Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.26 KB, 2 trang )
5 PHƯƠNG PHÁP GIÚP BẠN HỌC TỐT CÁC MÔN TỰ NHIÊN
Hầu hết những học sinh gặp khó khăn với những môn khoa học tự nhiên như toán, lý,
hóa, sinh đều cho rằng mình học không giỏi là do bản thân không thông minh như
những bạn khác. Tuy nhiên, sau khi xem xong 5 phương pháp này thì bạn sẽ phải thay
đổi suy nghĩ
Đọc kỹ lý thuyết và dành nhiều thời gian làm bài tập nhưng điểm số của bạn vẫn chưa
cải thiện bao nhiêu. Có lẽ bạn chưa có được một phương pháp tốt nhất để học tốt
những môn khô khan này. Đừng nản chí, vì khi bạn đã quyết tâm, chỉ cần đi đúng con
đường, bạn sẽ thành công.
Hầu hết những học sinh gặp khó khăn với những môn khoa học tự nhiên như toán, lý,
hóa, sinh đều cho rằng mình học không giỏi là do bản thân không thông minh như
những bạn khác. Thực tế chỉ số thông mình của những người ngang tuổi nhau là rất
gần nhau, có nghĩa là bạn và cậu học sinh giỏi toán nhất lớp thông mình ngang nhau
đấy. Nhưng bạn tiếp thu bài chưa tốt hay điểm số của bạn thấp hơn những bạn cùng
lớp có lẽ là do bạn chưa thực sự cố gắng hoặc chưa biết làm chủ cái đầu của mình.
Sau đây, là một số phương pháp giúp bạn học hiệu quả các môn tự nhiên này.
1.Học với thái độ tích cực
Bước vào bàn học với tâm lý ngao ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích nuốt vào
bụng mớ công thức đầy số và chữ cái Latinh – bạn đang có thái độ học rất tiêu cực, bị
động đấy! Bạn sẽ mau chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu ấy thôi.
Hãy tạo cho mình thái độ học tập tích cực. Bạn hãy tự hỏi mình rằng bạn học những
môn đó để làm gì? Nếu câu trả lời là để sau này thi đỗ đai học rồi là bác sĩ, kĩ sư thì
bạn sẽ biết rằng mình phải học tốt để đạt được cái đích đó. Nếu không phải vậy, bạn
cũng nên nghĩ rằng mình học tốt những môn này để thi đậu các kì thi học kì, thi tốt
nghiệp. Hãy suy nghĩ về những ích lợi mà các môn này mang lại cho bạn như khả
năng tư duy logic, óc phân tích, sự chính xác, những kiến thức thực tế có thể áp
dụng… thay vì ngồi than vãn về những khó khăn.
2. Cách thức “nạp” thông tin vào bộ não
Não người gần như không có giới hạn, thế nhưng nó chỉ xử lý được từ 3-5 luồng
thông tin một lúc và cần phải có thời gian, sự lặp đi lặp lại để lưu tất cả vào bộ nhớ.
Nếu bạn chỉ dùng mắt để ngốn hết bài giảng vào đầu thì e rằng bạn đang ép não làm