Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

tìm hiểu về nghiên cứu tế bào nầm (tt) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.97 KB, 5 trang )







Mục đích nghiên cứu tế bào mầm

Thảo luận về tế bào mầm phôi thai
đã ngấm ngầm từ lâu. Tới năm
1998, khi sinh học gia James
Thompson của Đại học Wisconsin
cho hay đã tách rời được tế bào
mầm từ bào thai con người và nuôi
trong phòng thí nghiệm, thì tranh
luận lên cao độ.

Các khoa học gia đều dùng tế bào
mầm để nghiên cứu coi có thể làm
nẩy sinh ra nhiều loại tế bào khác
nhau của các bộ phận trong cơ thể.
Và nếu thực hiện được điều đó thì
tế bào mầm có thể được áp dụng
trong trị bệnh, để thay thế cho tế
bào đã bị hư hao vì bệnh tật cũng
như ngăn ngừa sự hóa già.

Chẳng hạn trong bệnh Alzheimer,
tế bào thần kinh bị tiêu hao mà
không được thay thế. Nếu bây giờ
ta có thể tạo sinh ra tế bào thần


kinh thì tế bào này sẽ được dùng để
thay thế các tế bào não đã chết và
bệnh sa sút trí tuệ có thể chữa
được. Hoặc trong bệnh tiểu đường,
tế bào tụy tạng không tiết ra kích
thích tố insulin, sẽ được thay thế
bằng tế bào tụy tạng lành mạnh
khác để sản xuất insulin. Các bác sĩ
về máu, muốn có tế bào mầm để
thay thế tủy sống trong việc chữa
các bệnh thiếu hồng cầu, bệnh ung
thư máu, phục hồi sự miễn nhiễm
bị hư hao. Và nhiều thay thế khác
nữa.

Khi thực hiện được hoàn hảo, sự
thay thế này sẽ có ảnh hưởng nhiều
về kinh tế do thay vì dùng dược
phẩm, chỉ việc thay thế tế bào hư là
xong.

Thường thường đa số các nghiên
cứu khoa học đều được thực hiện
do ngân quỹ quốc gia đài thọ.
Chính quyền Clinton, quan niệm
rằng ở giai đoạn sớm nhất, phôi
thai chưa phải là sinh vật và nghiên
cứu tế bào mầm từ phôi thai đông
lạnh sẽ bị tiêu hủy không phản đạo
đức, nên đã lấy công quỹ tài trợ.

Khi ông Bush lên cầm quyền thì
ông ta chặn sự tài trợ đó vì quan
niệm bảo thủ, coi phôi thai có khả
năng thành bào thai.

Cho nên hiện nay đang có luật cấm
dùng tiền công để trợ cấp cho các
dự án nghiên cứu dùng tế bào mầm
phôi thai trong việc tìm cách điều
trị thay thế tế bào. Nhưng sự cấm
chắc không tồn tại lâu, vì đã có đề
nghị bãi bỏ lệnh cấm cũng như đã
có nhiều trung tâm tư nhân tài trợ
nghiên cứu này. Nhiều người e ngại
nếu để cho tư nhân hoàn toàn tài trợ
thì trong tương lai khi nghiên cứu
thành công, họ sẽ không tiết lộ kết
quả, độc quyền khai thác các trị
liệu thay thế và thao túng thị
trường. Vì ngại như vậy nên chính
phủ Anh đã bỏ tiền tài trợ cho
nghiên cứu. Ngoài ra vốn do tư
nhân tài trợ cũng không nhiều và
nghiên cứu sẽ chậm chạp hơn.

×