Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Để trẻ vị thành niên gắn bó với gia đình docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.46 KB, 5 trang )

Để trẻ vị thành niên gắn bó
với gia đình


Cha mẹ của các trẻ vị thành niên
thường than thở rằng giữa họ và trẻ
không có gì chung với nhau, và rằng
trẻ giảm mức độ gắn bó với gia đình
khi bước vào độ tuổi này.
Sau đây là một số ý kiến giúp trẻ vị
thành niên gắn bó hơn với gia đình:

1. Hãy kiên nhẫn:

Bạn có thể cảm thấy giận và tổn thương khi con trẻ có thái
độ không muốn bạn ở xung quanh chúng. Trẻ ở tuổi vị


thành niên đang cố tạo dựng một cuộc sống của riêng mình,
một cuộc sống thích thú đầy mộng mơ.

Giai đoạn này quả là căng thẳng đối với các bậc cha mẹ
nhưng thật ra rất tốt cho trẻ. Trẻ vị thành niên cần hoạch
định những gì chúng muốn và cần từ các mối quan hệ và
cuộc sống. Mặc dù trông như con bạn bị cuốn đi đâu mất,
thật ra chúng đang khởi đầu việc tạo dựng một cách nhìn
trưởng thành hơn về cuộc sống bên ngoài.

2. Hãy quan tâm đến cuộc sống của trẻ:

Hãy tham dự các hoạt động thể thao và các buổi trình diễn


văn nghệ của trẻ. Đề nghị giúp trẻ thực hiện các đề án trong
trường học hay dẫn trẻ và bạn bè đi chơi công viên giải
trí. Bạn vẫn là những người cha, người mẹ và hoàn toàn có
thể có những giờ phút vui vẻ với con mình.

3. Hãy nói chuyện với trẻ khi chúng có hành vi gây
phiền toái:

Trẻ vị thành niên cho rằng cha mẹ chúng chẳng biết gì về
các chất gây nghiện, giới tính hay cuộc sống tuổi thành
niên nói chung. Nếu bạn phát hiện hành vi gây phiền toái
nào đó nơi con mình, hãy nói cho chúng biết. Một khi con
bạn thấy rằng bạn không phải là không biết gì và thật sự
lưu tâm đến hành vi của chúng, chúng có khuynh hướng
dừng lại. Một vài trẻ vị thành niên xem nổi loạn như một
cách gây chú ý của người xung quanh.

4. Lập ra những quy định nền tảng:

Hãy tỏ ra công bằng. Cho phép trẻ đi chơi với bạn bè khi
nào trẻ còn tuân thủ quy định, đi về đúng giờ và không gây
ra phiền toái. Con bạn cần phải có cảm giác bạn tin cậy
chúng, do vậy bạn hãy tin tưởng chúng cho đến khi chúng
phá vỡ quy định đã đề ra. Bạn cần giải thích cho trẻ hậu
quả những hành động chúng đã làm và phạt chúng. Nếu
bạn thẳng thắn, đâu ra đó, con bạn sẽ tôn trọng bạn.

5. Tạo ra các hoạt động mang tính gia đình:

Cho phép trẻ có những giờ phút bên bạn bè, nhưng bạn

cũng nên lên chương trình cho các hoạt động mang tính gia
đình. Ví dụ như dành những buổi chiều Chủ Nhật để gia
đình cùng nhau chơi trò chơi, cùng xem phim hay đi ăn bên
ngoài với nhau. Hãy rủ trẻ cùng đi xem phim và cùng nhắm
nháp những que kem mát lạnh. Cho trẻ tham gia vào các
hoạt động tươi vui sẽ thích thú hơn nhiều so với việc bắt
buộc chúng phải bỏ thời gian kè kè bên bạn.

6. Giao cho trẻ trách nhiệm đối với công việc nhà:

Hãy lên danh sách các công việc nhà, hay giao cho trẻ trách
nhiệm trông em sau giờ tan học. Bằng cách cho trẻ tham
gia vào cuộc sống của nhà, chúng sẽ tự động cảm thấy gắn
bó hơn với gia đình.

7. Cho trẻ thời gian xả hơi:

Mặc dù bạn nhớ con và mong muốn chúng dành thời gian
cho gia đình nhiều hơn, không nghi ngờ gì nữa, chúng sẽ
quay về với gia đình khi chúng đã sẵn sàng. Có thể đôi lúc
bạn sẽ cảm giác ở lứa tuổi này sao trẻ lại “ích kỷ” thế.
Nhưng sau vài năm trải nghiệm với cuộc đời, chúng sẽ hiểu
được bạn nỗ lực ra sao để có một gia đình tuyệt vời như
vậy và chúng không còn cho đó là điều hiển nhiên nữa.

×