Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhận biết và phát huy năng khiếu giao tiếp xã hội của trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.23 KB, 8 trang )

Nhận biết và phát huy năng
khiếu giao tiếp xã hội của trẻ

Vấn đề nhận biết và
trau dồi kỹ năng giao
tiếp xã hội (hay năng
khiếu giao tiếp xã hội)
ở trẻ là một vẫn đề rất
quan trọng. Trẻ cần
được trợ giúp để phát
hiện và phát triển kỹ
năng này bởi chúng
đang còn ở trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách và trí tuệ.
Trẻ cần có kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám
phá, đánh giá bản thân mình và người khác, để
học hỏi và kiểm chứng những kinh nghiệm của
mình. Và hơn hết, tính sáng tạo của trẻ được bộc


lộ rõ nét nhất thông qua quá trình giao tiếp với thế
giới bên ngoài.

Là phụ huynh, bạn cần dành nhiều thời gian cho việc
nhận biết năng khiếu này ở trẻ bằng việc tìm hiểu trẻ
trong những điều kiện và tình huống tự nhiên hàng
ngày. Hãy quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi
đứng lên phát biểu, múa hát, diễn kịch, kể chuyện…
ở giữa đám đông không?
Trẻ có đam mê dã ngoại hay có mong mỏi được tham
gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên và


sáng tạo khi tưởng tượng ra một cuộc trò chuyện với
búp bê không?
Trẻ có lễ phép trong cách nói chuyện với người trên
và hòa nhã với các bạn đồng trang lứa không?
Trẻ có cảm nhận hay đoán biết nhanh chóng trạng
thái tình cảm của người khác không?; Trẻ có biết
cách trình bày rõ ràng, chính xác những sở thích hay
mong muốn của mình không?
Trẻ có hưởng ứng hay phản ứng cân bằng với những
trạng thái tình cảm của người khác không?…
Nếu câu trả lời của bạn là “Có” cho phần lớn các câu
hỏi trên thì năng khiếu giao tiếp xã hội của con bạn
thực sự thể hiện rất rõ rệt. Tuy nhiên, điều này không
có nghĩa là nếu bạn có nhiều câu trả lời “Không” thì
con bạn không có năng khiếu này. Rất có thể năng
khiếu này của bé còn ở dạng tiềm tàng. Vì vậy, việc
phát huy tối đa năng khiếu giao tiếp xã hội của con
bạn là một việc làm rất cần thiết, thông qua các cách
được gợi ý sau đây:

Cung cấp cho trẻ những “kiến thức xã hội nền
tảng”:
Thông thường trẻ có hiểu biết xã hội càng dồi dào thì
càng tự tin, hoạt bát và thích ứng nhanh. Hãy cùng
trẻ đi thăm nhiều nơi khác nhau như chợ, siêu thị,
nhà sách, sân bay, sở thú, công viên, bưu điện… Ở
mỗi nơi, hãy đặt cho trẻ những câu hỏi và yêu cầu trẻ
trả lời. Ví dụ, ở chợ hay siêu thị chúng ta có thể hỏi
trẻ: “Con tôm khác với con cua ở chỗ nào?” hay “Con
hãy nói xem trái cam và trái chanh giống nhau và

khác nhau ở những điểm nào?”.
Ở sở thú chúng ta có thể giúp trẻ nhận biết và phân
biệt các loại thú như “thú ăn cỏ”, “thú ăn thịt”, ”thú có
thể sống cả ở trên cạn và dưới nước” v.v. Câu trả lời
của trẻ không nhất thiết phải chính xác, cái quan
trọng là trẻ có suy nghĩ và có câu trả lời. Rất nhiều khi
những câu trả lời của trẻ có thể làm bạn bất ngờ! Việc
so sánh không chỉ làm tăng khả năng đối chiếu, óc
phán đoán mà còn phát triển tư duy logic của trẻ –
một điều không thể thiếu để thành công trong việc
phát triển năng khiếu giao tiếp xã hội.

Tập cho trẻ cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến,
quan điểm của người khác bằng cách tôn trọng ý
kiến, sở thích của chính trẻ:
Hãy để trẻ tự ý chọn con thú nhồi bông mà trẻ yêu
cầu hay màu sắc cho cái áo gối của mình… Người
biết tôn trọng người khác sẽ dễ dàng được tiếp nhận
trong xã hội hơn.

Đặt ra những vấn đề khác nhau và cùng trẻ thảo
luận:
Tại sao chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau?; Tại sao
chúng ta phải học tốt?; Tại sao bên cạnh việc trả tiền
rồi ta nên cảm ơn người bán hàng nữa?… Hãy lắng
nghe trẻ trình bày quan điểm của mình và khuyến
khích trẻ nói. Đừng bắt trẻ phải có suy nghĩ và quan
điểm giống chúng ta. Thế giới sẽ buồn tẻ biết bao nếu
tất cả mọi người đều giống nhau!


Khuyến khích trẻ giao tiếp với những trẻ khác
nhưng kèm theo đó là kiểm tra hành vi của trẻ.
Đừng nhốt trẻ trong nhà chỉ vì sợ trẻ hư! Hãy dũng
cảm để con bạn cọ xát với bạn đồng trang lứa và
quan sát để có những sự can thiệp đúng lúc. Hãy hỏi
con bạn vào cuối ngày: “Kể cho ba (mẹ) nghe về
những gì con biết được vào ngày hôm nay nhé!”,
“Chơi với bạn này (hay bạn kia) có vui không? Tại
sao?”…

Tập cho trẻ cách nhận biết tình cảm của những
người xung quanh bằng cách chơi trò chơi đoán
biết với trẻ.
Hãy diễn tả một khuôn mặt vui vẻ và yêu cầu trẻ nói
xem mình đang ở trong trạng thái tình cảm gì. Tương
tự có thể diễn tả một vẻ mặt mếu máo, cau có, tức
giận… hoặc cũng có thể vẽ một số khuôn mặt trong
nhiều trạng thái tình cảm khác nhau lên giấy bìa cứng
và đưa cho trẻ xem để nhận biết.

Tập cho trẻ cách bày tỏ tình cảm, thái độ của
mình một cách phù hợp và đúng mực.
Ví dụ, khi trẻ phụng phịu vì không hài lòng về một
việc gì đó hãy yêu cầu trẻ kể ra việc đó, hoặc đặt ra
một số trường hợp như: “Nếu bạn Phương ngồi khóc
ở góc phòng thì con sẽ làm gì để bạn nín khóc?”,
“Nếu bạn Vũ được nhận phần thưởng học sinh giỏi
thì con sẽ nói gì để chúc mừng bạn ấy?”, “Nếu bạn
Dũng đánh bạn Khoa thì con sẽ can thiệp bằng cách
nào?”… Hãy cùng trẻ thảo luận và lựa chọn cách giải

quyết.

Khuyến khích trẻ chơi trò chơi đóng kịch để phát
huy khả năng diễn tả tình cảm của trẻ ở mọi loại vai
diễn. Hãy để trẻ tự do chọn lựa cách biểu lộ cảm xúc
và khen ngợi trẻ.

Cùng trẻ chơi hoặc khuyến khích trẻ mời các bạn
khác cùng chơi những trò chơi đòi hỏi sự cộng tác
như: kéo co, rồng rắn lên mây…, cùng nhau vẽ tranh,
cùng nhau hát một bài hát thật đều… Điều này giúp
trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp và
hợp tác với nhau.

Trẻ có năng khiếu giao tiếp xã hội dễ dàng thành
công trong mọi lãnh vực, đặc biệt là một số lãnh
vực, ngành nghề như: giáo dục, tâm lý, tư vấn, ngoại
ngữ – dịch thuật, du lịch, khách sạn, tiếp thị, đối
ngoại, công tác xã hội, phát triển cộng đồng, hợp tác
quốc tế, luật, các ngành văn hóa – nghệ thuật như
nghệ sĩ, diễn viên…
Tuy nhiên, mặc dù thiên hướng của trẻ là như vậy
nhưng chúng ta chỉ nên hướng dẫn và tạo điều kiện
để trẻ phát triển chứ không ép buộc trẻ phải theo một
ngành nghề nào. Quan điểm của chúng ta là giáo dục
toàn diện.

Và một lời nhắn nhủ cuối cùng cho các bậc phụ
huynh: “Trẻ luôn bắt chước người lớn, và Cha Mẹ là
những người lớn gần gũi trẻ nhất”. Chúc các bạn

thành công!

×