LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục tiêu:
-Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ : tiếng dùng để tạo nên từ , từ
dùng để tạo nên câu ; từ bao giờ cũng có nghĩa , còn tiếng có thể có nghĩa
hoặc không có nghĩa .
-Phân biệt được từ đơn và từ phức .
-Biết dùng từ điển để tìm từ và nghĩa của từ .
II. Đồ dùng dạy học:
1 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn để kiểm tra ( cuốn sổ tay TV 3 – Tập 2 ) .
-Bảng lớp viết sẵn câu văn : Nhờ / bạn / giúp đỡ / , lại / có / chí / học hành /,
nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến .
-Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột nội dung bài 1 phần nhận xét và bút dạ .
-Từ điển ( nếu có ) hoặc phô tô vài trang ( đủ dùng theo nhóm ) .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Tác
- 1 HS lên bảng .
dụng và cách dùng dấu hai chấm .
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn đã giao từ tiết
trước .
- Giới thiệu đoạn văn đã viết sẵn ở bảng
phụ .
- Yêu cầu HS đọc và nêu ý nghĩa của từng
dấu hai chấm trong đoạn văn .
“ Tất cả nhìn nhau , rồi nhìn Tùng . Anh
chàng vẻ rất tự tin :
- Cũng là Va-ti-căng .
- Đúng vậy ! – Thanh giải thích – Va-ti-
căng chỉ có khoảng 700 người . Có nước
đông dân nhất là Trung Quốc : hơn 1 tỉ
200 triệu ” .
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Đưa ra từ : học , học hành , hợp tác xã .
- Hỏi : Em có nhận xét gì về số tiếng của
ba từ học , học hành , hợp tác xã .
- 3 HS đọc .
- Đọc và trả lời câu hỏi .
· Dấu hai chấm thứ nhất báo hiệu bộ
phận đứng sau nó là lời của nhân vật
Tùng .
· Dấu hai chấm thứ hai giải thích cho
bộ phận đứng trước : Trung Quốc là
nước đông dân nhất .
- Theo dõi .
- Từ học có 1 tiếng , từ học hành có 2
tiếng, từ hợp tác xã gồm có 3 tiếng .
- Lắng nghe .
- Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ về
từ 1 tiếng ( từ đơn ) và từ gồm nhiều tiếng
(từ phức).
b) Tìm hiểu ví dụ
- Yêu cầu HS đọc câu văn trên bảng lớp .
- Mỗi từ được phân cách bằng một dấu
gạch chéo . Câu văn có bao nhiêu từ .
+ Em có nhận xét gì về các từ trong câu
văn trên ?
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm .
- Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành
phiếu .
- Gọi 2 nhóm HS dán phiếu lên bảng .
Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .
- 2 HS đọc thành tiếng :
Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí /
học hành /nhiều / năm / liền / Hanh /
là / học sinh / tiến tiến .
- Câu văn có 14 từ .
+ Tong câu văn có những từ gồm 1
tiếng và có những từ gồm 2 tiếng .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong
SGK.
- Nhận đồ dùng học tập và hoàn thành
phiếu .
- Dán phiếu , nhận xét , bổ sung .
Từ đơn ( Từ gồm một tiếng )
Từ phức ( Từ gồm nhiều tiếng )
nhờ , bạn , lại , có , chí , nhiều , năm ,
liền , Hanh , là
giúp đỡ , học hành , học sinh , tiên
Bài 2
- Hỏi :
+ Từ gồm có mấy tiếng ?
+ Tiếng dùng để làm gì ?
+ Từ dùng để làm gì ?
+ Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức
?
c) Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm từ đơn và
từ phức .
- Nhận xét , tuyên dương nhóm tìm được
nhiều từ .
d) Luyện tập
tiến
+ Từ gồm một tiếng hoặc nhiều tiếng
.
+ Tiếng dùng để cấu tạo nên từ . Một
tiếng tạo nên từ đơn , hai tiếng trở lên
tạo nên từ phức .
+ Từ dùng để đặt câu .
+ Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng , từ
phức là từ gồm có hai hay nhiều tiếng
.
- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng .
- Lần lượt từng từng HS lên bảng viết
theo 2 nhóm . Ví dụ :
Từ đơn : ăn , ngủ , hát , múa , đi ,
ngồi , …
Từ phức : ăn uống , đấu tranh , cô
giáo , thầy giáo , tin học , …
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài .
-GV viết nhanh lên bảng và gọi 1 HS lên
bảng làm .
- Gọi HS nhận xét , bổ sung ( nếu có ) .
- Những từ nào là từ đơn ?
- Những từ nào là từ phức ?
(GV dùng phấn màu vàng gạch chân
dưới từ đơn , phấn đỏ gạch chân dưới từ
phức )
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS dùng từ điển và giải thích :
Từ điển Tiếng Việt là sách tập hợp các từ
tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ .
Từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức .
- Yêu cầu HS làm vi
ệc trong nhóm .GV
đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Dùng bút chì gạch vào SGK .
- 1 HS lên bảng .
Rất / công bằng / rất / thông minh / .
Vừa / độ lượng / lại / đa tình / đa
mang /.
- Nhận xét .
- Từ đơn : rất , vừa , lại .
- Từ phức : công bằng , thông minh ,
độ lượng , đa tình , đa mang .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Lắng nghe .
- Hoạt động trong nhóm .
- Các nhóm dán phiếu lên bảng .
- Nhận xét , tuyên dương những nhóm
tích cực , tìm được nhiều từ .
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu .
- Yêu cầu HS đặt câu .
- Chỉnh sửa từng câu của HS ( nếu sai ) .
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi :
1 HS : đọc từ .
1 HS : viết từ .
- HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ
.
Ví dụ :
Từ đơn : vui , buồn , no , đói , ngủ ,
sống , chết , xem , nghe , gió , mưa ,
…
Từ phức : ác độc , nhân hậu , đoàn
kết , yêu thương , ủng hộ , chia sẻ , …
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- HS tiếp nối nói từ mình chọn và đặt
câu .
( mỗi HS đặt 1 câu ).
· Em rất vui vì được điểm tốt .
· Hôm qua em ăn rất no .
· Bọn nhện thật độc ác .
· Nhân dân ta có truyền thống đoàn
kết .
+ Thế nào là từ đơn ? Cho ví dụ .
+ Thế nào là từ phức ? Cho ví dụ .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2, 3 và
chuẩn bị bài sau .
· Em bé đang ngủ .
· Em nghe dự báo thời tiết .
· Bà em rất nhân hậu .
-HS trả lời.
-HS cả lớp.