Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BD Học sinh giỏi đạt kết quả tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.35 KB, 6 trang )

Phòng Giáo Dục Huyện Hóc Môn
Trường THCS Lý Chính Thắng 1
CHUYÊN ĐỀ

GV: Trần Thị Hoàng Vi
CHUYÊN ĐỀ
Đề tài: Làm thế nào để bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 đạt kết quả cao?
I.Đặt vấn đề
Môn vật lý là một môn khoa học, nó rất khô khan và dễ nhàm chán. Do đó, khi đã
tạo được hứng thú để học sinh yêu thích môn học này và chọn nó để tìm hiểu sâu hơn, trở
thành học sinh giỏi môn này đã khó. Điều quan trọng là thu hút được số lượng học sinh
nhất định và lòng say mê học hỏi. Nhưng qua quá trình bồi dưỡng học sinh tôi nhận ra rằng
trong bốn khối thì khối 8 là khối khó nhất để học sinh đạt kết quả cao, do đó có thể dẫn
đến việc các em sẽ nhàm chán và không theo học môn này. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Làm
thế nào để bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 đạt kết quả cao?” để mong rằng với một vài
kinh nghiệm sẽ giúp các em tiếp tục theo môn học này vì sự yêu thích, học hỏi.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta là giáo viên dạy Vật Lý thì luôn đặt cho mình câu hỏi “Tại sao các học
sinh giỏi hay chọn các môn Anh Văn, Toán trước rồi sau đó mới đến Vật Lý, Hóa
Học…?”. Ở dây tôi xin đưa ra hai lý do mà tôi nghĩ rằng hợp lý:
- Thứ nhất, do sự thiếu hiểu biết của các em hay do chính cách tác động của phụ
huynh cho rằng môn Anh Văn, Toán mới là môn chính, khi thi đậu môn này thì
mới chứng tỏ con em họ là học sinh giỏi còn những môn khác thì không bằng.
- Thứ hai môn học này rất khô khan, cần một lượng kiến thức rộng mà khi học trong
trường thì không thể nào cung cấp đủ. Mà điều đặc biệt ở đây là đối với khối 8, để
đào sâu vào nội dung thì phải mất nhiều thời gian, trong khi đó học sinh phải biết
vận dụng kiến thức toán vào việc giải bài tập. Vì vậy mà học sinh cảm thấy khó
khăn hơn.
Để giải quyết được những vấn đề nêu trên thì điều trước tiên tôi nghĩ là phải tạo
được sự hứng thú, lòng ham mê học hỏi về môn học này. Kế đến là giới thiệu những công
trình khoa học, những máy móc được chế tạo. Ví dụ: máy biến thế, động cơ đốt trong,


máy ép dùng chất lỏng, tàu ngầm… mà nếu không có kiến thức vật lý thì các nhà khoa học
chưa chắc đã phát minh được.
Nói chung, giáo viên phải tìm tòi, gợi mở để học sinh hiểu được tầm quan trọng của
môn học này. Đối với vấn đề bồi dưỡng học sinh lớp 8, để đạt được kết quả cao thì trước
hết chúng ta phải ôn lại kiến thức lý thuyết cơ bản kể cả những kiến thức lớp 6, lớp 7. Ví
dụ: như các công thức khối lượng riêng, trong lượng riêng, các định luật về ánh sáng,
công thức tính vận tốc, áp suất chất lỏng, áp suất chất rắn, sự nổi, lực đẩy Acsimet, công cơ
học, định luật về công, công suất, nhiệt học… Có như vậy các em có thể hệ thống lại
những kiến thức đã quên. Sau đó là đến các dạng bài tập:
* Bài tập giải thích: Chúng ta nên cho học sinh tìm hiểu những câu đơn giản trước
rồi mới đến câu phức tạp hơn. Ví dụ trong chương “Điện học” có thể đưa ra hàng loạt câu
hỏi ở mức độ khác nhau như sau:
- Giải thích tại sao khi lau chùi gương soi, càng lau thì càng bám nhiều bụi vải?
- Trong các phân xưởng dệt người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm
điện ở trên cao. Giải thích?
- Một ống nhôm nhẹ được treo bằng một sợi chỉ tơ, trong tay em chỉ có một thanh
êbônít đã nhiễm điện âm và một đũa thủy tinh đã nhiệm điện dương. Trình bày phương án
để xác định xem ống nhôm đã nhiễm điện chưa và nhiễm điện gì?
Bên cạnh đó giáo viên cũng phải giúp các em dùng lời văn giải thích sao cho rõ ràng
và mạch lạc giúp người khác khi đọc có thể hiểu được.
- Tại sao tàu bằng thép nặng hơn hòn bi bằng thép lại nổi còn hòn bi thép thì chìm?
- Giải thích hiện tượng: Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra
khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên.
- Tại sao ở những nơi nuôi cá với số lượng lớn người ta phải dùng những bánh xe
quay tròn có lắp những cánh nhỏ đập liên tục xuống nước làm cho nước bắn tung tóe lên?
* Bài tập tính toán: Đối với dạng bài tập này học sinh sẽ cảm thấy khó khăn hơn vì
đôi khi phải ứng dụng cả kiến thức toán học mới giải quyết được. Do đó, giáo viên nên đưa
bài tập theo từng chương và theo mức độ từ dễ đến khó. Ví dụ bài tập về chương âm học:
1. Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng
vang. Biết rằng vận tốc âm trong không khí là 340m/s và để nghe được tiếng vang thì

âm phải xa và âm trực tiếp đến tai phải cách biệt nhau ít nhất là 1/15 giây.
B1: Cho học sinh tóm tắt
B2: dùng công thức nào? S = v.t
B3: Cho học sinh tự giải
2. Một ống thép dài 25,5 m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì
một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe được hai tiếng gõ, tiếng nọ cách tiếng
kia 0,07 giây.
a. Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe hai tiếng?
b. Tìm vận tốc âm thanh truyền trong thép biết vận tốc âm thanh truyền trong không
khí là 340m/s
Câu a: Học sinh tự giải thích.
Câu b:
- Học sinh tóm tắt, chú ý lí luận thời gian truyền trong thép và trong không khí.
- Học sinh tự tìm hiểu, giáo viên theo dõi và chỉnh sửa.
3. Tính vận tốc trung bình một ô tô chuyển động trong hai trường hợp sau:
a. Nửa thời gian đầu ô tô chuyển động với vận tốc 80 km/h và nửa thời gian sau ô tô
chuyển động với vận tốc 40 km/h.
b. Nửa quãng đường đầu ô tô chuyển động với vận tốc 80 km/h và nửa quãng
đường sau ô tô chuyển động với vận tốc 40 km/h.
4. Một chiếc xô bằng sắt có trọng lượng 15,6N có thể tích 15dm
3
được thả xuống
mặt nước giếng 1m. Mặt nước cách miệng giếng 6m. Biết trọng lượng riêng của sắt là
78 000N/m
3
, của nước là 10.000N/m
3
. Hãy tính công kéo xô nước lên khỏi miệng giếng.
5. Một bình cao 1m chứa đầy nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m
3

a. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 0,2m.
b. Bỏ vào bình trên một miếng gỗ hình lập phương cạnh bằng 10cm. Nhận thấy
miếng gỗ nổi trên mặt nước và có đáy song song với mặt nước, phần gỗ ló trên mặt nước
cao 3cm. Tính khối lượng riêng của gỗ.
6. Một khối đá hoa cương có khối lượng 1,4 tấn được kéo lên mặt phẳng nghiêng
cao h = 30m và có chiều dài l = 40m. lực ma sát bằng 0,2 trọng lượng vật, lực kéo bằng
11.200N.
a. Tính phần trọng lực kéo vật xuống mặt phẳng nghiêng.
b. Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng.
Khi chúng ta đưa bài tập khó ngay thì học sinh sẽ lúng túng và sẽ mất thời gian để
giáo viên nhắc lại kiến thức liên quan, dẫn đến tình trạng học sinh cảm thấy môn học quá
khó không còn hứng thú. Tóm lại, cần phải lựa chọn bài tập một cách hợp lý để học sinh có
thể tiếp thu một cách dễ dàng và khi đã say mê thì các em sẽ tự tìm tòi qua những tài liệu
khác. Có như vậy việc lĩnh hội kiến thức sẽ chắc chắn hơn. Đôi khi cũng có thể cho các em
này tham gia vào việc xây dựng những mô hình dự thi với các trường khác. Khi đó các em
sẽ thấy rằng kiến thức mình học đã được ứng dụng trong thực tế, từ đó giúp các em hứng
thú hơn.
III. Mặt tích cực và hạn chế
* Mặt tích cực
- Học sinh nắm vững kiến thức, biết cách giải bài tập, hiểu được những ứng dụng
trong cuộc sống thông qua những bài tập giải thích hiện tượng xung quanh.
- Tạo được sự say mê trong môn học, giúp các em tự tìm tòi và nghiên cứu thêm về
những sự hoạt động của một số máy móc.
- Giải quyết được những suy nghĩ lệch lạc về việc học lệch một số môn mà các em
cho là quan trọng.
* Mặt hạn chế
- Thời gian để các em tập trung đào sâu về một môn học nào đó còn quá ít. Vì có thể
các em phải chạy đua với những môn học khác để có được số điểm nhất định. Do đó, dẫn
đến tình trạng các em không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thực tế thì những học sinh chọn môn lý còn một số em về sức học chưa đạt nên sẽ

bỏ ngang vì không theo nổi.
IV. Những bài học khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua những năm được phân công giảng dạy bồi dưỡng vật lý 8, tôi đã tự tìm hiểu và
học hỏi ở đồng nghiệp để mong rằng sẽ cung cấp cho các em trước hết là niềm say mê để
các em ở năm lớp 9 vẫn tiếp tục chọn lựa bộ môn này và thu hút được những em học sinh
khác. Sau khi vận dụng những nội dung trên tôi tin rằng đã tạo cho học sinh một nền tảng
kiến thức vững chắc giúp học sinh có thể đạt được kết quả cao hơn năm trước.
V. Kết luận
Nói chung, để tìm tòi và phát hiện ra những học sinh có năng khiếu về môn học này
đã khó và điều khó khăn hơn là giúp các em say mê, yêu thích nó hơn. Do đó, chúng ta cần
có trách nhiệm trong công việc của mình để sự nghiệp “trồng người” luôn là một nghề cao
quý nhất.
Người viết chuyên đề
Trần Thị Hoàng Vi

×