Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cha Mẹ có thể giúp trẻ vượt qua những tổn thương ở chúng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.54 KB, 4 trang )

Cha Mẹ có thể giúp trẻ vượt qua
những tổn thương ở chúng

Hậu quả của những tổn thương về mặt
tâm lý có thể kéo dài và ngấm sâu vào
những đứa trẻ.Ở tuổi của chúng, trẻ dễ
bị tổn thương với những sự việc mà có
thể bố mẹ cho là “không sao”. Các nhà
tâm lý đưa ra một số lời khuyên cho các bậc cha mẹ để
có thể xác định và giúp trẻ vượt qua những vấn đề gây
tổn thương tới chúng.
Những biểu hiện của trẻ sau tổn thương
Trẻ có thể tạm thời mất niềm tin về một thế giới bình yên
và hạnh phúc.
Trẻ có thể lo lắng là việc tương tự có thể xảy ra một lần
nữa.
Trẻ có thể gặp khó khăn để hiểu được hậu quả của những
thương tổn, mất mát.

Trẻ có thể đối mặt với thương tổn nhỏ hơn khi nhìn thấy
những thương tổn của người khác.
Trẻ có thể đưa ra nhiều phản ứng khác nhau: Một số sẽ
phục hồi nhanh chóng sau tổn thương. Một số khác sẽ xuất
hiện những khó khăn khác nhau. Số khác nữa thì không bộc
lộ phản ứng hàng tháng hoặc hàng năm sau.
Mùi vị, vật chất, âm thanh, xúc cảm hoặc những hành động
liên quan tới tổn thương có thể làm xuất hiện những phản
ứng stress, nhưng trẻ có thể không nhận thức được sự xuất
hiện đó hoặc đưa ra những thay đổi, hành động thích hợp.
Những hướng dẫn chung để giúp trẻ vượt qua
Chấp nhận cảm xúc và phản ứng của trẻ như là điều tất


nhiên, và nhận thức rằng phản ứng có thể khác nhau ở mỗi
trẻ.
Cho trẻ tiếp nhận những thông tin có chọn lọc từ các
phương tiện truyền thông và các nguồn thông tin khác.
Nói với trẻ về điều vừa xảy ra.
Lắng nghe và chấp nhận cảm xúc của trẻ.
Trả lời ngắn gọn, đơn giản và thành thật các câu hỏi của
trẻ.
Sử dụng ngôn ngữ thích hợp với trẻ để đảm bảo là chúng sẽ
hiểu được chính xác điều bạn muốn trả lời cho trẻ, không
làm trẻ hiểu nhầm hoặc làm chúng càng sợ hãi hơn.
Tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện với nhau về sự việc xảy ra và
cảm xúc của chúng về điều đó.
Giải thích thành thật cho trẻ nếu chúng cảm thấy buồi vì
bạn không muốn nói về sự việc đã xảy ra. Bạn cũng có thể
“câu giờ” và hỏi tham vấn một tư vấn viên mà bạn thực sự
tin tưởng để trợ giúp.
Nếu trẻ cứ lập đi lập lại thường xuyên một câu hỏi có nghĩa
là chúng thực sự muốn hiểu, thì bạn phải trả lời liền nhưng
tránh lập lờ hoặc gây cho trẻ lẫn lộn.
Nếu bạn cảm thấy thế giới này là chỗ không an toàn cho
trẻ, bạn có thể khẳng định lại với trẻ là: “Sự việc đã kết
thúc rồi, bây giờ, chúng ta sẽ làm mọi việc có thể để được
an toàn hơn, và chúng ta sẽ cùng nhau làm mọi việc trở lại
bình thường”.
Đặc biệt luôn tỏ thái độ yêu thương và hỗ trợ; trẻ rất cần
bạn lúc này.

×