Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.75 KB, 25 trang )

A. MỞ ĐẦU
Công cuộc xây dựng xã hội mới phải được tiến hành toàn diện trên các
mặt: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và những con người
của xã hội đó. Công nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo
ra cơ sở vật chất - là thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại. CNH -HĐH là một
mục tiêu chiến lược bởi lẽ ngày nay nó đang được thừa nhận là xu hướng phát
triển chung của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
hướng đó. Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế
xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm tăng trưởng nhanh
ổn định, nước ta phải xác định rõ cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày
càng hiện đại cho các ngành kinh tế. Mặt khác, nước ta là nước đang phát
triển vì vậy quá trình ấy gắn liền với quá trình công nghiệp hoá để từ đó hiện
đại hoá đất nước
Đảng ta luôn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) là nhiệm
vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã xác định thực chất của CNH xã
hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân
công mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không
ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng“. Tuy nhiên, trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của ta trước đây do nhiều nguyên nhân trong đó có
nguyên nhân nóng vội chúng ta đã mắc phải một số sai lầm khuyết điểm mà
đại hội Đảng lần thứ VI và VII đã vạch ra. Nghị quyết đại hội VIII của Đảng
đã đưa sự nghiệp đổi mới lên tầm cao mới, đẩy mạnh CNH -HĐH. Mặt khác,
CNH-HĐH đất nước phải chứa đựng được mục tiêu, chiến lược, nội dung,
hình thức, phương hướng cách mạng của đảng ta trong thời kỳ đổi mới.
Đó là lí do vì sao em chọn đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam”
1
B.NỘI DUNG
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ -HIỆN ĐẠI
HÓA Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm công nghiệp - hoá hiện đại hoá


a, Định nghĩa về công nghiệp hóa:
Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về công ngiệp hoá.Tổ chức
phát triển nông nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra định nghĩa:
“Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế trong các quá trình này
một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của quốc dân được động viên để phát
triển cơ cấu kinh tế, nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm
của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra
những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho nền kinh
tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm tiến bộ về kinh tế xã hội.
Công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững và giải quyết tốt
những vấn đề xã hội, gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn
hoá nâng cao đời sống nhân dân.
Vậy: Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên
những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai
thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế
quốc tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công
nghệ ngày càng hiện đại.
b, Định nghĩa về hiện đại hóa:
Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá. Hiện
đại hoá có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị và
văn hoá. Hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình nhờ đó các
2
nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế,
tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội, nhằm tiến tới một hệ
thống kinh tế xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển.
Tuy nhiên nếu hiện đại hoá máy móc, dập khuôn sẽ làm bại hoại cho quốc gia
vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch với dân chủ
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khoá VI và đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản VIệT NAM đã xác định:”Hiện đại hoá lá

quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ sử dụng sức lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cung với những qui trình
công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển
của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng xuất lao động hiệu quả và trình độ
văn minh kinh tế xã hội cao”
c, Định nghĩa CNH-HĐH
Cho đến nay, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về CNH -HĐH.
Tại Tây Âu khi cách mạng công nghiệp được tiến hành, công nghiêp hoá
được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy
móc
Theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ban chấp hành
trung ương khoá VIII thì: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn
diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ
sử dụng lao động thử công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với
công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển
công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng xuất lao động cao.
3
2. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá - hiện đại hoá ở việt nam
a.Xuất phát từ tình hình, xu hướng chung của khu vực, thế giới.
-Trong mấy thập kỷ qua, các nước vùng Châu á - Thái Bình Dương đã
đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, làm cho khu vực này trở thành khu vực phát
triển kinh tế năng động nhất trên thế giới. Nhờ đó, đã xuất hiện những nước
công nghiệp hoá mới, có những nước đã đứng vào hàng ngũ các nước có tốc
độ tăng trưởng cao.Đồng thời ở các nước này giá nhân công ngày càng tăng
đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất ra bởi giá
thành tăng. Các nước này vì thế phải tìm cách chuyển một phần các lĩnh vực
sản xuất khó cạnh tranh sang các nước khác dưới hình thức đầu tư, chuyển
giao công nghệ. Các nước kém phát triển hơn lại có nhu cầu tiếp nhận các

công nghệ có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị trường thế giới, tạo
ra cơ may và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sự gặp
gỡ cung và cầu công nghệ trình độ thấp đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
giao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển làm thay đổi
cơ cấu kinh tế ở các nước này.
- Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo ra những lĩnh
vực công nghệ mới, có hiệu quả cao đặc biệt là các công nghệ tiếp kiệm tài
nguyên, bảo vệ mội trường, trong tương lai có cơ sở để giành vị trí thống trị
hoặc áp đảo thị trường khu vực và thế giới. Trước những biến đổi nhanh
chóng trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ để không bị lạc hậu,
phải biết tận dụng những lợi thế của nước đi sau để phát triển, hội nhập mà
không bị biến thành nơi tiếp nhận những công nghệ trình độ thấp, bị lệ thuộc
vào các nước xuất khẩu công nghệ.. Một trong những giải pháp quan trọng đó
chính là phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu ngành cho phù hợp
với tình hình kinh tế trong nước và khu vực, thế giới theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
4
b. Xuất phát từ yêu cầu trong nước.
-Mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến 2020 ra sức phấn
đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Với mục tiêu trên thì
yêu cầu lực lượng sản xuất của chúng ta đến lúc đó sẽ đạt trình độ khá hiện
đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy
móc, điện khí hoá, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh
cao hơn. Công nghiệp và dịch vụ sẽ phải chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và
lao động xã hội dù nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển mạnh… Muốn thực
hiện được mục tiêu đề ta chúng ta không còn cách nào khác là phải chuyển

dịch cơ câú kinh tế, đặt biệt là cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá - hiện đại hoá.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm đáp ứng được sự phân công
lao động quốc tế sớm đưa Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới tạo cho
chúng ta có được chỗ đứng và thế mạnh trong khu vực. Chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế cũng nhằm khai thác, tận dụng hết những tiềm năng của Việt
Nam: tiềm năng con người, nguồn lao động dồi dào, tàI nguyên thiên nhiên
- Việt Nam tham gia các tổ chức AFTA và WTO về cơ bản sẽ mang lại
cho chúng ta nhiều cơ hội, và cũng có nhiều thách thức. Việc tận dụng tốt các
cơ hội và đối phó với những thách thức buộc chúng ta phải có chiến lược
công nghiệp hoá đúng đắn, có sự chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ nhằm thúc đẩy
sự phát triển trong nước, đưa hàng hoá của chúng ta đủ sức cạnh tranh đối với
hàng hoá của các nước khác. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự cần thiết cho quá trình trên.
5
c. Xuất phát từ những yêu cầu khác.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân mang lại nhiều cơ hội cho
sự phát triển công bằng, rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa các tầng
lớp, thành quả của sự phát triển sẽ được phân phối đến mọi người một cách
thoả đáng, công bằng, tạo ra nhiều cơ hội làm việc và tạo điều kiện cho đông
đảo tầng lớp dân chúng tiếp cận cơ hội đó và làm cho mức sống nhân dân
tăng
- Việt Nam là một nước đi sau trong phát triển, muốn đuổi kịp các nước
khác một cách nhanh chóng thì cần phải có chính sách đúng đắn để đốt giai
đoạn, muốn thế chúng ta cần phải có chính sách đúng đắn trong chiến lược
công nghiệp hoá, đó chính là phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, phải có một
cơ cấu ngành đủ mạnh sẵn sàng tham gia phân công lao động quốc tế và cạnh
tranh trên thị trường thế
3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -
hiện đại hoá ở việt nam

a.Về cơ cấu ngành kinh tế
* Xét nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mang tính tổng thể đó
là bước chuyển biến, thay đổi về tỷ trọng:
Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là tỷ trọng khu vực
dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và khai
khoáng ngày càng giảm trong tổng giá trị sản phẩm xã hội.Đảng ta đã xác
định một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý mà "bộ xương" của nó là cơ cấu kinh tế
công - nông.Dịch vụ gắn với phân công và hợp tác Quốc tế sâu rộng.
- Mục tiêu đến năm 2020: trở thành một nước xã hội chủ nghĩa với lực
lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại.Cơ cấu ngành kinh tế ngày
càng hiện đại, hợp lý: nông nghiệp: 10%,công nghiệp: 41%,dịch vụ: 49%
6
* Cụ thể nội dung chuyển dịch từng ngành kinh tế.
- Tỷ trọng ngành nông nghiệp mục tiêu giảm xuống 16 - 17%.Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm khai thác có hiệu quả
tiềm năng đa dạng của nông nghiệp đảm bảo vững chắc yêu cầu an toàn lương
thực cho xã hội. Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào các ngành
nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tăng giá trị và
khối lượng hàng xuất khẩu.
- Đặc biệt ưu tiên phát triển ngành kinh tế công nghiệp.
Đó là các ngành chế biến lương thực - thực phẩm sản xuất hay tiêu dùng,
tăng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin.Xây dựng có chọn
lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trong những ngành trọng yếu mà nhu cầu
đòi hỏi bức bách và có điều kiện về vốn, công nghệm thị trường để phát huy
tác dụng và sửa chữa tầu thuỷ, luyện kim, hoá chất …Mục tiêu phấn đấu đến
năm 2010 tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp sẽ chiếm đến 40 - 41%, trong
tổng giá trị sản phẩm xã hội.
-Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ - du lịch: nhằm đáp ứng nhu cầu về
dịch vụ của nhân dân. Đến năm 2010 đưa tỷ trọng ngành này vượt lên cao
hơn tất cả các ngành kinh tế khác, chiếm 42 - 43% thậm chí mục tiêu 2020 sẽ

chiếm đến 49% so với tổng giá trị sản phẩm xã hội.
b.Về cơ cấu kinh tế vùng
Phát huy vai trò đầu tầu của các vùng kinh tế trọng điểm .Đầu tư thích
đáng vào ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc -Trung –Nam và một số khu đô thị
lớn, đô thị vệ tinh, gắn với tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển , giảm sự
chênh lệch về nhịp độ phát triển giữa các vùng
c.Về cơ cấu thành phần kinh tế
Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên
trong và bên ngoài cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
7
đại.Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nưởc trên cơ sở chủ động đổi mới
tổ chức hiệu quả quản lí.Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môI trường
thuận lợi cho đầu tư , kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh
nghiệp
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO
HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ -HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM
1. Thành tựu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
-hiện đại hoá ở Việt Nam
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH -HĐH đã đạt những
thành tựu nhất định sau hơn 20 năm đổi mới.
*Năm 2006.
Là năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO); cũng là năm nước ta đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao
APEC 2006; năm đầu tiên triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm và đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ…
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng
8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch
vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng

đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần
trăm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và
thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên
41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.
8
- Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo
giá cố định) ước tính tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng
3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%.
-Giá trị sản xuất công nghiệp ước tính đạt 490,82 nghìn tỷ đồng, tăng
17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước
tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phương quản lý tăng 2%);
khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
18,8%
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt
84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập
khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu
(các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%). Xuất khẩu
hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế
hoạch cả năm
Thực hiện vốn đầu tư năm 2006 theo giá thực tế ước tính đạt 398,9 nghìn
tỷ đồng, bằng 105,9% kế hoạch năm, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng
50,1%, bằng 103,2%; vốn ngoài Nhà nước chiếm 33,6%, bằng 105,7%; vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,3%, bằng 116,1%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển,đạt trên 10
tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là một trong những sự kiện
kinh tế nổi bật nhất trong năm 2006
*Năm 2007 (theo BáO CáO KINH Tế VIệT NAM 2007 (8/5/2008))

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 8,5%,là tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao nhất kể từ năm 1997, trong ®ã khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 3,41%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% ,khu vực dịch
vụ tăng 8,68%
9
Tăng trưởng GDP, 2003-07 (%)
2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng (%)
GDP 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48
Nông-lâm-thủy sản 3,62 4,36 4,02 3,40 3,40
Côngnghiệp-xây dựng 10,48 10,22 10,69 10,37 10,60
Dịch vụ 6,45 7,26 8,48 8,29 8,68
Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính toán của Viện NCQLKTTƯ.
Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân
hàng Phát triển). GDP tính theo giá thực tế đạt khoảng 1.143 nghìn tỉ đồng,
bình quân đầu người đạt khoảng 13,42 triệu đồng, tương đương với 71,5 tỉ
USD và 839 USD/người! Đây là tín hiệu khả quan để có thể sớm thực hiện
được mục tiêu thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển có thu nhập thấp vào
ngay năm tới.
Giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo
giá so sánh 1994 ước tính đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm
2006, trong đó nông nghiệp tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng
11%.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính
tăng 17,1% so với năm 2006, bao gồm khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng
10,3% (Trung ương quản lý tăng 13,3%, địa phương quản lý tăng 3%); khu vực
ngoài Nhà nước, tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2%.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng
21,5% so với năm 2006.Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt

60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong
10

×