Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giúp trẻ trong giai đoạn dậy thì pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.29 KB, 7 trang )

Giúp trẻ trong giai đoạn
dậy thì


Tuổi dậy thì là một giai đoạn
phát triển rất quan trọng,
thời điểm có nhiều biến đổi
cả về thể chất lẫn tinh thần
và con bạn bắt đầu quá trình
chuyển tiếp từ "thiếu niên"
lên "vị thành niên".
Là những người đã từng trải
qua giai đoạn này, các bậc cha
mẹ có thể giúp đỡ con cái mình
rất nhiều khi chúng còn đang
bỡ ngỡ trước nhiều thay đổi
“bất thường”.



Các giai đoạn của tuổi dậy thì không phải ai cũng có thể lý
giải một cách khoa học vì sao lại xuất hiện những thay đổi
đó. Những thông tin ngắn ngọn dưới đây có thể giúp chúng
ta có cái nhìn sâu hơn về thời kỳ này.

Đến một lứa tuổi nhất định nào đó, thông thường ở con gái
là 8 tuổi còn con trai là từ 9 đến 10 tuổi, thì thời kỳ dậy thì
bắt đầu. Khi đó một vùng trên não được gọi là
hypothalamus (vùng não điều khiển thân nhiệt, đói, khát…)
sẽ tiết ra hoóc-môn "kích tố sinh dụ"”( GnRH). Khi GnRH
di chuyển tới tuyến yên, nó lại sản sinh ra 2 loại hooc-môn


khác có tên là luteinizing hormone(LH) và ollicle-
stimulating hormone(FSH). Những gì diễn ra tiếp theo lại
phụ thuộc vào giới tính của đứa trẻ.

Đối với trẻ giới tính nam, hai loại hoóc-môn LH và FSH sẽ
theo mạch máu tới tinh hoàn và tạo ra các tín hiệu bắt đầu
quá trình sản sinh tinh trùng và hoóc-môn kích thích tố sinh
dục nam(testosterone).

Đối với trẻ giới tính nữ, hai loại hoóc-môn sẽ di chuyển tới
buồng trứng, kích thích quá trình phát triển của cơ quan
sinh dục cũng như quá trình sinh trứng và tạo ra hoóc-môn
estrogen (giúp trẻ vị thành niên có thể thụ thai).

Dậy thì ở trẻ giới tính nam

Những biến đổi đầu tiên đó là tinh hoàn phát triển to hơn,
xuất hiện lông quanh bộ phận sinh dục, tay và chân phát
triển nhanh, vai rộng hơn và bắt đầu tăng cân. Thông
thường những dấu hiệu dậy thì này bắt đầu trong độ tuổi từ
10 đến 16 (muộn hơn so với nữ khoảng 1 đến 2 năm).

Đồng thời với những biến đổi trên là nhiều biến đổi khác
nữa chẳng hạn như giọng nói trầm hơn, lông nách phát
triển, và thỉnh thoảng bắt gặp hiện tượng “mộng tinh”
(nằm mơ thấy cảnh quan hệ nam nữ và xuất tinh tự
nhiên)…

Dậy thì ở trẻ giới tính nữ


Những dấu hiệu dậy thì bắt đầu trong độ tuổi từ 8 đến 13.
Dễ nhận thấy nhất là sự phát triển của 2 bầu vú và hình
thành núm vú. Ban đầu khu vực nhỏ vòng quanh phía dưới
2 núm vú sẽ hơi cứng, nếu chạm mạnh có thể tạo cảm giác
đau, nhưng sau một vài năm các mô vú sẽ phát triển và khu
vực này sẽ trở nên mềm mại hơn.

Ngoài ra thì lông cũng bắt đầu xuất hiện ở bộ phận sinh dục
và sau các dấu hiệu ban đầu đó khoảng 1 đến 2 năm thì các
bé gái bắt đầu béo lên, dễ nhận thấy nhất là ngực, hông và
đùi. Chân, tay cũng phát triển to hơn và dài hơn.

Dấu hiệu cuối cùng đó là sự xuất hiện của chu kỳ kinh
nguyệt. Tùy theo thời điểm bắt đầu tuổi dậy thì mà chu kỳ
này có thể bắt đầu trong độ tuổi từ 9 đến 16.

Những điều cần lưu ý

Khi trẻ bắt đầu bước sang giai đoạn dậy thì, sẽ không chỉ
có những biến đổi về thể chất như đã đề cập ở trên mà còn
có rất nhiều biến động về tâm lý.

Với các bé gái, một số có thể cảm thấy thích thú với bộ
ngực đang lớn dần lên của mình nhưng một số khác lại có
cảm giác ngại ngùng, lo sợ sự chú ý của người khác.

Với các bé nam, nhiều trường hợp cảm thấy hãnh diện khi
trên mặt xuất hiện ria mép hoặc râu nhưng cũng có các
trường hợp khác lại cảm thấy không thoải mái.


Khi đó, sự giải thích, tâm sự của cha mẹ có thể giúp con
mình được yên tâm hơn, tránh những nỗi lo âu không đáng
có trong giai đoạn dậy thì.

Một hiện tượng khá phổ biến và thường gây nhiều lo lắng
cho trẻ vị thành niên đó là sự xuất hiện của mụn "trứng cá".
Thông thường chúng ta có thể khuyên trẻ rửa mặt nhẹ
nhàng với xà bông. Với các trường hợp mụn "trứng cá"
xuất hiện nhiều cha mẹ nên chủ động tìm sự hỗ trợ từ các
loại thuốc cho trẻ sử dụng. Trên thị trường hiện nay có rất
nhiều loại thuốc trị mụn “trứng cá” hiệu quả.

Ngoài ra trẻ ở lứa tuổi dậy thì cũng cần rất nhiều sự hướng
dẫn, chỉ bảo từ cha mẹ chẳng hạn như cách sử dụng dao
cạo râu (giữ dao cạo luôn sạch, thay dao cạo đã cùn bằng
dao cạo mới, không dùng chung dao cạo với ngưòi khác),
những giải thích về hiện tượng xuất tinh hay thủ dâm…

Hãy tâm sự với trẻ như những người bạn

Điều quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ nên làm là hãy nói
chuyện trực tiếp với trẻ để cung cấp cho chúng những hiểu
biết cần thiết, giúp chúng không bị bất ngờ trước những
thay đổi đột ngột cả về thể chất lẫn tinh thần. Chúng ta hãy
"tâm sự" với trẻ nhiều lần như những người bạn, không
phải nói một lần rồi thôi.

Có như thế trẻ sẽ không ngần ngại nói lên những suy nghĩ
và lo lắng của mình và cha mẹ sẽ giúp con cái mình vượt
qua một giai đoạn chuyển đổi quan trọng – tuổi dậy thì.


×