Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy con bằng tình yêu thương pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.32 KB, 5 trang )

Dạy con bằng tình yêu
thương

Kể chuyện trước khi
đi ngủ: Tùy theo khả
năng hiểu biết của từng
bé để bạn quyết định
thời điểm bắt đầu "tiết
mục kể chuyện đêm
khuya" cho con nghe.
Đa số các bé 2-3 tuổi
trở lên đều rất thích
nghe kể chuyện.
Nhiều bố mẹ lo rằng,
nếu con được yêu
thương quá sẽ hay vòi
vĩnh, làm nũng hoặc dễ


hư hỏng. Nhưng thực tế, yêu thương không có nghĩa là
nuông chiều. Vừa yêu thương vừa nghiêm khắc là phương
pháp giáo dục tốt nhất đối với trẻ.
Và bạn đừng quên nói yêu con vào mỗi ngày, càng nhiều
lần càng tốt. Bởi đây là một trong những điều giúp sợi dây
gắn bó giữa bé và bạn thêm bền chặt hơn. Bạn có thể dạy
con những bài học đầu đời về tình yêu thương qua những
điều giản dị dưới đây.
Bạn có thể nằm bên cạnh con, để con gối đầu lên cánh tay
và kể cho bé nghe những câu chuyện ngụ ngôn, chuyện cổ
tích hay thần thoại… Bé sẽ cảm thấy yêu thương và gắn bó
với bạn biết bao. Và những câu chuyện đầu đời ấy sau này


chắc chắn sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của bé.



Để bé phụ giúp bạn làm những việc vừa sức: Điều này
giúp trẻ có ý thức và trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ ngay từ
khi còn nhỏ. Bé sẽ cảm thấy mình cũng là thành viên tích
cực và có ích trong gia đình. Việc này cũng giúp bạn và bé
gần gũi với nhau hơn.
Chứng tỏ bạn luôn tin tưởng bé: Những khi bé sai, có lỗi,
có thể bạn không thể kiềm chế được. Nhưng sau khi mắng
mỏ con, bạn hãy cố lấy lại bình tĩnh và chứng tỏ với bé,
bạn luôn tin tưởng con sẽ không tái phạm, tin rằng bé sẽ
luôn là một đứa trẻ ngoan.
Đừng bao giờ để những mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc
sống hay các cơn tức giận bùng phát lấn át lý trí, khiến bạn
dùng những lời lẽ nặng nề miệt thị con mình, chẳng hạn
như: "Mày lì lợm lắm, sau này thể nào cũng thành ăn
cướp",… Những câu nói như thế với những đứa trẻ 3-4 tuổi
sẽ hằn sâu vào tâm trí cho đến tuổi trưởng thành. Nếu
thường xuyên như vậy sẽ tạo cho ra một hố sâu ngăn cách
tình cảm giữa bạn và con mình vĩnh viễn.

Chơi đùa và ca hát với bé: Không có gì tạo sự thích thú
cho bé bằng chơi đùa và ca hát. Bạn hãy thật sự tham gia
chơi đùa cùng bé, hòa chung niềm vui với con. Dạy và
cùng hát với con những bài thiếu nhi vui nhộn, bạn sẽ thấy
mình trẻ trung và yêu đời hơn.
Bữa cơm gia đình: Ngay khi bé biết ngồi ăn, có thể tự xúc
hoặc phải nhờ mẹ thì bạn cũng vẫn nên tập cho con ăn

chung với cả nhà. Những bữa ăn quây quần sẽ tạo hứng thú
cho bé ăn ngon miệng hơn và cảm nhận được không khí ấm
áp, thân thiết của một mái ấm gia đình.

Đưa con đi chơi: Em bé nào cũng thích đi chơi. Vì thế, con
bạn hẳn sẽ rất biết ơn và yêu quý những người hay đưa bé
đi chơi ở các địa điểm thú vị như công viên, khu vui chơi
thiếu nhi, sở thú… Vì vậy, bạn còn chần chừ gì mà không
đưa con đến những nơi đó.
Tôn trọng ý kiến của bé: Bạn đừng lấy quyền làm cha mẹ
để áp đặt mọi thứ lên con cái mình, dù nó mới chỉ là một
em bé. Rất nhiều bé mới 3-4 tuổi đã rất thích được tự chọn
quần áo, giày dép và quấy khóc ầm ĩ nếu bị bắt mặc đồ
không thích. Nếu thấy những mong muốn hay yêu cầu của
con không quá đáng, bạn nên tôn trọng quyết định của bé.
Với bạn, bé là số 1: Hãy giúp con cảm nhận được điều đó.
Rất nhiều đứa trẻ cảm thấy tủi thân và buồn bã vì thiếu sự
quan tâm của cha mẹ. Cho dù có bận rộn đến đâu, bạn vẫn
nên dành một chút thời gian để chứng tỏ với bé rằng bạn
luôn yêu thương và quan tâm đến con.
Thời gian trôi qua rất nhanh, bé của bạn chẳng mấy chốc sẽ
lớn lên. Nếu ngay lúc này bạn không tận dụng từng giờ
từng phút quý báu để dạy cho con những bài học yêu
thương, sẽ có lúc bạn không còn cơ hội để quay lại từ đầu.
Đặt cho con một cái tên ở nhà thật đặc biệt, thật dễ thương
và đáng yêu như Cún con, Con chim non… Mỗi lần bạn
trìu mến gọi con bằng cái tên đó, bé sẽ cảm nhận được tình
cảm mà bố mẹ dành cho nhiều hơn.


×