Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiếng Việt lớp 4 - LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.14 KB, 6 trang )

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục tiêu:
-Hiểu được từ láy và từ ghép là 2 cách cấu tạo từ phức tiếng Việt : Từ ghép
là từ gồm những tiếng có nghĩa ghép lại với nhau . Từ láy là từ có tiếng hay
âm , vần lặp lại nhau.
-Phân biệt được từ ghép và từ láy , tìm được các từ ghép và từ láy dễ .
-Sử dụng được từ ghép và từ láy để đặt câu .
II. Đồ dùng dạy học:

-Bảng lớp viết sẵn ví dụ của Phần nhận xét .
-Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột và bút dạ .
-Từ điển
III. Hoạt động trên lớp:


Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi HS đọc thuộc các câu thành ngữ ,
tục ngữ ở tiết trước ; nêu ý nghĩa của 1
câu mà em thích .
- Hỏi : Từ đơn và từ phức khác nhau ở

- 2 HS thực hiện yêu cầu .


+ Từ đơn là từ có 1 tiếng : xe , ăn , uống ,
điểm nào ? Lấy ví dụ .

- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới


a. Giới thiệu bài
- Đưa ra các từ : khéo léo , khéo tay .
- Hỏi : Em có nhận xét gì về cấu tạo của
những từ trên ?

- Qua hai từ vừa nêu , các em đã thấy có
sự khác nhau về cấu tạo của từ phức . Sự
khác nhau đó tạo nên từ ghép và từ láy .
Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm
hiểu về điều đó .
b. Tìm hiểu ví dụ
- Gọi HS đọc ví dụ và gợi ý .
- Yêu cầu HS suy nghĩ , thảo luận cặp đôi
.

+ Từ phức nào do những tiếng có nghĩa
áo.
+ Từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng trở
lên : xe đạp , uống bia , hợp tác xã , …



- Đọc các từ trên bảng .
- Hai từ trên đều là từ phức .
+ Từ khéo tay có tiếng , âm , vần khác
nhau
+ Từ khéo léo có vần eo giống nhau .
- Lắng nghe .





- 2 HS đọc thành tiếng .
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận
và trả lời câu hỏi .
+ Từ phức : truyện cổ , ông cha , đời sau
tạo thành ?


+ Từ truyện , cổ có nghĩa là gì ?



+ Từ phức nào do những tiếng có vần ,
âm lặp lại nhau tạo thành ?





- Kết luận :
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép
lại với nhau gọi là từ ghép .
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau
có phần âm đầu hoặc phần vần giống
nhau gọi là từ láy c. Ghi nhớ
, lặng im do các tiếng : truyện + cổ , ông
+ cha ,
đời + sau tạo thành . Các tiếng này đều
có nghĩa .

+ Từ "truyện" : tác phẩm văn học miêu tả
nhân vật hay diễn biến của sự kiện .
"Cổ" : có từ xa xưa , lâu đời .
"Truyện cổ" : sáng tác văn học có từ thời
cổ .
+ Từ phức : thầm thì , chầm chậm , cheo
leo , se sẽ .
· Thầm thì : lặp lại âm đầu th .
· Cheo leo : lặp lại vần eo .
· Chầm chậm : lặp lại cả âm đầu ch , vần
âm
· Se sẽ : lặp lại âm đầu s và âm e .
- Lắng nghe .



- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ .

- Hỏi : Thế nào là từ ghép , từ láy ? Cho
ví dụ


d. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm HS
- Yêu cầu HS trao đổi , làm bài .
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên
bảng, các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Kết luận lời giải đúng





- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng .
+ Nhắc lại ghi nhớ , sau đó nêu ví dụ :

Từ ghép : bạn bè , thầy giáo , cô giáo ,
học sinh , yêu quý , mến yêu , tình bạn ,
học giỏi…
Từ láy : chăm chỉ , cần cù , thân thương ,
nhạt nhẽo , săn sóc , khéo léo , …

- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội
dung bài
- Nhận đồ dùng học tập .
- Hoạt động trong nhóm .
- Dán phiếu , nhận xét , bổ sung .

- Chữa bài .
Câu Từ ghép Từ láy
a ghi nhớ , đền thờ , bờ bãi , tưởng
nhớ
nô nức
b dẻo dai , vững chắc , thanh cao
,
mộc mạc , nhũn nhặn , cứng cáp ,

- Hỏi lại HS : Tại sao em xếp từ bờ bãi
vào trong từ ghép ?

* Chú ý : Nếu trường hợp HS xếp cứng
cáp là từ ghép ,GV giải thích thêm : trong
từ ghép , nghĩa của từng tiếng phải phù
hợp với nhau , bổ sung nghĩa cho nhau
cứng là rắn , có khả năng chịu tác dụng ,
cáp có nghĩa là chỉ loại dây điện to nên
chúng không hợp nghĩa với nhau , hai
tiếng này lặp lại âm đầu c nên nó là từ láy
.
· Nếu HS xếp : dẻo dai , bờ bãi vào từ
láy ,GV giải thích tiếng dẻo dễ uốn cong ,
dai có khả năng chịu lực , khó bị làm đứt
, cho rời ra từng mảnh . Hai tiếng này bổ

- Vì tiếng bờ tiếng bãi đều có nghĩa .














sung nghĩa cho nhau tạo thành nghĩa

chung dẻo dai có khả năng hoạt động
trong thời gian dài . Nên nó là từ ghép .
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm . Yêu
cầu HS trao đổi , tìm từ và viết vào phiếu .
- Gọi các nhóm dán phiếu , các nhóm khác
nhận xét, bổ sung .
- Kết luận đã có 1 phiếu đầy đủ nhất trên
bảng .
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi :
+ Từ ghép là gì ? Lấy ví dụ .
+ Từ láy là gì ? Lấy ví dụ .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà viết lại các từ đã tìm
được vào sổ tay từ ngữ và đặt câu với các
từ đó .

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Hoạt động trong nhóm .

- Dán phiếu , nhận xét , bổ sung .

- Đọc lại các từ trên bảng .


- 1 HS nêu
- 1 HS nêu


×