Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao (tt) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.93 KB, 8 trang )







GMO
CN gen mở ra tiền đồ to lớn
trong việc tạo ra các cây trồng
chuyển gen ( GMC=
Genetic Modification Containment
hay GMO = Genetically Modified
Organism): Cây thuốc lá là cây
chuyển gen đầu tiên được đưa vào
ứng dụng (1983). Sau đó là cây
bông kháng sâu và kháng cỏ dại
(1986). Khi đó chỉ mới có 5 loại
GMC được đưa ra thử nghiệm. Đến
năm 1992 số GMC đã tăng lên đến
675 loại. Trong vòng 12 năm
(1987-1999) riêng Hoa Kỳ đã đưa
vào thí nghiệm đồng ruộng 4779
loại GMC (!). Diện tích gieo trồng
GMC trên thế giới vào năm 1995 là
1,2 triệu ha, năm 1996 là 2,84 triệu
ha, năm 1997 là 12,55 triệu ha,
năm 1998 là 27,80 triệu ha, năm
1999 là 39,9 triệu ha. Trong tổng số
diện tích gieo trồng GMC (1998)
thì Hoa Kỳ chiếm 72,8%,
Argentina- 15,3%; Canađa- 9,9%;


Trung Quốc- 0,7%; Australia-
o,4%; Mexico- 0,4%; các nước
khác- 0,5%. Trong các loại GMC
thì đậu tương chiếm 51,7%, ngô-
30,1%; bông- 9,1%; cải dầu- 8,7%;
khoai tây- 0,3%. Về đặc tính
chuyển gen thì chủ yếu nhằm mục
tiêu đề kháng với thuốc trừ cỏ-
71,0%; đề kháng với sâu hại-
27,6%; đề kháng với cả hai- 1,1%;
chỉ có 0,3% là nhằm mục tiêu nâng
cao chất lượng sản phẩm.

Các nước hiện có cách nhìn
không thống nhất về GMC. Hoa Kỳ
mở rộng rất nhanh chủng loại và
diện tích gieo trồng GMC. Trung
Quốc thận trọng hơn nhưng riêng
loại bông kháng sâu hại cũng đã
được đưa ra diện tích tới 5 triệu
mẫu TQ (15 mẫu TQ = 1ha). Nhiều
nước Châu Âu chống lại chủ
trương phát triển các loại
GMC. Cũng có thể còn do có cả
các lý do cạnh tranh thị trường.
Chúng ta chủ trương tôn trọng các
quy ước quốc tế về an toàn sinh
học nhưng mặt khác cũng cần đẩy
mạnh các nghiên cứu và ứng dụng
trong phạm vi có thể kiểm soát

được.

Về công nghệ tế bào các
nước đều đã sử dụng rộng rãi kỹ
thuật nuôi cấy mô (tissue culture)
để tạo ra các dòng cây sạch bệnh
(ví dụ khoai tây sạch virus) hoặc
nhân nhanh các giống quý hiếm
hay là có giá trị kinh tế cao (ví dụ
cây hông, cây sung Mỹ , nhân sâm,
tam thất ). Việc nuôi cấy tế bào
(cell culture) có thể dùng làm nơi
lưu giữ nguồn gen, có thể gây đột
biến để dùng trong chọn giống.
Việc nuôi cấy tế bào động vật còn
để dùng làm môi trường sản xuất
nhiều loại vaccin virus. Để nuôi
cấy tế bào có thể dùng phương
pháp nuôi cấy bề mặt, nuôi cấy
chìm, nuôi cấy lắc, nuôi cấy huyền
phù, nuôi cấy phân đợt, nuôi cấy
liên tục, nuôi cấy phân đoạn- liên
tục, nuôi cấy fedbatch

Sử dụng kỹ thuật dung hợp
tế bào (cell fusion) có thể tạo ra
một tế bào lai, thông qua kỹ thuật
nuôi cấy mô có thể tạo ra một cây
lai khác loài, ví dụ cây khoai-cà
(pomate) trên mặt đất cho quả cà

chua, dưới mặt đất cho củ khoai tây
(!).

Trong công nghệ tế bào cần
chú ý đến thành quả đột xuất
về chuyển nhân (nuclear
transplantation) và sự ra đời con
cừu Dolly của Wilmut vào năm
1997. Đó là thành công mở đầu của
việc sinh sản vô tính (cloning) một
động vật có vú. Về sau các nhà
khoa học khác đã liên tiếp tạo ra
bằng phương pháp sinh sản vô tính
này các con chuột, dê, cừu, bò,
lợn… Nếu thành công trong việc
chuyển vào lợn những gen của
người để chống lại sự đào thải sau
khi ghép phủ tạng rồi cho sinh sản
vô tính để tạo ra hàng loạt các con
lợn quý giá này thì hoàn toàn có thể
mở ra một tiền đồ rộng lớn trong
việc dùng phủ tạng của lợn (thận,
gan, tim ) để ghép cho người
bệnh.

Người ta cũng đã thành công
trong việc nuôi cấy các tế bào
gốc của phôi thai (embryonic stem
cell) và dùng chúng vào các mục
tiêu điều trị các bệnh hiểm nghèo ,

kể cả các bệnh di truyền.

×