Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề cương ôn tập LỊCH SỬ 6,7,8,9 HKII-2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.34 KB, 5 trang )

Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi MÔN LỊCH SỬ HK II Năm học 2009 - 2010
MÔN LỊCH SỬ 6
Câu 1: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi ?
Hướng dẫn :Học vở muc 1, tiết 19
Câu 2 : Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
Hướng dẫn :Học vở muc 2, tiết 19
Câu 3: Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đã thực hiện những chính sách cai trị trên đất nước
ta như thế nào ?
Hướng dẫn : Học vở ghi/ phần 1/ tiết 24
Câu 4: Trình bày nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ? Sau khi lên ngôi Lý
Bí đã làm gì ? Vì sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?
Hướng dẫn : Học SGK/ Phần 2/ Bài 21(Từ “mùa xuân năm 542 cho đến hết bài”)
Câu 5: Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát
triển lực lượng? Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do
Triệu Quang Phục lãnh đạo?
Hướng dẫn : Dựa vào SGK/ Phần 4/ Bài 22 để trả lời
Câu 6: Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi? Theo em chính sách bóc
lột của nhà Đường có gì khác với các thời trước ?
Hướng dẫn : Học vở ghi/ phần 1/ tiết 26
Câu 7: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa: Mai Thúc Loan
( năm 722) và khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776-791)?
Hướng dẫn : Học vở ghi/ phần 2, 3/ tiết 26
Câu 8: Hoàn cảnh ra đời của nước Chăm-Pa? Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm-Pa thế
kỷ II-X.
Hướng dẫn : Học vở ghi/ phần 1, 2 / tiết 27
Câu 9: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào ?
Hướng dẫn : Dựa vào SGK/ Phần 1/ Bài 27để trả lời
Câu 10: Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Tại sao nói “Trận chiến
trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta”?
Hướng dẫn : Học SGK/ Phần 2/ Bài 27(Từ “ vào cuối năm 938 cho đến hết bài” )
Lưu hành nội bộ 1


Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi MÔN LỊCH SỬ HK II Năm học 2009 - 2010
MÔN LỊCH SỬ 7
Câu 1: Nêu diễn biến trận Tốt Động –Chúc Động (cuối năm 1426) và trận Chi Lăng – Xương
Giang (tháng 10 / 1427) . Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử .
Hướng dẫn :
* Trận Chi Lăng – Xương Giang: nội dung vở ghi + sgk/trang 89 – mục III – bài 19
* Trận Tốt Động – Chúc Động: nội dung vở ghi + sgk / trang 91 – mục III – bài 19 .
* Ý nghĩa lịch sử: nội dung vở ghi + sgk / trang 93 – mục III – bài 19 .
Câu 2: Nêu tình hình kinh tế và xã hội thời Lê sơ ( 1428 -1527 )
Hướng dẫn : nội dung vở ghi + sgk / trang 97 -98 mục II – bài 20 .
Câu 3: Trình bày các cuộc chiến tranh Nam -Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn ?
Hướng dẫn :
* Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều :
- Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều .
- Diễn biến cuộc chiến .
- Kết quả .
=> nội dung vở ghi + sgk / trang 107 – mục II – bài 22.
* Cuộc chiến Trịnh – Nguyễn : Nội dung vở ghi + sgk / trang 108 – mục II – bài 22.
Câu 4: Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ 18? Tây Sơn lật đổ chính quyền họ
Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm như thế nào?
* Hướng dẫn :
- Tình hình xã hội: Nội dung vở ghi + sgk / trang 119- 120 – mục I – bài 25.
- Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn: ghi vở + sgk / trang 122-mục II– bài 25.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm: (Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút ) Nội dung vở
ghi + sgk / trang 124 – mục II– bài 25.
Câu 5: Trình bày trận đánh “Quang Trung đại phá quân Thanh” năm 1789 ? Nguyên
nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?
* Hướng dẫn :
- Trận đánh “Quang Trung đại phá quân Thanh” năm 1789: Nội dung vở ghi + sgk /
trang 128 – mục IV– bài 25.

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử: học sgk/trang 13-mục 3-phần IV-bài 25.
Câu 6: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào ? Tình hình kinh
tế dưới triều Nguyễn ?
Hướng dẫn : Nội dung vở ghi + sgk / trang 134- 137 – mục I– bài 27.
Lưu hành nội bộ 2
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi MÔN LỊCH SỬ HK II Năm học 2009 - 2010
MÔN LỊCH SỬ 8
Câu 1: Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta ? Pháp dã chọn nơi nào là điểm tấn công
đầu tiên ? Vì sao ?
Hướng dẫn trả lời :
- Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây chạy đua giành
giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc
biệt quan trọng, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt .
- Đà Nẵng nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam rộng lớn, đông dân, trù phú lại có cửa biển
sâu, tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động .Sau khi chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp có thể dùng
nơi đây làm bàn đạp tấn công ra Huế buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng .
Câu 2: Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp xâm lược của triều đình Huế ? Thái độ đó
đã dẫn đến hậu quả gì ?
Hướng dẫn trả lời :Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ
đầu nên đã không tận dụng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại cố thủ,
bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.
Sai lầm của triều đình Huế đã làm cho thực dân Pháp có điều kiện củng cố lực lượng và
đưa thêm quân vào đánh chiếm nước ta. Lúc này mặc dù quân triều đình Huế chống cự quyết liệt
nhưng phải chịu thất bại trước hoả lực mạnh của địch. Hậu quả là quân Pháp chiếm được các tỉnh
Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long .
Câu 3 : Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp?
Hiệp ước này có nội dung gì ? Thái độ của em trước việc Nhà Nguyễn kí Hiệp ước đó ?
Hướng dẫn trả lời :
* Nguyên nhân :
- Nhà Nguyễn nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.

- Rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở Bắc Kì và Trung
Kì.
* Nội dung : Học SGK / 116 .
Câu 4: Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào ?
Hướng dẫn trả lời :Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân
triều đình để chống giặc. Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt
cháy tàu Et-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ ( 10-12-1861 ), đặc biệt cuộc khởi nghĩa do
Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao khốn đốn .
Câu 5: Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau 1867 ?
Hướng dẫn trả lời:Thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị của chúng ở Nam Kì, đẩy mạnh
cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân Nam Kì, mở trường đào tạo tay sai …Chuẩn bị cho việc
đánh chiếm Bắc Kì.
Trong khi đó triều đình Huế ngày càng bi đát, kinh tế khó khăn, thiên tai mất mùa tài chính
thiếu hụt, chính sách bế quan toả cảng vẫn được duy trì. Khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở nhiều
nơi.
Tình hình đó điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng chiếm đóng ra Bắc Kì .
Câu 6:Thực dân Pháp tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào ?
Hướng dẫn trả lời: Học vở ghi kết hợp với SGK / mục 2 / 120 .
Câu 7 : So sánh thái độ và hành động của nhân dân và của triều đình phong kiến trong việc
Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất
Hướng dẫn trả lời:
Thái độ Hành động
Nhân dân Hà Nội
và các tỉnh Bắc Kì
Kiên quyết chống giặc - Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến
ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
Triều đình Không kiên quyết chống giặc,
cầm chừng, chủ yếu thiên về
thương thuyết
- Tạo điều kiện cho Pháp tiến ra Bắc Kì

- Làm thất thủ thành Hà Nội
- Kí Hiệp ước Giáp Tuất ( 15-3- 1874)
Lưu hành nội bộ 3
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi MÔN LỊCH SỬ HK II Năm học 2009 - 2010
Câu 8 : Vì sao thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai? Thực dân Pháp đánh chiếm
Bắc Kì lần thứ hai như thế nào ?
Hướng dẫn trả lời:* Nguyên nhân: Tình hình Bắc Kì rối loạn cực độ: kinh tế tài chính ngày
càng kiệt quệ, nhân dân đói khổ, giặc cướp hoành hành.
Diễn biến: Học vở kết hợp với SGK /phần II/mục 1/ 121 .
Câu 9 : Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (1883)? Hiệp ước Hác-măng có điểm gì
khác với Hiệp ước Patơnốt (1884) ? Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp được thể hiện như thế
nào ?
Hướng dẫn trả lời:
 Nội dung : Học SGK / mục 3/ 123.
 Hiệp ước Hác-măng có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước pa-tơ-nốt, chỉ sửa đổi về ranh
giới khu vực Trung Kì như trả lại các tỉnh Bình Thuận, và Thanh-Nghệ -Tĩnh cho Trung Kì
 Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy
lòng vua quan phong kiến triều Nguyễn
Câu 10 : Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào ? Hãy nêu nhận xét về giai
đoạn đầu của phong trào Cần Vương ?
Hướng dẫn trả lời: (Học vở kết hợp với SGK /phần I/mục 2/ 126 )
Nhận xét:
- Mức độ: Phong trào phát triển rộng khắp, bao gồm các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.
- Địa bàn mở rộng trên phạm vi cả nước từ Thanh Hoá đến Bình Định
- Lực lượng: Tham gia đông đảo, chủ yếu là nông dân
- Lãnh đạo: không còn là những vỏ quan triều đình như thời kì đầu chống Pháp mà là
những văn thân, sĩ phu yêu nước có chung một nổi đau mất nước với quần chúng lao động.
Câu 11 : Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất ? Vì sao ?
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa đó .
Hướng dẫn trả lời: Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất. Vì :

+ Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng
+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh
+ Thời gian tồn tại 10 năm
+ Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn
+ Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất
+ Tự chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại (súng trường theo mẫu súng của Pháp )
Câu 12 :Em có nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc cuộc
khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ?
Hướng dẫn trả lời: Nhận xét về những nội dung: quy mô, tính chất, lãnh đạo, mục đích khởi
nghĩa …( kết hợp vở ghi và SGK )
Câu 13 : Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam giữa thế kỷ XIX có đặc điểm gì nổi bật ?
Hướng dẫn trả lời: Giữa thế kỷ XIX nền kinh tế- xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng: kết hợp vở ghi và SGK / Bài 28/ Phần I / 134
Câu 14 : Nêu những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu
nước ? Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó?
Hướng dẫn trả lời:
 Nội dung : Học vở ghi
 Nhận xét : HS tự rút ra nhận xét dựa vào SGK / Bài 28/ Phần III/ 136
Câu 15 : Nêu những chính sách của thực dân Pháp trong việc khai thác thuộc địa về các
ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính ? Em có nhận xét gì về
nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX ?
* Những chính sách: (Học vở ghi kết hợp với SGK / Bài 29/ 138 )
* Nhận xét : Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và
tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp Nền kinh tế Việt Nam
cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.
Lưu hành nội bộ 4
Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi MÔN LỊCH SỬ HK II Năm học 2009 - 2010
MÔN LỊCH SỬ 9
Bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
- Nội dung của luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 do Trần Phú soạn thảo.

- Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
Bài 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8- 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.
- Diễn biến giành chính quyền ở Hà Nội.
- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám.
Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN
CHỦ NHÂN DÂN ( 1945 – 1946).
- Tại sao nói: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa ra đời đã lâm vào tình thế cực kì khó
khăn như: “ngàn cân treo sợi tóc”.
Bài 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC KẾT THÚC ( 1953 – 1954).
- Nội dung của kế hoạch Na-va.
- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ: diễn biến, kết quả, ý nghĩa?
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 –
1954).
Bài 28: XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ
VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM( 1954- 1965).
- Lập bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến
đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ( 1961-1965 ).
Bài 29: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC ( 1965-
1973).
- Lập bảng niên đại và sự kiện về thắng lợi chung của nhân dân ba nước Việt Nam- Lào-
Cam-Pu-Chia trên các mặt trận quân sự và chính trị từ năm 1969 đến năm 1973.
Bài 30: HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
( 1973- 1975 ).
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế
nào?
- Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước ( 1954- 1975 ).
Lưu hành nội bộ 5

×