Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bí quyết để trẻ chia sẻ với cha mẹ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.11 KB, 5 trang )

Bí quyết để trẻ chia sẻ
với cha mẹ



Hãy gần gũi thân mật, trò chuyện với con.


Những câu hỏi kiểu như "Hôm nay con có hoàn
thành các bài trên lớp không?", hay những từ "cấm,
không" là một phần nguyên nhân dẫn đến việc trẻ
ngại chia sẻ với cha mẹ.

Theo Tomson Nguyễn, giảng viên chuyên nghiên cứu về
các phương pháp học tập đỉnh cao, nếu con trẻ nghe
những câu hỏi quan tâm của phụ huynh kiểu như “Hôm
này con được mấy điểm? Hôm nay con có bài kiểm tra
không? Hôm nay con có hoàn thành các bài trên lớp
không?”… đã dần dần tạo áp lực cho trẻ, khiến chúng
ngại ngùng chia sẻ những chuyện ở trường, nhất là các bé
ở độ tuổi lên 10.

"Điều này chẳng có gì là sai hay bạn đang bị mất đi một
phần vai trò của cha mẹ, đơn giản là đứa trẻ đang phát
triển độc lập và muốn có một chút riêng cho mình. Trong
hoàn cảnh đó, bạn cần thay đổi cách tiếp cận khi trò
chuyện", Tomson cho biết.
Theo ông, đối với trẻ, tốt nhất là bạn đừng hỏi kiểu thấm
vấn vì trẻ không muốn bị tra hỏi. Bạn hãy học cách lắng
nghe chăm chú những gì trẻ nói một cách tế nhị và kiên
nhẫn, dõi theo những cử chỉ điệu bộ và thái độ của bé.


Cần hết sức tránh các câu hỏi với câu trả lời có hay
không hay câu hỏi quá cụ thể. Hãy bắt đầu bằng các câu
hỏi đơn giản và dần bạn sẽ chuyển đến chủ đề nhạy cảm
mà bé không muốn nói. Điều quan trọng nhất là bạn hãy
nói theo ngôn ngữ và tư duy của trẻ chứ không phải là
thông điệp áp đặt cho chúng.
Dưới đây là những câu hỏi giúp bạn chia sẻ với con
cái dễ hơn:

- “Mẹ biết con có lẽ đang căng thẳng về bài kiểm tra toán
hôm nay. Bài đó thế nào nhỉ?”.
- “Mẹ rất tự hào về những việc con học tốt ở trường. Thế
dạo này ở trường có gì vui không?".
- “Khi ở độ tuổi của con mẹ cũng không thích môn xã
hội. Lúc đó mẹ thấy không mấy quan tâm tới Nga người
ta sống thế nào hay người Mỹ có bao nhiêu ngôn ngữ.
Thế hiện con thực sự không thích môn nào?”.
- “Thời gian con yêu thích nhất ở trường là khi nào?”
- “Con nghĩ điểm ở trường thế nào? Phiếu báo điểm có
khác gì với điểm con mong đợi không?”
- “Khi mẹ bằng tuổi con trong lớp mẹ có một bạn trai
nghịch nhất. Mẹ vẫn nhớ thái độ hống hách của cậu đó.
Lớp con có ai như thế không?”
- “Mẹ đã đọc rất nhiều tin trên báo có một số bạn lấy đồ
của các bạn khác. Thế trường con thế nào? Chuyện đó có
xảy ra không?”.
- “Trên mạng mẹ biết có nhiều vụ bắt nạt ở trường học.
Nghe có vẻ sợ nhưng mẹ không biết nó như thế nào. Con
có thể kể cho mẹ nghe về điều đó được không?”
- “Mẹ thấy lớp con có vài bạn mới. Bạn đó như thế nào?”

- “Mẹ thực sự thích cách con chọn những người bạn tốt.
Con thấy phẩm chất của một người bạn là gì nhỉ?”
- “Mẹ biết đã làm con bối rối khi mẹ cứ đòi gặp cha mẹ
bạn con trước khi cho con đến nhà bạn đó chơi. Nhưng
có điều mẹ cần phải làm khi mẹ là mẹ của con. Có cách
nào mẹ có thể làm để con thoải mái hơn không?”.
- “Hoạt động ở trường con và bài vở thế nào nhỉ? Cách gì
giúp con thoải mái hơn khi quản lý thời gian biểu và
trách nhiệm của mình không nhỉ?”
- “Mẹ thấy mẹ con mình đã lâu lắm không trò chuyện.
Thế con có muốn đi dạo và nói chuyện không?”
- “Mẹ tin mẹ đang làm con bối rối. Điều gì mẹ làm con
bối rối nhất nhỉ?”
Trò chuyện với trẻ là một quá trình liên tục. Luôn luôn
giữ bầu không khí gợi mở và sẵn sàng khi trẻ thích trò
chuyện. Bạn hãy uôn trò chuyện ngay cả khi bạn nghĩ trẻ
không lắng nghe. Thực tế trẻ đang lắng nghe nhưng có
thể tỏ vẻ ngược lại.

×