Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đáp án chi tiết đề thi học kỳ II môn Văn NH 09-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.1 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRÀ VINH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010
Môn : VĂN - Lớp 12 THPT
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN
Câu Nội dung Điểm
I./ Phần chung cho tất cả thí sinh: (5,0 điểm)
1
2,0 điểm
Anh/chị hiểu như thế nào về nguyên lý “Tảng băng trôi”
của Hê - minh – uê? Thông qua hình ảnh ông già quật cường,
bằng kỹ thuật điêu luyện, đã chiến thắng con cá to lớn và hung
dữ trong truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gởi
đến người đọc điều gì?
a./ Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần
nêu được các ý chính sau:
- Lấy hình ảnh “tảng băng trôi”, phần nổi thì ít, phần chìm thì
nhiều, Hê - minh - uê muốn yêu cầu đối với một nhà văn hay một
tác phẩm văn học: không trực tiếp, công khai phát ngôn mà thông
qua việc xây dựng hình tượng, ngôn ngữ có nhiều sức gợi tạo ra
những khoảng trống để người đọc rút ra ý nghĩa của tác phẩm.
- Thọng qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kỹ thuật điêu
luyệnđã chiến thắng con cá mập cực to lớn và hung dữ trong
truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gởi đến người học
thông điệp: Hãy tin vào con người, “con người có thể bị huỷ diệt
chứ không thể bị đánh bại”, “con người được sinh ra không phải
để dành cho thất bại” (Hê - minh – uê).
b./ Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài


lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một
số lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
2
3,0 điểm
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của
anh/ chị về câu nói sau của nhà văn Nga Lép - tôn – Xtôi:
“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của
cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”
a./ Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ
pháp.
b./ Yêu cầu về kiến thức:
1
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục. Cần thấy
được nội dung chính của câu nói: thái độ sống chủ động, có ý chí
và nghị lực; lối sống trách nhiệm, biết gánh vác, không lẩn tránh,
không cam chịu, nhẫn nhục, không an phận thủ thường … Có thể
làm rõ vấn đề theo các nội dung cơ bản sau:
- Giải thích câu nói:
+ Quà tặng bất ngờ: những điều may mắn, bất ngờ, mang lại
niềm vui, sự hào hứng … nhưng không phải lúc nào cũng có.
+ Nội dung ý nghĩa của câu nói: khuyên con người cần có thái
độ sống chủ động, có ý chí và nghị lực.
- Chứng minh để khẳng định vần đề.
- Bàn luận, nêu phương hướng:
+ Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ

chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc
sống.
+ Nêu phương hướng, liên hệ bản thân: chủ động trang bị kiến
thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có ý chí … để đón nhận những
quà tặng kì diệu của cuộc sống do chính bản thân mình làm nên.
c./ Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài
lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một
số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
II./ Phần riêng: (5 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu.
3a
Phân tích nhân vật người “Vợ nhặt” trong truyện ngắn Vợ
nhặt của nhà văn Kim Lân.
a./ Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích nhân vật
trong tác phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b./ Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, thí
sinh biết cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi
bật tâm trạng nhân vật người “vợ nhặt”. Bài viết có thể trình bày
theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật được những ý chính
sau:
- Có ngoại hình không ưa nhìn, tính cách bạo dạn, đến với
Tràng chỉ vì bốn bát bánh đúc.
- Sự thay đổi sắc thái tâm trạng của người vợ từ bạo dạn đến
2

ngạc nhiên, ngỡ ngàng, e thẹn rồi băn khoăn, tủi hổ, …
- Là người có tấm lòng vị tha, nhân hậu, yêu thương và khao
khát mái ấm gia đình.
- Là người chăm chỉ, chịu khó, có một niềm tin, niềm hy vọng
vào ngày mai tươi sáng.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật
miêu tả tâm lý nhân vật, …
c./ Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một
vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một
số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
3b
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhân vật bà Hiền trong
truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
a./ Yêu cầu về kỹ năng:
Biết làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc
hiểu để phân tích nhân vật văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn
đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b./ Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn
Khải và nghệ thuật xây dựng nhân vật, thí sinh có thể triển khai
theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung
cơ bản sau:
- Bà Hiền là một người phụ nữ Hà thành truyền thống được
khẳng định trước hết ở bản lĩnh của một con người luôn dám là
mình, luôn quyết định trước những công việc hệ trọng của bản
thân (lấy chồng, sinh con, …).

- Là hiện thân của những nét văn hoá truyền thống của đất
“kinh kì ngàn năm văn hiến” (thể hiện phong thái, cách sống, ứng
xử trong cuộc sống hàng ngày).
- Nhận xét khái quát về nhân vật.
- Bằng bút pháp hiện thực, tác giả xây dựng nhân vật sống
động, phù hợp với thực tế.
c./ Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một
vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một
số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
3
4

×