Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xem phim 3D, 4D liên tục: Có thể loạn thần kinh tức thời pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.63 KB, 5 trang )

Xem phim 3D, 4D liên tục: Có
thể loạn thần kinh tức thời


Xem phim 3D, 4D đang là xu hướng mới của giới trẻ.
Kỹ xảo hiện đại đã thực sự có sức hút mạnh mẽ. Tuy
nhiên, các chuyên gia cảnh báo, xem phim 3D, 4D
không đúng cách sẽ bị mỏi mắt, đau đầu, mệt mỏi…


Coi phim 3D, 4D quá nhiều không tốt cho hệ thần kinh.
Nhức đầu, đau mắt vì công nghệ cao
Vừa đặt chân tới Vinpearl Land (Nha Trang), chị Phùng
Thu Hà (Thường Tín, Hà Nội) đã "tạt" ngay vào khu chiếu
phim 4D. Sau khi chọn phim đua xe, chị Hà được phát một
chiếc kính mắt (hỏng phải đền 200.000đ).

Điện trong phòng được tắt hết, màn hình hiện ra một chiếc
ô tô mới coong. Còn chưa kịp chớp mắt, ô tô đã vun vút lao
đi. Tiếng gió gào rú táp vào mặt, thổi vào miệng, tiếng
phanh xe ken két… khiến chị Hà có được những trải
nghiệm chưa từng có.
Thậm chí, chị còn cảm nhận được cả cái ê mông, đau mình
khi xe va vào đường… Kết thúc phim, chị Hà thấy lâng
lâng. Nhưng đồng thời, chị Hà thấy mắt giàn giụa nước, tay
túa mồ hôi và phía sau đầu đau ê ẩm.
GS.TS Nguyễn Văn Ngọ, Chủ tịch danh dự Hội Vô tuyến
Điện tử Việt Nam cho biết, do công nghệ 3D, 4D vẫn còn
khá mới mẻ nên chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác hại
3D, 4D. Tuy nhiên, có điều chắc chắn, xem phim 3D, 4D
mắt sẽ mỏi hơn nhìn máy tính rất nhiều lần.


GS.TS Ngọ dẫn chứng: Công nghệ 3D, 4D cho phép thể
hiện cực kỳ nhiều hình ảnh trong 1 giây, do đó mắt sẽ phải
làm việc liên tục để nhìn, cảnh này chưa hết cảnh kia đã
choáng đến, mà cảnh nào cũng vượt sức tưởng tượng. Vì
thế, mắt sẽ bị mệt, nhẹ thì chảy nước mắt, mỏi mắt, nặng
thì có thể gây ra các bệnh về mắt.

Theo GS.TS Ngọ, việc cảm thấy cả một đoàn tàu lao ầm
vào mình, thấy mình bị rơi xuống biển sâu hoặc đang lao
đầu vào một vách đá… đôi khi vượt quá sức chịu đựng của
nhiều người. Điều này lý giải vì sao nhiều người xem xong
cảm thấy mỏi mắt, đau đầu, vã mồ hôi.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh
viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cũng cho hay, hình
ảnh thay đổi liên tục, các cảm giác cũng thay đổi liên tục
(sung sướng, sợ hãi…) sẽ gây rối loạn thần kinh tức thời
(đau đầu, chóng mặt, hoa mắt).
Không xem liên tục
Đó là lời khuyên của các chuyên gia dành cho những người
thích xem phim 3D, 4D. Ở Vinpearl Land, người ta cho
phép xem bao nhiêu bộ phim tùy thích. Nhiều người vừa
xem phim này xong đã lại xem tiếp phim khác ngay là
không nên. Tốt nhất nên nghỉ ngơi để mắt và hệ thần kinh
được thư giãn giữa những suất chiếu (ví dụ nghỉ 15 – 30
phút sau đó mới xem tiếp bộ phim thứ 2).
Ngoài ra, tùy theo thể trạng, tuổi tác mà lựa chọn những bộ
phim có nội dung phù hợp. Những người thần kinh yếu,
người già hoặc trẻ nhỏ không nên xem những bộ phim có
nội dung tạo cảm giác mạnh như đua xe, lướt ván…
Hiện nay, không chỉ đến rạp, nhiều bạn trẻ còn xem 3D tại

gia. Để xem được phim này người xem phải sử dụng một
loại mắt kính đặc biệt. Khi đeo kính có thể xem 3D, 4D
trên các loại màn hình như ti vi, máy vi tính, máy chiếu.
Điều đáng nói ở đây là, các loại kính này (có mắt kính chỉ
có giá 30.000đ/mắt) thường có chất lượng không đảm bảo.
Các loại kính này không cho màu sắc chuẩn (hình ảnh
thường có đuôi, nhòe). Đã thế, các loại kính này còn được
làm bằng chất liệu nhựa rẻ tiền hoặc nhuộm màu bằng hoá
chất kém chất lượng.
"Thỉnh thoảng đến rạp thưởng thức một bộ phim 3D, 4D
hoàn toàn không có hại", GS.TS Nguyễn Văn Ngọ nói,
"Cần tránh việc sử dụng những loại kính rẻ tiền và xem
phim liên tục. Hãy để mắt, thần kinh có được sự thư giãn
và nghỉ ngơi".
3D, 4D cho phép tạo ra hình ảnh nổi thoát ra khỏi giới hạn
của khung hình màn ảnh, biến hình ảnh trở nên thật hơn và
chuyển động xung quanh người xem. Muốn xem phim 3D,
4D, người xem phải sử dụng một chiếc kính có trang bị bộ
lọc phân cực.
Nhờ bộ lọc này mỗi mắt sẽ thấy ảnh riêng cho mình. Với
hình ảnh nhận được, cơ quan não bộ sẽ tổng hợp hai ảnh
này để có ảnh không gian 3 chiều, tái tạo lại các đường nét
mang chiều sâu và bề rộng tựa như cảnh trong thế giới
thực.

×