Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

GDCD 9 day du theo chuong trinh moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285 KB, 65 trang )

Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
Ngày soạn :22 / 8 / 2009
Ngày dạy :24 /8 / 2009
Tuần 01- Tiết 01
Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ (1 tiết)

I/ MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-Nêu được thế nào là chí công vô tư.
-Kể được một số biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống.
-Giải thích được vì sao con người cần có phẩm chất chí công vô tư.
2.Kỷ năng
-Phân biệt được những biểu hiện của chí công vô tư và những biểu hiện không chí
công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
-Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí
công vô tư.
3.Thái độ
-Tôn trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
-Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư tự lợi, thiếu công bằng trong giải
quyết công việc.
II/ PHƯƠNG PHÁP
Kể chuyện; Thuyết trình; Nêu gương; Thảo luận nhóm.
III/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN
-Ca dao, tục ngữ, chuyện kể nói về phẩm chát chí công vô tư.
-Phiếu học tập, bút dạ , bảng phụ.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách, vở môn GDCD 9 của học sinh, và phổ biến nội dung,
chương trình, thời lượng về việc học môn GDCD9.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung


HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài
GV:Nêu vấn đề:Các em thử hình dung xem, nếu
trong xã hội, trong tập thể, ai cũng chỉ nghĩ đến
quyền lợi của bản thân mình, không quan tâm đến
quyền lợi của tập thể, của người khác thì tình hình sẽ
ra sao? Xã hội có phát triển được không? Quyền lợi
của mỗi người khi ấy có được bảo đảm không?
1
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
Nội dung hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó
GV: Giải nghĩa cụm từ “Chí công vô tư” là hoàn toàn
vì lợi ích chung, không vì lợi ích riêng
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
GV: Cho HS xung phong đọc hai câu chuyện SGK
a/Phân tích chuyện Tô Hiến Thành
?Em có nhận xét gì về việc làm của Vũ Tán Đường
và Trần Trung Tá?
?Tại sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay
thế ông lo việc nước nhà?
?Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức
tính gì?
HS: Cá lớp thao luận, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
b/Phân tích chuyên “Điều mong muốn của Bác Hồ”
? Mong muốn của Bác Hồ là gì?
? Mục đích Bác Hồ theo duổi là gì?
? Tình cảm nhân dân ta với Bác Hồ như thế nào?
? Bản thân của em có những suy nghĩ gì?
GV: Nhận xét, góp ý, bổ sung.
? Việc làm của Tô Hiến Thành và việc làm của HCM

có chung phẩm chất, đạo đức gì?
? Qua hai câu chuyện trên em rút được bài học gì cho
bản thân và mọi người?
HS: Tự trả lời.
GV: Kết luận, chuyển ý.
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong
sáng và cần thiết của tất cả mọi người, nó được biểu
hiện bằng lời nói và việc làm cụ thể.
HOẠT ĐỘNG 3: Liên hệ thực tế
GV: Kể chuyện về đức tính Chí công vô tư.
HS: Đưa ra những VD về lối sống ích kỉ, vụ lợi, thiếu
công bằng mà các em gặp trong cuộc sống hằng
ngày.
GV: Kết luận
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu nội dung bài học
? Qua tìm hiểu hai câu chuyện trên thì em hiểu thế
nào là Chí công vô tư?
I/Đặt vấn đề
II/Bài học
1/Khái niệm
Chí công vô tư là phẩm chất
đạo đức của con người, thể
hiện ở sự công bằng, không
thiên vị, giải quyết công việc
theo lẽ phải, xuất phát từ lợi
2
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
? Theo em phẩm chất Chí công vô tư có ý nghĩa như
thế nào trong cuộc sống?
? Như vậy chúng ta rèn luyện đức tính chí công vô tư

như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập
GV: Cho HS làm bài tập nhanh bằng phiếu.
? Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí
công vô tư?
a.Việc làm vì lợi ích chung.
b.Giải quyết công việc công bằng.
c.Chỉ chăm lo cho lợi ích của mình.
d.Không thiên vị.
đ.Dùng tiền bạc của nhà nước cho việc cá nhân.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, nêu đáp án đúng.
ích chung, đặt lợi ích chung lên
trên lợi ích cá nhân.
2/Ý nghĩa
Chí công vô tư đem lại lợi
ích cho tập thể và xã hội, góp
phần làm cho đất nước giàu
mạnh, xã họi công bằng, dân
chủ, văn minh.
3/Trách nhiệm của CD – HS
- Biết ủng hộ, quý trọng và
có đức tính chí công vô
tư.
- Phê phàn những hàng vi
trái với chí công vô tư.
III/Bài tập
GV chuẩn bị sẵn ở nhà
4.Củng cố
HS làm bài tập 1, 2 SGK trang 5, 6.

5.Dặn dò
HS học bài cũ, làm hết bài tập trong SGK, soạn bài mới: “Tự Chủ”
___________________________________
3
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
Ngày soạn:29 / 8 / 2009
Ngày dạy:31 / 8 / 2009
Tuần 02 – Tiết 02

BÀI 2: TỰ CHỦ (1 tiết)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Nêu được thế nào là tự chủ và thế nào là người có tính tự chủ.
-Kể được một số biểu hiện của tính tự chủ trong cuộc sống.
-Giải thích được vì sao con người cần có tính tự chủ.
2. Kỷ năng
-Phân biệt được những biểu hiện của tự chủ và những biểu hiện thiếu tự chủ.
-Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về tính tự chủ.
-Biết cách rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống hàng ngày
3. Thái độ
-Tôn trọng những người biết sống tự chủ.
-Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với bản thân và với mọi người.
II/ PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế.
III/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN
-Những ví dụ về tính tự chủ, không tự chủ.
-Bảng phụ , bút dạ.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ GV điều khiển HS xung phong nêu ví dụ về những việc làm thể hiện phẩm

chất chí công vô tư mà em biết.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài
GV Nêu tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký và
những người khác
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
GV: Chỉ định hai HS đọc hai câu chuyện trong SGK
GV:Cho HS thảo luận lớp và trả lời câu hỏi.
?Bà Tâm có thái độ như thế nào và đã làm gì khi biết
con bị nhiễm HIV/AIDS?
I/ Đặt vấn đề
?Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
?Trước đây N là HS như thế nào?
4
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
?Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
?Vì sao N lại có một kết cục xấu như vậy?
?Cách ứng xử của bà Tâm và của N khác nhau ở điểm
nào?
?Tự chủ có lợi như thế nào? Nếu không biết tự chủ sẽ
có hại như thế nào?
?Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn sẽ
làm gì?
GV:Nhận xét, kết luận và chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung bài học
GV:Yêu cầu HS nêu những biểu hiện của tính tự chủ
và những biểu hiện thiếu tự chủ trong cuộc sống.
GV:Nhận xét, đánh giá và kết luận tính tự chủ và tính
thiếu tự chủ.

?Thế nào là tự chủ?
GV:Cho HS làm bài tập nhanh bằng phiếu học tập đã
chuẩn bị sẵn.
HS:Tự rút ra biểu hiện của tính tự chủ.
? Trong thời kì cơ chế thị trường hiện nay,tính tự chủ
có quan trọng không ? Vì sao? Lấy ví dụ minh họa?
HS: Tự bày tỏ ý kiến.
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và đề xuất cách rèn luyện
tính tự chủ của bản thân.
GV: Nhận xét, bổ xung, chốt ý.
II/Bài học
1. Khái niệm
Là làm chủ bản thân, làm chủ
được suy nghĩ, tình cảm, hành
vi của mình trong mọi hoàn
cảnh, điều kiện của cuộc sống.
2. Biểu hiện của đức tính tự
chủ
-Thái độ bình tĩnh tự tin.
-Biết tự điều chỉnh hành vi
của mình, biết tự kiểm tra
đánh giá bản thân mình.
3. ý nghĩa
-Tự chủ là đức tính quý giá.
-Có tính tự chủ con người
sống đúng đắn, cư sử có đạo
đức,có văn hóa.
-Tính tự chủ giúp con người
vượt qua khó khăn,thử thách

và cám dỗ.
4/ Trách nhiệm CD – HS
-Suy nghĩ trước khi nói và
hành động.
-Xem xét thái độ lời nói, hành
động, việc làm của mình đúng
hay sai.
-Biết rút kinh nghiệm và sữa
chữa
HOẠT ĐỘNG 4: Liên hệ thực tế
GV: Yêu cầu HS nêu VD trong lớp, trường hoặc ở địa
phương về đức tính thể hiện tính tự chủ và không tự
5
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
chủ.
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
III/Bài tập
Bài 2, 4 trang 8
4.Củng cố
GV: Nêu ý nghĩa của tính tự chủ là cần thiết phải rèn luyện trong mọi hành động, mọi hoàn
cảnh.
5.Dặn dò
HS học thuộc bài, làm bài tập SGK, soạn bài mới: “Dân chủ và kỉ luật”
________________________________
6
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
Ngày soạn: 05 / 9 / 2009
Ngày day: 07 / 9 / 2009
Tuần 03 – Tiết 03

Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT (1 tiết)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật; những biểu hiện của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và
trong đời sống xã hội.
-Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu nhằm phát huy dân chủ và kỉ
luật là cơ hội, là điều kiện để mọi người phát triển nhân cách, góp phần xây dựng một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Kĩ năng
-Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử, phát huy được ý thức dân chủ, thể hiện rõ tính kỉ luật ở mọi
lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.
-Biết nhận xét, góp ý với bạn bè và những người xung quanh nhằm thực hiện tốt dân chủ và
kỉ luật. Biết phân biệt nhũng tình huống trong cuộc sống XH thể hiện tốt, chưa tốt tính dân chủ
và kỉ luật.
3. Thái độ
-Có ý thức tự giác rèn luyện tính dân chủ kỉ luật, ứng xử phù hợp dân chủ XHCN trong cuộc
sống, học tập, lao động và xây dựng nhà nước Pháp quyền XHCN.
-Có thái độ ủng hộ việc làm tốt và phản đối những hành động trái với nền dân chủ XHCN
trong cuộc sống hằng ngày như: Tính gia trưởng , tự do vô tổ chức, quân phiệt, thiếu dân chủ.
Trọng tâm của bài này là nhận biết được những hành vi tôn trọng dân chủ, kỉ luật và những
hành vi giả danh dân chủ, vô tổ chức của những cá nhân và tập thể lợi dụng dân chủ, kỉ luật
nhằm gây mất đoàn kết trong cộng đồng XH.
-Biết nhận xét, đánh giá hành vi của cá nhân và của mọi người xung quanh.
II/ PHƯƠNG PHÁP
Kích thích tư duy; thảo luận; giải quyết tình huống
III/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN
Các sự kiện, tình huống thể hiện tính dân chủ, kỉ luật và thiếu dân chủ kỉ luật.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ

?Tự chủ là gì? Thế nào là người có tính tự chủ? Nêu ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài
? Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và nhà nước có chủ
7
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
chương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
? Vì sao Đảng ta có chủ chương như vậy ?
HS: Tự do thảo luận và trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý và chuyển ý vào bài mới.
HỌAT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặt vấn đề
GV: Chỉ định hai HS đọc hai tình huống trong SGK.
? Nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân
chủ và thiếu dân chủ trong hai tình huống trên?
? Hãy nêu những biện pháp kết hợp giữa dân chủ và kỉ
luật của lớp 9A?
? Việc làm của ông giám đốc cho thấy ông là người
như thế nào?
? Vì sao lớp 9A là tập thể lớp xuất sắc toàn trường vào
cuối năm học? Và vì sao công ty sản xuất bị đình trệ
thua lỗ năng nề?
HS: Cả lớp phát huy ý kiến
GV: Nhận xét, kết luận, chuyển ý
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Tổ chức thảo luận nhóm
? Em hiểu thế nào là dân chủ?
? Em hiểu thế nào là kỉ luật?
? Tính dân chủ, kỉ luật có tác dụng như thế nào?
? Chúng ta rèn luyện tính dân chủ, kỉ luật như thế nào?

I/ Đặt vấn đề
II/ Bài học
1. Khái niệm
Dân chủ là người biết
làm chủ công việc, cùng
tham gia góp phần kiểm tra.
Giám sát công việc.
Kỉ luật là mọi hành vi
đều có sự thống nhất và
tuân theo quy định của một
tổ chức, một cộng đồng hay
một tập thể, đơn vị nào đó.
2.Tác dụng
Tạo ra sự thống nhất cao.
Về nhận thức, ý thức cho sự
phát triển của mỗi cá nhân;
xây dựng XH phát triển về
mọi mặt.
3. Trách nhiệm CD – HS.
-Mọi người tự giác chấp
hành kỉ luật.
-HS phải vâng lời bố mẹ,
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập
GV: điều khiển HS làm bài tập.
thực hiện quy định của
trường, lớp, tham gia dân
chủ, có ý thức kỉ luật cao.
III/ Bài tập
8
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl

Làm bốn bài tập 1,2,3,4.
SGK, trang 11.
4. Củng cố
GV kết luận: Nhà nước ta đang trong giai đoạn phát triển và đổi mới cho nên luôn phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, mỗi một công dân cần phát huy tinh thần dân chủ và tính kỉ luật để
góp sức mình vào công việc XD đất nước.
5. Dặn dò
Về nhà sưu tầm những công dân có tính dân chủ, kỉ luật; Học bài, soạn bài mới: “Bảo vệ hòa
bình”.
____________________________
9
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
Ngày soạn: 12 / 9 / 2009
Ngày dạy: 14 / 9 / 2009
Tuần 04 – Tiết 04
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH (1 tiết)
I/ MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức
-Nêu được thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình.
-Giải thích được vì sao phải bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
-Nhận thức được trách nhiệm của mọi người nói chung và thanh niên HS nói riêng trong việc
tham gia bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
2.Kĩ năng
-Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình,chống chiến tranh do nhà trường, địa
phương tổ chức.
-Biết cư xử với mọi người xung quanh một cách hòa bình, thân thiện
3.Thái độ
-Yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
II/ PHƯƠNG PHÁP

Thảo luận nhóm, thuyết trình, tìm hiểu thực tế.
III/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN
Tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là dân chủ? Cho VD.
? Thế nào là kỉ luật? Cho VD.
? Giữa dân chủ và kỉ luật có mói quan hệ như thế nào?
3.Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài
GV: Giới thiệu và chuyển ý vào bài mới
HOẠT ĐÔNG 2 :Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
GV: Chỉ định HS đọc thông tin SGK
GV: Sử dụng hai bức tranh trong SGK để thảo luận.
? Em có suy nghĩ gì khì đọc các thông tin và xem
ảnh?
? Chiến tranh đã gây ra hậu quả gì cho con người?
? Chiến tranh đã gây ra hậu quả gì cho trẻ em?? Tại
sao chúng ta phải ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ
hòa bình?
I/ Đặt vấn đề
10
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
? Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mỹ gây chiến tranh ở
Việt Nam?
HS: Các nhóm thảo luận, cử đại diện lên trình bày
HS: Cả lớp nhận xét.
GV: Đánh giá, kết luận, chuyển ý.

? Hãy nêu sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh?
? Hay phân biệt giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến
tranh phi nghĩa?
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Đàm thoại, trao đổi với học sinh
? Thế nào là hòa bình
? Lòng yêu hòa bình thể hiện như thế nào?
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hòa bình?
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập
GV: Điều khiển HS làm bài tập
II/ Bài học
-Hòa bình là không có chiến
tranh hay xung đột vũ trang.
-Là mối quan hệ hiểu biết,
tôn trọng, bình đẳng và hợp
tác giữa các quốc gia, dân tộc,
con người với nhau.
-Giữa cuộc sống bình yên,
dùng thương lượng, đàm phán
để giải quyết mâu thuẫn
không để xảy ra chiến tranh,
xung đột.
-Ngăn ngừa chiến tranh, bảo
vệ hòa bình.
III/ Bài tập
Bài 1, 2, 3, 4 trang 16 SGK
4.Củng cố
Là HS được sống trong hòa bình, chúng ta phải cố gằng phấn đấu học tập góp phần nhỏ vào
việc giữ gìn hòa bình cho dân tộc và cả loài người tiến bộ.
5. Dặn dò

Học bài, làm bài tập
Soạn bài mới: “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”
__________________________________
11
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
Ngày soạn: 19 / 9 / 2009
Ngày dạy: 21 / 9 / 2009
Tuần 05 – Tiết 05
Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
(1 tiết)
I/ MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức
-Hiểu được: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc? Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các
dân tộc?
-Nêu được biểu hiện của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
2. Kỉ năng
Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước trong cuộc sống hằng
ngày.
3.Thái độ
Ủng hộ chính sách hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.
II/ PHƯƠNG PHÁP
-Thuyết trình, dẫn chứng, thảo luận nhóm, lớp, giải quyết tình huống.
III/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN
-Những câu chuyện về tình đoàn kết
- Bảng phụ, bút dạ
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Vì sao phải bảo vệ hòa bình?

? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài
GV: Điều khiển HS cả lớp hát bài “Trái đất này là của
chúng em”
Nhạc: Trương Quang Lục.
Lời: Đình Hải.
? Nội dung và ý nghĩa của bài hát nói lên điều gì?
? Bài hát có liên quan gì đến hòa bình?
HS: Thảo luận.
GV: Nhận xét, đánh giá, chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
GV: Chỉ định hai HS đọc thông tin đặt vấn đề.
I/ Đặt vấn đề.
12
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm
? Qua quan sát số liệu ảnh SGK em thấy Việt Nam
thể hiện mối quan hệ hữu nghị tợp tác như thế nào?
? Nêu VD cụ thể?
HOẠT ĐÔNG 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm
? Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế
giới?
? Tình hữu nghị hợp tác có ý nghĩa như thế nào?
? Chính sách của Đảng ta đối với hòa bình, hữu nghị
như thế nào?
? Chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình
hữu nghị?

HOẠT ĐÔNG 4: Liên hệ thực tế
GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm.
? Hãy nêu các hoạt đông về tình hữu nghị của nước ta
mà em biết?
II/ Bài học
1. Khái niệm
Tình hữu nghị của các dân
tộc là quan hệ bạn bè, thân
thiện giữa nước này với nước
khác
VD: VN với các nước Đông
Âu và Liên Xô cũ – VN –
Lào – Campuchia – CuBa…
2. Ý nghĩa
- Tạo điều kiện để các dân
tộc,các nước cùng hợp tác
phát triển về nhiều mặt như
KT – VH – GD – YT –
KHKT…
-Tạo sự hiểu biết lẫn nhau,
tránh gây mâu thuẫn dẫn đến
chiến tranh.
3. Chính sách của Đảng ta
Thực hiện chính sách đối
ngoại hòa bình, hữu nghị với
các dân tộc, các quốc gia
khác nhau trong khu vực và
toàn thế giới.
4. Trách nhiệm CD – HS
-Phải đoàn kết, hữu nghị

với bạn bè nước ngoài.
- Phái có thái độ. Cử chỉ,
việc làm thể hiện sự tôn
trọng trong cuộc sống hằng
ngày.
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập
GV: Điều khiển HS làm bài tập.
III/ Bài tập
Bài 1, 2, 3, 4 trang 19 SGK
4. Củng cố
HS hát, đọc thơ ca ngợi tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
13
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
5. Dặn dò
HS: Học bài cũ, soạn bài mới: “Hợp tác cùng phát triển”
___________________________________

14
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
Ngày soạn: 26 / 9 / 2009
Ngày dạy: 28 / 9 / 2009

Tuần 06 – Tiết 06
Bài 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN (1tiết)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-HS hiểu được thế nào là hợp tác.
-Các nguyên tắc hợp tác
-Sự cần thiết phải hợp tác.
-Chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác.

-Trách nhiệm HS trong việc rèn luyện hợp tác.
2. Kỉ năng
HS có tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động chung.
3. Thái độ
Ủng hộ chính sách hợp tác hòa bình, hữu nghị của Đảng và nhà nước ta.
II/ PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, thảo luận lớp, thuyết trình, liên hệ và tự liên hệ.
III/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN
Các bài báo, câu chuyện, số liệu, …về sự hợp tác quốc tế.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
?Nêu ý nghĩa của tình hữu nghị giữ các dân tộc trên thé giới?
?Chính sách của Đảng ta đối với hòa bình hữu nghị như thế nào?
3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:Giới thiệu bài
GV:giới thiệu những vấn đề nóng bỏng có liên quan
đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân
loại hiện nay đó là:
-Chống chiến tranh hạt nhân, chống khủng bố, chống
nạn duyệt chủng.
-Về tài nguyên môi trường.
-Về dân số kế hoạch hóa gia đình.
-Đại dịch AIDS, sát, dịch cúm gia cầm,…
Đây là nhiệm vụ của cả loài người chứ không riêng
một quốc gia nào.
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề I/ Đặt vấn đề
15

Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
GV:Chỉ định 2 HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK.
HS: Cả lớp xem 3 bức tranh trong SGK.
GV:Tổ chức HS thảo luận nhóm.
?Việt Nam hiện nay là thành viên của tổ chức Quốc tế
nào?
?Bức ảnh phi công Phạm Tuân nói lên ý nghĩa gì?
?Bức ảnh cầu Mỹ Thuận là biểu tượng nói lên điều gì?
?Bức ảnh các Bác sĩ Việt Nam và Mỹđang làm gì và
có ý nghĩa như thế nào?
HS:Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
HS:Cả lớp nhạn xét ,góp ý.
GV: Nhận xét, góp ý, chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG 3: Thành quả Việt Nam hợp tác với
các nước trên thế giới
GV:Yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả điều tra về
thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước
khác.
VD:Cầu Mỹ Thuận, nhà máy thủy điện Hòa Bình, cầu
Thăng Long, nhà máy lọc dầu Dung Quốc,…
GV:Giới thiệu thêm một số thành quả khác nữa
GV:Chốt ý, chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG 4:Tìm hiểu nội dung bài học
?Việt Nam muốn quan hệ hợp tác với các nước khác
thì chúng ta phải làm gì?
?Mục đích của việc hợp tác là để làm gì?
?Như vậy em hiểu thé nào là hợp tác?
?Hợp tác dựa trên cơ sở nào?
GV:Cho HS lấy ví dụ
GV: Nhận xét, chuyển ý.

?Mục đích của việc hợp tác là để làm gì?
II/ Bài học
-Chung sức làm việt, giúp đỡ
hỗ trợ lẫn nhau.
-Phát triển văn hóa, kinh tế, xã
hội.
1.Khái niệm: Hợp tác là gì?
-Hợp tác là cùng chung sức
làm việc giúp đỡ hỗ trợ lẫn
nhau vì lợi ích chung.
-Bình đẳng hai bên cùng có lợi
VD: Các doanh nghiệp nước
ngoài vào đầu tư làm ăn ở Việt
Nam.
2. ý nghĩa
-Cùng nhau giải viết những
vấn đề bức xúc có tính toàn
cầu như: Bảo vệ môi trường,
hạn chế sự bùng nổ gia tăng
dân số, khắc phục trình trạng
đói nghèo,…
-Tạo điều kiện cho các nước
16
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
GV: Lấy dẫn chứng Việt Nam đã hợp tác làm ăn với
các nước khác.
Việt Nam hiện nay có quan hệ chính thức với 172
nước, là đối tác thương mại trên 200 Quốc gia và gần
500 tổ chức phi chính phủ. Trong đó có 380 tổ chức có
văn phòng đại diện tại Việt Nam

?Chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong công tác
đối ngoại là gì?
?Nếu có bất đông thì Việt Nam sẽ làm gì?
?Là công dân Việt Nam nói chung và HS nói riêng
chúng ta rèn luyện tinh thần hợp tác như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập
GV:Hướng dẫn HS làm bài tập.
nghèo phát triển.
VD:Việt Nam, Lào ,Cam Phu
Chia,…

3. Chủ trương của Đảng và
nhà nước ta.
-Tăng cường hợp tác với các
nước trong khu vực và trên thế
giới.
VD:Việt Nam gia nhập WTO;
Là thành viên của hiệp hội
ASEAN,…
-Không can thiệp nội bộ của
nhau, không dùng vũ lực,…
-Bình đẳng cùng có lợi.
-Giải quyết bất đồng bằng
thương lượng hòa bình,…
4.Trách nhiệm công dân –
Học sinh.
-Rèn luyện với bạn bè và mọi
người xung quanh
-Có thái độ hữu nghị, đoàn kết.
-Gìn giữ phẩm chất tốt đẹp của

người Việt Nam
-Hợp tác trong học tập và các
hoạt động khác,…
III/ Bài tập
Bài: 3, 4 trang 23 SGK.
4. Củng cố
GV:Cho HS nhắc lại các nội dung đã học.
5. Dặn dò
HS:Học bài, làm bài tập, soạn bài mới “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”.
Ngày soạn: 03 / 10 / 2009
17
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
Ngày dạy: 05 / 10 / 2009
Tuần 07 – Tiết 07
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỂN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN
TỘC(2 tiết)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-HS hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc về một số truyền thống tiêu biểu của dân
tộc Việt Nam
-Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống của dân
tộc.
-Trách nhiệm của CD – HS đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Kĩ năng
-HS biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục, tục quán, thói quyen lạc hậu
cần xóa bỏ.
-Có kĩ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan
đến các giá trị truyền thống.
-Tích cực hoạt động và tham gia hoạt động truyền thống, bảo vệ truyền thống của dân tộc.
3. Thái độ

-Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Biết phên phán những thía độ và việc làm thiếu tôn trọng hoặc xa rời truyền thông dân tộc.
-Có những việc làm cụ thể để giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II/ PHƯƠNG PHÁP.
-Thảo luận, phân tích tình huống, thuyết trình.
III/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN
-Ca dao, tục ngữ, câu chuyện về truyền thống của dân tộc.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là hợp tác? Nêu ví dụ. Theo em hợp tác phải dựa toàn cơ sỏ nào?
? Đảng và nhà nước ta tăng cường hợp tác các nước toàn thế giwos theo nguyên tắc nào?
3.Bài mới Tiết 1
Hoạt động giáo viên – học sinh Nội dung
18
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài
GV: Tự giới thiệu bài, dẫn dắt học sinh vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
GV: Chỉ định hai HS đọc hai câu chuyện (SGK)
GV: Tổ chức HS thảo luận lớp
? Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như
thế nào qua lời nói của Bác Hồ?
? Em có nhận xét như thế nào về cách cư xử của học
trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ?
? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc
ta?
HS trả lời.
HS cả lớp nhận xét, góp ý. GV chốt ý, chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu nộ dung bài học

GV: Giải thích một số từ khó hiểu như:
+ Giá trị: Đồng nghĩa với cái gì tốt đẹp.
+ Tinh thần: Là những tồn tại trong tư duy, trong suy
nghĩ của con người.
? Vậy em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân
tộc?
GV: Tổ chức trò chơi theo nhóm lần lượt nêu các
truyền thống (ngoài SGK)
? Hãy nêu những truyền thống về đạo đức?
? Những truyền thống về lao động sản xuất?
? Những truyền thống về văn hóa – nghệ thuật?
I/ Đặt vấn đề.
II/ Bài học
1.Truyền thống tốt đẹpcủa
dân tộc là gì?
Là những gái tị tinh thần
hình thành trong quá trình
lịch sử lâu dài của dân tộc,
truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
2. Những truyền thống tiêu
biều của dân tộc Việt Nam
a. Truyền thống đạo đức.
Yêu nước, cần cù lao động,
hiếu thảo, thủy chung, hiếu
học. đoàn kết, tôn sư trọng
đạo,…
b. Truyền thống lao động,
sản xuất.
Trồng lúa nước, dệt vải lụa,

thổ cẩm, gốm sứ, đúc đồng,
mây trúc đan.
c. Truyền thống văn hóa –
nghệ thuật.
- Các làng điệu dân ca các
dân tộc, các vùng, miền.
-Truyền thống thờ cúng tổ
tiên.
- Truyền thống về các lễ hội,
19
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
GV: Điều khiển học sinh làm bài tập cho sẵn (bảng
phụ)
? Theo em bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý
nghĩa tích cực, còn có thói quen sống tiêu cực không?
nêu ví dụ.
trò chới dân gian.
- Truyền thống trang phục
dân tộc ( áo dài phụ nữ việt
Nam)
- Truyền thống ẩm thực
* Hủ tục lạc hậu như:
- Quan liêu hách dịch, cữa
quyền, coi thường pháp luật.
- Ma chay, cưới hỏi, lễ hội
lãng phí, bói toán, mê tín dị
đoan,…
- Tư tưởng hẹp hòi, cục bộ
địa phương.
4. Củng cố:

GV: Điều khiển học sinh làm bài tập 1 (sgk)
5. Dặn dò:
Học bài, chuẩn bị bài tiết tiếp theo.
20
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
Ngày soạn: 10 / 10 / 2009
Ngày dạy: 12 / 10 / 2009

Tuần 08 – Tiết 08
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỂN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN
TỘC(TT)
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
?Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy kể tên ít nhất 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam mà em biết?
3.Bài mới
Tiết 2
Hoạt động giáo viên – học sinh Nội dung
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
GV: Điều khiển HS xung phong kể về một số phong
tục, tập quán, lễ hội truyền thống, nghề truyền thống
của quê hương,…(Nguồn gốc, nội dung, ý nghĩa).
GV: Điều khiển HS thảo luận nhóm:
?Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc?
?Chúng ta cần phải làm gì để có thể kế thừa và phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Hoạt động 5: Luyện tập
GV: Điều khiển HS làm bài tập còn lại trong SGK
HS:Cả lớp trả lời vào phiếu

GV:Ghi ý kiến HS lên bảng
HS: Cả lớp góp ý
GV: Đưa ra đáp án đúng.
3.Trách nhiệm của CD -HS
-Bảo vệ, kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân
tộc nhằm góp phần giữ gìn
bản sắc của dân tộc.
-Biết tự hào truyền thống của
dân tộc, biết phê phán, ngăn
chặn tư tưởng, việc làm phá
hoại đến truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
III/Bài tập
(SGK)
4. Củng cố
21
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
GV: Tổ chức cho HS thi hát về những làn điệu dân ca của quê hương mình và mọi miền đất
nước.
5. Dặn dò
HS: Học bài từ bài 1 đến bài 7 để chuẩn bị tiết 8 kiểm tra một tiết.
22
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
Ngày soạn: 24 / 10 / 2009
Ngày dạy: 26 / 10 / 2009
Tuần 10 – Tiết 10
Bài 8: NĂNG ĐỘNG – SÁNG TẠO
(2 Tiết)
I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức
Học sinh hiểu thế nào là năng động, sáng tạo và vì sao phải năng động, sáng tạo
2.Kĩ năng
-Biết tự đánh giá hành vi của bán thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động,
sáng tạo.
-Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những người sống xung quanh
3.Thái độ
Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở bất cứ điều kiện,
hoàn cảnh nào trong cuộc sống
II/PHƯƠNG PHÁP
-Thuyết trình, nêu gương
-Thảo luận nhóm, lớp
III/TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN
-Chuyện kể về tính năng động, sáng tạo
-Tục ngữ, cao dao, danh ngôn nói về lao động, sáng tạo
IV/HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là truyền thống tốt đẹp? Học sinh chúng ta phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc?
3.Bài mới
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài
GV: Tự giới thiệu dẫn dắt học sinh vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu nội dung, đặt vấn đề
GV: Chỉ định hai học sinh đọc 2 câu chuyện trong
(sgk)
GV: Điều khiển học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi
sau đây:

?Em có nhận xét gì về việc làm của Ê Đi Sơn và Lê
Thái Hoàng?
?Những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê Đi
Sơn và Lê Thái Hoàng
I/Đặt vấn đề
23
Giáo án Giáo dục công dân 9 - GV Huỳnh Trọng Phương-TrườngTHCS DuR KMăl
?Em học tập được những gì qua việc làm năng động,
sáng tạo của Ê ĐI Sơn và Lê Thái Hoàng?
HS: Cả nhóm cử đại diện trình bày.
HS: Cả lớp nhận xét, góp ý.
GV: Nhận xét, chốt ý,
HOẠT ĐỘNG 3: Sự khác nhau giữa năng động, sáng
tạo và không năng động sáng tạo.
GV:Tổ chứ HS thao luận lớp
?Tìm những biểu hiện thể hiện năng động, sáng tạo
trong các lĩnh vực như:
+Học tập.
+Lao động
+Trong sinh hoạt hằng ngày
HS:Trả lời cá nhân.
HS: Cả lớp nhận xét góp ý.
GV:Kêt luận:Liệt kê các ý đúng.
GV: Cho HS làm bài tập chuẩn bị sẵn.
HS: Phát biểu trao đôi ý kiến.
GV:Chốt ý.
HOẠT ĐÔNG 4: Học sinh kể những gương năng
động, sáng tạo.
?Các em có suy nghĩ gì về những tấm gương đó?
4.Củng cố

GV:Tổng kết tiết 1
-Sự thành công của mỗi người là kết quả của tính năng động, sáng tạo, sự năng động, sáng tạo
thể hiện mọi khía cạnh trong cuộc sống, chúng ta cần xét đến tính năng động, sáng tạo trong
thực tế.
5.Dặn dò
Học bài, làm bài tập, xem phần nội dung bài học
24
Giỏo ỏn Giỏo dc cụng dõn 9 - GV Hunh Trng Phng-TrngTHCS DuR KMl
Ngày soạn: 01 / 11 / 2009
Ngày dạy: 02 / 11 /2009
Tuần 11 Tiết 11
Bài 8: NĂNG ĐÔNG - SANG TAO
(TT)
1.Ôn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
?Em có suy nghĩ gì qua 2 câu chuyện phần đặt vấn đề, rút ra bài học gì?
3.Bài mới
Tiết 2
Hoạt động GV - HS Nội dung
Hoạt động 5: Tìm hiểu nội dung bài học
GV; Tổ chức học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện lên trình bày.
- Cả lớp lên nhận xét
GV: Nhận xét, chốt ý.
? Thế nào là năng động, sáng tạo?
? Hãy nêu những biểu hiện năng động và
sáng tạo?
? Hãy nêu ý nghĩa năng động, sáng tạo trong
học tập, lao động và cuộc sống?
? Rèn luyện tính năng động, sáng tạo nh thế

nào?
II/ Bài học
1. Khái niệm
- Năng động: Là tích cực chủ
động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo: Là say mê nghiên cứu, tìm
tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất,
tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách
giải quyết mới.
2. Biểu hiện của năng động.
- Say mê tìm tòi, phát hiện và linh
hoạt xử lí các tình huống trong học
tập, lao động, cuộc sống,
3. Y nghĩa năng động, sáng tạo.
- Là phẩm chất cần thiết của ngời
lao động
- Giúp con ngời vợt qua khó khăn,
hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để
đạt mục đích.
- Mang lại niềm vinh dự cho bản
thân, gia đình, xã hội.
4. Trách nhiệm công dân, học
sinh.
- Cần cù, chăm chỉ.
- Biết vợt qua khó khăn, thử thách.
- Tìm ra cáI tốt nhất, khoa học để
đạt mục đích.
25

×