Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Những vấn đề về mắt ở trẻ nhỏ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.51 KB, 8 trang )

Những vấn đề về mắt ở trẻ nhỏ





Không để con ngồi học sai tư thế, đồng thời cũng cần cho con
(và cả đôi mắt của con) thời gian để nghỉ ngơi

Với các bậc bố mẹ chúng ta, thật hạnh phúc khi được
trông thấy đôi mắt của con yêu ngây thơ, sáng ngời.
Còn với các con, các con cũng cảm nhận thế giới và
90% các thông tin là nhờ vào đôi mắt ấy. Vậy nên đừng
để nỗi day dứt lương tâm sẽ theo suốt cuộc đời của
chúng ta nếu không quan tâm đúng mức tới đôi mắt của
con em mình, bạn nhé.
Theo thống kê có khoảng 5% trẻ em mắc phải các tật về thị
lực như lác mắt, giảm thị lực và cận thị. Vấn đề về thị lực
của 1-2% trong số này có phát triển nhanh theo chiều
hướng xấu.
Nếu không được chữa trị kịp thời, bé sẽ gặp phải nhiều khó
khăn trong sinh hoạt, đôi mắt của bé sẽ mang tật suốt đời.
Vì thế, vai trò của phụ huynh trong phòng ngừa và điều trị
các bệnh về mắt cho con mình là rất quan trọng. Bố mẹ cần
thường xuyên theo dõi con, không để bé tiếp xúc nhiều với
TV, máy tính, không đọc sách hoặc nhìn quá gần. Nếu bé
xem tivi hay nheo mắt thì cần cho đi khám; đồng thời cũng
cần cho bé đi kiểm tra mắt sớm và định kỳ để qua đó, các
bác sĩ sẽ quyết định tiến hành can thiệp nếu cần thiết và
chắc hẳn là sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Trẻ em hiện nay thường gặp phải các tật khúc xạ mắt, mà


nguyên nhân chủ yếu gây ra thường là do di truyền hoặc do
tác động của cuộc sống, môi trường sống. Trẻ em nông
thôn thường ít bị các tật khúc xạ hơn do các em có một
không gian sống rộng mở, mắt thường được nhìn rộng,
nhìn xa, điều tiết tốt hơn. Trong khi đó trẻ em thành phố lại
thường xuyên phải nhìn gần do xem tivi, máy tính, chơi
game, không gian sống chật chội… Ngoài ra còn một
nguyên nhân nữa đó là điều trị không đúng phương pháp,
đeo kính không chuẩn dẫn đến bệnh càng nặng hơn.
Ngoài ra, còn rất nhiều bệnh thường gặp khác như lệch góc
nhìn, khi cho bé tập trung nhìn một điểm ảnh sẽ thấy mắt
bé bị lác; hoặc bị bong võng mạc với những bé sơ sinh…
Tất cả những tật khúc xạ này thường không cần can thiệp
bằng các biện pháp phẫu thuật như mổ, vốn được hạn chế
tối đa, mà quan trọng là cần điều trị bằng các bài tập để
nâng cao thị lực cho mắt. Bên cạnh đó, một chế độ dinh
dưỡng tốt cũng góp phần điều trị các tật khúc xạ cho các
em.
Vậy làm thế nào biết được con đang gặp phải vấn đề về thị
lực và cần sự can thiệp? Bác sĩ Cheah Way Mun – bác sĩ
khoa nhãn nhi tại trung tâm y khoa Mount Elizabeth,
Singapore – cho biết: “4 tuổi là tuổi phù hợp nhất để kiểm
tra mắt cho trẻ vì lúc đó trẻ có thể giao tiếp tốt, có khả năng
nhận biết và đọc bảng chữ cái, các con số và gọi tên đồ
vật”.
Cha mẹ cũng phải luôn quan tâm và lưu ý khi trẻ có những
triệu chứng sau:
– Con nhìn không rõ vật đặt ở vị trí xa hơn khoảng cách
cho phép một đoạn hoặc ngồi sát TVđể theo dõi chương
trình chúng ưa thích.

– Thường hay nheo mắt khi tập trung nhìn vật gì đó.
– Nghiêng đầu, liếc mắt nhìn những vật thể đặt ngay phía
trước.
– Cúi quá thấp khi đang viết
– Nhìn kém khi bị che một mắt hoặc từ chối không cho
che một mắt nào đó trong quá trình kiểm tra vì sức nhìn của
mắt còn lại quá kém.
– Và dù những triệu chứng trên diễn ra liên tục hay thỉnh
thoảng mới bắt gặp thì tốt nhất vẫn nên mang bé đi bác sĩ
kiểm tra ngay.
Các bệnh thường gặp khác
- Bị vật lạ bay vào mắt: Đây là một tình huống có thể
thường xuyên gặp phải. Khi con bị vật lạ bay vào mắt thì
điều cần nhớ là không dụi mắt và cố tự lấy vật lạ ra – bạn
sẽ có thể gây thêm tác hại cho mắt của bé. Hãy đến gặp bác
sĩ để có cách điều trị thích hợp. Tuy vậy, bạn cũng hãy thực
tế vì không phải tất cả các trường hợp bị vật lạ bay vào mắt
đều là nghiêm trọng, đó có thể chỉ là bụi mà thôi; trong
trường hợp này hãy cho con chớp mắt nhẹ nhàng trong
nước sạch là được.
- Nhặm mắt, ngứa mắt: Bệnh
này có thể gây ra do bé bị dị ứng.
Thường khi bị ngứa nhẹ, bạn có
thể cho bé sử dụng thuốc nhỏ
mắt; nhưng nếu bé vẫn ngứa mắt
nhiều, bạn sẽ cần đến những biện
pháp khác như dùng thuốc uống
kháng histamin hay thuốc nhỏ
mắt do bác sĩ kê đơn. Dù ngứa
mắt không phải là một ca cấp cứu

nhưng bạn vẫn nên đưa con đến
gặp các chuyên gia để có cách
điều trị thích hợp và an toàn cho
bé. Và nhất thiết phải nhớ không để bé dụi mắt, vì dụi mắt
sẽ làm tiết ra những hóa chất gọi là histamin sẽ làm cho
mắt ngứa hơn đấy.
– Đau mắt đỏ. Nếu có con, chắc hẳn bạn đã biết về bệnh
nhiễm trùng mắt có tên gọi “đau mắt đỏ” này. Triệu chứng
của bệnh có thể khác nhau tùy ở từng bé, nhưng có điểm
chung nhất là mắt bé bị đỏ, khó chịu, mí mắt như dính vào
nhau. Bệnh có thể gây ra do bé bị nhiễm khuẩn hay dị ứng

Mẹ ơi, mắt con ngứa
quá!
Ảnh: Inmagine
với môi trường… Nếu nghi con bị đau mắt đỏ, bạn nên đưa
bé đến khám ở trung tâm y tế để tìm ra đúng nguyên nhân
và cách điều trị. Đau mắt đỏ là một bệnh dễ lây, do vậy nếu
con bạn bị đau mắt đỏ, hãy chăm sóc bé thật kỹ và tạm thời
tránh cho bé tiếp xúc với người khác; ngược lại cũng tránh
cho con tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ.
– Đục thủy tinh thể: Không chỉ người già mà trẻ em cũng
có thể bị đục thủy tinh thể do nhiều nguyên nhân như bẩm
sinh, chấn thương hay do các bệnh lý về mắt… Triệu chứng
của bệnh là thị lực suy giảm, mắt nhìn không rõ, lóe, quáng
gà, nhìn 1 vật thành 2 hoặc 3; ở trẻ sơ sinh còn thấy có hiện
tượng rung giật nhãn cầu. Nếu đục thủy tinh thể không
được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây cản trở tới sự phát
triển của thị lực của bé. Với bệnh này bạn cần đưa con đến
các trung tâm y tế để điều trị và phẫu thuật và chăm sóc bé

với chế độ dinh dưỡng đảm bảo con đến các trung tâm y tế
để điều trị và phẫu thuật và chăm sóc bé với chế độ dinh
dưỡng đảm bảo.
Nguồn: Webtretho


×