Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đông y trị chứng đau đầu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.82 KB, 2 trang )

Đông y trị chứng đau đầu

Đông y gọi đau đầu do can hỏa là chứng “can hỏa đầu thống” - một chứng bệnh nội
thương do khí của tạng can không ổn định, cơ năng của can quá mạnh, nhiệt thịnh mà
nghịch lên. Nguyên nhân là do tạng can bị nhiệt nung nấu, hoặc do chuyển hóa của can
khí không điều đạt, can hỏa hun đốt đi khắp tam tiêu, trên dưới, trong ngoài gây cho toàn
thân đều mắc bệnh.
Khuynh hướng của hỏa là bốc lên do vậy triệu chứng thường gặp là đau đầu, mặt đỏ,
nóng mặt, miệng khô, đắng, mắt đỏ, tai ù, tiện bế Xung nghịch không kiềm chế được sẽ
ảnh hưởng tới các nôi tạng khác, xuất hiện càng nhiều bệnh chứng. Loại đầu thống này
thuộc thực chứng, nhiệt chứng, tất cả đều do huyết hư gây nên. Để điều trị chứng này
Đông y sử dụng một số bài thuốc sau:
Bài 1: Trường hợp đau đầu, mắt đỏ, miệng khô, mặt hồng, khi cáu giận thì người bệnh
càng choáng váng, đại tiện táo kết: Sinh địa 15g, xích thược 9g, cúc hoa 9g, huyền sâm
12g, sài hồ 6g, quyết minh tử 30g, đan bì 15g, bạch thược 9g, chỉ xác 9g, long đởm thảo
6g, đại hoàng 6g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: Chữa chứng thực hỏa ở can gây đau đầu, mắt đỏ, sườn đau, miệng đắng, tai ù:
Long đởm thảo 18g, chi tử 12g, mộc thông 12g, xích thược 10g, sài hồ 12g, hoàng cầm
12g, trạch tả 12g, xa tiền tử 6g, sinh địa 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Đương quy 12g, long đởm thảo 12g, xuyên khung 12g, chi tử (quả dành dành)
10g, đại hoàng 6g, khương hoạt 12g, phòng phong 10g. Sắc uống.
Bài 4: Để tăng tác dụng thanh can tả hỏa, an thần định chí: Long đởm thảo 12g, chi tử 8g,
đương quy 20g, hoàng cầm 8g, hoàng liên 4g, hoàng bá 4g, đại hoàng 4g, lô hội 4g, thanh
đại 4g, mộc hương 4g, xạ hương 2g. Sắc uống.
Bài 5: Sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, tỳ bà diệp 10g, thạch hộc 10g, thiên môn đông
12g, ngọc trúc 12g, quyết minh tử 12g. Sắc uống.
Bài 6: Khi can hỏa thực nên kiêm tả tâm dùng hoàng liên 10g, cam thảo 8g. Sắc uống.
Ngoài ra để chữa chứng bệnh này có thể dùng một số bài thuốc sau sắc uống có tác dụng
bổ can.
Bài 7: Hà thủ ô 12g, thỏ ty tử 12g, câu kỷ tử 12g, táo nhân 12g, chi ma 10g, sa uyển tử
10g. Tác dụng bổ can.


Bài 8: Ô mai nhục 10g, bạch thược 16g, mộc qua 12g. Tác dụng liễm can.
Bài 9: Sinh địa 16g, bạch thược 12g, ô mai 10g để bổ can âm.
Bài 10: Nhục quế 6g, xuyên tiêu 10g, nhục thung dung 12g. Tác dụng bổ can dương.
Bài 11: Để bổ can huyết dùng đương quy 12g, tục đoạn 12g, ngưu tất 12g xuyên khung
12g.
Bài 12: Bổ can khí dùng thiên ma 12g, bạch truật 16g, cúc hoa 12g, sinh khương 6g, tế
tân 6g, đỗ trọng 12g, dương can 12g.

×