Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.26 MB, 140 trang )

Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
DANH MỤC HÌNH 6
I. PHÂN TÍCH SỰ CẦN THIẾT CỦA HỆ THỐNG INBUILDING CÔNG NGHỆ MỚI 9
I.1. Phân tích nhu cầu phủ sóng trong nhà tại các tòa nhà tại Việt Nam 9
I.2. Phân tích các giải pháp phủ sóng tòa nhà đang được áp dụng tại VNPT: 9
I.2.1. Giải pháp phủ sóng IBC bằng MacroCell 10
I.2.2. Giải pháp phủ sóng IBC bằng Repeater 11
I.2.3. Giải pháp phủ sóng IBC bằng Micro Cell 12
I.2.4. Giải pháp sử dụng hệ thống DAS trong tòa nhà Buildings 13
I.3 Phân tích nhu cầu triển khai hệ thống Inbuilding sử dụng công nghệ mới 14
II. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP DAS CHO IN-BUILDING CÓ SỬ DỤNG PHẦN TỬ TÍCH CỰC:
16
II.1. Hệ thống Inbuilding sử dụng công nghệ Passive DAS 16
II.1.1. Quy hoạch Passive DAS 16
II.1.2. Tổng quan về Passive DAS 20
II.1.3 Ứng dụng của Passive DAS 21
II.2. Hệ thống Inbuilding sử dụng công nghệ Active DAS 21
II.2.1. Quy hoạch Active DAS 22
II.2.2. Active DAS cho 1 khu quần thể gồm nhiều tòa nhà lớn 22
II.2.3. Active DAS cho một khối tòa nhà có kích thước trung bình lớn 27
II.2.4. Active Fiber DAS 29
II.3. Giải pháp Hybrid Active DAS 33
II.3.7 Một số giải pháp Hybrid DAS khác 36
Giải pháp BDA nội tuyến 36
Kết hợp Passive và Active DAS Indoor 37
Kết hợp vùng phủ Indoor và Outdoor 41
II.4. Lựa chọn giải pháp và thiết kế hệ thống Active DAS cho Inbuilding: 42


II.4.1. Thủ tục quy hoạch In-building 42
Quá trình thực hiện quy hoạch in-building 43
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 1
ti khoa hc cp Tp on Nghiờn cu trin khai gii phỏp ph súng trong nh cao tng s dng cỏc
phn t tớch cc trờn mng thụng tin di ng Tp on VNPT
______________________________________________________________________
Phn quy hoch tn s vụ tuyn ca quỏ trỡnh 44
Kho sỏt trm 44
Thi gian trin khai 45
Quỏ trỡnh thc hin, tinh chnh, th nghim v kim tra 45
II.4.2. Chin lc thit k Inbuilding 45
Quy hoch cỏc im hot-pot 46
Nhng lu ý trong thit k 47
Lp t cỏc anten inbuilding 48
II.4.3. H thng anten 50
Nguyờn tc lp t anten 50
Kho sỏt 56
Quỏ trỡnh phỏt súng gi v o vựng ph súng 56
II.3.4. Thit k tn s 58
Cỏc nguyờn tc khi quy hoch tn s cho inbuilding 58
o tn s vụ tuyn 59
II.3.4. Tớnh toỏn v kim soỏt lu lng 62
Tớnh toỏn lu lng 63
Kim soỏt lu lng 65
II.4.5. Tinh chnh 68
II.5. Cỏc bc thc hin ti u húa cho h thng In-building 69
II.5.1 Cỏc KPI ỏnh giỏ h thng Inbuilding 71
Yêu cầu về công nghệ, chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống 72
II.5.3 Ci t cỏc tham s ti u húa cho h thng In-building 81

III. TRIN KHAI NG DNG GII PHP CHO MNG MOBIFONE 84
III.1. Thit k lp t v ti u h thng DAS cú s dng phn t tớch cc cho tũa nh Bo Gia, Tp.
HCM 84
III.1.1 Phõn tớch yu t kinh t k thut, la chn gii phỏp: 84
Cu trỳc tũa nh: 84
Tớnh toỏn, phõn tớch cỏc yu t kinh t k thut: 85
III.1.2 Kho sỏt thit k h thng IBC 90
________________________________________________________________________
n v thc hin: Cụng ty thụng tin di ng VMS 2
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
III.1.3 Cài đặt tham số vô tuyến cho hệ thống Inbuilding: 110
III.2. Đo kiểm tra đánh gia chất lượng của giải pháp 113
III.2.1 Vùng phủ sóng: 113
III.2.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật: 119
IV. KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG TRONG TOÀN TẬP ĐOÀN VNPT 121
IV.1. Các kịch bản triển khai hệ thống DAS có sử dụng phần tử tích cực trên mạng di động của VNPT
121
IV.2. Lộ trình triển khai hệ thống DAS có sử dụng phần tử tích cực dùng chung cho các mạng di động
của VNPT: 128
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 3
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, tình hình thị trường thông tin di động ở các nước trên thế giới đang diễn ra

sôi động và quyết liệt; tình hình thị trường di động trong nước cũng sôi động không kém.
Tại Việt Nam, đã có tới 8 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động: Mobifone, Vinaphone,
Vietel, S-phone, VietnamMobile, E-Mobile, Beeline, Indochina Telecom, tạo nên bối
cảnh cạnh tranh mới mang xu thế ngày càng có lợi cho khách hàng. Để có thể chiếm
được thị phần thuê bao di động của mình, các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di
động đã không ngừng phát triển mở rộng mạng lưới, dung lượng thiết bị, áp dụng công
nghệ mới nhất để tăng cường dung lượng, chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
khách hàng ngày càng tốt hơn.
Với sự phát triển nhanh chóng về nhu cầu sử dụng, các nhà cung cấp dịch vụ di động
đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề quy hoạch phát triển mạng lưới trong tương
lai, cụ thể như sau:
 Nhu cầu cần sử dụng mạng di động trong các toà nhà cao tầng lớn mà hệ thống
DAS cũ sử dụng các phần tử thụ động không đáp ứng được.
 Sự cạnh trạnh ngày càng gay gắt giữa các nhà cung cấp điện thoại di động, dẫn
đến vấn đề cải thiện về chất lượng mạng lưới là rất quan trọng.
Do đó vấn đề thiết kế, quy hoạch và tối ưu mạng lưới thông tin di động để đáp ứng
được nhu cầu rất lớn của người khách hàng trong tương lai là rất quan trọng, cần phải có
phương pháp đánh giá một cách chính xác, đo kiểm bằng các thiết bị chuyên dụng thực tế
về tình hình chất lượng mạng lưới để từ đó phân tích, chọn lựa các phương án thực hiện,
nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng ngày càng tốt hơn. Và nhiệm vụ của đề
tài này chính là trả lời cho câu hỏi trên.
Vì vậy, nhiệm vụ chính của đề tài:
1. Trình bày giải pháp thực hiện mở rộng vùng phủ sóng In-building sử dụng các
phần tử chủ động. Phân tích những ưu nhược điểm của từng giải pháp từ đó đưa ra
giải pháp phù hợp cho từng loại in-building khác nhau, nâng cao chất lượng vùng
phủ sóng cả 2G lẫn 3G.
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 4
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT

______________________________________________________________________
2. Ứng dụng thực tế, thiết kế hệ thống In-Building cho cao ốc Bảo Gia tại Tp Hồ Chí
Minh. Đề tài này đã được triển khai, hoàn thành đúng tiến độ và có kết quả thực
tiễn. Để có được kết quả này, nhóm nghiên cứu đề tài xin trân trọng cám ơn sự
giúp đỡ nhiệt tình, quý báu về mọi mặt của các phòng ban chức năng trong Công
ty thông tin di động, Công ty dịch vụ Viễn Thông cũng như Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam.
Do thời gian hạn hẹp nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Nhóm đề tài mong nhận được ý kiến đóng góp của các đơn vị để đề tài có thể đạt được
kết quả tốt hơn.
Xin chân thành cám ơn !

Thay mặt nhóm đề tài
Chủ trì đề tài
Ths. BÙI ANH TUẤN
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 5
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Giải pháp Macro Cell cho IBC
Hình 2. Giải pháp Repeater cho IBC
Hình 3. Giải pháp Micro Cell cho IBC
Hình 4. Giải pháp lắp hệ thống IBC trong Building
Hình 5. Sơ đồ Passive DAS diagram với thông tin cơ bản và dữ liệu
Hình 6. Ví dụ về một DAS chủ động thuần túy có 2 băng tần cho một tòa nhà; khoảng
cách lên đến 6km từ trạm gốc đến ăng-ten mà bị không suy hao
Hình 7. Ví dụ về Pure Active DAS cho tòa nhà nhỏ, có khoảng cách là 400m giữa trạm
gốc và ăng-ten, không có sự suy hao.

Hình 8. Giải pháp quang học DAS cho đa dịch vụ
Hình 9. Ví dụ của Hybrid Active DAS, kết hợp của các phần tử chủ động và Passive
DAS
Hình 10. Ví dụ của một Hybrid DAS, một hệ thống thụ động được bổ sung thêm một
BDA
Hình 11. Ví dụ về một Hybrid DAS, hệ thống thụ động với Active DAS ở những phần xa
tòa nhà
Hình 12. Độ phủ RF ở trong tòa nhà với trạm macro trên sân thượng thấp do yêu cầu
phản xạ để đảm bào độ phủ trong nhà
Hình 13. Khai thác ra một phần nhỏ (0,1 dB) của công suất cho sector ngoài trời là đủ để
cung cấp cho hoạt động DAS trong nhà, nâng cao sử dụng các trạm gốc.
Hình 14. Thủ tục thiết kế In-building
Hình 15. Bán kính vùng inbuilding sử dụng anten omni
Hình 16. Các vị trí anten trong khu mua sắm
Hình 17. Vị trí anten trong khu vực tường dầy bao xung quanh
Hình 18. Vị trí anten trong khu vực tường mỏng bao xung quanh
Hình 19. Vị trí anten trong Buiding
Hình 20. Ước lượng mức thu bằng Tems Prediction (sử dụng anten omni với 10dB EIRP)
Hình 11. Suy hao trong khong gian tu do
Hình 22. Cấu hình phân bố anten theo Zigzag
Hình 23. Cấu hình phân bố anten chồng lên nhau
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 6
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
Hình 24. Sơ đồ thực hiện đo test sóng bằng thiết bị TEMS
Hình 25. Outdoor cell chia vùng phủ sóng với indoor cell
Hình 26. Root đo ban đầu
Hình 27. Scan tần số CH1-CH30

Hình 28. Khảo sát vị trí anten
Hình 29. Suy hao khi khoảng cách gấp đôi
Hình 30. Trungking gain
Hình 31. Tòa nhà Bảo Gia theo thiết kế
Hình 33. Mặt bằng bố trí anten tầng hầm 1
Hình 35. Mặt bằng bố trí anten tầng hầm 3
Hình 36. Mặt bằng bố trí anten tầng 1
Hình 37. Mặt bằng bố trí anten tầng 2
Hình 38. Mặt bằng bố trí anten tầng 3
Hình 39. Mặt bằng bố trí anten tầng 4
Hình 40. Mặt bằng bố trí anten tầng 5
Hình 41. Mặt bằng bố trí anten tầng 6 lửng
Hình 42. Mặt bằng bố trí anten tầng 6
Hình 43. Mặt bằng bố trí anten tầng 7-23
Hình 44. Mặt bằng bố trí anten tầng mái 1
Hình 45. Mặt bằng bố trí anten tầng mái 2
Hình 46. Ước lượng vùng phủ tầng hầm 1
Hình 47. Ước lượng vùng phủ tầng hầm 2
Hình 48. Ước lượng vùng phủ tầng hầm 3
Hình 49. Ước lượng vùng phủ tầng 1
Hình 50. Ước lượng vùng phủ tầng 2
Hình 51. Ước lượng vùng phủ tầng 3
Hình 52. Ước lượng vùng phủ tầng 4
Hình 53. Ước lượng vùng phủ tầng 5
Hình 54. Ước lượng vùng phủ tầng 6
Hình 55. Ước lượng vùng phủ tầng 6 lửng
Hình 56. Ước lượng vùng phủ tầng 7-23
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 7
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các

phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
Hình 57. Ước lượng vùng phủ tầng mái 1
Hình 58. Ước lượng vùng phủ tầng mái 2
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 8
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
I. PHÂN TÍCH SỰ CẦN THIẾT CỦA HỆ THỐNG INBUILDING CÔNG NGHỆ
MỚI
I.1. Phân tích nhu cầu phủ sóng trong nhà tại các tòa nhà tại Việt Nam
Sau gần 5 năm triển khai trang bị hệ thống phủ sóng trong nhà cho các tòa nhà cao
tầng, Công ty VMS đã trang bị được tổng số khoảng trên 500 hệ thống phủ sóng trong
nhà trên toàn mạng lưới và có kế hoạch triển khai thêm khoảng trên 100 hệ thống phủ
sóng trong nhà trong thời gian tới. Các tòa nhà ưu tiên trong việc triển khai phủ sóng
trong nhà là các trung tâm thương mại lớn, các tòa nhà văn phòng tập trung nhiểu thuê
bao, các khách sạn, chung cư cao cấp tập trung nhiều khách hàng quan trọng
Hiện tại số lượng nhà cao tầng tại các thành phố lớn đang tăng nhanh cả về số lượng
và quy mô. Nhu cầu sử dụng sóng trong nhà tại các tòa nhà cao tầng cho thoại và đặc biệt
là data là rất lớn, tập trung nhiều thuê bao quan trọng, có nhiều tiềm năng. Do đó nhu cầu
phủ sóng trong nhà để thời phục vụ khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu của
mạng MobiFone là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, trên cơ sở các tính toán về hiệu quả mang lại từ các thuê bao trong các
tòa nhà cao tầng, Công ty VMS nhận thấy việc triển khai phủ sóng trong nhà cho các tòa
nhà cao tầng là cần thiết phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của Công ty.
I.2. Phân tích các giải pháp phủ sóng tòa nhà đang được áp dụng tại
VNPT:
Hiện nay có một số giải pháp phủ sóng trong nhà đang được triển khai áp dụng trên
mạng MobiFone/VinaPhone của VNPT tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm cấu trúc, vị trí

địa lý của các vị trí cần phải phủ sóng.
Xét trên khía cạnh đảm bảo chất lượng thuần túy thì trang bị hệ thống DAS luôn là
giải pháp tối ưu nhất, dễ dàng kiểm soát cũng như nâng cấp và mở rộng khi có nhu cầu
nhất. Tuy nhiên, do trạng bị hệ thống DAS tương đối tốn kém về mặt đầu tư, chi phí vận
hành khai thác và thời gian xây dựng hệ thống khá lâu hoặc 1 số vị trí không thể trang bị
được giải pháp DAS do yếu tố khách quan nên nhằm tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian
thì 1 số giải pháp thay thế hiện đang được áp dụng trên mạng của VNPT, cụ thể là sử
dụng trạm Macro Cell, Micro Cell, Repeater
Nguyên lý, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng thực tế cho từng giải pháp được giới
thiệu dưới đây:
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 9
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
I.2.1. Giải pháp phủ sóng IBC bằng MacroCell
Hình 1. Giải pháp Macro Cell cho IBC
 Tiết kiệm kinh phí khi thực hiện giải pháp này do thiết bị không sử dụng
nhiều. Chỉ cần một trạm Macro cell phục vụ cho IBC.
 Tuy nhiên có nhiều khuyết điểm:
 Khả năng dung lượng của trạm bị giới hạn. Vì vậy khi nhu cầu sử
dụng của tòa nhà cao giải pháp này không thể đáp ứng được.
 Vùng phủ bị hạn chế do kết cấu của tòa nhà. Không đáp ứng được
chất lượng thoại.
 Các trường hợp áp dụng:
 Trong các trường hợp khẩn cấp cần phải cải thiện sóng mà chưa có
khả năng trang bị các giải pháp IBC khác.
 Tại 1 số khu vực không thể triển khai được các giải pháp IBC khác
như sân bay Tân Sơn Nhất, khu quân sự…
________________________________________________________________________

Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 10
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
I.2.2. Giải pháp phủ sóng IBC bằng Repeater
Hình 2. Giải pháp Repeater cho IBC
 Tiết kiệm kinh phí và lắp đặt nhanh khi thực hiện giải pháp này do thiết bị
không sử dụng nhiều. Chỉ cần hệ thống repeater phục vụ cho IBC.
 Với phương pháp này thì cải thiện được chất lượng vùng phủ sóng, đáp ứng
được chất lượng thoại trong các Buildings.
 Tuy nhiên có khuyết điểm:
 Khả năng dung lượng của trạm bị giới hạn do sử dụng chung tài
nguyên. Vì vây khi nhu cầu sử dụng của tòa nhà cao giải pháp
này không thể đáp ứng được.
 Các trường hợp áp dụng:
 Trong các trường hợp khẩn cấp cần phải cải thiện sóng mà không
phát sinh nhiều lưu lượng.
 Tại 1 số địa bàn cụ thể có thể áp dụng được giải pháp này như tại
các khu vực hầm để xe tương đối biệt lập với bên ngoài nên ít khả
năng gây nhiễu cho các cell bên ngoài.
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 11
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
I.2.3. Giải pháp phủ sóng IBC bằng Micro Cell
Hình 3. Giải pháp Micro Cell cho IBC
 Lắp đặt nhanh khi thực hiện giải pháp này do thiết bị không cần lắp đặt
trong các Buildings.
 Giải pháp này không bị giới hạn về dung lương, đáp ứng được nhu cầu sử

dụng của Building.
 Tuy nhiên có khuyết điểm:
 Bị hạn chế do kết cấu của tòa nhà. Vùng phủ sóng không đảm bảo.
 Các trường hợp áp dụng:
 Tại một số khu Trung tâm thương mại có mặt bằng rộng khoảng vài
trăm m2, kết cấu đơn giản, thấp tầng.
 Tại một số nhà hàng, quán café có khả năng phát sinh lưu lượng cao,
tập trung nhiều thuê bao VIP.
 Tại một số nhà ga, bến tàu có quy mô vừa phải và có khả năng nâng
cấp, mở rộng dung lượng khi có nhu cầu.
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 12
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
I.2.4. Giải pháp sử dụng hệ thống DAS trong tòa nhà Buildings
Hình 4. Giải pháp lắp hệ thống IBC trong Building
 Với phương pháp này thì cải thiện được chất lượng vùng phủ sóng, đáp ứng
được chất lượng thoại trong các Buildings.
 Giải pháp này không bị giới hạn về dung lương, đáp ứng được nhu cầu sử
dụng của Building.
 Không hạn chế vùng phủ sóng trong tòa nhà do có hệ thống anten đi đến
từng tầng của Buildings.
 Các MS có thể hoạt động với mức công suất cực thấp.
 Các trường hợp áp dụng:
 Thích hợp cho tất cả các tòa nhà cao tầng có diện tích từ khoảng
10.000m2 trở lên và có độ cao trên 10 tầng.
 Hệ thống DAS thụ động: thường được sử dụng cho các tòa nhà có
diện tích trung bình từ 10.000m2 đến 60.000m2. Hiện tại Công ty
VMS đang trang bị được trên 500 hệ thống DAS cho các tòa nhà

trên địa bàn toàn quốc.
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 13
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
 Hệ thống DAS có sử dụng phần tử tích cực: Thường được sử dụng
tại các tòa nhà hoặc khối các tòa nhà có diện tích lớn trên 60.000m2
ví dụ như tòa nhà KeangNam tại Hà Nội và tòa nhà Bảo Gia tại
Tp.HCM.
I.3 Phân tích nhu cầu triển khai hệ thống Inbuilding sử dụng công nghệ
mới
Như đã trình bày ở trên, giải pháp DAS thụ động chủ yếu chỉ thích hợp áp dụng cho
các tòa nhà có quy mô vừa phải, có diện tích 10.000m2 đến 60.000m2.
Với các tòa nhà có diện tích trên 60.000m2 thì giải pháp DAS thụ động khó khả thi
do khi đó, quy mô tòa nhà lớn, khoảng cách từ trạm phát tới anten lên đến vài trăm mét,
số lượng các thiết bị thụ động rất lớn dẫn đến suy hao rất cao, công suất phát ở đầu ra
anten không đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó khi đưa hệ thống 3G vào khai thác, suy hao 3G trên hệ thống càng cao
do mức suy hao tỷ lệ thuận với tần số nên chất lượng mạng 3G càng không đảm bảo cung
cấp các dịch vụ data tốc độ cao đến khách hàng.
Sự suy giảm của hệ thống quá cao sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ dữ liệu, đặc biệt trên
3G/HSPA. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách chia Passive DAS thành các bộ
phận nhỏ hoặc các sector, được phục vụ bởi một trạm gốc nội hạt. Tuy nhiên, giải pháp
này rất tốn kém và thường không có hiệu quả sử dụng năng lực tài nguyên. Ngoài ra, các
chi phí backhaul phụ trội, giao diện tải trên mạng lõi và giấy phép phần mềm cho nhà
cung cấp thiết bị cũng thêm vào chi phí lắp đặt các trạm gốc. Vấn đề này sẽ được trình
bày, phân tích cụ thể trong phần lựa chọn giải pháp cho 1 tòa nhà cụ thể ở phần sau.
Với những lý do nêu trên, việc sử dụng giải pháp DAS có sử dụng phần tử chủ động
thay thế cho giải pháp DAS thụ động là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hệ thống

đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành khai thác hệ thống. Tuy nhiên, việc lựa chọn
giải pháp DAS sử dụng phần tử tích cực nào như Active DAS, Hybrid DAS… phải được
khảo sát, cân nhắc và lựa chọn dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để mang lại hiệu quả
cao nhất.
Hybrid DAS là giải pháp lý tưởng khi chúng ta cần công suất phát cao cho các phần
tử ở xa. Nó được sử dụng trong đường hầm, khu thể thao liên hợp và nhiều vị trí nơi công
suất RF tích hợp bởi các phần tử từ xa phải được chia thành nhiều kênh.
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 14
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận với công suất phát cao, và chắc chắn rằng uplink có thể
theo dõi vùng phủ sóng của downlink, nếu không DAS sẽ mất cân bằng.
Sự kết hợp nhiều thiết kế DAS trong một dự án sẽ mang lại hiệu quả cao, sử dụng
Passive DAS trong một phần của tòa nhà gần với trạm gốc, và Active DAS trong các khu
vực khác xa hơn.
Nó cũng có thể kết hợp các giải pháp DAS với các macro sectors; ví dụ một macro
site ngoài trời cũng có thể được kết nối với một DAS trong nhà trong cùng tòa nhà, như
trường hợp các site ngoài trời được đặt trên mái nhà.
Sự kết hợp các giải pháp khác nhau sẽ cho phép các nhà quy hoạch vô tuyến để thiết
kế DAS kinh tế nhất có thể, và đồng thời tối đa hóa hiệu suất. Chúng ta nên kết hợp nhiều
các công cụ thiết bị, không luôn luôn dựa vào chỉ một loại.
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 15
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
II. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP DAS CHO IN-BUILDING CÓ SỬ DỤNG
PHẦN TỬ TÍCH CỰC:

II.1. Hệ thống Inbuilding sử dụng công nghệ Passive DAS
Hệ thống Passive DAS là một phương pháp thường được sử dụng để cung cấp giải
pháp cho Indoor, đặc biệt trong các tòa nhà nhỏ.
II.1.1. Quy hoạch Passive DAS
Quy hoạch Passive DAS, điều quan trọng nhất là chúng ta cần tính toán độ suy hao
tối đa của từng ăng ten trong hệ thống, tương tự với link budget cho những khu vực cụ
thể mà ăng ten bao phủ. Chúng ta cần phải lắp đặt thiết kế của Passive DAS dựa vào sự
giới hạn của tòa nhà có liên quan đến những hạn chế ở đâu và như thế nào vị trí hệ thống
cáp đồng trục được lắp đặt. Thường thì các nhóm quy hoạch RF sẽ tạo một thiết kế sơ bộ
dựa trên kế hoạch dự thảo trước khi khảo sát, và sau đó điều chỉnh bản thiết kế này để
đáp ứng yêu cầu lắp đặt của tòa nhà.
Chúng ta có thể tính toán được suy hao từ trạm gốc tới mỗi ăng ten nếu biết độ dài
các tuyến cáp và các loại khác. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện khảo sát chi tiết của tòa
nhà, và đảm bảo rằng có tuyến cáp đến tất cả các ăng-ten được quy hoạch. Khi thiết kế
Passive DAS, chúng ta thường sẽ gặp khó khăn và hạn chế tại nơi cài đặt trục cáp thụ
động. Thông thường thì những giới hạn của khả năng cài đặt sẽ ảnh hưởng đến thiết kế
thực tế Passive DAS, nguyên nhân là do giải pháp thụ động cuối cùng này sẽ phải cân
bằng giữa chất lượng vô tuyến và thực tế các hạn chế của cài đặt. Để xác minh link
budget và đặt vị trí các ăng ten, chúng ta cần biết chính xác độ suy hao của từng bộ phận
cáp đồng trục trong hệ thống. Hình 5 là một thiết kế điển hình Passive DAS cho một tòa
nhà văn phòng nhỏ. Thiết kế này bao gồm một cáp chính 7/8 inch theo hướng dọc, sử
dụng đồ gá taro trên mỗi tầng có chia nhánh dòng điện theo chiều ngang qua cáp đồng
trục 1/2 inch đến bộ chia 01:03.
Trong thiết kế trên, ưu điểm là cáp 7/8 inch có thể được lắp đặt trong cáp thẳng đứng,
do đó dễ dàng truy cập và việc lắp đặt của cáp đồng trục cố định trở nên tương đối đơn
giản. Một thách thức khi cài đặt cáp đồng trục trên sàn nhà văn phòng là không có khay
cáp có sẵn. Bằng cách sử dụng cáp 'mỏng' 1/2 inch cho các cáp đồng trục nằm ngang, có
thể nẹp dây cáp vào khung của trần nhà bằng dây buộc cáp, do đó việc cài đặt trở nên
tương đối nhanh chóng và ít tốn kém. Ứng dụng của ví dụ này chủ yếu cho một số khu
________________________________________________________________________

Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 16
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
vực chuẩn, là nơi có thể đảm bảo được sự cân bằng giữa các anten phục vụ cho 3 tầng
văn phòng. Nó được tăng thêm công suất phát cho phía trên của 03 trục thang máy, để
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 17
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
xuyên qua thang máy và đảm bảo dịch vụ thoại bên trong thang máy.
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 18
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
Hình 5. Sơ đồ Passive DAS với thông tin cơ bản và dữ liệu
Mọi thông tin phải được chú thích khi làm sơ đồ thiết kế, bao gồm độ suy hao của
các thành phần và các loại cáp, số chủng loại, số lượng thành phần và tổng suy hao của
mỗi ăng-ten. Tài liệu thiết kế phải có đầy đủ thông tin liên quan, và dễ dàng truy vấn
trong trường hợp xử lý sự cố.
Xử lý sự cố các hệ thống thụ động là một vấn đề không đơn giản. Để phát hiện một
lỗi trong hệ thống, chúng ta sẽ cần phải sử dụng một đồng hồ điện kết nối đến các điểm
được lựa chọn trong Passive DAS. Với một số lỗi nghiêm trọng, chúng ta có thể sử dụng
“One meter test” để phát hiện.
Như vậy nhược điểm chính của việc sử dụng Passive DAS là xử lý sự cố phải rất cẩn
thận. Ngoài ra sự cố của hệ thống cũng là một câu hỏi khiếu nại khá nhiều của khách
hàng trong tòa nhà; mặc dù lỗi nghiêm trọng của Pasive DAS sẽ không đưa ra cảnh báo
tại các trạm gốc.

________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 19
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
II.1.2. Tổng quan về Passive DAS
Passive DAS thụ động chỉ là một trong những công cụ trong bộ công cụ quy hoạch
vô tuyến Indoor, đôi khi Passive DAS sẽ là lựa chọn tốt nhất, đôi khi không. Một người
quy hoạch vô tuyến Indoor thông minh sẽ biết khi nào sử dụng phương pháp này và khi
nào không.
Những lợi thế của Passive DAS là:
- Đơn giản nhưng tốn nhiều thời gian để thiết kế.
- Các thành phần từ các nhà sản xuất khác nhau đều tương thích.
- Nó có thể được cài đặt trong môi trường khắc nghiệt.
Những khó khăn của DAS thụ động là:
- Không có giám sát các lỗi trong hệ thống - các trạm gốc sẽ không cung cấp báo động
VSWR thậm chí khi có lỗi gần với trạm gốc do suy hao cao.
- Không linh hoạt trong việc nâng cấp.
- Suy hao cao dẫn đến giảm hiệu suất dữ liệu.
- Khó để cân bằng link budget cho tất cả các ăng-ten và để có được một mức độ bao phủ
ổn định.
- Nó đòi hỏi một trạm gốc có công suất cao và phòng thiết bị chuyên dụng cho các thiết
bị hỗ trợ trang web, cấp điện, …
Trong thực tế Passive DAS là loại phổ biến nhất của DAS trên cơ sở toàn cầu. Tuy
nhiên nhu cầu 3G/UMTS, dịch vụ HSPA và dịch vụ dữ liệu tốc độ cao hơn trong tương
lai sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại DAS.
Sự suy giảm của Passive DAS là một vấn đề lớn: tần số sử dụng cho dịch vụ điện
thoại di động trong tương lai có thể ngày càng cao hơn, và thiết kế điều chế được áp dụng
cho dịch vụ dữ liệu tốc độ cao sẽ rất nhạy cảm với tác động của sự suy hao của cáp thụ
động. Điều này sẽ làm suy giảm cường độ downlink tại ăng ten, và trên uplink độ nhiễu

cao của hệ thống gây ra bởi các suy hao thụ động sẽ giới hạn tốc độ đường lên của dữ
liệu. Chắc chắn hệ thống thụ động sẽ tiếp tục được sử dụng trong tương lai, nhưng chỉ
cho các tòa nhà nhỏ với số lượng ít ăng-ten, và những suy hao phải được giữ ở mức tối
thiểu.
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 20
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
II.1.3 Ứng dụng của Passive DAS
Passive DAS là hệ thống được sử dụng rộng rãi cho các hệ thống phủ sóng trong nhà
cho dịch vụ di động. Passive DAS có thể được sử dụng cho các tòa nhà rất nhỏ với một
trạm gốc có năng lượng thấp và một vài ăng-ten, hoặc sân bay có kích thước vừa và lớn,
trường học, Các thách thức chính trong việc sử dụng Pasive DAS là việc lắp đặt các
dây cáp trục, do chi phí lắp đặt tương đối cao, và có thể các vị trí mà ăng-ten được lắp đặt
bị hạn chế. Do đó, thiết kế cho nhà cao tầng trở thành một thách thức không dễ dàng của
nhà quy hoạch mạng.
Sự suy giảm của hệ thống quá cao sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ dữ liệu, đặc biệt trên
3G/HSPA. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách chia Passive DAS thành các bộ
phận nhỏ hoặc các sector, được phục vụ bởi một trạm gốc nội hạt. Tuy nhiên, giải pháp
này rất tốn kém và thường không có hiệu quả sử dụng năng lực tài nguyên. Ngoài ra, các
chi phí backhaul phụ trội, giao diện tải trên mạng lõi và giấy phép phần mềm cho nhà
cung cấp thiết bị cũng thêm vào chi phí lắp đặt các trạm gốc.
Passive DAS gây tác hại đến người thường xuyên sử dụng RF. Điện thoại di động sử
dụng bên trong tòa nhà sẽ có công suất tương đối cao để khắc phục sự suy hao thụ động.
Do đó, người sử dụng bị ảnh hưởng ở mức độ cao hơn do bức xạ điện từ. Bảo trì và xử lý
sự cố là những thách thức của hệ thống Passive DAS. Hãy chắc chắn sử dụng một trình
tự cài đặt, và không đánh giá thấp tầm quan trọng của mã cài đặt và các quy tắc khi cài
đặt cáp đồng trục và bộ kết nối.
II.2. Hệ thống Inbuilding sử dụng công nghệ Active DAS

Chức năng và nguyên tắc của một hệ thống Active DAS cũng giống như một hệ
thống Passive DAS, nó phân phối các tín hiệu cho một số ăng-ten trong nhà. Tuy nhiên,
có một số khác biệt lớn: các hoạt động phân phối hệ thống ăng ten thông thường dựa vào
cáp mỏng, sợi quang và cáp loại IT, làm cho công việc cài đặt trở nên dễ dàng so với các
loại cáp đồng trục được sử dụng cho các hệ thống thụ động. Active DAS bao gồm một số
thành phần, cấu hình chính xác tùy thuộc vào nhà sản xuất cụ thể. Tất cả Active DAS sẽ
có một số mức độ để bù đắp cho khoảng cách và sự suy hao của các loại cáp.
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 21
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
II.2.1. Quy hoạch Active DAS
Khả năng cân bằng suy hao của các loại cáp kết nối trong các bộ phận của Active
DAS khiến việc quy hoạch hệ thống trở nên dễ dàng và nhanh chóng, và dễ thực hiện
trong tòa nhà.
Khi thiết kế một Active DAS, chúng ta cần phải biết chính xác đường cáp và khoảng
cách giữa các cáp để tính toán sự suy hao và link budget, khi thiết kế các Active DAS thì
khoảng cách sẽ không phải là vấn quan trọng cho dù ăng ten được đặt cách trạm gốc 20
m hoặc thậm chí 5km. Hiệu suất sẽ giống nhau cho tất cả các ăng-ten trong hệ thống; các
hệ thống DAS chủ động sẽ là “trong suốt” bởi vì hệ thống chủ động sẽ bù trừ mọi suy
hao của cáp bằng việc sử dụng các tín hiệu đo đạc nội bộ và bộ khuếch đại. Điều này
thường được thực hiện tự động khi chúng ta kết nối tới các thành phần và bộ phận của hệ
thống. Vì vậy các nhà quy hoạch vô tuyến sẽ không cần phải thực hiện một cuộc khảo sát
mạng chi tiết. Vị trí lắp đặt cáp sẽ không phải là một vấn đề quan trọng, và hệ thống sẽ
xác định sự mất cân bằng của các loại cáp. Bên cạnh đó, nhà quy hoạch vô tuyến cũng
không cần tính toán link budget cho tất cả các ăng-ten trong tòa nhà; tất cả các ăng-ten sẽ
có cùng một mức nhiễu và cùng công suất downlink, đảm bảo sự bao phủ thống nhất
trong cả tòa nhà. Quy hoạch hệ thống DAS chủ động rất nhanh và dễ dàng, ngoài ra dễ
thực hiện và tối ưu hóa.

Thực tế là các tòa nhà hiện nay rất linh động trong các điều khoản sử dụng. Hệ thống
ăng ten phân tán (DAS) có thể dễ dàng được nâng cấp và thích ứng với sự nhu cầu của
tòa nhà. Điều này rất quan trọng cho người sử dụng của tòa nhà, chủ đầu tư xây dựng và
mạng điều hành di động. DAS chủ động có thể đáp ứng mối quan tâm đó, do dễ dàng và
linh hoạt trong việc thích ứng và nâng cấp. Không cần phải làm lại toàn bộ thiết kế và
lắp đặt nếu có sự thay đổi và bổ sung trong hệ thống; do ăng-ten luôn có cùng công suất,
cho dù bất kể số lượng hoặc khoảng cách đến ăng ten.
II.2.2. Active DAS cho 1 khu quần thể gồm nhiều tòa nhà lớn
Một DAS chủ động lý tưởng sẽ không có các thành phần thụ động mà không phải bù
trừ bởi hệ thống. Vì vậy DAS chủ động có thể giám sát hiệu suất cuối-đến-cuối của tổng
số DAS và đưa ra cảnh báo trong trường hợp sự cố hoặc mất kết nối cáp và ăng-ten.
Những hệ thống DAS chủ động có thể hỗ trợ một băng tần-một vị trí điều hành, hoặc các
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 22
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
giải pháp nhiều vị trí điều hành lớn.
Không cần công suất cao
Kiến trúc vật lý của DAS chủ động là có DL khuếch đại cuối cùng và UL khuếch đại
đầu tiên càng gần ăng-ten càng tốt. Được bố trí cùng vị trí với ăng-ten là thiết bị điều
khiển (RU), nhằm hạn chế suy giảm suy hao bất kỳ không cần thiết của các loại cáp đồng
trục thụ động.
Khi sử dụng thiết kế có RU nằm gần các ăng-ten, nghĩa là không cần phải sử dụng
quá mức công suất tải xuống từ trạm gốc để bù trừ suy hao trong các loại cáp đồng trục
thụ động; do đó hệ thống có thể dựa trên trung bình thấp công suất truyền từ các RU, bởi
vì tất cả công suất tải xuống RU sẽ được gửi đến ăng ten mà không có suy hao.
Hiệu suất dữ liệu tốt hơn trên đường tải lên (uplink)
DAS chủ động hoàn toàn có lợi thế lớn về uplink dữ liệu. Sự kết hợp giữa đường tải
lên đầu tiên trong RU và không có thiệt hại về trạm gốc sẽ thúc đẩy hiệu suất dữ liệu.

Điều này là rất quan trọng để thực hiện tốc độ dữ liệu cao, mã hóa cao EDGE trong
GSM, tốc độ dữ liệu cao trên UMTS và đặc biệt là hiệu suất của HSUPA.
Sự khác biệt chính giữa DAS thụ động và chủ động về hiệu suất uplink là ngay cả khi
DAS chủ động có một mức nhiễu nhất định, nó vẫn thấp hơn nhiều nếu so sánh với các
mức nhiễu cao của hệ thống DAS thụ động có suy hao cao.
Giải pháp trung bình đến lớn
Bằng việc sử dụng truyền dẫn qua các sợi quang suy hao thấp, một DAS chủ động
điển hình có thể đạt khoảng cách hơn 5 km. Cáp giữa EU và RU lên tới 250 m cho phép
các giải pháp này có khả năng áp dụng cho các khối tòa nhà lớn, điển hình là các tòa nhà
văn phòng lớn, khu mua sắm, bệnh viện, khuôn viên ngoài trời và đường hầm.
Cài đặt và chi phí dự án
DAS chủ động sẽ thường chỉ yêu cầu về công suất đầu vào là +10 dBm từ các trạm
gốc; không cần để lắp đặt trạm gốc kích thước lớn có công suất cao, tiêu thụ điện năng
lớn, điều hòa không khí, … Một trạm mini-base có thể được sử dụng để cung cấp cho hệ
thống, và các thành phần hệ thống là rất nhỏ để đặt trong phòng thiết bị; tất cả mọi thứ
được lắp đặt rất đơn giản.
Điện năng tiêu thụ ít hơn do nhu cầu điện năng ít hơn từ các trạm gốc không có hệ
thống thông gió để tiết kiệm chi phí hoạt động, và làm cho hệ thống thân thiện hơn với
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 23
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
môi trường. Thực tế là sử dụng hệ thống cáp mảnh của DAS chủ động trong công việc
lắp đặt cơ sở hạ tầng cũng có thể cắt giảm chi phí và thời gian thực hiện dự án.
Thời gian để triển khai cũng là ngắn hơn so với thiết kế thụ động thông thường. Do
đó, chúng ta có thể đáp ứng nhanh hơn với nhu cầu của người sử dụng về độ bao phủ
indoor, và như vậy doanh thu sẽ tăng nhanh hơn, và người dùng sẽ tin tưởng vào dịch vụ
hơn.
Các thành phần của Active DAS

Để hiểu làm thế nào chúng ta có thể sử dụng DAS chủ động cho quy hoạch phủ sóng
indoor, chúng ta cần phải hiểu các phần tử của DAS chủ động. Một số hệ thống DAS chủ
động sử dụng tín hiệu analog sạch; các hệ thống khác chuyển đổi RF thành kỹ thuật số và
cũng có thể áp dụng truyền IP nội bộ.
Tên của các thành phần, số cổng, khoảng cách và loại cáp sẽ không khác nhau nhiều,
nhưng khái niệm cơ bản là giống nhau (Hình 6). Về cơ bản hệ thống DAS sẽ sử dụng cho
cả GSM và UMTS, do đó chúng ta cần một loại DAS duy nhất trong tòa nhà để phục vụ
cho các thuê bao di động và nhà khai thác.
Phần tử chính
Phần tử chính (MU) kết nối tới các trạm gốc có năng lượng thấp hoặc bộ tăng âm
(repeater); MU phân phối các tín hiệu đến phần còn lại của hệ thống thông qua phần
tử mở rộng (EU). Các MU thường sẽ được kết nối tới EU bằng sợi quang học. MU là
“bộ não” của hệ thống và đồng thời tạo ra và điều khiển tín hiệu hiệu chuẩn nội bộ
trong hệ thống cùng với bộ khuếch đại nội bộ, thêm vào đó bộ chuyển đổi sẽ điều
chỉnh hệ số khuếch đại và phân cấp các cổng khác nhau để bù trừ cho sự thay đổi do
suy hao cáp nội bộ giữa tất cả các phần tử.
Các MU cũng sẽ giám sát hiệu suất của hệ thống DAS, chuyển giao dữ liệu cho tất cả
các phần tử trong DAS. Trong trường hợp có sự cố hoặc xuất hiện cảnh báo nó có
thể gửi một bản tin cảnh báo đến trạm gốc cho phép nhà điều hành có thể xác
định chính xác nguyên nhân vấn đề và giải quyết nhanh chóng.

________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 24
Đề tài khoa học cấp Tập đoàn – Nghiên cứu triển khai giải pháp phủ sóng trong nhà cao tầng sử dụng các
phần tử tích cực trên mạng thông tin di động Tập đoàn VNPT
______________________________________________________________________
Hình 6. Ví dụ về một DAS chủ động thuần túy có 2 băng tần cho một khối tòa nhà; khoảng cách
lên đến 6km từ trạm gốc đến ăng-ten mà bị không suy hao
Chi tiết cụ thể về các cảnh báo thường có hiệu quả cao, qua đó hệ thống sẽ xác định
chính xác cáp, ăng ten hay là một thành phần của hệ thống, cái nào là nguyên nhân

gốc rễ của vấn đề. Do đó, thời gian ngừng hoạt động của DAS có thể được hạn
chế,và hiệu suất của hệ thống tái lập một cách nhanh chóng.
________________________________________________________________________
Đơn vị thực hiện: Công ty thông tin di động VMS 25

×