Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm sao biết trẻ bị cận thị? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.77 KB, 4 trang )

Làm sao biết trẻ bị cận thị?

Tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang ngày càng tăng vì chương
trình học nhiều, trẻ lại hay phải nhìn gần do lớp học
chật hẹp, thiếu ánh sáng, bàn ghế không hợp quy
cách…
Những dấu hiệu cần chú ý để phát hiện trẻ bị cận thị là: trẻ
thường kêu mỏi mắt, chói mắt, nhức đầu, nhìn mờ, hay dụi
mắt; khi xem TV hay nhìn đồ vật, tranh ảnh trẻ phải cúi sát
lại gần mới nhìn thấy. Nếu theo dõi việc học của cháu bạn
sẽ thấy trẻ thường phải chép bài của bạn hay khi đọc phải
dùng ngón tay để dò theo chữ. Kết quả học tập giảm sút,
hay viết sai chữ…
Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu trên, hay như các triệu
chứng của cháu mà bạn đã viết trong thư, cha mẹ cần mang
trẻ đi khám ở cơ sở y tế có khoa mắt để được bác sĩ khám
và định bệnh chính xác. Với những trẻ đã được chẩn đoán
cận thị, phải đeo kính theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và nên
khám lại mắt 6 tháng một lần để dùng kính đúng, tránh tăng
độ cận.

Chặn bệnh đái tháo
đường từ nhỏ












Chúng ta có thể tiên đoán được khả năng mắc bệnh đái
tháo đường type 2 khi còn tuổi ấu thơ và có thể ngăn
chặn khi còn trong trứng nước! Đó là kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Y khoa thuộc
Bệnh viện nhi đồng Cincinnati (Mỹ).
Các nhà khoa học đã quan sát những yếu tố nguy cơ bệnh
đái tháo đường type 2 bắt đầu từ thời kỳ thơ ấu, và sự điều
chỉnh cân nặng trong suốt cuộc đời của 814 trẻ trai và gái
(độ tuổi trung bình là 13) từ những năm 1970 đến nay. Các
trẻ này được kiểm tra các yếu tố nguy cơ như cân nặng,
chiều cao, huyết áp, đường huyết, triglyceride, cholesterol
HDL. Sau 25-30 năm, các trẻ năm xưa được kiểm tra lại
các chỉ số trên. Kết quả cho thấy có đến 25% tăng cân, 26%
bị hội chứng chuyển hóa và khoảng 5% bị đái tháo đường
type 2 khi so sánh với thời kỳ ấu thơ chỉ có 13% trẻ tăng
cân và 4% bị bệnh hội chứng chuyển hóa. Hội chứng
chuyển hóa (khi có ít nhất ba trong các dấu hiệu sau: vòng
bụng lớn, tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng
triglyceride, cholesterol HDL thấp) và di truyền được xem
là các yếu tố có thể gây bệnh đái tháo đường type 2.
Tiến sĩ Morrison kết luận: "Những đứa trẻ ở độ tuổi 5-19
nên kiểm tra để phát hiện hội chứng chuyển hóa và tiền sử
ba mẹ bị đái tháo đường. Đây là những yếu tố tiên đoán
bệnh đái tháo đường type 2 khi trưởng thành. Chúng ta có
thể ngăn ngừa bệnh bằng cách cho trẻ vận động và dùng
chế độ ăn hợp lý”.


×