Chuẩn bị cho trẻ vào lớp
một: Phát triển năng lực tư
duy cho trẻ
Bên cạnh những việc
chuẩn bị cho trẻ về tâm
lí, thể lực, ngôn ngữ, ta
cần chú ý đặc biệt đến
việc hình thành các
năng lực tư duy cho trẻ
để trẻ có thể học tập ở
lớp được một cách dễ
dàng.
Trước hết, phải chú ý phát triển và rèn luyện tính quan
sát cho trẻ:
Trong các sinh hoạt hằng ngày trước khi trẻ hành động,
người lớn cần giao nhiệm vụ.
Hãy rèn luyện tính quan sát
cho trẻ
Ví dụ:
- “Con hãy nhìn xem, cổ áo có thẳng không? Nhớ mặc áo
thun đúng chiều, không mặc ngược cổ”.
- “Con hãy lấy đúng ly của con, ly có kí hiệu bông hoa
màu đỏ”.
- “Con hãy nhìn xem cây nào héo nhiều nhất thì tưới
nước trước – cây nào to nhất thì tưới nhiều nước nhất”
Những nhiệm vụ đó bắt trẻ phải nhìn, quan sát và so sánh.
Từ đó, chúng chú ý đến các chi tiết cần thiết.
Khi đi chơi ngoài đường, hướng sự chú ý của trẻ vào cây
cối, nhà cửa, đường phố, người đi lại và hỏi trẻ những
câu bắt buộc chúng phải miêu tả sau khi nhìn và quan
sát.
Ví dụ:
- Con hãy nhìn xem, cây đã có hoa chưa?
- Hôm nay đường phố có gì khác? (có treo cờ, băng rôn)
- Trời lạnh quá, mọi người ăn mặc thế nào?
- Ở trường mẫu giáo, khi trẻ hoạt động ngoài trời, cô có
thể giao nhiệm vụ cho trẻ quan sát cây cối (Hoa màu gì?
Cây nào cao nhất, thấp nhất, lá to nhất, lá nhỏ nhất… tùy
lứa tuổi của trẻ). Quan sát chim hoặc thú (Chim màu gì,
nhiều hay ít, mấy con, bay thế nào, kêu ra sao, mổ thóc thế
nào…). Nếu ở lớp lớn có thể dùng câu hỏi khái quát hơn:
“Hãy nhìn các con chim và kể lại cho cô về chúng”. Những
nhiệm vụ đó bắt trẻ phải nhìn và nhìn thấy – phải lắng nghe
và nghe thấy – Từ đó phát triển thòi quen quan sát cho trẻ.
Trong quá trình quan sát của trẻ, ta có thể hướng trẻ xem
xét những chi tiết (đi từ khái quát đến chi tiết) để phát
triển những tình cảm, cảm nhận tinh tế ở trẻ.
Ví dụ: Con có thấy giọt sương trên lá hoa sen không?
Bông sen nở rồi, con ngửi mùi xem, có màu gì bên
trong cánh hoa? Nói cho cô nghe, có những gì bên
trong các cánh hoa?…
Cứ như thế, luyện cho trẻ ở mọi nơi mọi lúc, trong sinh
hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường, trong giờ học, giờ chơi của
trẻ. Từ đó sẽ hình thành cho trẻ tính quan sát tích cực, chủ
động, khả năng nhạy bén và sự cảm nhận tinh tế với môi
trường sống. Từ đó, trẻ sẽ có khả năng học tập ở lớp một
tốt hơn.