Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

những sai lầm thường gặp trong phân tích kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.79 KB, 4 trang )

Những sai lầm thường gặp trong phân tích
kỹ thuật ( P2 )
• By Kim Tài
• • June 19, 2013
Kim Tài
• 0 Likes
• 0 Comments
• Print
Tags
học đầu tư học đầu tư chứng khoán online thị trường thi truong chung khoan đầu tư đầu tư chứng
khoán
Buổi offline PTKT Vietstock tháng 05/2012 tại TPHCM với chủ đề “Những sai lầm trong PTKT
có thể khiến bạn đầu tư thua lỗ và biện pháp khắc phục” sáng 26/05 diễn ra sôi động, diễn giả và
các thành viên cùng cởi mở trình bày ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Mở đầu buổi offline, ông Nguyễn Quang Minh – Trưởng bộ phận Phân tích kỹ thuật Vietstock
đã kể cho các nhà đầu tư một câu chuyện khá thú vị về một sai lầm khiến các nhà đầu tư bắt đáy
hồi trước Tết Nguyên Đán nhưng vẫn bị thua lỗ do quản lý nguồn tiền không đúng cách.
Đi sâu vào nội dung, ông Minh trình bày và chia sẻ những kinh nghiệm quý giá về các vấn đề
đang được quan tâm.
Trước hết, ông đề cập đến sai lầm Luôn cố gắng “khôn ngoan” hơn thị trường của đa số các nhà
đầu tư. Đây là lỗi thường hay gặp nhất ở những nhà đầu tư có thâm niên trên thị trường. Ví khi
đã có một hiểu biết khá nhiều về thị trường nhà đầu tư hay có xu hướng “thích chơi tay trên” thị
trường để chứng tỏ đẳng cấp! Tuy nhiên, khi giao dịch không thành công cảm giác bực bội, khó
chịu với thị trường nảy sinh và ảnh hưởng đến quá trình đầu tư sau đó.
Theo ông Minh, chiến lược khắc phục là điều nhà đầu tư phải sửa sai liên tục. Khi đó, chúng ta
không dự đoán (predict) mà chỉ phản ứng (react) lại với các biến động của thị trường. Ông cho
rằng nhà đầu tư nên quan niệm rằng sai lầm là hiển nhiên và điều quan trọng nhất là phải có
chiến lược phản ứng kịp thời.
Một trong những sai lầm khác cũng được ông đi sâu phân tích. Đó là sai lầm trong phân biệt
Buy/Sell Signal và Warning. Nhìn chung, các tín hiệu cảnh báo (warning) chỉ nói lên thị trường
sắp đảo chiều chứ không thực sự thể hiện sự thay đổi của xu hướng.


Một trong những yếu tố lịch sử khiến cho sai lầm này xuất hiện ngày càng phổ biến đó là giai
đoạn cuối năm 2009 và 2010, các tín hiệu cảnh báo (warning) giúp cho nhà đầu tư bắt đáy/bắt
đỉnh rất thành công nên xảy ra một sự ngộ nhận về tác dụng của các dạng tín hiệu này.
Sự thực thì Buy/Sell Signal của các trading system mới là những tín hiệu giúp nhà đầu tư mua
bán. Đây thường là những tín hiệu trực tiếp từ giá và có độ tin cậy cao nhất. Sự lẫn lộn giữa hai
khái niệm này gây ra hậu quả khá nghiêm trọng: nhà đầu tư rơi vào tình trạng bán/mua “hớ” rất
nhiều trong giai đoạn cuối 2011 và đầu 2012.
Việc không chuyển đổi hệ thống trading đúng lúc cũng là một sai lầm thường thấy của các nhà
đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật. Thói quen sử dụng 1 – 2 chỉ báo tâm đắc trong mọi thời điểm
là một điểm yếu chết người của các nhà đầu tư VIệt Nam.
Ông Minh nhấn mạnh: “Không có chỉ báo hay hệ thống giao dịch nào hoạt động hiệu quả tại mọi
thời điểm. Vì vậy, cần có quy luật chuyển đổi phù hợp cho từng giai đoạn.” Nhiều nhà đầu tư
bày tỏ ý kiến đồng tình và khá tâm đắc nhận định này.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng được giới thiệu hệ thống chuyển đổi theo ADX và Directional
Movement System. Quy trình chuẩn như sau:
Nếu ADX>20 suy ra Xu hướng mạnh. Khi đó sử dụng Trend-following System
Nếu ADX<20 suy ra Xu hướng yếu. Khi đó sử dụng Trading Range và Momentum System
Chọn timeframe sai cũng là một sai lầm phổ biến. Việc chọn chỉ báo nào đã là quan trọng nhưng
chọn khung thời gian tính toán như thế nào còn quan trọng hơn. Ông Minh đưa ra quy tắc chuẩn
cho mọi người tham khảo:
Chu kỳ giao dịch x 2 = Số kỳ tính toán hợp lý
Với công thức này nhà đầu tư có thể dễ dàng chọn được số kỳ tính toán phù hợp với mình mà
không cần suy nghĩ hay áp dụng các kỹ thuật suy luận phức tạp.
Cuối cùng, diễn giả có đề cập đến 2 chiến lược khá lạ đối với nhà đầu tư VIệt Nam: “Mua cao
bán cao hơn” và “Bán thấp mua thấp hơn” dưới góc nhìn của nhóm momentum. Đây đều là
những chiến lược “chữa cháy” khi giao dịch sai hướng thị trường để không bỏ lỡ cơ hội kiếm lời.
Trong phần thảo luận đa số cá nhà đầu tư đều tập trung vào chiến lược “Mua cao bán cao hơn”
và “Bán thấp mua thấp hơn” vì tính ứng dụng khá rộng và đặc sắc của chúng.
VIETSTOCK


×