Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tổng thuật những ý kiến khác nhau về truyện cổ tích tấm cám, tính dị bản và ý kiến cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.66 KB, 15 trang )

Tổng thuật những ý kiến khác nhau
về truyện cổ tích “Tấm Cám”
và cho biết ý kiến của mình.
I. Khái quát về truyện cổ tích Việt Nam
1. Khái niệm:
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân
gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân
vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ
côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình
dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu
chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động bình thường như
con người.
2. Đặc điểm:

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở
phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận
trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng
tượng.
Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ
yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống
hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính
chất của cốt truyện, motip,hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện
cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên
thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ,tín ngưỡng vạn vật hữu
linh.Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn
hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng
hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích
thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội
liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.
Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần
lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng


chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiêu trừ hoặc bị chế giễu
Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có
nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các
dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử,
sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong
nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng
dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang
vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung
theo những ý đồ nhất định.
3. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại ,tùy thuộc vào đề tài của tác phẩm,
truyện cổ tích có thể được chia ra:
Truyện cổ tích thần kỳ:
Truyện cổ tích thần kì kể lại những sự việc xảy ra trong đời
sống gia đình và xã hội của con người.Đó có thể là những mâu
thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền,vấn đề tình
yêu,hôn nhân, những quan hệ xã hội…trong đó có yếu tố thần kì
Có thể bắt gặp các đề tài như dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.)
cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng; đoạt báu vật thần
thông; người con gái đội lốt thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng; v.v…
Một số truyện tiêu biểu như: Sự tích Trầu Cau, cây tre trăm đốt,
Thạch Sanh, Tấm Cám…
Truyện cổ tích loài vật:
Nhân vật chính là những con vật quen thuộc, gần gũi có thể
nuôi trong nhà hay sống hoang dã ngoài rừng. Một số truyện tiêu
biểu như Quạ và Công, Cóc kiện trời, chúa tể Sơn lâm, sự tích con
Thạch Sùng…
Truyện cổ tích thế tục:
Truyện tiếu lâm truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường
ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố

thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ. Nhóm truyện có đề tài nói về
nhân vật bất hạnh : Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim
quốc ; nhóm có nội dung phê phán những thói xấu : Đứa con trời
đánh, Gái ngoan dạy chồng ; nhóm truyện về người thông minh:
Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Em bé thông minh, Cái chết
của bốn ông sư, Nói dối như Cuội ; nhóm truyện về người ngốc
nghếch: Chàng ngốc được kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bò tót
II. Truyện cổ tích Tấm Cám và các dị bản
1. Tóm tắt truyện:

Truyện "Tấm Cám" tiêu biểu cho truyện cổ tích thần kỳ.
Nhân vật chính là Tấm, một cô gái mồ côi có nhiều phẩm chất
tốt đẹp, cuộc đời cô trải qua nhiều bất hạnh nhưng cuối cùng cô
cũng gặp được hạnh phúc.Tấm mồ côi mẹ, rồi mồ côi cha, phải
sống với dì ghẻ, chịu nhiều thiệt thòi, bị ức hiếp (bị cướp giỏ cá, bị
mất cá bống, không được dự hội…)
Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm trở thành Hoàng Hậu nhưng vẫn
bị mẹ con Cám hãm hại nhiều lần. Tấm hoá thành chim vàng anh,
cây xoan đào, khung cửi, cây thị, quả thị . Cuối cùng Tấm trở lại
thành người.
Một hôm, vua đi qua quán nước, nhìn thấy trầu têm cánh
phượng khéo giống như Tấm têm. Nhờ đó Tấm được về cung. Vẫn
bị sự ghen ghét của Cám, Tấm đã chỉ cách làm cho trắng. Cám làm
theo và chết, mụ dì ghẻ nghe tin, cũng chết theo.
=> Truyện kể về số phận của cô gái mồ côi,bất hạnh với ước mơ đổi
đời và công lí xã hội của nhân dân lao động. Truyện gắn liền với
cuộc đấu tranh chống lại cái ác để giành và giữ hạnh phúc. Tác
phẩm thể hiện quan niệm hạnh phúc của nhân dân.
2. Các dị bản:


Có rất nhiều dị bản khác nhau xoay quanh đoạn kết của câu truyện.
Sau đây là một số đoạn kết của các dị bản tiêu biểu.
a, Kết truyện ở sách giáo khoa lớp 10 ( bản mới ):
Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì không
khỏi sợ hãi. Một hôm Cám hỏi chị:
-Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?
Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:
-Có muốn đẹp không để chị giúp?
Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm
bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết.
Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết ”
b, Kết truyện hoặc trong bản gốc truyền miệng :
“Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì không
khỏi sợ hãi. Một hôm Cám hỏi chị:
-Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?
Tấm trả lời:
-Chị đẹp thế này là nhờ mỗi ngày chị đều tắm bằng nước sôi
đấy.Thế em có muốn đẹp không để chị giúp cho?
Cám hí hửng đồng ý thế là Tấm sai người đào một cái hố, nện đất
thật kỹ, bảo Cám tụt xuống, rồi Tấm sai người đem nước sôi dội vào
Cám, Cám chết còng queo dưới hố. Tấm đem xác Cám làm mắm
gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ Cám lấy
làm sung sướng, ngày nào mụ cũng giở mắm ra ăn, khen lấy khen
để Đến ngày gần hết, nhòm vào chĩnh mụ mới nhìn thấy đầu lâu
con mình mụ uất lên, ngã vật xuống đất, hai mắt nhắm nghiền và
tắt thở".
Một dị bản khác.
“…Sau này, Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa
nên dò hỏi, Tấm đùa rằng: Nhờ tôi tắm nước sôi mà trắng đẹp thế

đấy. Cám nghĩ rằng năm lần bảy lượt Tấm chết đi mà vẫn tái sinh,
chắc hẳn phải có bí quyết thần kỳ, với tính thật thà , Tấm chưa hề
nói dối nên cả tin , liền sai người nấu một nồi nước sôi to và nhảy
vào tắm. Cám chết còng queo. Sau khi chết, Cám hóa thành một con
quạ đen. Nhân việc Cám chết, người phục vụ cho Cám bấy lâu cũng
bị mẹ con Cám hành hạ bạc đãi sinh căm hận, liền nảy ra ý định làm
mắm xác Cám gởi về cho mẹ Cám ăn và bảo rằng do Cám gởi về.
Bà ta tưởng quà quý của con từ cung vua gởi về thật nên chẳng nghi
ngờ, đem ra dùng và khen lấy khen để . Cứ mỗi lần như thế thì con
quạ bay đến đậu bên cửa sổ hót rằng:
“Ngon ngỏn ngòn ngon
Mẹ ăn thịt con giòn giòn béo béo”
Bà ta đuổi quạ đi. Đến khi chĩnh mắm vừa cạn thì chiếc đầu
của Cám hiện ra. Quá thương cảm với cái chết thảm của con, lại đau
đớn dằn vặt vì chính mình lại ăn thịt con mình, mụ ta vật vã, đau
khổ, uất khí , nôn thốc nôn tháo , không ăn uống đến khi nôn cả ruột
gan, dạ dày lộn ngược ra mà chết.”
Kết truyện trong Bách khoa toàn thư:
“…Sau này, Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa
nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì
sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, đổ một bồn nước sôi rồi tắm sau đó
chết ngay tức khắc. Tấm sai người chặt xác của cám ra làm 8 khúc,
lấy thịt làm cỗ mắm rồi gửi cho dì ghẻ ăn. Thấy Tấm có lòng tốt, dì
ghẻ không nghi ngờ gì mà vẫn cứ ăn. Một con quạ chợt đậu lại bên
cửa sổ, nhìn vào và hót:
"Ngon ngỏn ngòn ngon
Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng?"
Mẹ Cám nhận ra cỗ mắm mà Tấm gởi cho mình thật ra là thịt
của Cám. Quá đau khổ, bà ta hoá điên chạy ra khỏi nhà và bị sét
đánh chết…”

Còn rất nhiều những dị bản khác ,và kết cục là mẹ con Cám
đều chết. Với việc nhiều dị bản như vậy có thể cho ta một suy luận
rằng : phải chăng từ lâu đã có nhiều người thấy được cái kết truyện
có sự “bất ổn” nên họ cũng muốn sửa lại cho hợp lý hơn ? Và đó là
lý do tam sao thất bản.
III. Ý kiến cá nhân bàn về truyện Tấm Cám
Truyện Tấm Cám nằm trong một kiểu chuyện thuộc loại phổ
biến nhất thế giới. Cô Tấm trong truyện của nhiều nước phương Tây
có tên là cô Tro Bếp (Cendrillon ở Pháp, Cinderella ở Anh,
Cenerentola ở Ý, Cenusotca ở Rumani, Cernuska hay Doluska ở
Nga). Kiểu truyện cô Tro Bếp trên thế giới đã được nghiên cứu
nhiều, các vấn đề về nguồn gốc và sự di chuyển cốt truyện được chú
ý nhiều hơn cả.
Kiểu truyện Tấm Cám cũng từng được nghiên cứu ở nhiều
Việt Nam, và có nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược
hẳn nhau.
Theo các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, văn hóa dân gian
thì sự trả thù của Tấm có lý của nó, hợp với nhãn quan, vào bối
cảnh xã hội thời xưa. Mặt khác, nó phản ánh cái tâm lý nhân vật. Dù
cho người đó có hiền hậu, bao dung đến đâu qua bao nhiêu lần bị
hãm hại ắt có ngày không cam tâm chịu để cho người ta dày vò mãi,
nhất là khi có quyền thế trong tay rồi , để bảo vệ chỗ đứng của
mình, họ sẵn sàng trở thiện thành ác. Cái kết đó là một lời răn dạy,
cảnh báo đừng nên ép người ta vào đường cùng, vì “nhân cùng tất
trả”.
Trong đề tài nghiên cứu mang tên “Về cái chết của mẹ con
người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám”, Giáo sư Chu Xuân Diên cho
rằng: “Truyện Tấm Cám là một truyện cổ tích. Tính chất cổ xưa của
truyện Tấm Cám không chỉ do đề tài, cốt truyện và các mô típ của
nó có nguồn gốc từ những thực tại và quan niệm về thực tại của con

người từ "ngày xửa ngày xưa" chứ không phải là sự phản ánh trực
tiếp các sự kiện lịch sử - xã hội của các thời kỳ lịch sử sau này và
quan niệm của con người thuộc các thời kỳ lịch sử sau này về những
sự kiện ấy”. Ông diễn giải: “Tính cổ xưa của truyện cổ tích còn thể
hiện ở chỗ những hành động và đặc điểm tính cách của nhân vật
trong truyện cổ tích nếu đối với người "ngày xửa ngày xưa" là hợp
lý, thì đối với người hiện nay là vô lý. Khi truyện cổ tích mở đầu
rằng "Ngày xửa, ngày xưa ", thì chính là đã chuẩn bị cho người
nghe một tâm thế phù hợp để bước vào cái thế giới của những điều
vô lý đầy sức hấp dẫn ấy”… Trong lịch sử ghi lại,thời con người
còn sống theo lối thị tộc,có 1 nghi lễ gọi là nghi lễ trưởng thành.Nói
chung trong nghi lễ trưởng thành, người chịu lễ đều phải chịu
đựng sự tác động của lửa dưới những hình thức khác nhau. Bị giội
nước sôi là một trong những hình thức thực hành quan niệm dùng
tác động của lửa để tạo ra cái chết tạm thời,và sự phục sinh sau đó
sẽ biến người chịu lễ thành một con người mới.
Quan niệm đó (có thật) gắn liền với hành động nghi lễ giội
nước sôi (có thật) trong nghi lễ trưởng thành của các xã hội thị tộc
(cũng có thật) là nguồn gốc của chi tiết “chết do bị giội nước sôi”
trong hành động cổ tích, dùng để miêu một hành động của nhân vật
trong truyện cổ tích (không có thật). Nhưng khi đã trở thành một
hành động không có thật trong truyện cổ tích, ở một số trường hợp,
thí dụ trường hợp bản kể truyện Tấm Cám trong đó Cám tắm nước
sôi hoặc nhờ giội nước sôi là một cách chết đi để trở thành con
người mới (tức trắng đẹp hơn xưa), thì lời mách bảo của Tấm vẫn
còn giữ lại được dấu vết của tư tưởng cơ bản của nghi lễ trưởng
thành, tức một tư tưởng đã từng tồn tại thực sự trong lịch sử văn hóa
của nhân loại. Ở đây lời mách bảo của Tấm không phải là “sự tự do
sáng tạo của tác giả dân gian”, và xuất phát điểm của nó cũng không
phải là hành động lừa gạt, lừa gạt để trả thù Cám. Lời mách bảo

được coi như là có tính chất lừa gạt ấy chỉ là biến thái về sau của
môtip giội nước sôi với mục đích chết rồi tái sinh mà thôi.
Kiểu truyện Tấm Cám cũng đã từng được nghiên cứu nhiều ở
Việt Nam. Có thể coi công trình nghiên cứu của Đinh Gia Khánh
nhan đề “ Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua
truyện Tấm Cám, xuất bản năm 1968, là công trình nghiên cứu có
tính chất toàn diện hơn cả, đề cập gần như hầu hết các vấn đề chính
của kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam.
Tuy nhiên không phải mọi vấn đề nghiên cứu về truyện Tấm
Cám ở Việt Nam đã được đề cập tới hết. Nhiều vấn đề chưa được
nghiên cứu kỹ. Trong cách giải đáp về một số vấn đề còn có nhiều ý
kiến khác nhau
Vấn đề về cái chết của mẹ con cô Cám thuộc số những vấn đề
chưa được nghiên cứu kỹ và có những ý kiến khác nhau nhiều.
Về vấn đề này có thể dẫn ra một ý kiến thuộc loại sớm nhất
của một người Pháp. Đó là ý kiến của A. Leclère trong một bài viết
đăng trên tờ tạp chí Những truyền thống dân gian (Revue des
traditions populaires) số ra ngày 6 – 8 - 1898. Theo Leclère, chi tiết
Tấm cho giội nước sôi giết em đã khiến cô có tính chất một kẻ
phạm tội ác. So sánh với truyện Neang Kantoc của Campuchia, ông
cho rằng truyện này hay hơn truyện Tấm Cám của Việt Nam vì cô
Kantoc đã không có hành động trừng phạt như cô Tấm đã làm
(theo Đinh Gia Khánh, 1968, tr.96 - 97). Truyện Neang Kantoc của
Campuchia, theo bản kể của Leclère (in trong tập Truyện cổ và
truyền thuyết của nước Campuchia - Contes et légendes du
Cambodge, Paris - 1895) kết thúc như sau: [Khi biết được Kantoc
đã sống lại, cô gái con gì ghẻ là Chong Angkaat] sợ quá chạy vào
rừng. Vua bảo lính đừng đuổi nữa. Từ đó người ta thấy mất hút
Angkaat”. Nguyễn Xuân Kính cho biết: ''Một học giả thực dân đã so
sánh sự khác nhau này rồi kết luận: Người Việt là dã man, cần phải

được khai hóa văn minh.'' (Nguyễn Xuân Kính,1998, tr.5).
Về vấn đề này có thể dẫn ra một ý kiến thuộc loại sớm nhất
của một người Pháp. Đó là ý kiến của A. Leclère trong một bài viết
đăng trên tờ tạp chí Những truyền thống dân gian (Revue des
traditions populaires) số ra ngày 6 – 8 - 1898. Theo Leclère, chi tiết
Tấm cho giội nước sôi giết em đã khiến cô có tính chất một kẻ
phạm tội ác. So sánh với truyện Neang Kantoc của Campuchia, ông
cho rằng truyện này hay hơn truyện Tấm Cám của Việt Nam vì cô
Kantoc đã không có hành động trừng phạt như cô Tấm đã làm
(theo Đinh Gia Khánh, 1968, tr.96 - 97). Truyện Neang Kantoc của
Campuchia, theo bản kể của Leclère (in trong tập Truyện cổ và
truyền thuyết của nước Campuchia - Contes et légendes du
Cambodge, Paris - 1895) kết thúc như sau: [Khi biết được Kantoc
đã sống lại, cô gái con gì ghẻ là Chong Angkaat] sợ quá chạy vào
rừng. Vua bảo lính đừng đuổi nữa. Từ đó người ta thấy mất hút
Angkaat”. Nguyễn Xuân Kính cho biết: ''Một học giả thực dân đã so
sánh sự khác nhau này rồi kết luận: Người Việt là dã man, cần phải
được khai hóa văn minh.'' (Nguyễn Xuân Kính,1998, tr.5).
Cách đánh giá có tính chất phê phán như vậy về hành động
trừng phạt của cô Tấm cũng thấy có trong giới nghiên cứu Việt
Nam, và không phải chỉ là một vài trường hợp hiếm hoi.
Phan Hải Triều, trong bài “Thử phân tích vài biểu hiện của đặc
điểm nhân ái trong truyện cổ tích Việt Nam” đăng trên tạp chí Văn
hóa dân gian số l năm 1996, cho rằng: “Cách nghĩ của người Việt
trong đối nhân xử thế khi có mặt kẻ đại diện cho cái ác, là thiên về
tính chủ quan, thụ động. Sự cảm hóa cái xấu phải bắt đầu từ sự
thành thật và bao dung của chính mình. Người Việt trong loại
truyện cổ tích này ít khi dùng tới tư duy “hồi cố” để suy xét sự
việc.” Trên cơ sở nhận định về cách nghĩ của người Việt như vậy,
tác giả bài báo cho rằng đoạn kết trong truyện Tấm Cám là “môtip

quá xa lạ với tư duy xử thế của người Việt, nó xuất hiện duy nhất có
một lần trong toàn bộ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”. Tác giả
dẫn một đoạn trong một giáo trình đại học về văn học dân gian do
tập thể tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn và Nguyễn Hùng Vĩ
biên soạn, in năm 1990, nói rằng “Điều này đã gây nên sự tranh
luận trong việc đánh giá phẩm chất của cô gái nông dân hiền lành,
đức độ, nhưng bị vùi dập chà đạp đến cùng cực” (Phan Hải
Triều, 1996, tr.29). Tham gia vào sự tranh luận ấy, Phan Hải Triều
nghiêng về phía không công nhận cách miêu tả tính cách Tấm như
đã biểu lộ ra qua hành động của cô ở đoạn kết truyện và cho rằng
“Cách kết trong truyện Tấm Cám vẫn là một “nghi án” về sự chắp
nối khiên cưỡng, pha trộn yếu tố ngoại lai'' (Phan Hải Triều, 1996,
tr.29).
Ý kiến như trên đây của Phan Hải Triều cũng đã từng được
Nguyễn Đổng Chi nêu lên trong bộ sách lớn, biên soạn công phu
của ông qua nhiều năm, bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Ở tập
5 của bộ sách này, trong phần thứ ba nhan đềNhận định tổng quát về
kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, ông viết: “Trong truyện cổ tích
Việt Nam cũng không phải là không có những yếu tố “ác”, - những
cách xử lý sát phạt và những kết cục khốc liệt cho nhân vật - chẳng
hạn truyện Rạch đùi dấu ngọc (số 159) hay truyện Tấm Cám (số
154); nhưng cái ác trong kết cục Tấm Cám - một hành vi trả đũa có
phần hả hê nhưng cũng gớm ghiếc - lại gần như là một môtip du
nhập từ ngoài tới chứ không phải “nội sinh”. (Nguyễn Đổng
Chi,1993, tập 5, tr. 2467). Theo ông sở dĩ như vậy là vì “tính chừng
mực về “độ” là một nét trong tâm lý của dân tộc chúng ta , nghệ
thuật truyện cổ tích Việt Nam không cho phép đẩy tình tiết tới
những kết cục không có hậu” (Nguyễn Đổng Chi, 1993, tập 5, tr.
2463 – 2464 và 2466).
Có lẽ do “ đoạn trả thù của Tấm ở cuối truyện có thể gây cho

học sinh chấn thương về tình cảm chăng ?”, nên phần viết về văn
học dân gian trong sách giáo khoa chỉnh lý môn văn học năm 1995 -
1996, đã “bỏ truyện Tấm Cám trong chương trình trung học cơ sở” -
một nhà giáo, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu văn học dân
gian, ông Nguyễn Xuân Lạc, đã đặt câu hỏi như vậy trong một bài
viết nhan đề “ Phần văn học dân gian Việt Nam trong sách giáo
khoa chỉnh lý trung học cơ sở” đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian
số 4 năm 1995. Nguyễn Xuân Lạc không đồng ý với cách giải quyết
vấn đề như vậy, nhưng trong bài báo nói trên ông chưa trình bày
đầy đủ ý kiến của mình, mà chỉ đặt ra câu hỏi: “Lẽ nào lại bỏ đi một
câu truyện từ lâu đã trở thành niềm say mê, thích thú, ước mơ đẹp
đẽ của tuổi thơ chỉ vì một chi tiết trả thù ở cuối truyện?”(Nguyễn
Xuân Lạc, 1995, tr. 79).
Đối lập với xu hướng đánh giá có tính chất phê phán về hành
động của cô Tấm, như vậy là có xu hướng bảo vệ truyện Tấm Cám,
xu hướng này thường gắn liền với xu hướng đánh giá có tính chất
khẳng định về hành động ấy.
Sự khẳng định này cũng có nhiều biểu hiện và mức độ khác
nhau với những lý do khác nhau.
Theo Đinh Gia Khánh, “trong truyện Việt Nam phải để cô
Tấm trừng phạt Cám như vậy thì mới được chân thực”. Bởi vì
“trong cuộc đấu tranh dai dẳng và quyết liệt, cô Tấm nhất định phải
rút ra được kinh nghiệm xương máu là nếu mụ dì ghẻ và con Cám
còn sống thì chúng sẽ không để cho cô sống. Giữa hai cách xử sự
sau đây, phải chọn lấy một: để cho chúng sống rồi lại giết mình lần
thứ năm, hay là giết chúng đi để có thể sống yên lành. Cô Tấm bắt
buộc phải chọn cách thứ hai. Việc Tấm giết Cám và mụ dì ghẻ
không hề làm giảm đạo đức của cô, làm giảm cái đẹp của hình
tượng nhân vật”. Nhưng sau đó ông lại viết: “Tuy vậy, cô Tấm sẽ
còn đẹp hơn nữa nếu cô không dùng những hình thức tàn khốc (giết

bằng nước sôi, làm mắm thịt con cho mẹ ăn) để trừng trị bọn tội
phạm ”(Đinh Gia Khánh, 1968, tr. 97 - 98).
Trong bài viết Văn hóa dân gian thể hiện bản sắc văn hóa dân
tộc đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2 năm 1998, Nguyễn
Xuân Kính cũng cho rằng “việc Tấm phải trả thù và tiêu diệt mẹ con
Cám là tất yếu”. Ông còn cho rằng hành động đó “không có gì là xa
lạ với cách nghĩ và tâm lý dân tộc”. Song ông cũng tỏ ra dè dặt khi
nói thêm: “Ở thời điểm hiện tại, có thể chúng ta chưa tán thành cách
thức trả thù của Tấm, nhưng việc Tấm trả thù là cần thiết và chính
đáng'' (Nguyễn Xuân Kính, 1998, tr. 5 - 6).
Phạm Xuân Nguyên trong một bài viết nhan đề Đôi điều suy
nghĩ về truyện Tấm Cám, đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2
năm 1994, có kể lại: “Nhân một lần chuyện phiếm văn chương, tôi
nhắc đến truyện Tấm Cám với Nguyễn Quang Lập. Nghe tôi bảo
đang có ý kiến cho là phải xét lại hành động trả thù của Tấm vì như
thế là độc ác, man rợ, không phù hợp với tính cách dân tộc Việt,
không thích hợp với ngày nay, Lập tỏ ý bực tức. Theo Lập, hiểu như
thế là hiểu sai tinh thần truyện”. Tác giả bài báo tán thành cách hiểu
tinh thần của truyện là “Cái thiện thắng, cái ác phải bị trừng trị. Đây
là quy luật đấu tranh khi sự sống của bên này nghĩa là cái chết của
bên kia và ngược lại Tinh thần của truyện là như thế. Còn hành
động của Tấm giết Cám làm mắm cho mẹ Cám ăn chỉ là cái thể
hiện, nói theo ngôn ngữ học, là cái biểu đạt, không nên hiểu nó theo
nghĩa đen cụ thể. Hành động đó không phải là man rợ, nó chỉ nhằm
thể hiện tư tưởng ác giả ác báo” mà thôi Hành động trả thù đó là
điều không có thật sự báo thù của Tấm là một biểu trưng, nó
mang ý nghĩa cảnh tỉnh cái ác”. Theo tác giả “Truyện Tấm Cám dạy
trong nhà trường không nên cắt đoạn báo thù và cũng không nên
lảng tránh chuyện đó Thầy cô giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh
thần của sự trả thù của Tấm” (Phạm Xuân Nguyên, 1994, tr. 50 -

52).
Dễ nhận thấy là những người bảo vệ truyện Tấm Cám, bảo vệ
hành động trừng phạt (hay trả thù ) của cô Tấm, đã rất chú trọng đến
việc phân tích con người Tấm với tư cách là một nhân vật văn học,
một hình tượng nghệ thuật. Phạm Xuân Nguyên đã coi hành động
của nhân vật này là một biểu trưng nghệ thuật. Nhiều người khác đã
phân tích các nguyên nhân dẫn Tấm từ là một cô gái hiền lành, nhân
hậu ở phần thứ nhất của truyện, dần dần trở thành một cô gái có tinh
thần đấu tranh ở phần thứ hai của truyện và cuối cùng dẫn đến hành
động trừng phạt của cô ở đoạn kết. Tất cả quá trình ấy làm thành cái
mà Hoàng Tiến Tựu gọi là “lôgic phát triển tính cách của nhân vật
Tấm”. Ở bài bình giảng truyện Tấm Cám trong sách Bình giảng
truyện dân gian (NXB Giáo dục, 1994), ông đã phân tích các tình
tiết của truyện Tấm Cám để chỉ rõ “mối quan hệ và sự phù hợp giữa
hành động trả thù với lôgic phát triển tính cách của Tấm” (Hoàng
Tiến Tựu, 1994, tr. l 13). “Lôgic phát triển tính cách” ấy của Tấm
được Đinh Gia Khánh gọi là “sự phát triển của nhân vật cô Tấm từ
thế thụ động sang thế chủ động” (Đinh Gia Khánh, 1968, tr. 84).
Ông cho rằng cũng như trong truyện kiểu Tấm Cám ở các nước
khác, cô Tấm là nhân vật lý tưởng của truyện cổ tích Cô Tấm vừa
xinh đẹp vừa nết na. Nhưng cái đẹp nổi bật nhất của cô là tinh thần
đấu tranh kiên cường Cô gái ngây thơ đó, khi cần thì đã biết căm
thù, cô gái dịu hiền đó khi cần thì đã biết đấu tranh. Biết yêu và biết
ghét, đó là hai mặt khăng khít trong tình cảm của nhân dân” (Đinh
Gia Khánh, 1968, tr. 94, 95, 96).
Nhận xét về nhân vật Tấm như một con người có những khía
cạnh khác nhau về tính cách và những biến đổi về tính cách như
trên, đã được tác giả một bài viết nhan đề “Bàn về cách ứng xử nghệ
thuật của truyện cổ tích Tấm Cám” đăng trên tạp chí Văn hóa dân
gian số 4 năm 1996, phát triển thành một quan niệm về cô Tấm như

là “một nhân cách chưa toàn vẹn”. Theo tác giả, “chính sự khiếm
khuyết này làm nên một cái độc đáo của Tấm Cám”. Ông kể lại:
“Mỗi lần đọc lại Tấm Cám, không hiểu sao tôi cứ bị ám ảnh bởi ý
kiến sau đây của L. Tolstoi: Một trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi
xét đoán về con người là chúng ta hay gọi và xác định người này
thông minh, người kia ngu xuẩn, người này tốt, người kia ác, người
thì mạnh mẽ, người thì yếu đuối, trong khi con người là tất cả: tất cả
các khả năng đó, là cái gì luôn luôn biến đổi”. Được gợi ý bởi ý kiến
đó, tác giả bài báo cho rằng “do xuất phát từ quan niệm về con
người như là một cái gì luôn biến đổi và hàm chứa tất cả khả năng
khôn ngu, thiện ác , tác giả Tấm Cám đã hư cấu nên một nhân vật
Tấm không chỉ có dịu hiền, không phải mãi dịu hiền như ngày xưa
còn bé.” Đánh giá hành động của Tấm (lấy xác Cám làm mắm rồi
bỏ vào chĩnh gửi về cho mẹ Cám), ông cho rằng “đây là chỗ thiếu
nhân văn nhất trong cách ứng xử nhân sinh của Tấm, nhưng lại là
chỗ nhân văn hơn cả trong cách ứng xử nghệ thuật của tác giả Tấm
Cám. Thì ra một người hiền dịu đến như Tấm vẫn có thể trở thành
cực kỳ độc ác; vì thế, muốn tự hoàn thiện nhân cách, con người phải
hết sức cảnh giác với nguy cơ tha hóa do những tác động của hoàn
cảnh khách quan. Phải chăng đấy là bức thông điệp mà người nghệ
sĩ dân gian xưa, thông qua cách ứng xử nghệ thuật độc đáo của Tấm
Cám, muốn gửi tới các thế hệ mai sau?” (Bùi Văn Tiếng, 1996, tr.
24 - 25).
Khảo sát các dị bản của đề tài cốt truyện Tấm Cám ở Việt
Nam và Đông Nam Á (mà nhiều nhà nghiên cứu cho là đã tạo thành
một kiểu truyện Tấm Cám riêng ở vùng văn hóa này, khác với kiểu
truyện cô Tro bếp ở phương Tây), ta sẽ dễ dàng nhận thấy có những
dị bản kể lại người đã gây ra cái chết của mẹ con cô Cám không
phải là Tấm mà là những nhân vật khác.
IV. Ý kiến cá nhân


1. Ý kiến về các dị bản:
Nói chung các dị bản chỉ khác nhau chủ yếu ở đoạn kết.Một
kết thúc có hậu là ở hiền gặp lành,và kẻ ác sẽ bị trừng trị.Kết thúc
phù hợp với ước mơ của nhân dân lao động rằng cái thiện luôn
chiến thắng cái ác.
Tuy nhiên cách trừng phạt của cô Tấm ở dị bản thứ nhất như
đã nêu ở trên thì có phần hơi “dã man” khi ở trên câu chuyện ta luôn
biết Tấm là một người con gái hiền lành,tốt bụng…Phải chi nếu
người mách cho Cám dội nước sôi vào người để da trắng đẹp không
phải là Tấm thì có lẽ hình ảnh cô Tấm hiền lành,vị tha sẽ không
phần nào bị phai nhạt…
Cái kết mà Cám,do nghe người khác mách bảo (mà không phải
là Tấm), nên làm theo và hậu quả là “chết còng queo tức khắc” sẽ
giữ được tính xuyên suốt về tính cách nhân vật, vẫn một cô Tấm
hồn hậu vị tha , vô tư, không thủ đoạn rắp tâm trả thù tàn ác, mà
Cám chết là do cô ấy tự chuốc lấy. Chính lòng tham, lòng ghen tỵ
đã khiến cô ấy tin mù quáng, (và có thể có quyền lực siêu hình nào
đó buộc Cám phải tin và làm như vậy). Việc làm mắm gởi cho mẹ
Cám cũng do một nhóm người vì quá yêu mến Tấm, căm ghét sự
tàn ác của mẹ con Cám thực hiện. Tấm hoàn toàn không nhúng tay
trực tiếp vào tội ác. Luật nhân quả thể hiện rõ. Ác như mẹ con Cám
trời không dung, đất không tha.
Cũng một sự kiện Cám chết vì tắm nước sôi, cũng mẹ ăn thịt
con , cũng là mẹ Cám chết uất, nhưng tình tiết xem ra hợp lý hơn
nhiều.
Dân tộc ta luôn nêu cao chính nghĩa, đấu tranh chống cái ác
tới cùng, nhưng cũng sẵn sàng mở lòng với kẻ thù, cho họ một con
đường sống khi đã cùng đường như cha ông ta đã làm ( như chuyện
Thoát Hoan chui ống đồng…) sử sách còn ghi lại. Sự cao thượng ấy

làm tăng thêm giá trị của nhân vật chính. Ngược lại, hành động tận
diệt khi người ta đã là “kẻ dưới ngựa” là hành động trả thù hèn hạ.
Nó làm giảm giá trị , cái ấn tượng đẹp ban đầu của nhân vật, giảm đi
cái tình cảm trân quý của nhân vật chính với người đọc.
Cái kết truyện mà Tấm đích thân Tấm là người sai quân hầu
dội nước sôi vào người Cám, chặt thành 8 khúc, làm mắm Cám gửi
về cho mụ dì ghẻ đã dẫn nhân vật Tấm vốn hiền lành đến độ tột
cùng của cái ác. ( Xem ra Tấm còn độc ác hơn mẹ con Cám nhiều
lần ) liệu có hợp với nền đạo đức vốn thấm nhuần giáo lý văn hóa
Phật giáo như Việt Nam ? Một nền đạo đức vốn không chủ trương
cổ súy cho sự trả thù tàn bạo bất chấp thủ đoạn .
Tuy nhiên chính vì tính truyền miệng của văn học dân gian
nên mỗi tác phẩm dân gian đều có nhiều dị bản khác nhau. Truyện
cổ tích Tấm cám là một minh chứng chân thực nhất cho điều đó.
Cùng là một câu chuyện xong lại có nhiều cách kết thúc khác nhau,
mỗi cách kết thúc đều có cái hay riêng của nó song xét về thế giới
tâm lí của con người, ta đều có thể cảm nhận được cách kết thúc nào
là hợp lí nhất. Tuy nhiên điều cảm nhận ấy vẫn là ý kiến đánh giá
chủ quan của người đọc.
Các cách kết thúc khác nhau ở các dị bản có lẽ ra đời ở các
thời kì khác nhau. Bởi truyện,bất kể là thể loại truyện gì đều là sáng
tác của văn học, là tấm gương phản ánh thực tế…Mỗi kết thúc của
truyện Tấm Cám ứng với mỗi thời kì. Con người khi chưa tiến hóa,
cũng từ loài linh trưởng mà nên, và cũng trải qua những thời kì Dã
Man rồi mới tiến tới văn minh. Cho nên mỗi kết thúc phù hợp với
mỗi thời đại. Có độc giả cho rằng “truyện cổ tích Tấm Cám không
thể nhìn nhận bằng một "chiếc áo hiện đại" của đời sống thực
được.Bởi vì đã là truyện cổ thì không thể đặt trong bối cảnh hiện đại
mà phán xét.Nếu như thế, cần gì phải phân biệt truyện cổ tích và
truyện ngắn đương đại Việt Nam.”

Truyện cổ tích Tấm Cám tuy có nhiều cách kết thúc khác nhau
song mỗi kết thúc đều có ý nghĩa riêng của nó.Chính các cách kết
thúc khác nhau đã làm phong phú thêm truyên cồ dân gian
2. Ý kiến cá nhân tổng quát
Truyện cổ tích là truyện truyền miệng và luôn luôn biến đổi
theo nhu cầu của thời đại, không bao giờ bất biến. Trong quá trình
truyền miệng để lưu truyền thì truyện cổ tích có những biến đổi
khác nhau. Truyện Tấm Cám ra đời trong thời kì trung đại, đây là
thời kì mà sự trả thù và hành xác của con người hết sức man rợ
không phải chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy. Đây có lẽ
cũng là cách lý giải cho hành động của Tấm khi trừng phạt em
mình. Thực tế không man rợ như chúng ta nghĩ,bởi nó phù hợp với
hoàn cảnh và thời đại lúc đó…đó cũng là sự trừng phạt thích đáng
những kẻ ác…và từ đó cũng nói lên rằng con người, dù có hiền đến
mấy cũng chỉ là con người bằng da,bằng thịt (nếu không tính đến
các thế lực siêu nhiên) không thể chịu đựng được những nỗi đau,
không thể để cho người khác dày xéo mãi được như con giun xéo
lắm cũng quằn ,như con chuột khi bị dồn đến đường cùng thì cũng
dám cắn cả mèo…Phải chăng thông điệp trong cái kết này cũng
chính là sự phản kháng mà các tác giả dân gian muốn mang đến cho
người đọc?
Truyện cổ tích, dân gian ngày nay không còn bó hẹp trong
phạm vi một lãnh thổ, một nước mà nó còn phải vượt biên giới chắp
cánh bay xa để giới thiệu, quảng bá tinh hoa văn hóa dân gian Việt
Nam, mang thông điệp hòa bình , nhân ái của tâm hồn Việt đến với
thế giới. Xa hơn là để lại cho đời sau.
Thiết nghĩ một cái kết “mở” cho câu chuyện sẽ làm cho truyện
đẹp hơn, hợp lý hơn. Mở ở đây không phải là kết “lửng” để ai muốn
hiểu sao cũng được; mà là có nhiều “dị bản” để người đọc chọn lựa
cái kết nào hợp lý nhất mà mình thích. Bởi dị bản vốn là thuộc tính

của văn hóa –văn nghệ dân gian.
Điều chỉnh một vài tình tiết, văn bản hóa văn học dân gian,
định hướng cho văn học dân gian cho phù hợp với nền tảng đạo lý
của dân tộc là việc nên làm, đó không phải là việc làm gì sai trái,
một việc làm vi phạm tác quyền ghê gớm mà là việc làm cần thiết
cho tương lai. Ví như góp phần gia công, chế tác những viên ngọc
thô để nó được đẹp hơn, trong trẻo hơn, tỏa sáng lung linh hơn và
trả nó về lại với cộng đồng nơi nó đã sinh ra .


×