KÍNH CHÀO QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU VỀ DỰ
NGÀY HỘI CNTT LẦN THỨ II
CỦA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
Kính chúc quý vị sức khoẻ, hạnh phúc!
Đông triều, ngày 16 tháng 2 năm 2009
A
I. NHẬN THỨC
Từ xưa đến nay Giáo dục luôn được các nhà tư tưởng tiến bộ
ca ngợi vì ngành giáo dục có tầm quan trọng then chốt để thúc
đẩy Đất nước phát triển.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, của thế giới, sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, chương trình Giáo dục phổ
thông được đổi mới.
“Việc đổi mới chương trình GDPT phải quán triệt mục tiêu , yêu cầu về
nội dung, phương pháp GD của bậc học, cấp học quy định trong luật
GD, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình , SGK; Tăng
cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến
thức KHXH và nhân văn; bổ sung những thành tựu KH& CN hiện đại ,
phù hợp với khả năng tiếp thu của Học sinh…”
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK
GDPT là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, việc
thực hiện hoạt động dạy học dựa vào hoạt động tích cực chủ động
sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của
GV nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành
Phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú
học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Tiếp tục tận dụng
các ưu điểm của phương pháp truyền thống và dần làm quen với
phương pháp mới.
Đổi mới dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục
tiêu,nội dung dạy học, đổi mới CSVC và các thiết bị dạy học,
đổi mới các hình thức tổ chức dạy học…
Về phương pháp: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sángTạo tự học, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học. Tác động đến tình cảm mang
lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho Học sinh, tận
dụng được công nghệ mới nhất. Khắc phục lối dạy truyền thống
truyền thụ 1 chiều các kiến thức có sẵn. Rất cần phát huy cao
năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin.
Phương tiện dạy học, thiết bị dạy học rất cần sử dụng khi
không thể mô tả được : Quá to, quá nhỏ,khó tìm trên thực tế,
không thể biểu diễn được quá trình biến đổi.
Cần tăng cường sử dụng, coi phương tiện là để nhận thức, không
chỉ thuần túy là minh họa. Đây là nguồn thông tin vô cùng quan
trọng giúp Học sinh có hứng thú tìm tòi phát hiện kiến thức mới
coi trọng quan sát, phân tích nhận xét, dẫn đến hình thành khái
niệm. sử dụng thiết bị hiện đại trong điều kiện cho phép sẽ có tác
dụng rất sâu vào nhận thức.
Thiết bị góp phần vào đổi mới phương pháp.
CNTT là một thiết bị dạy học nó góp phần đổi mới PPDH
II. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Thế giới bước vào kỉ nguyên mới, nhờ tiến bộ nhanh chóng của
việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực. Trong GD&ĐT,
CNTT đã góp phần hiện đại hóa phương tiện, TBDH, góp phần
đổi mới PPDH
1. Dạy và học theo quan điểm CNTT:
Để đổi mới PPDH, người ta tìm những
“Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi
thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn.”
Nhờ sự phát triển của KHKT, quá trình dạy học đã sử dụng
phương tiện dạy học như: Phim chiếu,phần mềm hỗ trợ giảng bài
minh họa với đèn Overhead, phần mềm dạy học giúp HS học trên
lớp và ở nhà, công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên
máy tính, sử dụng mạng Internet để dạy học
2. Dạy học với các phương tiện hiện đại trên có các ưu thế sau:
-
- GV chuẩn bị bài dạy 1 lần thì sử dụng được nhiều lần
- Các PMDH có thể thực hiện các thí nghiệm ảo, sẽ thay
thế Gv giảng dạy thực hành, tăng tính năng động cho người
học cho phép học sinh học theo khả năng
- Các phương tiện hiện đại sẽ tạo khả năng để GV trình
bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với
sự thay đổi nhanh chóng của KH hiện đại.
-
Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng
mẫu, đặc biệt đối với những phần khó giảng, những khái niệm
phức tạp.
-
HS học không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe
giảng để đào sâu suy nghĩ … và điều quan trọng hơn là
HS được dự và nghe giảng bài của nhiều GV giỏi
Sử dụng phần mềm dạy học làm phương tiện hỗ trợ DH một cách
hợp lý sẽ cho hiệu quả cao bởi lẽ khi sử dụng PMDH bài giảng sẽ
sinh động hơn, sự tương tác hai chiều sẽ được thiết lập, HS được
giải phóng khỏi những công việc vụn vặt, tốn thời gian ,dễ nhầm lẫn
nên có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học
Hai công nghệ hiện đại và ứng dụng có hiệu quả nhất cho GD&ĐT
Là: CN đa phương tiện Multimedia và CN mạng Networking, đặc
biệt là mang Internet.
Sử dụng CNTT để dạy học PPDH cũng thay đổi. GV là người hướng
dẫn HS học tập chứ không phải là người rót thông tin vào đầu HS.
GV cũng phải học tập thường xuyên để nâng cao trình độ về CNTT
sử dụng có hiệu quả CNTT trong học tập. HS có thể lấy thông tin từ
nhiều nguồn phong phú khác nhau như sách báo. Internet,
CD-ROM…Lúc này HS phải biết đánh giá lựa chọn thông tin, không
còn đơn thuần nhận thông tin một cách thụ động vì nguồn thông
tin vô cùng phong phú.
3.CNTT với vai trò là PT,TBDH
CNTT với vai trò PT,TBDH cần đảm bảo các yêu cầu:
-
Sử dụng CNTT như công cụ DH cần đặt trong toàn bộ hệ thống
các PPDH nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống đó
mỗi PPDH đều có chỗ mạnh,chỗ yếu, ta cần phát huy chỗ mạnh,
hạn chế chỗ yếu của mỗi PP
Ví dụ: Khi dùng máy tính để làm một số chức năng của người GV,
ta thường gặp tình huốngHs chỉ cần điền vào ô trống, hoặc chọn ý
đúng trong một số câu đã trả lời sẵn. Khi HS thực hiện sai, GV
không biết nuyên nhân sai ở đâu. Để khắc phục nhược điểm này
GV Trong khi dạy hoặc kiểm tra nên yêu cầu HS trình bày đầy đủ
câu trả lời của mình, diễn tả toàn bộ quá trình suy nghĩ dẫn đến
câu trả lời đó.
- Phát huy vai trò của người thầy trong quá trình sử dụng CNTT
như TBDH. Không thủ tiêu vai trò của người thầy mà trái lại còn
phát huy hiệu quả hoạt động của thầy giáo trong quá trình dạy
học có sử dụng CNTT.
Từ nhận thức như vậy chúng tôi cũng đã và đang nghiên cứu để ứng
dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn Địa lý.
A. Ứng dụng CNTT vào soạn Bài giảng điện tử.
Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến
thức của bài học được số hoá (để lưu vào bộ nhớ của máy
tính) dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau, đồng thời kịch bản
của quá trình dạy học (trình tự logic và phương pháp truyền
thụ nội dung kiến thức) cũng được cài đặt vào quá trình trình
diễn bài giảng (trong môi trường Multimedia) thông qua một
phần mềm. Nhờ đó kiến thức của bài học được chuyển tải đến
học sinh nhiều kênh và các cách thức khác nhau.
*NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
1. Đảm bảo tính khoa học Sư phạm và khoa học Tin học
Về bản chất thì bài giảng điện tử là một phần mềm được cài đặt trên
sinh. Vì vậy nó cần đảm bảo những yêu cầu của một phần mềm hỗ trợ
dạy học, nghĩa là phải hàm chứa trong đó tri thức ở mức chuyên gia
của hai lĩnh vực sư phạm và tin học.
2. Đảm bảo tính hiệu quả
Xây dựng bài giảng điện tử trong hoàn cảnh cụ thể của nền giáo
dục nước ta, trước tiên cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí
hàng đầu.
3. Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng
4. Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu
Khi thiết kế một phần mềm nói chung, bài giảng điện
tử nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là một
vấn đề rất quan trọng.
5. Đảm bảo nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học khi
trình diễn thông tin
6. Đảm bảo tính thân thiện, vệ sinh trong sử dụng
Xu hướng xây dựng các phần mềm nói chung hiện nay là
phải có giao diện hết sức thân thiện (theo nghĩa dễ tìm
hiểu, dễ tiếp cận, dễ thao tác, dễ sử dụng, tận dụng
được các thói quen…),
Mọi sự lạm dụng những chức năng phong phú, đa dạng của
máy tính điện tử nhiều khi sẽ không đưa đến những kết quả
mong muốn, thậm chí còn phản tác dụng…
7. Đảm bảo tính cập nhật với các công cụ thiết kế