Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Teen thích những tiết học như thế nào? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.98 KB, 7 trang )

Teen thích những tiết
học như thế nào?





Cùng zoom vào những tiết học được teen bình chọn là
"chuẩn không cần chỉnh" dưới đây nhé. Ngoài vốn kiến
thức được cập nhật, teen còn học hỏi thêm được nhiều
điều hay ho lắm đấy!

Đã qua rồi cái thời kỳ mà đại đa số các trường phổ thông
trong cả nước áp dụng theo phương pháp "thầy giảng –
trò…ngáp, thầy đọc – trò chép". Thời gian gần đây các
trường học có xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy để
teen nhà ta thỏa sức thể hiện sự năng động, sáng tạo cũng
như đẩy mạnh sự tự tin trước đám đông dưới vai trò là một
nhà hùng biện, diễn viên, nhà thuyết trình.

Cùng zoom vào những tiết học được teen bình chọn là
"chuẩn không cần chỉnh" dưới đây nhé. Ngoài vốn kiến
thức được cập nhật, teen còn học hỏi thêm được nhiều điều
hay ho lắm đấy!
1. Học theo kiểu nhập vai
Nếu bạn nghĩ rằng tiết Văn là một tiết học cực kỳ nhàm
chán với cách giảng bài của thầy cô không khác gì
đang…gây mê cho học sinh thì bạn lầm to rồi đấy! Điển
hình là các bạn trường THPT Nguyễn Công Trứ đã có
những tiết học Văn rất sôi động và cuốn hút, những tiết học
mà các bạn ấy được nhập vai làm nhân vật chính trong một


tác phẩm văn xuôi nào đấy.
Đột nhập vào một giờ giảng Văn bài "Mảnh trăng cuối
rừng" của Nguyễn Minh Châu, ta sẽ thấy một bạn nam
đóng vai Lãm và một bạn gái đóng vai Nguyệt đang đứng
trước lớp diễn lại tác phẩm đó, kèm theo những tình tiết
được hư cấu thêm làm cho không khí lớp học trở nên vui
nhộn hơn bao giờ hết. Sau đó, hai bạn ấy sẽ đọc bài phân
tích nhân vật mà mình thủ vai đã được soạn tại nhà từ trước
để cả lớp góp ý và đưa ra những câu hỏi mà nhân vật nam
cũng như nhân vật nữ phải lần lượt trả lời. Ví dụ câu hỏi là
"Vì sao qua bao nhiêu bom đạn chiến tranh mà Nguyệt vẫn
chờ Lãm?" hay "Lãm yêu điều gì ở Nguyệt nhất, tâm hồn
hay vẻ đẹp hoàn mĩ?"…
Theo các teen đánh giá thì cách học này mang lại hiểu quả
rất cao vì nó làm cho việc nhớ tác phẩm cũng trở nên dễ
dàng hơn. Hơn nữa việc đóng vai nhân vật như thế sẽ tạo ra
các góc nhìn mới lạ cho tác phẩm mà mình đang học.
Các học sinh lớp 12 trường THPT Võ Thị Sáu đã bình chọn
tiết Giáo dục công dân là một tiết học thích hợp cho việc
"xả xì-trét" sau những giờ học căng thẳng trên lớp. Một lớp
học chia thành bốn tổ, mỗi tổ sẽ được giao một chủ đề và
trình bày quan điểm của mình về chủ đề đó bằng nhiều
cách như thuyết trình, diễn kịch, ca hát…Đa phần, các bạn
ấy luôn chọn cách diễn một vở kịch hài để mang lại những
trận cười nghiêng ngả cho cả lớp. Chẳng hạn đề tài về
"Luật hôn nhân" thì các bạn sẽ diễn một vở kịch hài với
kịch bản là một cô gái bị ép bán cho người ngoại quốc…
Những thông điệp mà vở kịch ấy lồng vào giúp cả lớp hiểu
rõ hơn về bài học của mình mà vẫn được giải trí một cách
thoái mái thì còn gì thú vị hơn nhỉ!

2. Học theo kiểu nhà hùng biện
Cách học này đã được nhiều trường áp dụng theo hình thức
một bạn lên thuyết trình bài học, chỉ các bạn giải bài tập và
cả lớp ở dưới đặt ngược những câu hỏi hóc búa trong bài
học để bạn ấy trả lời. Bạn Trà Linh (THPT Chu Văn An )
cho biết: “Tiết học Sử và Địa ở trường tớ đặc biệt lắm nhé!
Thầy giáo trao cho bọn tớ quyền tự thiết kế bài giảng, sau
đó bọn tớ tự lập nhóm nghiên cứu đề tài rồi giảng trên
phòng LAB, sử dụng máy chiếu, DVD. Vì thế mà hai môn
học tuy khô khan, nhất là đôi với lớp Lý bọn tớ nữa, lại trở
nên cực kỳ thú vị.”
Tiết học Tiếng Anh của trường THPT Chu Văn An có 50%
là học tại phòng LAB của trường, được trang bị máy chiếu
và tai nghe rất đầy đủ. Tùy từng bài học mà thầy cô chuẩn
bị giáo án khác nhau. Có những tiết các bạn phải tự chuẩn
bị bài học cho tiết đó theo nhóm và sẽ lên giảng lại cho cả
lớp phần của mình chuẩn bị y như là thầy cô vậy. Sau đó cô
giáo sẽ chấm điểm không chỉ phần kiến thức mà còn phần
trình bày, thi hùng biện. Đặc biệt hơn nữa là các bạn ấy còn
được xem phim mà không có phụ đề để luyện kỹ năng nghe
hiểu, cách phát âm, các thành ngữ giao tiếp… Vừa được
xem phim hấp dẫn lại còn học được nhiều điều mới nữa, ai
mà chẳng thích nhỉ?
Còn ở trường THPT Bùi Thị Xuân thì các bạn phải viết một
bài văn Tiếng anh theo quan niệm của mình về đề tài gì đó.
Chẳng hạn như câu hỏi: "What is your choice, an
uninspired job with high salary or interesting job with low
payment?" (Bạn sẽ chọn lựa gì giữa một công việc bạn
không thích nhưng mang lại nhiều tiền và một công việc
bạn rất yêu thích nhưng tiền thì khá ít?). Một bạn sẽ đưa ra

sự chọn lựa của mình, giải thích tại sao và cả lớp có thể đặt
câu hỏi cho bạn ấy trả lời, thật thuyết phục mà tất nhiên là
phải bằng tiếng Anh đấy!
3. Học tiếng Anh trong giờ Lý
Năm ngoái, trường THPT Võ Thị Sáu có mở ra một
phương án dạy rất hay cho các tân binh mới vào lớp 10, đó
là cách học môn toán, lý, hoá bằng tiếng Anh. Cách học
này chủ yếu dành cho các bạn học chuyên ban A sau này
muốn kiếm học bổng nước ngoài. Nhưng thật tiếc rằng có
quá ít học sinh đủ tiêu chuẩn nên nhà trường không phối
hợp mở lớp được. Hic! Các teen lớp 10 năm nay cố gắng
nhé!
Nhưng đối với các lớp TCTA (tăng cường tiếng Anh) thì đã
có vài môn thầy cô cho học bằng tiếng Anh rồi đấy! Điển
hình đó là môn Vật Lý. Giáo viên mua sách từ bên Mỹ và
đưa ra một số bài tập tiếng Anh cho các học sinh làm thử,
có những từ mới không hiểu, nhất là từ chuyên môn thì
giáo viên sẽ giải thích cho các bạn ấy thật cặn kẽ.
Bạn Cindy Hwang (lớp 11TA2) cho biết: "Đây là phương
án học cực kỳ thú vị và mang lại hiệu quả cao, sẽ được áp
dụng cho các lớp TCTA khối 10 và 11 của trường. Mình
thấy cách học này rất có lợi cho những bạn muốn giành lấy
học bổng cũng như đi du học, nhưng nếu phát huy được
nhiều môn và nhiều thầy cô dạy hơn nữa thì tốt hơn!"

Teen ngày càng thích những tiết học mà mình được làm
chủ, thỏa sức sáng tạo hơn là những tiết học ngồi gật gù
trong lớp chép bài. Mong sao các thầy cô bộ môn cho teen
có cơ hội được thể hiện mình, được nhập tâm thật sự vào
bài học qua những tiết học bổ ích nhưng không kém phần

thú vị như trên.


×