BÀI THU HOẠC THỰC TẬP GIÁO TRÌNH II - LƯỚI KÉO
Họ và Tên: Phan Xuân Luân
Lớp: 49HHKT
MSSV: 4913022033
• Đơn vị thực tập: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
• Số hiệu tàu: Tàu đực mang số hiệu: BV 8874TS cùng thuyền trưởng Nguyễn
Minh Tuấn và Tàu cái mang số hiệu BV 98688TS cùng thuyền trưởng Phảm Bá
Dửng.
• Số ngày làm việc trên tàu 22 ngày.
• Số ngày làm việc trên bờ: 7 ngày.
• Khả năng chịu sóng gió trên tàu: 8 ngày đầu bị say sóng hầu như không lao động
được nhiều trên tàu, số ngày có khả năng đi lại và làm việc trên tàu là 14 ngày, Có
thể sử dụng được các thiết bị hàng hải trên tàu như: máy đàm thoại tầm gần, máy
GP31, có thể tham gia vá lưới, nhăt, rửa sản phẩm trước khi bảo quản, phân cá, tìm
hiểu về trang thiết bị lưới, lưới, phụ giúp nấu cơm…
• Đánh giá khả năng làm việc trên tàu: trung bình.
1. Mục đính và yêu cầu của đợt thực tập lưới kéo?
a. Mục đích
- Áp dụng kiến thức chuyên nghành khai thác hàng hải vào thực tế sản xuất
trên tàu tôi thực tập.
- Tìm hiểu thêm về công nghệ chế tạo ngư cụ, các thông số kỹ thuật của
lưới, các thông số kỹ thuật lưới… ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và ngư
cụ nghề cá Việt Nam nói chung.
- Tìm hiểu quy trình khai thác trên biển, vùng biển khai thác, sản lượng khai
thác, các đối tượng khai thác, các đặc tính sinh học, sự phân bố của các đối
tượng khai thác… và so sánh với lý thuyết đã học.
- Rèn luyện được khả năng chịu sóng gió, và kinh ngiệm làm việc trên biển.
- Tổng hợp được các số liệu và hình ảnh để làm bài báo cáo thực tập giáo
trình II – nghề lưới kéo.
- Khảo sát thực tế để chuẩn bị cho việc làm đồ án tốt nghiệp ra trường và công
việc sau khi ra trường.
b. Yêu cầu
- Để hoàn thành được nhiệm vụ tôi đã rất cố gắng tìm hiểu và học hỏi
nhũng kỹ thuật và kinh ngiệm khai thác trong thực tế. Tham gia tích cực lao
động đánh bắt cùng các thủy thủ trên tàu.
- Bước đầu phải vượt qua được những khó khăn sóng gió trên biển để thu
thập được những số liệu liên quan.
- Chấp hành các quy định về an toàn trên biển tàu cá.
- Có thái độ ngiêm chỉnh, tôn trọng mọi người trên tàu, không nói những lời
không hay ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của nhà trường và bộ môn.
2. Đặc điểm cấu tạo và giá thành vàng lưới?
a. Cấu tạo
- Áo luới Kéo gồm các bộ phận: cánh luới, luới chắn, thân luới, đụt lưới.
+ Phần cánh lưới: Có hình dạng đầu cánh đuôi én, cánh trên có chiều dài 90 mắt,
2a = 180 mm; cánh dưới có chiều dài 118 mắt, 2a = 180 mm, vật liệu lưới gà Thái
Lan PE 700
D
/15.
+ Phần hàm lưới: được phụ thuộc vào kinh ngiệm với từng lưới cụ thể.
+ Lưới chắn: cấu tạo của lưới chắn có tác dụng chắn cá ở trạng thái bị xua đuổi từ
phía trước dồn lại theo hướng miệng lưới, muốn vượt lên theo phương thẳng đứng. Với
kích thước 28 mắt lưới , 2a = 180mm, vật liệu PE 700
D
/15.
+ Phần thân lưới:
Có cấu tạo là hình nón cụt, được ghép bởi 2 tấm lưới trên và dưới tạo thành từng
phần và được ghép lại với nhau.
Gồm 8 phần được ghép lại bởi 2 tấm trên và dưới có kích thước mắt lưới giảm dần
về đụt, vật liệu PE 700
D
/15.
+ Phần đụt lưới:
Đụt lưới hình trụ có kích thước mắt lưới và độ thô chỉ lưới tương đối nhỏ hơn phần
cánh và thân lưới còn độ thô chỉ lưới thì ngược lại.
Kích thước 230 mắt, 2a = 25mm, vật liệu PE 700
D
/30.
- Hệ thống dây:
+ Giềng phao gồm có: Giềng băng, giềng buộc phao và dây phân tổ .
Vật liệu: PP có d = 26mm
+ Giềng chì:
Vật liệu: PP có d= 24mm.
Giềng chì được gắn xích lùa có
10=
φ
.
+ Dây đỏi: Có d = 17mm bên ngoài được bọc quấn bằng một loại dây bằng vật liệu
xơ sợi để chống mài mòn và được gắn một miếng xăm xe khoảng 40cm khi làm việc sát
đáy.
Chiều dài dây đòi ở một bên là: 150m, và cách 3,5 – 4 m lại có một tổ hợp bọc bọc
quấn bằng một loại dây bằng vật liệu xơ sợi để chống mài mòn.
+ Giềng trống trên:
Vật liệu: cáp thép, d = 14mm, chiều dài là 35m trên đó được gắn các phao tròn có d
= 100mm.
+ Giềng trống trên:
Vật liệu: cáp thép, d = 14mm, chiều dài là 35m trên đó được gắn các phao tròn có d
= 100mm.
+ Giềng lực:
Vật liệu PP, d = 14mm, giềng lực gắn vào áo lưới có tác dụng chịu lực, bảo vệ áo
lưới.
+ Ngoài ra còn có dây thắt miệng đụt và giềng biên đầu cánh.
+ Dây kéo lưới: là bộ phận liên kết giữa tàu kéo lưới và dây đỏi.
Chức năng chủ yếu là liên kết và chịu tải toàn bộ hệ thống lưới kéo.
Vật liệu: cáp thép, có d = 17mm, chiều dài : 500m.
- Trang bị phụ tùng:
+ Phao được làm từ nhựa tổng hợp PVC có dạng hình cầu, d = 200mm.
Số lượng 27 phao được gắn trên giềng phao.
+ Khung tam giác: Có đường kính là 22mm, được làm bằng inox.
+ Khóa xoay: để khắc phục hiện tượng xoắn trong quá trình làm việc,
Vật liệu inox, d = 20mm.
+ Má ní: vật liệu inox, d = 22mm.
+ Chì: Chì bé khối lượng 0,2kg/chì. Chì lớn có khối lượng 2kg/ quả.
b. Giá thành vàng lưới: Giá thành toàn bộ vàng lưới khoảng 220 triệu.
3. Đặc điểm thi công và sửa chữa ngư cụ?
Lưới Kéo được thi công bằng cách cắt các tấm lưới chuẩn thành các phần lưới tương
ứng theo các chu kỳ cắt hai bên hông là chu kỳ 2-1 và 1-0 ở phần cánh. Các tấm lưới này
được ghép nhốt măt theo thứ tự từng phần lưới tương ứng tạo thành áo lưới. Và được liên kết
với các trang thiết bị phụ tùng tạo thành vàng lưới. Lưới tàu tôi được đặt tại xưởng sản xuất
lưới.
- Hầu hết ngư cụ được sửa chữa và thay thế trong quá trình khai thác, khi
gặp sự cố rách lưới, các trang thiết bị phụ tùng ngư cụ bị hỏng hoặc mất thì được
thay thế hoắc sửa chữa ngay trên tàu.
- Ngư cụ khi được phát hiện hư hỏng thì được khắc phục ngay khi kéo lưới
lên tàu, các trang bị phụ tùng khi phát hiện thì được thay thế sửa chỗ hư hỏng.
- Các dụng cụ sửa chữa được chuẩn bị từ trước để đảm bảo quá trình khắc
phục sự cố nhanh nhất.
- Mặt khác trên tàu còn được trang bị 3 lưới kéo, trường hợp bị rách lớn
hoặc bị mất lưới thì phải thay thế lưới mới, luôn đảm bảo cho quá trình khai thác
được diễn ra liên tục.
4. Bố trí mặt boong khai thác?
Tang huong cap
Tang thu cap
Truc cau
Tang thu neo
Hình 1: Bố trí mặt boong khai thác
Các thiết bị khai thác gồm: trục cẩu, Tang thu chứa cáp kéo, tang ma sát
đơn, bộ phận hướng cáp, tang thu neo.
- Trục cẩu được đặt trước chính giữa boong khai thác trước mũi có chiều
cao 5 – 8 mét.
- Tang thu chứa cáp kéo được đặt ở boong trước mũi, đặt chính giữa tàu
trên boong và được bố trí sát cabin tàu.
- Tang ma sát đơn được bố trí bên bạn tàu vị trí sau lái và hông cabin tàu.
- Bộ phận hướng cáp được đặt bên hông cabin bên mạn phải.
- Tang thu neo được đặt trên mũi tàu.
5. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy khai thác.
a. Tang thu chứa cáp:
- Cấu tao: là loại tang thành cao mặt nhẵn dùng để thu chứa cáp kéo có chiều
dài lớn, đảm bảo cáp được xếp đặt và bảo quản ngay trên đó.
+ Gồm: tang thành cao và bộ phận chứa cáp kéo.
- Nguyên lý hoạt động: một đầu cáp được cố định lên trống tang hoặc thành
bên của tang, thực chất đó là tạo ra lực ma sát giữa cáp với tang có giá trị đủ
lớn để giữ chắt một đầu dây cáp trên tang.
b. Trục cẩu
- Gồm trục cẩu đứng 3 chân hình cây thang, cáp nâng hạ, ròng rọc tự quay.
- Cáp nâng hạ được liên kết với tang thu cáp qua ròng rọc tự quay để kéo lưới.
c. Tang ma sát đơn
Có cấu tạo hình trụ nằm ngang được gán trên hệ thông điều khiển quay
và nguyên lý hoạt động đơn giản là lợi dụng lực ma sát phát sinh trên bề
mặt tiếp xúc giữa cáp và tang để kéo dây lên tàu.
d. Tang thu neo
Có cấu tạo giống tang ma sát đơn, được đặt ở trên mũi tàu để thu neo.
e. Bộ phận hướng cáp
Chúng có thể xoay ngang để hướng cáp đi theo ý muốn, và chúng được đặt
ở bên mạn phải tàu.
6. Quy trình khai thác 1 mẻ lưới
Quy trình khai thác lưới kéo đôi bao gồm các công đoạn chuẩn bị, thả lưới, dắt lưới
và thu lưới và chuẩn bị cho mẻ sau.
a. Chuẩn bị
- Trước khi thả lưới cần phải:
+ Kiểm tra lần cuối để sửa chữa kịp thới ngư cụ bị hư hỏng sau đó sắp xếp sao cho
thuận lợi thả lưới. Lưới được đặt ở vị trí sẵn sàng được đặt ở ngay vị trí mép nước mạn
thả ( mạn trái) phần nào thả trước thì xếp lên trên. Trước khi xếp lưới, cần kiểm tra toàn
bộ lưới. Thay thế chi tiết, phụ tùng mất, hỏng hoặc tuột các mối liên kết bằng chỉ lưới.
Cần vá lại lỗ rách, buộc lại các mối buộc hư giữa giềng với lưới. Bảo dưỡng dây kéo,
bằng cách thả dây, cuốn lại, kiểm tra chỗ cáp hư, trầu lại. Kiểm tra các dấu đo chiều dài
và bôi mỡ bảo quản cáp. Người ta thường để phần chì, phao thành đống riêng, cách xa
phần dây và thịt lưới.
+ Kiểm tra toàn bộ các thiết bị trên tàu (máy động lực và máy phụ; máy khai thác và
máy hàng hải, hệ thống điện trên tàu…).
+ Chuẩn bị tàu thuyền và bố trí lao động trên cả hai tàu.
+ Chuẩn bị ngư trường: Độ sâu, quan sát khí hậu hướng gió và tình hình dòng chảy
để chọn hướng thả lưới.
b. Thả lưới
Có hai tàu kéo một lưới, tàu chở lưới gọi là tàu cái, tàu còn lại gọi là tàu đực ( tàu
dây).
Khi thả lưới, tàu cái chuẩn bị thả lưới, buộc đầu dây mồi vào đầu dây đầu cánh lưới.
Tàu đực chuẩn bị dây đỏi và đón dây mồi từ tàu lưới. Hai tàu chuyển động tốc độ chậm
và đều nhau. Tiến trình, tàu cái thả lưới ở bên mạn trái tàu, thả từ đụt cho tới cánh cho tới
khi toàn lưới về phía sau tàu cái. Tàu đực chủ động tiến lại gần tàu cái (phía mạn trái tàu
cái) sao cho khoảng cách vứa tầm ném dây mồi. Khi tàu đực tiến lại vừa tầm, tàu cái
ném dây mồi sang tàu đực.
g
i
ó
B
A
B
A
Hu? ng dat luoi
Hình 2: Quy trình thả lưới
Tàu đực kéo dây đầu cánh lưới lên tàu, lắp vào dây đỏi, ra dây theo hiệu lệnh đồng
thời của hai thuyền trưởng. Hai tàu ở vị trí song song theo hướng hành trình khi đã ra
xong dây đầu cánh lưới. Khoảng cách hai tàu vừa đủ để miệng lưới nổi trên mặt nước, dễ
dàng kiểm tra. Tiếp tục công đoạn ra dây đỏi và dây kéo lưới. Tốc độ hành trình hai tàu
chậm cho đến khi lưới sát đáy.
Khoảng cách hai tàu tăng dần cho đến khi lưới chạm đất và giữ ổn định trong suốt
giai đoạn dắt lưới. Thời gián dắt lưới khoảng 6 -7 tiếng theo kinh nghiệm của thuyền
trưởng.
c. Thu lưới
Quá trình thu lưới thao tác ngược với quá trình thả lưới.
B
A
gió
A
Hình 3: Thu lưới
Khi có lệnh thu lưới, hai tàu vẫn hành trình song song với nhau cùng tốc độ. Khi thu
dây, hai tàu từ từ tiến gần nhau theo khoảng cách hợp lý. Khi tháo dây đỏi khỏi liên kết
đầu cánh lưới, tàu đực cắt mũi tàu cái, buộc dây đầu cánh vào dây mồi, ném sang tàu cái.
Tàu cái nhận dây mồi, cho vào tang ma sát để kéo đầu cánh lưới lên tàu. Quá trình thu
lưới được tiến hành theo sơ đồ thu bên mạn phải. Tàu cái quay ngược lại theo hướng kéo
lưới để thu lưới. Dùng cẩu cẩu từng phần lưới lên tàu, cuối cùng là cẩu các phần đụt, tháo
dây thắt đụt, lấy cá.
d. Thu cá và chuẩn bị cho mẻ sau
Khi thu cá cùng với việc thu và sắp xếp lưới lại như vị trí mới đầu chuẩn bị để tiếp
tục mẻ lưới tiếp theo.
Đồng thời kiểm tra lại toàn bộ hệ thống lưới xem có bị hư hỏng thì ngay lập tức phải
sửa chữa và thay thế nhằm đảm bảo tính liên tục của mẻ lưới tiếp theo.
7. Phân loại sản phẩm khai thác?
Sảm phẩm khai thác gồm các loại chính sau: Cá mắt kiếng, cá bò da, cá đổng,
mực nang, mực ống, cá ngân chỉ, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá mối.
Hầu hết các sản phẩm được phân loại và bảo quản riêng biệt, ngoài mực được
phơi khô thì các loại khác đều được muối đá. Thời gian phân loại và bảo quản cá
khoảng 3 -4 tiếng.
8. Liệt kê các chi phí, doanh thu, lợi nhuận của chuyến biển?
a. Chi phí chuyến biển ( 43 ngày)
STT Khoản chi Số lượng Đơn giá Thành tiền (đ)
1 Dầu Diezel ( lít) 54,000 15,000 810,000,000
2 Nhớt bôi trơn ( lít) 500 35,000 17,500,000
3 Nước đá ( cây ) 3,500 10,000 35,000,000
4 Lương thực (kg) 500 10,000 5,000,000
5 Thực phẩm 7,000,000
6 Vật tư phụ tùng 80,000,000
7 Chi phí khác 100,000,000
8 Tổng 1,054,500,000
Bảng 3: Chi phí chuyến biển 2 tàu
b. Doanh thu chuyến biển ( 22 ngày)
STT Tên cá Số lượng (kg) Đơn giá (đ/kg) Thành tiền(đ)
1 Cá mắt Kiếng 19,590 10,000 195,900,000
2 Cá bò gai 23,150 13,000 300,950,000
3 Mực 8,975 140,000
1
418,833,333
4 Cá đổng 5,995 14,000 83,930,000
5 Cá ngân chỉ 4,870 12,000 58,440,000
6 Cá mối 4,860 11,000 53,460,000
7 Cá Chỉ vàng 5,175 10,000 51,750,000
8 Cá Bạc má 1,580 12,000 18,960,000
9 Cá Khác 7,680 10,000 76,800,000
1
Tổng 1,259,023,333
Bảng 2: Doanh thu chuyến biển 22 ngày thực tập
c. Chi phí khác
Ngoài ra còn có chi phí sửa chữa máy móc, trang thiết bị khai thác, ngư cụ khai
thác… theo hình thức hỏng đến đâu thì sửa đến đó. Chi phí này hàng năm tiêu tốn 400
đến 700 triệu đồng.
Hiện nay nhà nươc đang miễn các khoản phí: cầu cảng, bến bãi…nên chủ tàu đã bớt
đi được mốt số tiền lớn trong năm.
d. Lợi nhuận
Tỷ lệ ăn chia: Chủ tàu: 60%. Bạn ghe: 40%
Cụ thể:
− Thuyền trưởng : 20 điểm
− Máy trưởng: 12 điểm
− Thủy thủ : 10 điểm
− Số chuyến biển trong một năm: 7 chuyến
Với mức phân chia và mức lao động trên tàu thì mỗi bạn ghe mỗi chuyến biến ( từ 25
– 45 ngày) được khoảng 5 – 10 triệu đồng.
9. Nếu tàu bị lỗ thì chủ tàu giải quyết tiền lương thế nào?
Nếu tàu bị lỗ thì chủ tàu vẫn trả một khoản tiền công nhất định cho các thủy thủ và
lấy lãi chuyến sau bù lại.
10. Những quy định Khai thác thủy sản đối với nghề cá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?
Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu thực hiện đầy đủ các chính sách chung của nghề cá trong cả
nước. Hiện nay nhà nươc đang miễn các khoản phí: cầu cảng, bến bãi…nên chủ tàu đã
bớt đi được mốt số tiền lớn trong năm.
11. Tác động nghề lưới kéo đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
Nghề lưới kéo là nghề hoạt động quanh năm, do đó không ít nhiều nó có ảnh
hưởng rất lớn tới môi trường và nguồn lợi thủy sản. Mặt khác nghề kéo hoạt động ở
mọi tầng nước đặc biệt là cào đáy do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nền đáy nơi cư
trú của rất nhiều các sinh vật biển, nguồn thức ăn cho các loài cá khác.
Mức độ hoạt động dày đặc của nghề lưới kéo làm giảm và cạn kiệt nguồn lợi thủy
sản. Lưới kéo ở tỉnh sử dụng loại mắt lưới nhỏ do đó những loại Rùa biển, thủy sản
nhỏ đã mắc lưới thì khó có thể thoát ra, tính chọn lọc không cao.
12. Nhận xét và kiến nghị ?
* Nhận xét chung:
a. Về tàu thuyền: Tàu tôi thực tập là tàu đóng mới và kích thước tương đối lớn. Mặt
khác tàu được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như: các trang thiết bị phục vụ
khai thác, thiết bị hàng hải, trang thiết bị cứu hộ, điện nước…
b. Ngư cụ: trên 2 tàu được trang bị 3 lưới kéo để đảm bảo quá trình sản xuất trên
biển diễn ra liên tục dù khi gặp sự cố tai nạn. Ngoài ra tàu còn các trang thiết bị phục vụ
quá trình khai thác như hệ thống máy tời, trục cẩu, máy xay đá, hệ thống con lăn…
c. Tổ chức sản xuất: Quá trình sản xuất được bố trí hợp lý trên cả 2 tàu về nhân công
lao động cũng như các trang thiết bị thiết yếu.
d. Quy trình đánh bắt một mẻ lưới: được diễn ra đúng trình tự kết hợp giữa 2 tàu,
nguồn lao động trên tàu chủ yếu ở tàu cái ( tàu lưới). Quá trình thả lưới và thu lưới đều
được tiến hành trên tàu cái. Trong quá trình thu,thả lưới điều rất mực quan trong là sự ăn
ý kết hợp giữa 2 thuyền trưởng 2 tàu để đảm bảo tốc độ phù hợp trong quá trình khai
thác được thuận lợi.
e. Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm hầu hết được dựa vào
kinh nghiệm lâu lăm của các thủy thủ và thuyền trưởng. Quá trình bảo quản sản phẩm thì
hầu hết được muối đá và được bảo quản trong khoang chứa, riêng mực ống được sẻ và
phơi khô. Trong trường hợp trời mưa lâu ngày thì mực cũng được muối đá. Sản phẩm
khai thác hầu hết được bán cho cái lái buôn tại bến.
* Kiến nghị:
- Tàu lưới kéo thực tập nên trang bị thêm thiết bị máy dò cá để thuận lợi cho việc
khai thác và sản lượng khai thác.
- Tăng kích thước mắt lưới để đánh bắt mang tính chất chọn lọc.
- Cần có hệ thống sấy khô khi gặp thời tiết xấu, bảo quản sản phẩm được tốt hơn.
13. Trong quá trình thực tập em làm tốt những nội dung nào?
Trong quá trình thực tập em cảm thấy thực hiện tốt việc sử dụng được các thiết bị
hàng hải trên tàu như: máy đàm thoại tầm gần, máy GP31, có thể tham gia vá lưới, nhăt, rửa
sản phẩm trước khi bảo quản, phân cá, tìm hiểu về trang thiết bị lưới.
13. Tự đánh giá kết quả thực tập của tôi?
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Không biết gì