LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI , TRÒ CHƠI
I Mục tiêu
Biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh , sự khéo léo ,trí tuệ .
Hiểu ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan
đến chủ điểm .
Biết sử dụng linh hoạt , khéo léo một số thành ngữ , tục ngữ trong những
tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng . Mỗi HS đặt 1 câu hỏi .
+ Khi hỏi chuyện người khác , muốn giữ phép
lịch sự cần phải chú ý những gì ?
- Nhận xét câu trả lời của HS .
- HS hát.
- 3 HS lên bảng đặt câu hỏi :
+ Một câu với người trên .
+ Một câu với bạn
+ Một câu với người ít tuổi hơn mình
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời .
- Gọi HS nhận xét câu bạn viết trên bảng xem có
đúng mục đích không ? Có giữ phép lịch sự khi
hỏi không ?
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Dạy – học bài mới.
a) Giới thiệu bài.
- Tiết luyện từ và câu hôm nay lớp mình cùng
tìm hiểu về các trò chơi dân gian , cách sử dụng
một số thành ngữ , tục ngữ có liên quan đến chủ
đề : Trò chơi - đồ chơi .
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm . Yêu cầu
HS hoạt động trong nhóm hoàn thành phiếu và
giới thiệu với bạn về trò chơi mà em biết .
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng . Các
nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng
- Nhận xét câu hỏi của bạn .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm 4 HS
- Nhận xét , và bổ sung phiếu trên bảng
:
- Chữa bài
Trò chơi rèn luyện sức mạnh
Trò chơi rèn luyện sức khéo léo
Trò chơi rèn luyện trí tuệ
- Hãy giới thiệu cho bạn hiểu cách thức chơi trò
chơi của một trò chơi mà em biết.
Kéo co , vật
Nhảy dây, lò cò, đá cầu
Ăn quan , cờ tướng , xếp hình .
- Tiếp nối nhau giới thiệu .
Ví dụ
+ Ăn quan : Hai người thay phiên nhau bốc những viên sỏi từ các ô nhỏ ( ô
dân) lần lượt rải trên những ô to (ô quan) để “ăn” những viên sỏi to trên các
ô to ấy; chơi đến khi “hết quan, tàn dân, thu dân, thu quân, bán ruộng” thì
kết thúc: ai ăn được nhhiều quan hơn thì thắng.
+ Lò cò : Dùng một chân vừa nhảy vừa di chuyển một viên sỏi, mảnh sành
hay gạch vụn trên những ô vuông vẽ trên mặt đất.
+ Xếp hình: Xếp những hình bằng gỗ hoặc bằng nhựa có hình dạng khác
nhau thành những hinh khác nhau ( người, ngôi nhà, con chó, ô tô, … )
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu và bút cho 2 nhóm HS . Yêu cầu HS
hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán
phiếu lên bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài
vào phiếu hoặc dùng bút chì làm vở
nháp.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc lại phiếu: 1 HS đọc câu tục ngữ,
1 HS đọc nghĩa của câu.
Nghĩa thành ngữ, tục ngữ
Chơi với
lửa
Ở chọn nơi,
chơi chọn
bạn
Chơi diều
đứt dây
Chơi dao có ngày đứt
tay.
Làm một việc nguy hiểm +
Mất trắng tay +
Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ +
Phải biết chọn bạn,
chọn nơi sinh sống
+
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. GV nhắc HS.
+ Xây dựng tình huống.
+ Dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- Gọi HS trình bày.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, đưa ra
tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ
để khuyên bạn .
- 3 cặp HS trình bày.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Chữa bài
a) Em sẽ nói với bạn “ở chọn nơi, chơi chọn
bạn” Cậu nên chọn bạn mà chơi.
b) Em sẽ nói: “ Cậu xuống ngay đi: đừng có
“chơi với lửa” thế!
c) Em sẽ bảo bạn: “Chơi dao có ngày đứt tay”
đấy.
Cậu xuống đi …
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục
ngữ.
4. Củng cố, dặn dò.
- Tiết từ ngữ hôm nay các em vừa học bài gì ?
-Hãy nêu một số câu tục ngữ, thành ngữ có liên
quan về chủ đề Trò chơi – đồ chơi.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 3 và sưu tầm 5
câu tục ngữ, thành ngữ.
- Chuẩn bị bài Câu kể.
- 2 HS đọc.