Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

giao an tin khoi 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.89 KB, 23 trang )

Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Có kiến thức cơ bản về máy tính.
2. Kỹ năng: Quan sát, tìm tòi.
3.Thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, hỏi đáp.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, phòng máy.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp
II. Bài củ
III. Bài mới: Như chúng ta đã biết ngày nay công nghệ thông tin đã và đang đi
vào đời sống xã hội, con người . Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em công cụ
thông tin quan trọng đó là chiếc máy vi tính.
* Triển khai:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu những đức
tính quý của máy tính:
- GV: Y/C HS nhìn vào SGK cho biết
máy tính có những đức tính quý gi?
- GV: Nhận xét và lấy VD cho HS hiểu
thêm.
- GV: Thông qua những đức tính đó,
em hãy cho biết máy tính có ích gì cho
chúng ta?
- GV:Từ thực tế bên ngoài nhìn thấy.
Y/C HS cho biết có mấy loại máy tính


thông dụng?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận
quan trọng của máy tính:
- GV: Từ hình 1 SGK.T
4
. Y/c HS cho
biết máy tính có mấy bộ phận quan
trọng? Kể tên những bộ phận mà em
biết?
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Theo em màn hình có cấu tạo ,
hình dạng như thế nào? Và nó có tác
dụng gì?
- GV: Giải thích thêm
1. Giới thiệu máy tính:
- HS: Thực hiện và trả lời.
- Những đức tính quý đó là: Chăm làm,
làm đúng, làm nhanh và thân thiện.
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
- Giúp học bài, liên lạc, tham gia chơi
các trò chơi,
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- Có 2 loại máy tính: Máy tính để bàn
và máy tính xách tay.
- HS: Nhìn vào máy tính trả lời câu hỏi
2. Các bộ phận của máy tính:
- Máy tính có 4 phần :
a. Màn hình
b. Thân máy(CPU)
c. Bàn phím

d. Con chuột
- HS: Quan sát, trả lời
- Màn hình có cấu tạo và hình dạng

Trang:
1
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
- GV: Y/c HS diển tả được cấu tạo của
bàn phím và chức năng của nó?
- GV: Theo em, con chuột có cấu tạo
như thế nào và nó có chức năng quan
trọng gì với máy tính?
- GV: Thân máy có cấu tạo như thế nào
và nó có gí đặc biệt?
- GV: Cho HS quan sát H3, H4, H5, H6
trong SGK để giúp các em biết rõ thêm
lợi ích của máy tính.
giống như ti vi. Màn hình cho ta thấy
kết quả hoạt động của máy tính.
- HS: Trả lời.
- Bàn phím: gồm có nhiều phím, khi gõ
gửi các tín hiệu vào máy.
- HS: Trả lời bổ sung cho nhau.
- Con chuột: Có hình dạng và kích
thước giống như con chuột, giúp điều
khiển máy tính nhanh chóng và dễ
dàng.
- HS: Suy nghĩ trả lời.
- Thân máy: Chứa nhiều chi tiết tinh vi,
có bộ xử lý trung tâm điều khiển mọi

hoạt động của máy tính.
3. Hoạt động 3: Thực hành
- GV: Gõ một vài phím để HS quan sát.
- HS: Quan sát và làm theo.
- GV: Cho HS tập sử dụng chuột đồng thời cho HS quan sát sự thay đổi của
màn hình.
- HS: Thực hành theo Y/c của GV.
- GV: Cho HS chơi một vài trò chơi bổ ích.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Kể tên những bộ phận quan trọng của máy tính và phân biệt được hình dạng
và cấu tạo của từng bộ phận.
- Về nhà học bài củ, làm bài tập và đọc trước bài mới.

Trang:
2
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
Tuần 2
Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS biết được các dạng thông tin.
2. Kỹ năng: Quan sát, tìm tòi và vận dụng.
3.Thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe. Yêu thích môn học.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, hỏi đáp và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, phòng máy.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp
II. Bài củ

III. Bài mới: Ở bài học trước các em đã biết được các dạng thông tin cơ bản.
Vậy hôm nay, chúng ta sẽ hiểu kỷ hơn về vấn đề này.
* Triển khai:
Hoạt động của cô và trò Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
dạng văn bản:
- GV: Khi đọc sách thì các em đang tiếp
xúc với dạng thông tin nào?
- GV: Thông tin văn bản có ở đâu?
- GV: Y/c HS quan sát H.11(SGK), cho
biết một vài thông tin ở trong hình đó.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin
dạng âm thanh:
- GV: Khi chúng ta trò chuyện thì phát
ra gì nào?
- GV: Gọi 1 vài em đứng dậy lấy ví dụ
về 1 số am thanh mà em biết.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin
dạng hình ảnh:
- GV: Y/c HS nhìn vào H13, 14, 15, 16
SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy cho biết các hình trên thuộc
dạng thông tin nào?
+ Vậy đèn xanh, đèn đỏ ở H13 cho
chúng ta biết điều gì?
+ H14 nhắc nhở chúng ta điều gi?
1. Thông tin dạng văn bản:
- HS: Trả lời câu hỏi.
- Sách giáo khoa, báo chí, sách truyện,
- Chú ý: Thông tin văn bản gồm cả số.

- HS: Tìm hiểu, trả lời bổ sung cho nhau
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
2. Thông tin dạng âm thanh:
- HS: Trả lời câu hỏi.
- Tiếng chim hót, tiếng trống trường,
tiếng còi xe, tiếng em bé khóc,
- HS: Thực hiện.
3. Thông tin dạng hình ảnh:
- Thông tin hình ảnh.

- Cho chúng ta biết khi nào thì được
phép qua đường.
- Đoạn đường chúng ta sắp đi qua có
trường học.
- Đây là nơi cấm đổ rác(H15), đây là
nơi ưu tiên dành cho người khuyết
tật(H16).
-> Vậy máy tính giúp chúng ta dễ dàng

Trang:
3
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
+ Vậy H15, H16 cho chúng ta biết điều
gì khi tham gia giao thông?
sử dụng được ba dạng thông tin trên.
3. Hoạt động 3: Bài tập
- GV: Y/c HS quan sát H17, H18(SGK), sau đó hãy nêu một số thông tin mà em
nhận biết được.
- HS: Quan sát và làm theo.
- GV: Cho 2 HS lên bảng làm bài tập 3 và BT4. Các em khác làm vào vở.

- HS: Thực hành theo Y/c của GV.
- GV: Gọi 1 vài em nhận xét bài làm của bạn mình và GV bổ sung thêm. GV
cho điểm 1 vài em.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận biết được các dạng thông tin vừa học xong.
- Về nhà học bài củ, làm bài tập5, BT6 và đọc trước bài mới.

Trang:
4
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
Tuần3
Bài 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS làm quen và biết cách sử dụng các phím trên bàn phím
của máy tính.
2. Kỹ năng: Quan sát, tìm tòi và vận dụng.
3.Thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe. Yêu thích môn học.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, hỏi đáp và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, phòng máy.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp
II. Bài củ
III. Bài mới:
* Triển khai:
Hoạt động của cô và trò Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu bàn phím:
- GV: Y/c HS nhìn và quan sát trên bàn

phím, cho biết trên bàn phím gồm có
những phím gì?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khu vực
chính của bàn phím:
- GV: Y/c HS Quan sát vào bàn phím
và H20 trong SGK, cho biết khu vự
chính của bàn phím gồm có những hàng
phím nào?
-GV: Nhận xét
- GV: Y/c HS cho biết vị trí và các
phím của hàng phím số trên bàn phím?
- GV: Y/c HS cho biết vị trí và các
phím của hàng phím trên của bàn phím?
- GV: Y/c HS cho biết vị trí và các
phím của hàng phím dưới của bàn
phím?
- GV:Y/c HS cho biết vị trí và các phím
của hàng phím dưới của bàn phím?
3. Hoạt động 3: Thực hành:
- GV: Y/c HS tìm khu vực chính của
1. Bàn phím:
- HS: Trả lời câu hỏi.
- Gồm khu vực chính và các phím mũi
tên, các phím số.
2. Khu vực chính của bàn phím:
- HS: Tìm hiểu, trả lời bổ sung cho nhau
- Hàng phím số
- Hàng phím trên
- Hàng phím cơ sở
- Hàng phím dưới

-HS Quan sát trả lời
- Vị trí và các phím của khu vực chính:
+ Hàng phím cơ sở: thứ 3 tính từ dưới
lên. Hàng này gồm các phím: A S D F
G H J K L ; ". có 2 phím có gai là: F và
J.
+ Hàng phím trên: Nằm trên hàng phím
cơ sở. Gồm các phím: Q W E R T Y U I
O P { }.
+ Hàng phím dưới: Nằm dưới hàng

Trang:
5
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
bàn phím. Nhận biết được các hàng
phím của khu vực chính và chỉ ra 2
phím có gai.
- HS: Quan sát, suy nghĩ trả lời.
- GV: Gọi 1 vài em tập gõ một vài
phím.
- HS: Thực hiện.
phím cơ sở. Gồm các phím: Z X C V B
N M < > ?
+ Hàng phím số: nằm trên cùng của khu
vực chính.
+ Phím dài nhất trên bàn phím gọi là
phím cách.
3. Thực hành:
- Nhận biết được các hàng phím của
khu vực chính.

- Gõ được một vài phím.
4. Hoạt động 4: Bài tập:
- GV: Y/c HS làm bài tập 1,2 vào vở.
- HS: Thực hiện.
- GV: Cho 2 HS lên bảng làm bài tập 3. Các em khác làm vào vở.
- HS: Thực hành theo Y/c của GV.
- GV: Gọi 1 vài em nhận xét bài làm của bạn mình và GV bổ sung thêm. GV
cho điểm 1 vài em.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận biết được các dạng thông tin vừa học xong.
- Về nhà học bài củ, làm bài tập 4 và đọc trước bài mới.

Trang:
6
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
THỰC HÀNH
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS biết được tư thế ngồi trước máy tính, nhận biết được khu
vực chính của bàn phím.
2. Kỹ năng: Quan sát, tìm tòi và vận dụng gõ được phím trên bàn phím.
3.Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, hỏi đáp và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: phòng máy và bài tập thực hành.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp
II. Bài củ:
III. Bài mới:

* Triển khai:
1. Hoạt động 1: Thực hành:
- Gv: chia nhóm, 3 em/máy.
- HS: thực hiện.
- GV: Đưa ra yêu cầu thực hành:
+ Bật máy và quan sát sự khởi động của máy tính trên mà hình
+ Em hãy tìm khu vực chính của bàn phím?
+ Hãy nhận biết hàng phím cơ sở và chỉ ra hai phím có gai, hàng phím trên,
hàng phím dưới, hàng phím số và phím cách?
+ Hãy ngồi đúng tư thế và gõ thử một vài phím?
- HS: Thực hiện theo các yêu cầu trên.
2. Hoạt động 2: Bài tập:
- GV: Hãy mở sách trang 18, 19 và làm các BT1 -BT4 vào vở. Gọi một vài em
lên bảng lam BT.
- HS: Thực hiện.
- GV: Nhận xét và bổ sung những chổ còn thiếu.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận biết được các hàng phím của khu vực chính và gõ đượ một vài phím trên
bàn phím.
- Về nhà ôn lại bài củ và đọc trước bài mới.
++++++++++++++++

Trang:
7
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
Tuần 4
Bài 4: CHUỘT MÁY TÍNH
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS làm quen và biết cách sử dụng chuột máy tính.
2. Kỹ năng: Quan sát, tìm tòi và vận dụng.

3.Thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe. Yêu thích môn học.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Giảng giải, hỏi đáp và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, phòng máy.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp
II. Bài củ
III. Bài mới:
* Triển khai:
Hoạt động của cô và trò Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu chuột máy
tính:
- GV: Ở những tiết học trước các em đã
biết các bộ phận quan trọng của máy và
các chức năng cụ thể của từng bộ phận
đó. Vậy em nào có thể nhắc lại cho cô
và các bạn cùng nghe chuột có chức
năng gì?
- GV: Em hãy quan sát mặt trên của
chuột có mấy nút và đó là những nút
nào?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử
dụng chuột:
- GV: Quan sát H23 SGK. Giới thiệu và
hướng dẫn cách cầm chuột cho HS nhìn
thấy(quan sát H23 SGK). Sau đó gọi
một vài em thực hiện lại.
- GV: Giới thiệu các hình dạng của con

trỏ chuột trên màn hình cho HS biết.
Khi ta thay đổi vị trí của chuột thì hình
dạng của chuột(con trỏ chuột) sẽ như
1. Chuột máy tính:
- HS: Trả lời câu hỏi.
- Giúp điều khiển máy tính nhanh
chóng, thuận tiện và chính xác.
- HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Có 2 nút: Nút trái và nút phải.
2. Sử dụng chuột:
a, Cách cầm chuột:
- HS: Quan sát ,làm theo Y/c của GV
- Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón
trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa
đặt vào nút phải của chuột.
- Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ
hai bên chuột.
- HS Quan sát
b, Con trỏ chuột:

Trang:
8
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
thế nào?
- GV: Giới thiệu các cách nháy nút
chuột cho HS biết.
- GV: Làm mẫu cho HS quan sát. Sau
đó Y/c HS làm theo.
3. Hoạt động 3: Thực hành:
- GV: Y/c HS phân biệt được nút trái và

nút phải của chuột.
- GV: Y/c HS tập cầm chuột, di chuyển
chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột và
kéo thả chuột.
- HS: Chú ý quan sát.
c, Các thao tác sử dụng chuột.
3. Thực hành:
- HS: Quan sát, suy nghĩ trả lời.
- HS: Thực hiện.
4. Hoạt động 4: Bài tập:
- GV: Y/c HS làm bài tập trong SGK trang 22.
- HS: Thực hiện.
- GV: Cho 2 HS lên bảng làm bài tập. Các em khác làm vào vở.
- HS: Thực hiện theo Y/c của GV.
- GV: Gọi 1 vài em nhận xét bài làm của bạn mình và GV bổ sung thêm. GV
cho điểm 1 vài em.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận biết được nút trái, nút phải chuột và cách sử dụng chuột.
- Về nhà học bài củ và đọc trước bài mới.

Trang:
9
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
Tuần 5
Bài 5: MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được máy tính có ích lợi gì và nó được dùng ở
đâu?.
2. Kỹ năng: Nhận biết, học hỏi.
3.Thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe. Yêu thích môn học.

B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Giảng giải, hỏi đáp và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, phòng máy.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp
II. Bài củ
III. Bài mới:
* Triển khai:
Hoạt động của cô và trò Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu trong gia
đình:
- GV: Máy tính hoạt động được là nhờ
có bộ xử lí. Vậy trong gia đình chúng ta
có những thiết bị nào có bộ xử lí giống
như máy tính?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu trong cơ
quan, cửa hàng, bệnh viện:
- GV: Theo em, máy tính có trong cơ
quan, cửa hàng hay bệnh viện để làm
gì?
GV: nhận xét xủng cố.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu trong
phòng nghiên cứu, nhà máy:
- GV: Giảng giải cho HS thấy được sự
đa dạng của máy tính trong phòng
nghiên cứu hay trong các nhà máy.
-GV: Vậy theo em máy tính có ích lợi
1. Trong gia đình:

- HS: Quan sát, suy nghĩ và trả lời.
- Máy giặt: chọn chương trình cho máy
giặt.
- Ti vi: Hẹn giờ tắt/mở và chọn kênh.
- Đồng hồ: đặt giờ báo thức.
2. Trong cơ quan, cửa hàng, bệnh
viện:
- HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Soạn và in văn bản, cho mượn sách ở
thư viện, theo dõi bệnh nhân
3. Trong phòng nghiên cứu, nhà máy:
- HS: Chú ý lắng nghe.
-HS: Trả lời

Trang:
10
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
gì trong phòng nghiên cứu hay trong
các nhà máy?
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu mạng máy
tính:
- GV: Em có bao giờ lên mạng chưa?
Em hiểu thế nào gọi là mạng máy tính?
- GV: Vậy máy tính nối mạng có ích lợi
gì?
- GV: Giảng giải thêm cho HS biết
những tiện lợi của mạng máy tính.
4. Mạng máy tính:
- HS: Tìm hiểu trả lời.
- Nhiều máy tính nối với nhau tạo thành

mạng máy tính.
- HS: Suy nghĩ trả lời.
- Các máy tính có thể trao đổi thông tin
với nhau.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận biết được tác dụng của máy tính trong đời sống của con người.
- Về nhà học bài củ, đọc các bài đọc thêm trong SGK, làm bài tập 1.2 trang 30
SGK. Chuẩn bị bài học mới.

Trang:
11
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
Tuần 6
CHƯƠNG II: CHƠI CÙNG MÁY TÍNH
Bài 1: TRÒ CHƠI BLOCKS
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết khởi động trò chơi, quy tắc chơi và cách sử dụng chuột máy
tính.
2. Kỹ năng: Rèn luyện trí tuệ.
3.Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Giảng giải, hỏi đáp, mô phỏng và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, phòng máy, dụng cụ để học.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp
II. Bài củ
III. Bài mới:
* Triển khai:

Hoạt động của cô và trò Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách khởi
động trò chơi:
- GV: Giúp HS khởi động trò chơi.
Bằng cách click chuột lên biểu tượng
trên màn hình.
GV: yêu cầu một số hs lên thực hiện
thoa tác khởi động trò chơi.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc
chơi:
- GV: + Hướng dẫn quy tắc chơi một
lượt cho HS hiểu. Sau đó chơi thử để
cho HS quan sát trực tiếp.
+ Tiếp theo nói lên nhiệm vụ
của HS khi chơi trò chơi. Đồng thời nêu
ý nghĩa của trò chơi này.
- GV: Hướng dẫn bắt đầu vào chơi và
thoát khỏi trò chơi.
1. Khởi động trò chơi:
- HS: Quan sát, mở trò chơi và thực
hiện.
HS: Ghi thao tác khởi động trò chơi
2. Quy tắc chơi:
- HS: Chú ý lắng nghe thể lệ chơi.
-HS: Ghi quy tắc chơi vào vở
-HS: Quan sát.

Trang:
12
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ

-GV: Cho các em chơi tốt một số cách
khác.
- GV: Trò chơi này theo em thì thế nào?
Đơn giản hay phức tạp?
- GV: Vậy trò chơi này có ích gì đối với
các em?
- GV: Nhận xét tiết thực hành trò chơi
của các em
-HS: Quan sát
- HS: Tìm hiểu trả lời.
-HS: Chăm chú nghe giảng.
- HS: Suy nghĩ trả lời.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Biết khởi động trò chơi,
- Biết cách chơi và rèn luyện được trí nhớ tốt.
- Về nhà đọc trước bài mới.
THỰC HÀNH
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Biết được cách khở động trò chơi Block.
- Nắm được quy tắc chơi của trò chơi Blocks.
2. Kỹ năng:
-Giúp các em luyện sử dụng chuột máy tính thật nhanh và thành thạo
-Trò chơi còn giúp luyện trí nhớ một cách nhẹ nhàng và bổ ích
3.Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, hỏi đáp và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: phòng máy, phần mềm trò chơi Blocks
D/ TIẾN TRÌNH:

* Triển khai:
1. Hoạt động 1: Thực hành:
- Gv: Chia nhóm, 3 em/máy.
-GV: Yêu cầu học sinh khởi động máy tính và khởi động trò chơi Block
-HS: Khởi động máy tính,và thực hành
-GV: Quan sát bao quát lớp, hướng dẫn cho một số em chưa thực hành được.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
-Về nhà thực hành trò chơi thành thạo nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng chuột và rèn
luyện trí nhớ

Trang:
13
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
Tuần 7
Bài 2: TRÒ CHƠI DOTS
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết khởi động trò chơi, quy tắc chơi và cách sử dụng chuột máy
tính.
2. Kỹ năng: Rèn luyện trí thông minh.
3.Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Giảng giải, hỏi đáp, mô phỏng và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, phòng máy, phần mềm trò chơi DOTS
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp:
II. Bài củ:
III. Bài mới:
* Triển khai:

Hoạt động của cô và trò Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách khởi
động trò chơi:
- GV: Giúp HS khởi động trò chơi.
Bằng cách click chuột lên biểu tượng
trên màn hình.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc
chơi:
- GV: Hướng dẫn cách chơi, thể lệ chơi.
- Người chơi và máy tính thay phiên
nhau tô đạm các đoạn thẳng nối 2 điểm
bằng cách nháy chuột lên trên đoạn đó.
- GV: + Hướng dẫn quy tắc chơi một
lượt cho HS hiểu. Sau đó chơi thử để
cho HS quan sát trực tiếp.
+ Tiếp theo nói lên nhiệm vụ
của HS khi chơi trò chơi. Đồng thời nêu
1. Khởi động trò chơi:
-HS: Ghi cách khởi động trò chơi vào
vở
- HS: Quan sát, mở trò chơi.
2. Quy tắc chơi:
- HS: Chú ý lắng nghe thể lệ chơi.
-HS: Ghi thể lệ trò chơi vào vở

Trang:
14
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
ý nghĩa của trò chơi này.
- GV: Hướng dẫn bắt đầu vào chơi và

thoát khỏi trò chơi.
-GV: Cho các em chơi tốt một số cách
khác.
- GV: Trò chơi này theo em thì thế nào?
Đơn giản hay phức tạp?
- GV: Vậy trò chơi này có ích gì đối với
các em?
- GV: Nhận xét các thao tác về trò chơi
của các em.
-HS: Chăm chú nghe giảng.
- HS: Tìm hiểu trả lời.
- HS: Suy nghĩ trả lời.
THỰC HÀNH
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Biết được cách khở động trò chơi Dots
- Nắm được quy tắc chơi của trò chơi Dots.
2. Kỹ năng:
-Giúp các em luyện sử dụng chuột máy tính thật nhanh và thành thạo
-Trò chơi còn giúp rèn luyện trí thông minh
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ thực hành, yêu thích trò chơi.
-Hứng thú khi tham gia trò chơi.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, hỏi đáp và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Phòng máy, phần mềm trò chơi Dots.
D/ TIẾN TRÌNH:
* Triển khai:
1. Hoạt động 1: Thực hành:
- GV: Chia nhóm, 3 em/máy.

-GV: Yêu cầu học sinh khởi động máy tính và khởi động trò chơi Dots.
-HS: Khởi động máy tính,và thực hành
-GV: Quan sát bao quát lớp, hướng dẫn cho một số em chưa thực hành được.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
-Về nhà thực hành trò chơi thành thạo nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng chuột và rèn
luyện trí thông minh.

Trang:
15
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
Tuần 8
Bài 3: TRÒ CHƠI STICKS
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết khởi động trò chơi, quy tắc chơi và cách sử dụng chuột máy
tính nhanh và chính xác.
2. Kỹ năng: Rèn luyện các thao tác nháy chuột nhanh và chính xác.
3.Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Giảng giải, hỏi đáp, mô phỏng và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, phòng máy, Phần mềm trò chơi Sticks
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp:
II. Bài củ:
III. Bài mới:
* Triển khai:
Hoạt động của cô và trò Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách khởi
động trò chơi:

- GV: Giúp HS khởi động trò chơi.
Bằng cách click chuột lên biểu tượng
trên màn hình.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc
chơi:
- GV: Hướng dẫn cách chơi, thể lệ chơi.
- Các đoạn thẳng có các màu khác nhau
xuất hiện trên màn hình với tốc độ
nhanh dần, đoạn xuất hiện sau đè lên
đoạn đã có
- GV: + Hướng dẫn quy tắc chơi một
lượt cho HS hiểu. Sau đó chơi thử để
cho HS quan sát trực tiếp.
1. Khởi động trò chơi:
- HS: Quan sát, mở trò chơi.
-HS: Ghi thao tác khởi động trò chơi
Sticks.
2. Quy tắc chơi:
- HS: Chú ý lắng nghe thể lệ chơi.
-HS: Ghi quy tắc chơi vào vở.

Trang:
16
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
+ Tiếp theo nói lên nhiệm vụ
của HS khi chơi trò chơi. Đồng thời nêu
ý nghĩa của trò chơi này.
- GV: Hướng dẫn bắt đầu vào chơi và
thoát khỏi trò chơi.
- GV: Vậy trò chơi này có ích gì đối với

các em?
- GV: Nhận xét các thao tác về trò chơi
của các em.
-HS: Chăm chú nghe giảng
- HS: Suy nghĩ trả lời.
THỰC HÀNH
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Biết được cách khở động trò chơi Sticks
- Nắm được quy tắc chơi của trò chơi Sticks
2. Kỹ năng:
-Giúp các em luyện sử dụng chuột máy tính thật nhanh và thành thạo
-Trò chơi còn giúp rèn luyện trí thông minh
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ thực hành, yêu thích trò chơi.
-Hứng thú khi tham gia trò chơi.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, hỏi đáp và hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Phòng máy, phần mềm trò chơi Sticks
D/ TIẾN TRÌNH:
* Triển khai:
1. Hoạt động 1: Thực hành:
- GV: Chia nhóm, 3 em/máy.
-GV: Yêu cầu học sinh khởi động máy tính và khởi động trò chơi Sticks
-HS: Khởi động máy tính,và thực hành
-GV: Quan sát bao quát lớp, hướng dẫn cho một số em chưa thực hành được.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
-Về nhà thực hành trò chơi thành thạo nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng chuột và rèn
luyện trí thông minh.


Trang:
17
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
CHƯƠNG 3: EM TẬP GÕ BÀN PHÍM
Tuần 9
Bài 1: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG CƠ SỞ
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách đặt tay trên bàn phím; Biết quy tắc gõ các phím trên
hàng cơ sở; Biết tập gõ theo màn hình Mario.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đánh máy.
3.Thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, hỏi đáp, mô phỏng, hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, phòng máy.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp:
II. Bài củ:
III. Bài mới:
* Triển khai:
Hoạt động của cô và trò Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đặt tay
trên bàn phím:
- GV: Giới thiệu cách gọi tên các ngón
tay trên bàn tay cho HS biết.
- HS: Chăm chú lắng nghe.
- GV: Hướng dẫn cách đặt bàn tay trái
lên bàn phím cho HS quan sát.
- Ngón út đặt vào phím A

- Ngón nhẫn đặt vào phím S
- Ngón giữa đặt vào phím D
- Ngón trỏ đặt vào phím F-G.
- Ngón cái đặt vào phím cách.
1. Cách đặt tay trên bàn phím:
a, Bàn tay trái:
-HS:Suy nghĩ, gọi tên các ngón tay trên
bàn tay trái.
- Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón
nhẫn và ngón út.
- HS: Quan sát.
HS: Thực hiện

Trang:
18
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
- GV: Gọi 2 em nhắc lại cách đặt bàn
tay trái lên bàn phím.
- GV: Tương tự như bàn tay trái, vậy
em nào có thể nói cho cô biết cách đặt
bàn tay phải lên bàn phím như thế nào?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách gõ các
phím ở hàng cơ sở:
- GV: Hướng dẫn cách gõ của bàn tay
trái lên bàn phím cho HS biết.
- Gọi 2 em nhắc lại cách gõ và thực
hiện trên bàn phím.
-GV: Tương tự như bàn tay trái, em nào
có thể nói cho cô biết cách gõ bàn tay
phải lên bàn phím như thế nào?

3. Hoạt động 3: Tập gõ với phần mềm
Mario:
a, Chọn bài:
- GV: Hướng dẫn qua cách gọi tên
Mario cho HS.
- GV: Hướng dẫn cách chọn bài học
trên phần mềm cho HS biết.
- Nháy chuột tại mục Lessons.
- Nháy chuột tại mục Home Row Only
để chọn bài tập gõ(H47).
- Nháy chuột lên khung tranh số 1 để
bắt đầu bài học.(H 48)
b, Tập gõ:
b, Bàn tay phải:
- HS: Suy nghĩ trả lời.
Ngón út đặt vào phím ";"
- Ngón nhẫn đặt vào phím L
- Ngón giữa đặt vào phím K
- Ngón trỏ đặt vào phím J (phím có gai)
- Ngón cái đặt vào phím cách.
2. Hoạt động 2: Cách gõ các phím ở
hàng cơ sở:
- HS: Chăm chú theo dõi.
- HS: Làm theo Y/c của GV.
-HS: Suy nghĩ, trả lời
* Bàn tay trái:
- Ngón út gõ vào phím A
- Ngón nhẫn gõ vào phím S
- Ngón giữa gõ vào phím D
- Ngón trỏ gõ vào phím F và G

- Ngón cái gõ vào phím cách.
-HS: Suy nghĩ, trả lời
* Bàn tay phải:
- Ngón út gõ vào phím ";"
- Ngón nhẫn gõ vào phím L
- Ngón giữa gõ vào phím K
- Ngón trỏ gõ vào phím J và H
- Ngón cái gõ vào phím cách.
3. Tập gõ với phàn mềm Mario:
a, Chọn bài:
- HS: Đọc theo.
- HS: Chăm chú lắng nghe.
-HS: Ghi các bước chọn bài vào vở
b, Tập gõ:

Trang:
19
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
- GV: Hướng dẫn cách gõ của các ngón
tay trên phần mềm.
- Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên
đường đi của Mario.
c, Kết quả
- GV: Giảng giải kết quả cho HS thấy
theo hình 49 SGK Trang 43.
d, Tiếp tục hoặc kết thúc:
- GV: Hướng dẫn cách tiếp tục hay
ngừng giữa chừng của phần mềm.
Nháy chuột lên ô Next để tiếp tục
- Nháy chuột lên ô Menu để quay về

màn hình chính.
- Nếu muốn kết thúc giữa chừng nhần
phím ESC.
e, Thoát khỏi Mario:
- GV: Hướng dẫn cách thoát khỏi phần
mềm Mario cho HS biết.
Nháy chuột tại ô Menu
- Nháy chuột tại mục File và chọn Quit
( H50).
- HS: Quan sát.Chăm chú theo dõi.
c, Kết quả:
-HS: Quan sát
- Như H 49 SGK.
d, Tiếp tục hoặc kết thúc:
- HS: Chú ý lắng nghe.
-HS: Ghi các bước để tiếp tục hoặc kết
thúc trò chơi Mario
e, Thoát khỏi Mario:
- HS: chú ý quan sát.
-HS: Ghi các bước để thoát khỏi
chương trình Mario
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nắm được cách đặt và gõ các ngón tay lên hàng phím cơ sở.
- Biết được cách gõ phần mềm Mario.
- Về nhà học bài củ và đọc trước bài mới.
THỰC HÀNH
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp HS biết cách đặt bàn tay trên bàn phím.
- Biết cách gõ các phím trên bàn phím.
- Biết sử dụng phần mềm Mario để gõ các phím đã học.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cách gõ các phím trên bàn phím nhanh hơn.
3.Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Hướng dẫn và hỏi đáp.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Phòng máy ,bài tập thực hành phần mềm Mario.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp
II. Bài củ:
III. Bài mới:
* Triển khai:

Trang:
20
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
1. Hoạt động 1: Thực hành:
- Gv: Chia nhóm, 3 em/máy.
- HS: Thực hiện.
- GV: Đưa ra yêu cầu thực hành:
+ Bật máy và quan sát sự khởi động của máy tính trên mà hình.
+Đặt đúng vị trí các ngón tay trên hàng phím cơ sở
+Nháy chuột lên biểu tượng Word tập gỏ các phím ở hàng cơ sở
+ Mở phần mềm Mario và tập gõ các phím trên hàng phím cơ sở.
- HS: Thực hiện theo các yêu cầu trên.
- GV: Nhận xét và bổ sung những chổ còn thiếu.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Biết cách đặt bàn tay trên bàn phím.
- Biết cách gõ các phím trên bàn phím để rèn luyện tay gõ phím nhanh hơn.
- Về nhà ôn lại bài củ và đọc trước bài mới.

Tuần 10
Bài 2: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG TRÊN
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách đặt tay trên bàn phím; Biết quy tắc gõ các phím trên
hàng trên; Biết tập gõ theo màn hình Mario.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đánh máy.
3.Thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, hỏi đáp, mô phỏng, hướng dẫn.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, phòng máy.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp
II. Bài củ
III. Bài mới:
* Triển khai:
Hoạt động của cô và trò Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách gõ:
- GV: Giới thiệu cách gọi tên các ngón
tay trên bàn tay cho HS biết.
- GV: Hướng dẫn cách đặt bàn tay trái
lên bàn phím cho HS quan sát.
* Bàn tay trái:
- Ngón út đặt vào phím Q
- Ngón nhẫn đặt vào phím W
- Ngón giữa đặt vào phím E
- Ngón trỏ đặt vào phím R,T
1. Cách đặt tay trên bàn phím:
a, Cách đặt tay trên bàn phím:

- HS: Chăm chú lắng nghe.
- HS: Quan sát.

Trang:
21
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
- Ngón cái đặt vào phím cách.
- GV: Gọi 2 em nhắc lại cách đặt bàn
tay trái lên bàn phím.
- GV: Tương tự như bàn tay trái, vậy
em nào có thể nói cho cô biết cách đặt
bàn tay phải lên bàn phím như thế nào?
* Bàn tay trái:
- Ngón út đặt vào phím P
- Ngón nhẫn đặt vào phímO
- Ngón giữa đặt vào phím I
- Ngón trỏ đặt vào phím U,Y
- Ngón cái đặt vào phím cách
b, Cách gõ:
- GV: Hướng dẫn cách gõ của bàn traí
bàn phím cho HS biết.
Các ngón tay sẽ vươn lên để gõ các
phím ở hàng trên.
- Sau khi gõ xong một phím ngón tay
phải đưa về hàng phím cơ sở. (H51
SGK).
- Gọi 2 em nhắc lại cách gõ và thực
hiện trên bàn phím
-GV: Tương tự như bàn tay trái, em nào
có thể nói cho cô biết cách gõ bàn tay

phải lên bàn phím như thế nào?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
2. Hoạt động 2: Tập gõ với phần mềm
Mario:
- GV: Hướng dẫn qua cách gọi tên
Mario cho HS.
- GV: Hướng dẫn cách chọn bài học
trên phần mềm - Nháy chuột tại mục
Lessons.
- Nháy chuột tại mục Add Top Row để
tập gõ các phím ở hàng trên(H52).
- Nháy chuột lên khung tranh số 1 để
chọn bài tập gõ tương ứng.
- Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên
đường đi của Mariocho HS biết.
- GV: Hướng dẫn cách gõ của các ngón
tay trên phần mềm.
- HS: Thực hiện.
- HS: Suy nghĩ trả lời.
b, Cách gõ:
- HS: Chăm chú theo dõi
- HS: Làm theo Y/c của GV.
2. Hoạt động 2: Tập gõ với phàn mềm
Mario:
- HS: Đọc theo.
-HS: Chăm chú lắng nghe.
-HS: Ghi các bước tập gỏ với phần
mềm Mario, với bài tập gỏ các
phím ở hàng phím trên
- HS: Quan sát.


Trang:
22
Giáo án tin học 3 Trường Tiểu học Hải Thọ
THỰC HÀNH
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp HS biết cách đặt bàn tay trên bàn phím.
- Biết cách gõ các phím trên bàn phím.
- Biết sử dụng phần mềm Mario để gõ các phím đã học.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách gõ các phím trên bàn phím nhanh hơn.
3.Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Hướng dẫn và hỏi đáp.
C/ CHUẨN BỊ:
- GV: phòng máy và bài tập thực hành.
- HS: Bút vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định lớp
II. Bài củ:
III. Bài mới:
* Triển khai:
1. Hoạt động 1: Thực hành:
- Gv: chia nhóm, 3 em/máy.
- HS: thực hiện.
- GV: Đưa ra yêu cầu thực hành:
+ Bật máy và quan sát sự khởi động của máy tính trên mà hình
+ Mở được phần mềm soạn thảo Word và tập gõ các phím ở hàng phím trên
+ Tập gõ các phím ở hàng trên
+ Mở phần mềm Mario và tập gõ một vài phím trên phần mềm.
- HS: Thực hiện theo các yêu cầu trên.

- GV: Nhận xét và bổ sung những chổ còn thiếu.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Biết cách đặt bàn tay trên bàn phím.
- Biết cách gõ các phím trên bàn phím để rèn luyện tay gõ phím nhanh hơn.
- Về nhà ôn lại bài củ và đọc trước bài mới.

Trang:
23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×