Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vừa học vừa chơi: Giúp con học tốt các môn Đọc - Viết pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.06 KB, 6 trang )

Vừa học vừa chơi: Giúp con học
tốt các môn Đọc - Viết


Mẹ lo con chưa biết cách
học, sẽ không theo kịp lời
cô giảng? Mẹ lo con hay lo
ra, không tập trung như các
bạn? Nhưng mẹ thương
con còn nhỏ, không nỡ bắt
con phải học quá nhiều đến
nỗi không có thời gian chơi
đùa? Vậy mẹ hãy cùng với
Webtretho, tham khảo các
phương pháp vừa học vừa
chơi giúp con nâng cao kỹ
năng học tập dưới đây nhé.
Phần 1: Các môn đọc viết

Có nhiều cách học vần
vui đấy chứ

Đánh vần
Học chữ bằng hình. Bố mẹ có thể làm những tấm thẻ, ở
mặt trước cho bé vẽ hình của từ mà bé cần học – tùy theo
cấp lớp mà những từ và hình vẽ này đi từ đơn giản đến
phức tạp. Ở mặt sau, hãy viết chữ cái đầu tiên của từ đó –
đây có thể coi như gợi ý, hoặc 1 dạng khác của bài tập, tùy
theo cách bạn "sáng chế" và sử dụng. Chẳng hạn, bé cần
học đánh vần từ “quả táo”, hãy cho bé vẽ quả táo ở mặt
trước tấm thẻ và những chữ cái “q_ _ t_ _” ở mặt sau.


Mỗi lần rút ra một thẻ nào, hãy bảo bé đánh vần to hoặc
điền đầy đủ từ vào mặt sau thẻ, chỗ còn chừa trống. Bạn
cũng có thể cho bé viết từ này vào vở (trong trường hợp
vẫn còn muốn dùng lại tấm thẻ). Nếu bé viết hay đánh vần
sai, hãy bảo bé tập trung viết lại từ đó khoảng 5 lần.
Vừa học vừa… ăn. Có một cách học rất ngọt ngào đó là bố
mẹ cho bé một cái bánh quy và mứt / kem / sốt sô-cô-la…
Để bé viết lên bánh những chữ cái (hoặc từ) bằng chính
ngón tay của bé, vừa viết vừa đọc to lên.
Còn nếu bạn không muốn cho con ăn nhiều đồ ngọt cũng
như không muốn "tên tiểu quỷ" tạo cơ hội cho kiến, có thể
thay đổi nguyên liệu thành hạt gạo hay hạt đỗ – bé có thể
xếp thành chữ – hay vạch chữ trên cát… Tuy nhiên với
những nguyên liệu này, nhớ nhắc bé là không được cho vào
mồm đâu nhé!
Ghi âm bài học. Hãy chỉ cho con cách đọc và đánh vần các
từ vào máy ghi âm, vào băng hay lưu vào máy tính… sau
đó thường xuyên mở cho con nghe cho đến khi bé nhớ
được từ. Bố mẹ cũng có thể cho bé tự đọc một đoạn văn
ngắn vào các thiết bị ghi âm như trên, sau đó mở lại cho bé
nghe và viết chính tả theo đó. Như thế thì có khác nào bé tự
làm cô giáo đọc bài chính tả cho chính mình đâu, thật là
thích đúng không nào!
Học qua giấy ghi nhớ. Cách học này có thể áp dụng với cả
người lớn và trẻ con. Với những từ khó, bạn có thể cho bé
viết to lên trên những mẩu giấy ghi nhớ và… dán khắp nhà,
có thể là trên cánh cửa tủ lạnh, cửa buồng tắm, trên
gương…
Đọc hiểu và viết
Đọc và đánh dấu. Bạn có thể giúp con mình nâng cao khả

năng đọc hiểu bằng cách đặt ra những câu hỏi trước khi đọc
một câu chuyện. Hãy để con đánh dấu / gạch chân những từ
quan trọng trong câu hỏi, chẳng hạn như trong câu “Ai là
nhân vật chính?” “hay Mai An Tiêm đã trồng loại quả gì?”
Như vậy sau đó, khi đọc đoạn văn, bé sẽ dễ dàng hơn trong
việc tìm ra câu trả lời cho bạn.
Hãy đọc lên. Nếu con bạn là một người có xu hướng học
bằng tai, hãy khuyến khích bé đọc to hoặc đọc nhẩm bài
học. Như thế, thông tin sẽ được lưu vào bộ nhớ của bé một
cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Chơi trò thám tử. Hãy nâng cao khả năng tập trung của con
bằng cách yêu cầu bé trả lời cho những câu hỏi hoặc tự
mình đặt ra những câu hỏi “Ai?” “Cái gì?” “Ở đâu?” “Tại
sao?” “Khi nào?” “Như thế nào?” trong mọi đoạn văn bài
học. Đây cũng là cách giúp bé tìm ra được những chi tiết
quan trọng trong bài học đấy.

Mẹ mong sao với con, giờ học là giờ vui
Ảnh: Inmagi
ne
Học cách viết luận. Đây là bài học dành cho những
bé đã lớn hơn một chút, và cũng có thể áp dụng cho
người lớn chúng ta: lập bản đồ tư duy. Bạn có thể chỉ
bé viết câu hỏi vào trong một vòng tròn ở trung tâm tờ
giấy / vở nháp. Sau đó viết câu trả lời vào những
vòng tròn xung quanh, những vòng tròn này cùng
được nối vào vòng tròn chính ở tâm.
Ví dụ, bé cần viết một bài làm văn có đề bài là “Em có thể
làm gì để bảo vệ môi trường?” thì câu hỏi này sẽ là vòng
tròn trung tâm, và xung quanh đó sẽ là những vòng tròn

“Không xả rác bừa bãi”, “Không bẻ cành hái hoa”… Sau
khi đã ghi ra xong xuôi những ý tưởng của mình, bé có thể
dựa vào đó để viết lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
Bằng cách làm này, bạn sẽ không lo bài văn của bé bị thiếu
mất ý nào quan trọng đâu.

×