Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ FPT.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.01 KB, 46 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ nói chung, công nghệ
thông tin nói riêng đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có
vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đưa
con người đến với kỷ nguyên của những phương tiện kỹ thuật tiên tiến hiện
đại. Không đứng ngoài xu thế chung của cả nhân loại, Việt Nam cũng đang có
những bước tiến như vũ bão trong lĩnh vực này.
Hơn thế nữa, hiện nay ở Việt Nam, tập đoàn FPT nói chung và công ty
phát triển phần mềm công nghệ FPT nói riêng là một trong những đơn vị đi
đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chỉ trong một số năm không nhiều,
họ đã khẳng định được vị thế của mình ở trong nước và trên thế giới. Và cùng
với các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, FPT đang
mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế của nước nhà. Xuất phát từ
thực tế đó và dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Ngọc Sơn, nhóm
chúng tôi đã chọn công ty cổ phần phần mềm FPT để phân tích chiến lược
kinh doanh.
Do năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết của chúng tôi
không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong thầy giáo và các bạn xem xét,
cho ý kiến đóng góp để nhóm chúng tôi có thể bổ sung, hoàn thiện bài viết
của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Chiến lược kinh doanh - FPT
1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
I. Khái quát về công ty
1. Tên công ty
Tên y : đầ đủ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG
NGHỆ FPT
Tên giao d ch ti ng Anh: ị ế
The Corporation for Financing and Promoting


Technology
Tên viết tắt: FPT Corp.
Trụ sở chính và các chi nhánh
Trụ sở chính: Số 89 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 8 560 300 Fax: (84-4) 8 560 316
Chi nhánh: 41 Sương Nguyệt Ánh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 9 252 545 Fax: (84-8) 9 252 546
Chi nhánh: 178 Trần Phú, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Điện thoại: (84-511)562 666 Fax: (84-511) 562 662
Website: www.fpt.com.vn
Chiến lược kinh doanh - FPT
2
2. Vốn điều lệ
Vốn Điều lệ của Công ty tại thời điểm 17/10/2006 là: 608.102.300.000
đồng
Bảng 1: Cơ cấu vốn Điều lệ tại thời điểm 17/10/2006:
Thành phần sở hữu Số cổ phần sỡ hữu WTỷ lệ sở hữu
Cổ đông Nhà nước 4.437.280 7,30%
Cổ đông nội bộ 40.526.610 66,64%
Cổ đông bên ngoài 15.846.340 26,06%
Tổng cộng 60.810.230 100%
3. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, chuyển giao công nghệ tin học và ứng
dụng vào
các công nghệ khác
- Sản xuất phần mềm máy tính;
- Cung cấp các dịch vụ Internet và gia tăng trên mạng;
- Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho công nghiệp phần mềm;
- Mua bán thiết bị, máy móc trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, khoa
học kỹ

thuật, công nghiệp, môi trường, viễn thông, hàng tiêu dùng, ô tô, xe máy;
- Dịch vụ đầu tư chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường, giáo
dục đào
tạo, y tế;
- Sản xuất, chế tạo, lắp ráp tủ bảng điện;
- Sản xuất, chế tạo, lắp ráp các thiết bị công nghệ thông tin;
Chiến lược kinh doanh - FPT
3
- Kinh doanh dịch vụ kết nối Internet (IXP);
- Sản xuất và phát hành phim ảnh, chương trình phát thanh và truyền
hình;
- Tư vấn, dịch vụ quảng cáo thương mại;
- Kinh doanh, đầu tư, môi giới bất động sản;
- Dịch vụ thuê và cho thuê nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi;
- Dịch vụ kinh doanh học xá, khách sạn, nhà hàng;
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi;
- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh các khu đô thị, khu công nghiệp và khu
công nghệ cao.
- Các ngành nghề kinh doanh khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của công ty.
4. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn
Chiến lược kinh doanh - FPT
4
5. Sứ mệnh của FPT SOFTWARE
Là mũi tiên phong trong công cuộc Toàn cầu hóa của FPT, FSOFT mong
muốn lớn nhanh, mạnh để trong tương lai không xa trên bản đồ Trí tuệ thế
giới có tên Việt Nam, có tên FPT.
6. Các giá trị cơ bản của FSOFT
- Các giá trị cơ bản là tài sản vô cùng quý báu mà mỗi thành viên của
FSOFT đều trân trọng giữ gìn. Đó chính là các giá trị:

- Làm khách hàng hài lòng: tận tụy với khách hàng và luôn phấn đấu để
đáp ứng tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mong đợi của họ.
- Con người là cốt lõi: Tôn trọng con người, tạo điều kiện cho các thành
viên phát triển tối đa tài năng, đóng góp cho tổ chức và được đãi ngộ xứng
đáng cả về vật chất và tinh thần.
- Chất lượng tốt nhất: Đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm,
mỗi việc làm.
- Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một đại diện của Công
ty, có nghĩa vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi mở và
thân thiện với đồng nghiệp, tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
II. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự thành lập
Tiền thân của Công ty FPT là Công ty Công nghệ Thực phẩm (tên tiếng
Anh là The Food Processing Technology Company) thành lập ngày
13/09/1988. Ngày
Chiến lược kinh doanh - FPT
5
27/10/1990, Công ty đã đổi tên thành Công ty Phát triển Đầu tư Công
nghệ FPT với tên giao dịch quốc tế là The Corporation for Financing and
Promoting Technology.
Tháng 03/2002, Công ty cổ phần hóa, tên Công ty được thay đổi thành
Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tên tiếng Anh vẫn giữ
nguyên).
2. Quá trình phát triển
Ngày 13/03/1990, Công ty mở chi nhánh đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh.
Cuối năm 1994, Công ty thành lập các trung tâm kinh doanh tin học bao
gồm:
- Trung tâm Hệ thống Thông tin
- Xí nghiệp Giải pháp Phần mềm
- Trung tâm Phân phối Thiết bị Tin học

- Các Trung tâm Máy tính, Thiết bị Văn phòng 1 và 2
- Trung tâm Bảo hành
- Trung tâm Đào tạo Tin học
Đến năm 1996, Công ty đã triển khai thành công Hệ thống mạng Internet
quốc gia giai đoạn 1 và khai trương mạng thông tin “Trí tuệ Việt Nam” - hệ
thống mạng diện rộng (WAN) đầu tiên ở Việt Nam.
Tháng 01 năm 1997, Công ty thành lập Trung tâm FPT Internet, trở
thành Nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet (ISP) và nội dung Internet (ICP)
đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 1999, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học
và Công nghệ) đưa ra dự thảo trong đó Việt Nam đặt mục tiêu sẽ xây dựng
Chiến lược kinh doanh - FPT
6
một nền công nghiệp công nghệ phần mềm đạt mức doanh số 500-800 triệu
USD vào năm 2005 và Việt Nam hoàn toàn có thể đạt doanh số 3 tỷ USD vào
năm 2010. Đây là một thách thức rất lớn, đầy khó khăn, nhưng đồng thời
cũng là cơ hội to lớn và hiếm hoi để Việt Nam trở thành cường quốc phần
mềm trong vòng 10 năm và có thể trở thành cường quốc kinh tế trong vòng
20-30 năm. Trong năm đó, với chiến lược 10 năm Toàn cầu hoá FPT, Công ty
đã:
Thành lập 2 Trung tâm xuất khẩu phần mềm tại Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh;
Mở 2 Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Aptech tại Hà Nội và
TP Hồ Chí Minh; Khai trương Khu Công nghệ Phần mềm FPT tại tòa nhà
HITC.
Khu Công nghệ Phần mềm FPT bao gồm:
- Hai đơn vị sản xuất phần mềm chiến lược phục vụ thị trường trong
nước (Trung tâm Giải pháp Phần mềm FSS) và xuất khẩu (FSoft);
- Trung tâm đào tạo chuyên gia phần mềm;
- Bộ phận phát triển xuất khẩu phần mềm toàn cầu; và

- Trung tâm Bồi dưỡng tài năng công nghệ trẻ FPT (bồi dưỡng một cách
toàn diện các học sinh và sinh viên xuất sắc nhất quốc gia, đặc biệt về công
nghệ thông tin và toán học, nhằm phục vụ cho phát triển công nghệ đất nước).
Tháng 02/2001, Trung tâm FPT Internet đã ra mắt trang thông tin
VnExpress.net, chỉ sau 1 năm hoạt động VnExpress.net đã trở thành
trang Web tin cậy của nhiều bạn đọc và có nhiều độc giả truy cập nhất. Tháng
11/2002, VnExpress.net trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam được
cấp giấy phép.
Chiến lược kinh doanh - FPT
7
Tháng 04/2002, FPT chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần FPT.
Tháng 05/2002, FPT nhận giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet
(IXP).
Đầu tháng 07/2002, FPT bắt đầu tham gia vào thị trường máy tính
thương hiệu
Việt Nam, cho ra đời sản phẩm máy tính FPT Elead dựa trên công nghệ
của Intel.
Với mục tiêu chuyên nghiệp hoá các hoạt động theo từng loại hình kinh
doanh, nhằm thoả mãn tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng và là đối tác tin
cậy của các hãng công nghệ thông tin hàng đầu đang và sẽ vào thị trường Việt
Nam, năm 2003 FPT đã quyết định chuyển các Trung tâm thành các Chi
nhánh, bao gồm:
- Chi nhánh Hệ thống Thông tin FPT Hà Nội
- Chi nhánh Hệ thống Thông tin FPT Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Phân phối FPT Hà Nội
- Chi nhánh Phân phối FPT Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Truyền thông FPT Hà Nội
- Chi nhánh Truyền thông FPT Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Phần mềm FPT Hà Nội
- Chi nhánh Phần mềm FPT Hồ Chí Minh

- Chi nhánh Giải pháp Phần mềm FPT Hà Nội
- Chi nhánh Giải pháp Phần mềm FPT Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Công nghệ Di động FPT Hà Nội
Chiến lược kinh doanh - FPT
8
- Chi nhánh Công nghệ Di động FPT Hồ Chí Minh
Để mở rộng hơn nữa phạm vi kinh doanh, năm 2004 Công ty khai
trương Chi nhánh FPT Đà Nẵng đồng thời thành lập một loạt trung tâm mới:
- Trung tâm Dịch vụ ERP
- Trung tâm Đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT-Arena – Trung tâm
đào tạo mỹ thuật đa phương tiện đầu tiên ở Việt Nam
- Trung tâm Phát triển Công nghệ FPT
Các Chi nhánh của FPT cũng mở rộng ở cả 3 miền và nhiều đại lý,
showroom, trung tâm bảo hành tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tháng 07/2005, FPT thành lập Trung tâm FPT Media, đánh dấu bước
đột phá mới của FPT trong lĩnh vực công nghệ giải trí.
Tháng 07/2005, FPT chuyển đổi Chi nhánh Truyền thông FPT thành
Công ty
Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom).
Tháng 09/2005, FPT Telecom nhận Giấy phép thiết lập hạ tầng mạng
viễn thông ở Việt Nam.
Tháng 11/2005, Công ty thành lập Công ty TNHH FPT Software Nhật
Bản và ra mắt Vườn ươm FPT tại TP Hồ Chí Minh.
Tháng 02/2006, FPT Telecom được cấp phép cung cấp thử nghiệm dịch
vụ Wimax di động và cố định.
Tháng 03/2006, FPT Telecom triển khai dịch vụ truyền hình Internet
(Internet Protocol Television - IPTV).
Tháng 09/2006, Công ty được cấp phép thành lập Đại học FPT
Chiến lược kinh doanh - FPT
9

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN
I. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô
1) Phân tích kinh tế
1.1. Tăng trưởng kinh tế
VIỆT NAM là nước đang phát triển với tốc độ cao và ổn định trong các
năm vừa qua. Tỷ lệ tăng trưởng GDP luôn đạt từ mức 7% trở lên, riêng năm
2005 đạt 8,7%; năm 2006 đạt 8,17% năm ; năm 2007 đạt 8,48%. Tốc độ tăng
trưởng cao và GDP/người tăng dẫn đến tiêu dùng của dân cư tăng. Đây là
một cơ hội lớn đối với sự phát triển FPT để có thể mở rộng thị trường, đầu tư
cao để mở rộng quy mô sản xuất (mở rộng vốn sản xuất mới, xây dựng thêm
nhà xưởng, mua thêm máy móc…). Với thuận lợi từ môi trường kinh doanh
nói chung, FPT đã đạt được kết quả khá ấn tượng.
Trong thời gian tới, nếu nền kinh tế VIỆT NAM tăng trưởng chậm lại
cùng với các biến động của nền kinh tế vĩ mô không thuận lợi, FPT có thể gặp
khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên , các chuyên gia kinh tế dự báo trong
các năm tới mức tăng trưởng GDP của VIỆT NAM sẽ duy trì ở mức 7%-8%
1 năm.
1.2) Lạm phát
Trong năm 2007, tỷ lệ lạm phát của VIỆT NAM là 12,46%. Đặc biệt
trong tháng 2 năm 2008 tỷ lệ lạm phát của VIỆT NAM là 15,7%,mức cao
nhất trong vòng 12 năm trong khi Chính Phủ đang cố gắng kìm hãm mức tăng
của giá cả tại khu vực Đông Nam Á tăng trưởng nhanh.
Tỷ lệ lạm phát của VIỆT NAM bị đẩy cao do nhiều nguyên nhân trong
và ngoài nước:
Chiến lược kinh doanh - FPT
10
- Giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao trên toàn thế giới và áp lực lạm
phát hiện đặc biệt cao tại Việt Nam. Gần đây kinh tế Việt Nam tăng trưởng
tốt bởi chính phủ tiến hành cải cách đáng kể nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài
đã tăng mạnh kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

(WTO). Năm 2007, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ 8,5%.
- Nhà đầu tư nước ngoài đến nay đã đổ tiền đầu tư vào thị trường địa ốc
và chứng khoán Việt Nam. Trong năm trước thị trường chứng khoán Việt
Nam phát triển mạnh nhưng gần đây tình hình đã không còn tốt như trước
nữa. Thị trường ngân hàng hiện nay tăng trưởng manh khiến tỷ lệ cho vay
cũng tăng cao.
-Tình hình hiện nay của VIỆT NAM có phần bị làm trầm trọng hơn do
tiền đồng liên tục tăng giá so với đồng USD.VIỆT NAM nhập khẩu nhiều
hàng hóa từ phía TRUNG QUỐC ,gần đây khi lạm phát tại TRUNG QUỐC
tăng cao đồng nghĩa với việc VIỆT NAM- nhập khẩu 1 phần lạm phát từ
nước này.
- Cùng lúc đó, chính phủ Việt Nam đã ngừng trợ cấp cho một số mặt
hàng thiết yếu trong đó có dầu. Ngay lập tức giá gas đã tăng 12% và dầu
diesel tăng giá 35%.
=>Xét về mặt chi phí, VIỆT NAM vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh
của mình vì lạm phát sẽ ảnh hưởng đến người nghèo VIỆT NAM nhiều nhất,
không có nghĩa là nhà đầu tư không còn ưa chuộng VIỆT NAM. Có thể nói
rằng đây là 1 thách thức đối với FPT (nó làm giảm sức mua của đồng tiền
trong nước cho nên công ty sẽ khó khăn trong việc dự đoán được lợi nhuận từ
các dự án đầu tư.
Chiến lược kinh doanh - FPT
11
1.3) Lãi suất
Cuộc đua tăng lãi suất nhằm huy động vốn tiền đồng Việt Nam giữa các
Ngân Hàng Thương Mại dường như có phần bớt nóng,bởi vì Ngân Hàng Nhà
Nước có công điện quy định trần lãi suất tiền gửi không quá 12%/năm và
kiểm soát chặt chẽ việc khuyến mại ẩn giấu đằng sau lãi suất .Tuy nhiên tình
trạng thiếu vốn đồng Việt Nam tại nhiều Ngân Hàng Thương Mại thì không
nguội đi chút nào thậm chí còn căng thẳng hơn đối với một số Ngân Hàng
Thương Mại cổ phần.

Tuy nhiên song song với cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động tiền gửi
tiết kiệm, hầu hết các Ngân Hàng cũng đã bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất cho
vay. Một số chưa điều chỉnh lãi suất thì hạn chế cho vay bằng những rào cản
kỹ thuật, thậm chí có Ngân Hàng ngừng cho vay. Điều này ảnh hưởng rất lớn
đến công việc kinh doanh và lợi nhuận của công ty. Đây là một thách thức đối
với sự phát triển của FPT.
1.4) Tỷ giá hối đoái
Do hoạt động sản xuất kinh doanh của FPT quan hệ khá nhiều với các
đối tác nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối sản phẩm công nghệ
thông tin, viễn thông, điện thoại di động, FPT thực hiện phân phối cho rất
nhiều hãng công nghệ thông tin hàng đầu Thế Giới.Trong lĩnh vực lắp ráp
máy tính, FPT nhập linh kiện từ nước ngoài.Ngoài ra, FPT cũng xuất khẩu
phần mềm với tỷ trọng doanh thu khá lớn trong tổng doanh thu của Công ty.
Tất cả doanh thu và chi phí của các hoạt động trên đều được tính toán và thực
thanh toán bằng ngoại tệ (đôla Mỹ và một số ngoại tệ khác) nên biến động tỷ
giá hối đoái giữa VND và các ngoại tệ khác có thể ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ của Công ty. Từ đó chúng ta có thể
thấy rằng: nếu tỷ giá hối đoái tăng thì giá trị tiền đồng VND giảm và nền
Chiến lược kinh doanh - FPT
12
kinh tế khuyến khích xuất khẩu => đây là cơ hội đối với FPT để mở rộng thị
trường, nếu tỷ giá hối đoái giảm thì giá trị tiền đồng VND tăng và nền kinh tế
chủ yếu là nhập khẩu => đây là thách thức đối với FPT.
2.Văn hóa – xã hội và dân số
2.1) Dân số
Qua các báo cáo đánh giá , Việt Nam là nước có dân số trẻ và hoàn toàn
phù hợp với ngành dịch vụ phần mềm.Chính vì vậy , FPT rất tin tưởng vào
chiến lược đẩy mạnh phát triển phần mềm và dự án đào tạo nguồn nhân lực
của mình. Với dân số ngày càng đông ,nhu cầu của người dân ngày càng cao
đòi hỏi FPT đẩy mạnh phát triển để đáp ứng được những nhu cầu đó.Hiện

nay, FPT.telecom là một trong những nhà cung cấp Internet băng rộng lớn
nhất Việt Nam với trên 1triệu người dùng, cung cấp trên 150.000 đường
Internet băng rộng.
2.2) Văn hóa –Xã hội
Hiện nay Việt Nam là một nước có dân số trẻ, khả năng tìm hiểu và hội
nhập với sự phát triển của Thế Giới rất cao. Do vậy việc nghiên cứu và sử
dụng khoa học công nghệ vào đời sống như là một tất yếu. Đăc biệt là trong
giới trẻ, trào lưu sử dụng IT, công nghệ phần mềm … như những hàng hóa
(nhu cầu) thiết yếu rất phổ biến. Đây là một cơ hội tốt để FPT có thể phát
triển để đáp ứng được nhu cầu ngày càng nhiều và cao của xã hội.
3. Môi trường chính trị - pháp luật
Việt Nam hiện nay được đánh giá là một nước có thể chế chính trị tương
đối ổn định nhất trên toàn Thế Giới. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của FPT. Tuy nhiên FPT cũng có thể gặp rủi ro nếu chính sách vĩ mô
Chiến lược kinh doanh - FPT
13
của Nhà Nước thay đổi dẫn tới chiến lược toàn cầu hóa của FPT không thực
hiện được hoặc chỉ thực hiện một phần.
-Hệ thống pháp luật nói chung còn thiếu đồng bộ, cơ sở pháp lý cho các
hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn thiếu và còn nhiều bất cập
sẽ hạn chế thậm chí cản trở hoạt động phát triển của FPT.
-Sự thay đổi về chiến lược phát triển công nghệ thông tin của Quốc Gia,
sự thay đổi các chương trình công nghệ hóa của các cơ quan Nhà Nước, các
tổng công ty, nguồn vốn tài trợ cho các chương trình điện tử hóa, công nghệ
hóa sẽ có thể làm cho lượng khách hàng của FPT giảm đi đáng kể.
-Chính sách về đào tạo nhân lực cấp cao, các chương trình hợp tác với
các tập đoàn lớn của Chính Phủ thay đổi cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng đến
kế hoạch phát triển của FPT.
4. Môi trường công nghệ
Với tốc độ phát triển vũ bão của ngành công nghệ thông tin ,vòng đời

sản phẩm tương đối ngắn đòi hỏi FPT không ngừng nghiên cứu và phát triển
để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm có chất lượng
cao hơn. Đây là lý do để cho ra đời những sản phẩm mới thay thế cho những
sản phẩm đã không còn phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay
tất cả các hoạt động chính ở FPT đều được tin học hóa nhằm đảm bảo đầy đủ
thông tin, chính xác và đúng quy trình. Tháng 2 năm 2006, FPT đã quyết định
đầu tư trên 2 triệu USD cho hệ thống ERP của mình để đáp ứng nhu cầu phát
triển trong những năm tới.
Với định hướng chung của tập đoàn là phát triển theo hướng hội tụ số ,
trung tâm phát triển công nghệ của công ty chuyên nghiên cứu định hướng
phát triển của công ty, tìm kiếm các cơ hội mở rộng sản phẩm , dịch vụ và
giải pháp công nghệ mới tốt hơn, hiệu quả hơn cho khách hàng.
Chiến lược kinh doanh - FPT
14
Đối với thị trừơng Việt Nam , trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế và những xu hướng công nghệ và toàn cầu hóa , ngành Công nghệ thông tin
và viễn thông cũng đang ở giai đoạn phát triển vũ bão với tốc độ phát triển
gấp nhiều lần so với tốc độ phát triển chung của Thế Giới. Hàng loạt văn bản ,
chính sách từ chỉ thị của Trung Ương Đảng, Nghị Quyết của Chính Phủ
,Quyết Định của Thủ Tướng cho đến các văn bản của các bộ, ngành, địa
phương đã ra đời với nhiều chính sách ưu đãi và các biện pháp khuyến khích
đầu tư phất triển và ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển ngành công
nghiệp phần mềm. Năm 2005, Thủ Tứớng Chính Phủ đã ban hành Quyết định
số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 phê duyệt Chiến lược phát triển công
nghệ thông tin và ttruyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 trong đó xác định công nghệ thông tin và truyền thông là nghành
kinh tế mũi nhọn, được ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển, góp phần
quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
5. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiện là một yếu tố khách quan rất khó dự báo được tác

động của nó đến nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động kinh doanh của
tập đoàn FPT nói riêng. Tuy nhiên thời gian gần đây cũng đã xảy ra các sự cố
về thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… đã gây thiệt hại cho tài sản, con người,
cho nền kinh tế và cho cả tình hình hoạt động chung của FPT.
6. Môi trường quốc tế
Thế giới đang đứng trước xu hướng công nghệ và toàn cầu hóa trong đó
Thế giới ngày càng gắn kết với nhau thành một thị trường toàn cầu và một
ngôi làng chung trong đó tất cả mọi quốc gia, mọi người dân đều có thể tham
gia vào thị trường toàn cầu hóa và mạng thông tin. Kỷ nguyên toàn cầu hóa
ngày nay được xây dựng ngờ công nghệ thông tin và viễn thông. Đặc biệt xu
Chiến lược kinh doanh - FPT
15
hướng của Thế giới là xu hướng dịch chuyển từ thương mại sang dịch vụ nơi
tỷ trọng tri thức giữ vai trò quyết định.
Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất Thê giới là Mỹ đang lâm vào khủng
hoảng tài chính kéo theo nhiều hệ lụy cho nền tài chính toàn cầu, không ngoại
trừ Việt Nam. Những tác động tổng hợp của nhân tố bên ngoài sẽ làm cho
kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong năm 2008. Theo một số tính
toán, khủng hoảng tài chính Mỹ và suy giảm kinh tế Mỹ sẽ làm cho tăng
trưởng kinh tế của các nước Châu Á bị giảm sút từ 0,5% đến 1% so với năm
2007 tùy theo mức độ lệ thuộc của mỗi nước vào nền kinh tế Mỹ nói riêng,
kinh tế Thế giới nói chung. Mặt khác công ty cổ phần phần mềm FPT có một
hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn Thế giới như ở Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản và các nước Châu Á Thái Bình Dương… cho nên cũng bị tác động một
phần từ hậu quả này của Mỹ
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là việc Việt Nam gia
nhập WTO , các nhà đầu tư nước ngoài với khả năng tài chínhdồi dào, công
nghệ cao, kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ thâm nhập vào thị trường Việt
Nam và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, FPT là
doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tạo dựng uy tín về chất lượng và hiệu quả

hoạt động đối với không chỉ thị trường trong nước mà cả đối với thị trường
nước ngoài.Cùng với chiến lược toàn cầu hóa , FPT đã xây dựng được mục
tiêu phát triển thành lập tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực và dẫn đầu trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và viễn thông.
Chiến lược kinh doanh - FPT
16
II. Phân tích môi trường ngành: Các lực lượng cạnh tranh
1. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
1.1. Xu hướng về nhu cầu của ngành
vì do nhu cầu của khách hang ngày càng nhiều và cao về công nghệ
thong tin như nhu cầu về internet, máy tính, di động, phần mềm… dẫn đến
nhu cầu của ngành cần phải được mở rộng và nâng cao đẻ đáp ứng nhu cầu
của khách hang và thi trường. Từ đó quy mô của nganh ngày cang đươc mở
rộng và ngành sẽ ngày càng lớn mạnh hơn. Từ nhu cầu đó dẫn đến cường độ
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nghành giảm.
Chính vì vậy mà FPT từ 1 công nhỏ nay đã phát triển thanh một công ty
khá lơn đặc biệt la no rất lơn mạnh ở Việt nam với rất nhiều công ty con trên
khắp đát nươc việt nam và nó sẽ có khả năng mở rông ra cả thị trương thế
giới.
1.2. Cấu trúc ngành
Theo số liệu của FPT ta chia FPT thành 5 ngành chủ yếu
1.công ty trách nhiệm hữu hạn hệ thống th«ng tin FPT
2.công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối FPT
3.công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp phần mềm FPT
4.công ty cổ phần phần mềm FPT
5.công ty cổ phần viễn thông FPT
Giả sử mỗi ngành chiếm 20% thị phần của doanh nghiệp.
Ta có bảng doanh thu và phần trăm của mỗi nhóm trên(năm 2006).
Doanh nghiệp Doanh thu Phần trăm(%)
1. Cty TNHH HTTT FPT 1 588 039 560 264 29.28

Chiến lược kinh doanh - FPT
17
2. Cty TNHH phân phối FPT 3 272 033 414 088 60.40
3. Cty TNHH giải pháp phần mềm FPT 145 596 857 160 2.70
4. Cty cổ phần phần mềm FPT 87 256 219 824 1.62
5. Cty cổ phần viễn thông FPT 322 629 182 160 6.00
Tổng 5 415 525 233 496 100
Hình vẽ:

G = S(A)/S(A+B)= 2*S(A)
S(B) = ½*0.2*(2*1.62+2*4.32+2*10.32+2*39.6%+100%)
=0.21172
S(A) = ½ -S(B)
= ½ - 0.21172
=0.28828
G = 2*0.8828
= 0.57656
từ hệ số G=0,5765
Chiến lược kinh doanh - FPT
18

×