên online 31.01.2009)
KẾT QUẢ:
Có sự nặng nề, quá tải trong dạy và học bộ môn, học
sinh thiếu hứng thú, say mê trong học tập.
=> Cần có sự định hướng, tổ chức, phối hợp của


nhiều bộ phận để giảm nhẹ áp lực học tập, tăng
cường hứng thú học tập và hiệu quả dạy học.
Một số định hướng hoạt động:
• Dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng để thống nhất giảm
tải một số nội dung trong giáo khoa, bài tập.
• Xây dựng, đề xuất một số phương án trong các hoạt
động tổ chức dạy học.
• Xây dựng một hệ thống tư liệu hỗ trợ hoạt động dạy
học.
Mục tiêu:
• Thống nhất trong phạm vi thành phố các yêu cầu về
kiến thức, kỹ năng, thái độ của bộ môn cho cấp học ở từng
khối lớp và từng đơn vị bài học theo định hướng giảm tải.
• Xây dựng các phương án dạy học
và hỗ trợ tư liệu dạy học
nhằm tăng cường hứng thú
và hiệu quả học tập.
=> Trong phạm vi yêu cầu giảm tải và sự hỗ trợ của
các tư liệu dạy học, từng thầy cô giáo vẫn có sự chủ
động, linh hoạt, sáng tạo trong việc quyết định nội
dung, hình thức tổ chức dạy học tùy theo điều kiện
bản thân, trường lớp và học sinh để đạt hiệu quả dạy
học cao nhất.
Nội dung công việc cần thực hiện:
• Xây dựng hướng dẫn giảng dạy theo định hướng giảm
tải cho từng đơn vị bài học.
• Xây dựng một số nội dung luyện tập và kiểm tra (tự
luận, trắc nghiệm khách quan, bài tập) theo từng mức độ.
• Xây dựng các nội dung thực
hành trên lớp và ngoài lớp.

• Xây dựng hệ thống tư liệu
bộ môn theo từng đơn vị bài học.
1. Định hướng dạy học và giảm tải cho từng
đơn vị bài học
Cơ sở:
• Dựa trên chuẩn kiến thức và kỹ năng.
• Hạn chế đi sâu vào các kiến thức phức tạp sẽ còn học ở
cấp THPT.
• Chú trọng phần kiến thức định tính và các tính toán đơn
giản, giảm nhẹ các yêu cầu định lượng phức tạp.
• Giảm nhẹ các chứng minh, suy luận phức tạp.
• Tăng cường khả năng vận dụng và thực tiễn.
1. Định hướng dạy học và giảm tải cho từng
đơn vị bài học
Nội dung:
• Nêu mục tiêu bài dạy về kiến thức,
kỹ năng, thái độ.
• Nêu các yêu cầu để giảm tải.
• Đề xuất một số phương án dạy học và các yêu cầu chi tiết
để giảm tải và tăng cường tính sinh động, thực tiễn ở từng phần
của bài dạy.
• Tóm tắt các kiến thức cơ bản và nêu các dặn dò, nhắc nhở
cần thiết.
• Có thể soạn một số bài trình chiếu đề xuất.
1. Định hướng dạy học và giảm tải cho từng
đơn vị bài học
Chú ý khi xây dựng các phương án dạy học để phù
hợp với thực tiễn:
• Cơ sở vật chất: đầy đủ (máy vi tính, projector, trang thiết bị
thực hành thí nghiệm …), vừa phải (thiết bị thực hành thí

nghiệm, thiết bị tự làm, …),
hạn chế (hình ảnh, diễn giảng …).
• Trình độ học sinh: cao, đồng đều;
vừa phải; nhận thức chậm;
nhiều trình độ; …
2. Đề xuất một số nội dung luyện tập và kiểm
tra theo định hướng giảm tải cho từng đơn
vị bài học
Nội dung:
• Câu hỏi tự luận.
• Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
• Bài tập.
2. Đề xuất một số nội dung luyện tập và kiểm
tra theo định hướng giảm tải cho từng đơn
vị bài học
Yêu cầu:
• Phân chia ra các mức A (cơ bản),
B (vận dụng), C (nâng cao).
• Không vượt quá nội dung
kiến thức trong chương trình.
• Các câu hỏi về hiện tượng, thực tế cuộc sống không vượt quá
kiến thức phổ thông theo lứa tuổi của HS.
• Không tính toán phức tạp và đánh đố.
• Nên có chú ý một số nội dung cần hạn chế để giảm tải.
3. Xây dựng các nội dung thí nghiệm, thực
hành trên lớp và ngoài lớp
Một số dạng bài thực hành, thí nghiệm:
• Thực hành truyền thống.
• Thực hành truyền thống và sừ dụng
máy vi tính để làm báo cáo.

• Thực hành, thí nghiệm mô phỏng.
• Thực hành, thí nghiệm ảo.
• Thực hành, thí nghiệm với các thiết bị thu nhận dữ liệu, lưu trữ
và xử lý theo hướng tiên tiến.
• Thực hành, thí nghiệm ngoài giờ học theo chuyên đề.
Thực hành truyền thống
• Nội dung bài thực hành và các
thao tác được phổ biến trước.
• Sử dụng thiết bị là các bộ
thực hành, thí nghiệm đồng
loạt được trang bị ở các trường.
• Dựa trên các kết quả thực hành được ghi nhận và xử
lý, HS làm báo cáo thực hành trên giấy theo nhóm hoặc cá
nhân.
• …
Thực hành truyền thống với sự hỗ trợ của
công cụ máy vi tính
• Nội dung bài thực hành và các thao tác
được phổ biến trước.
• Sử dụng thiết bị là các bộ thực hành, thí
nghiệm đồng loạt được trang bị ở các trường.
• Dựa trên các kết quả thực hành được ghi nhận, HS sử dụng bộ
phần mềm văn phòng của MVT (word, excel …) để xử lý số liệu, làm
báo cáo và thể hiện các biểu đồ, đồ thị.
• Có thể sử dụng một số phần mềm đơn giản để xử lý số liệu.
Một thí dụ:
Khảo sát đặc tuyến vôn –
ampe của một đèn dây tóc
• Sử dụng nguồn, biến trở, vôn kế, ampe kế … của bộ
thực hành điện.

• Sử dụng phần mềm excel để tính toán.
• Sử dụng phần mềm word để làm báo cáo.
Thực hành, thí nghiệm
mô phỏng
• Sử dụng một số phần mềm
thực hành, thí nghiệm trên MVT.
• Có thể thay đổi điều kiện, số liệu khi thực hành để ghi
nhận kết quả tương ứng.
• Các số liệu và kết quả đã được lập trình sẵn.
• Có tính chất hỗ trợ cho việc hình thành kiến thức, minh
họa kiến thức đã học.
Một thí dụ:
Phần mềm Crocodile Physics
Thực hành, thí nghiệm ảo
• Các dữ kiện, số liệu thực hành, thí nghiệm được ghi
nhận từ thực tế trước đó và đưa vào MVT.
• HS sử dụng một số phần mềm vi tính để xử lý dữ kiện,
số liệu thực tế và tìm kết quả theo yêu cầu đã đặt ra.
• Kết quả thực hành thí nghiệm
thay đổi tùy thuộc vào số liệu
thực tế đưa vào máy và thao tác
của HS khi xử lý.
Một thí dụ:
Đo tốc độ bay của một quả bóng đá
• Sử dụng chương trình Video Analyse (phân tích phim
video) để đo quãng đường đi của quả bóng theo thời gian.
• Sử dụng chương trình Graphycal
Analysis (phân tích đồ thị)
để xử lý số liệu, vẽ đồ thị
và tìm tốc độ của quả bóng.

Thực hành theo hướng tiên tiến
• Các dữ kiện, số liệu từ thực tế được ghi nhận từ các
đầu dò, các thiết bị máy móc và đưa vào bộ phận lưu trữ
hoặc đưa trực tiếp vào MVT qua các thết bị kết nối.
• Sử dụng các phần mềm để xử lý
dữ kiện, số liệu và đưa ra kết quả
cần khảo sát.
• Sử dụng công cụ vi tính để
lưu trữ kết quả, thống kê và
báo cáo.
Một thí dụ:
Phần mềm Addestation
• Sử dụng các sensor để thu nhận và lưu giữ các số liệu
thí nghiệm.
• Phần mềm sẽ xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, đồ thị và tính
toán, cho kết quả từ các số liệu thí nghiệm.
Thực hành ngoài giờ học
theo chuyên đề
• Khảo sát một vấn đề trong
thực tế cuộc sống.
• HS làm việc theo nhóm.
• Phạm vi và thời gian khảo
sát có tính linh hoạt.
• Công cụ, phương tiện thực hành là phong phú, đa
dạng.
• Kết quả thực hành có tính thực tiễn.
Một vài thí dụ:
• Khảo sát điện trở suất của dây dẫn điện.
• Khảo sát tiếng ồn ngoài đường phố.
• Khảo sát độ chiếu trong các phòng học.

• Chế tạo dụng cụ đo ánh sáng.
• Chế tạo thiết bị đo tốc độ gió.
• Đo lưu lượng mưa.
• Chế tạo kính thiên văn.
• Chế tạo điện nghiệm.
• …
4. Xây dựng hệ thống tư liệu dạy học
• Hình ảnh.
• Tư liệu kể chuyện.
• Phương tiện, thiết bị dạy học
sưu tập và tự làm.
• Các thí nghiệm vui, các trò chơi.
• Hướng dẫn tự làm các dụng cụ thí nghiệm, các thiết bị
khoa học đơn giản, sinh động.
• Các đoạn phim minh họa.
• Phim khoa học, khoa học và đời sống.
• …
Đề xuất phân công thực hiện
Tiến độ thực hiện
Thực hành
Chúc thành công

×