Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Giáo án 2 (T2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.76 KB, 28 trang )

Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
Thứ hai, ngày 28 tháng 8 năm 2009.
TẬP ĐỌC : PHẦN THƯỞNG
I- MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Cââu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt
(trả lời được các câu hỏi ở SGK).
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK ( Phóng lớn )
- Bảng phụ ghi sẵn các từ ngữ, câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hai Hs lên bảng đọc bài Tự thuật và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy học bài mới:
2. 1. Giới thiệu: GV treo tranh và giới thiệu bài, ghi bảng
2.2. Hướng dẫn luyện đọc đoạn 1, 2:
a. Đọc mẫu
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghóa từ
* Đọc từng câu
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Hướng dẫn HS đọc các từ khó.
- Hướng dẫn ngắt giọng
Yêu cầu hs đọc và tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó, thống nhất
cách đọc các câu này cho cả lớp.
* Đọc từng đoạn:
- HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
- HS đọc theo nhóm hai.
* Thi đọc:
+ Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, ghi điểm.


* Đọc đồng thanh: Cho cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Câu chuyện kể về bạn nào ?
+ Bạn Na là người như thế nào ?
+ Hãy kể những việc tốt mà Na đã làm ?
+ Các bạn đối với Na như thế nào ?
+ Tại sao luôn được các bạn quý mến mà Na vẫn buồn ?
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
+ Chuyện gì đã xảy ra vào cuối năm học ?
+ Yên lặng có nghóa là gì ?
+ Các bạn của Na làm gì trong giờ ra chơi ?
+ Theo em, các bạn của Na bàn bạc điều gì ?
- GV chốt lại nội dung
TIẾT 2:
4. Luyện đọc đoạn 3:
Tiến hành tương tự như luyện đọc đoạn 1 và 2
a. Đọc mẫu : GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn luyện phát âm.
Cho hs luyện
c. Hướng dẫn ngắt giọng:
- Tổ chức cho hs tìm cách đọc và luyện đọc câu khó ngắt giọng.
"Đây là phần thưởng,/ cả lớpđề nghò tặng bạn Na.//"
"Đỏ bừng mặt,/ cô bé đứng dậy,/ bước lên bục.//"
- Cho hs tập giải thích :
• Lặng lẽ:
• Tấm lòng đáng quý:
- Yêu cầu HS đọc cả đoạn trước lớp.
d. Luyện đọc cả đoạn
e. Thi đọc.

g. Đọc đồng thanh.
5. Tìm hiểu đoạn 3:
+ Em có nghó Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao ?
+ Nghe hs trả lời, nhận xét, sau đó khẳng đònh:
+ Khi Na được thưởng những ai vui mừng ? Vui mừng như thế nào ?
- Cho các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến
- GV chốt lại nội dung
III- Củng cố- Dặn dò
- Yêu cầu hs đọc lại đoạn văn em thích và cho biết vì sao thích đoạn văn đó.
- Qua câu chuyện, em học được điều gì ở bạn Na ?
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bò bài sau.
TOÁN : LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
- Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vò là cm thành dm và ngược
lại.
- Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng.
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1 dm.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Bài cũ:
+ Gọi 1 HS đọc các số đo trên bảng: 2dm, 3dm, 40cm.
+ Gọi 1 HS viết các số đo theo lời đọc của GV
+ Hỏi: 10cm bằng bao nhiêu dm?
GV nhận xét , ghi điểm.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu: gv giới thiệu ngắn gọn rồi ghi bảng- hs nhắc lại.

b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
+ Yêu cầu HS làm phần a vào VBT.
+ Yêu cầu HS lấy thước ke ûvà dùng phấn vạch vào điểmcó độ dài 1dm trên
thước.
+ Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm vào bảng con.
+ Yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1dm.
+ HS vẽ sao đó đổi bảng để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2:
+ Yêu cầu HS tìm trên thước vạch 2dm.
+ 2 đê xi met bằng bao nhiêu xăng ti met ?
+ HS thao tác, 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra bài của nhau. 2dm = 20cm
+ Yêu cầu HS viết kết quả vào VBT
Bài 3 :
- Một HS nêu yêu cầu của bài tập
- GV: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Muốn điền đúng phải làm gì ?
+ Cho HS thực hiện đổi các số đo
- GV chấm chữa bài
Bài 4:
+ Yêu cầu HS đọc đề bài
+ GV hướng dẫn: Muốn điền đúng, HS phải ước lượng số đo của các vật, của
người được đưa ra. So sánh độ dài của cái này với cái khác.
+ HS quan sát và ước lượng sau đó làm bài vào vở.
+ Gọi 1 hs lên bảng chữa bài
+ HS thực hiện, nhận xét.
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV: Muốn điền đúng cách đổi các đơn vò ta làm như thế nào ?

- Cho HS đo cạnh bàn, cạnh ghế, quyển vở.
- Về nhà học bài và làm lại các bài tập ở VBT. Chuẩn bò bài sau.
KỂ CHUYỆN: PHẦN THƯỞNG
I- MỤC TIÊU:
- Dựa vào tranh minh hoạ, gợi ý (SGK) kể lại được nội dung của từng đoạn và
nội dung toàn bộ câu chuyện.
- Biết thể hiện lời kể tự nhiên, kết hợp lời kể với điệu bộ nét mặt; biết thay
đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Biết theo dõi và nhận xét, đáng giá lời bạn kể.
II- ĐỒØ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện.
- Bảng viết sẵn lời gới ý nội dung từng tranh.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Bài cũ:
+ Gọi 3 hs lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày
nên kim”
Mỗi hs kể 1 đoạn.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy học bài mới:
2.1. Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng kể chuyện : Phần thưởng.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện:
* Kể lại từng đoạn theo gợi ý:
Bước 1: Kể chuyện trước lớp.
3 HS khá nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn.
Bước 2: Luyện kể theo nhóm.
Thực hành kể trong nhóm
Bước 3: Kể từng đoạn trước lớp.
Gọi đại diện các nhóm trình bày
Đoạn 1:
+ Na là một cô bé như thế nào ?

+ Các bạn trong lớp đối xử thế nào với Na ?
+ Bức tranh 1 vẽ Na đang làm gì ?
+ Na còn làm những việc tốt gì nữa ?
Đoạn 2:
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
+ Cuối năm học, các bạn bàn tán điều gì ?
+ Các bạn thì thầm bàn tán điều gì với nhau?
+ Cô giáo nghó thế nào về sáng kiến của các bạn ?
Đoạn 3:
+ Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra như thế nào ?
+ Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?.
+ Khi Na nhận được phần thưởng, Na, các bạn và mẹ Na vui mừng như thế
nào ?
- HS trả lời. Gv nhận xét bổ sung
- Kể lại toàn bộ câu chuyện:
+ Yêu cầu hs kể nối tiếp.
+ Gọi hs khác nhận xét.
+ Yêu cầu hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố - Dặn dòØ :
- Kể chuyện khác với đọc truyện như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
HS về nhà tập kể và chuẩn bò tiết sau.
Thứ ba, ngày 31 tháng 8 năm 2009
(Nghỉ tổ trưởng- Đc Thìn dạy thay)
Thứ tư, ngày 01 tháng 9 năm 2009
TẬP ĐỌC : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI.
I- MỤC TIÊU :
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm giữa các cụm từ.
- Hiểu ý nghóa: Mọi người mọi vật xung quanh ta đều làm việc. Làm việc

mang lại niềm vui, giúp mọi người, mọi vật có ích cho cuộc sống.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ.
Bảng ghi sẵn các từ cần luyện phát âm, các câu cần luyện ngắt giọng.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Bài cũ
+ Kiểm tra 3 hs đọc bài “Phần thưởng” và trả lời câu hỏi
+ GV nhận xét, ghi điểm.
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc :
a. Đọc mẫu:
GV đọc lần 1, sau đó gọi HS khá đọc lại
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghóa từ
* Đọc câu:
+ Gọi HS đọc nối tiếp từng câu của bài sau đó nhắc lại các từ khó trong câu
vừa đọc
+ Cho HS đọc các từ khó đã ghi lên bảng.
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV chia đoạn. HS đọc nói tiếp đoạn.
- Hướng dẫn ngắt giọng:
+ Giới thiệu các câu cần luyện đọc, yêu cầu HS tìm cách đọc đúng
+ Yêu cầu HS nêu ý nghóa các từ : sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
- HS thi đọc tiếp sức nhanh giữa các nhóm
* HS đọc đồng thanh toàn bà

3. Tìm hiều bài :
- Một Hs đọc yêu cầu câu hỏi 1
- GV: Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
- Yêu cầu HS kể thêm các con vật mà em biết.
GV: + Em thấy cha mẹ và những người em biết làm những việc gì? Bé làm
những việc gì?
+ Hằng ngày em làm những việc gì?
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- HS trả lời theo nôi dung bài.
- Gv chốt lại ý.
4. Luyện đọc lại
Thi đọc bằng trò chơi truyền điện chạy nhanh.
5. Củng cố- Dặn dò
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bò bài: Bạn của Nai nhỏ
TOÁN : LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU :
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
- Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số
- Biết thực hiện phép trừ không nhớ các số có hai chữ số trong phạm vi 100
- Giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính trừ.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Viết nội dung bài 1 và 2 ở bảng phụ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ
Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện các phép tính sau:
- Cả lớp làm vào bảng con .
78 - 51 , 39 - 15
87 - 43 , 99 - 72

* GV chỉ một trong hai phép tính hỏi đâu là ST-SBT –H
-Gv nhận xét cho điểm
2. Bài mới :
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Luyện tập :
Bài 1: Gọi 2HS lên bảng làm bài, đồng thời yêu cầu HS dưới lớp làm vào vở
-Gọi HS nhận xét lài trên bảng ,đúng \sai hay viết các số thẳng cột chưa .
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
+ Gọi 1HS đọc đề .
+ Gọi 1HS làm mẫu phép trừ 60 – 10 – 30
+ Yêu cầu HS làm miệng theo nhóm hai.
+ Gọi 1 HS trả lời miệng
+ Nhận xét kết quả 60-10- 30 và 60 – 40
+ Tổng của 10 và 30 là bao nhiêu ?
Kết luận: Vậy khi đã biết 60-10- 30= 20 ta có thể điền luôn kết quả trong 60 –
40 = 20.
Bài 3 :
+ Yêu cầuHS đọc đề bài.
+ Phép tính thứ nhất có số bò trừ và số trừ là số nào ?
+ Muốn tính hiệu ta làm như thế nào ?
+ Cả lớp làm vào vở toán
+ HS chữa bài. GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 4 :
+ Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì ?
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
Yêu cầu hs tự tóm tắt và làm bài vào vở toán

- 1 Hs lên bảng chữa bài. GV chấm chữa
3. Củng cố- Dặn dò
- HS làm bảng con: 17- 5
GV: Đâu là SBT, ST, H?
GV nhận xét, tổng kết bài học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP – DẤU CHẤM HỎI
I- MỤC TIÊU:
- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (bài tập 1)
- Đặt câu với một từ tìm được (BT2); biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu
để tạo câu mới (BT 3)
- Biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi (BT 4)
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Bài cũ
- Kiểm tra 3 HS lên bảng làm BT3 tiết trước. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu: Gv giới thiệu và ghi bảng.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
+ Gọi hs đọc đề bài.
+ Yêu cầu hs đọc mẫu.
+ Cho hs suy nghó tìm từ.
+ Gọi hs thông báo kết quả, gv nhận xét và ghi các từ đó lên bảng.
+ Yêu cầu cả lớp đọc các từ tìm được.
Bài 2 :
+ Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì ?
+Cho hs tự chọn từ để đặt câu với từ đó.
+ Gọi hs đọc câu của mình, yêu cầu cả lớp cùng nhận xét sửa chữa.
Bài 3:
+ Gọi 1 hs đọc mẫu, xác đònh yêu cầu.

+ Để chuyển câu Con yêu mẹ thành câu mới, bài mẫu đã làm như thế nào ?
+ Tương tự chuyển câu Bác Hồ rất yêu thiếu nhi thành câu mới.
+ Chuyển câu Thu là bạn thân nhất của em.
Viết các câu tìm được vào vở.
Bài 4:
+ Gọi hs đọc yêu cầu của đề bài.
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
+ Đọc các câu và cho biết đây làcác câu gì ?
+ Khi viết câu hỏi, cuối câu phải làm gì ?
+ HS viết lại các câu và điền dấu câu vào vở .
3. Củng cố- Dặn dò:
- Muốn viết được câu mới dựa vào 1 câu đã cho em phải làm như thế nào ?
- Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì ?
- Dặn HS về làm bài và học bài, chuẩn bò bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
TẬP VIẾT : Viết chữ hoa Ă, Â
I- MỤC TIÊU :
- Viết đúng, viết đẹp các chữ hoa Ă, Â (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ- Ă
hoặc Â), chữ và câu ứng dụng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ)
- Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng Ăn chậm nhai kó.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu chữ cái Ă, Â hoa đặt trong khung chữ( trên bảng phụ) có đủ các đường
kẻ và đánh số các đường lề.
- Vở tập viết 2 tập 1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Bài cũ
- Yêu cầu viết chữ A, Anh vào bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài
2 2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. Quan sát số nét, quy trình viết viết Ă, Â hoa
+ Cho hs so sánh chữ Ă, Â hoa với chữ A đã học ở tuần trước.
+ Chữ A hoa gồm có mấy nét, là những nét nào? Nêu quy trình viết chữ A hoa.
+ Dấu phụ của chữ Ă giống hình gì ?
+ Quan sát mẫu và cho biết vò trí đặt dấu phụ, cách viết dấu phụ.
+ Dấu phụ của chữ Â giống hình gì ?
+ Nêu quy trình viết chữ Â.
b. Viết bảng :
Yêu cầu hs viết chữ viết Ă, Â hoa vào trong không trung sau đó cho viết vào
bảng con.
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
a. Giới thiệu: Gv đọc cụm từ Ăn chậm nhai kó.
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
+ n chậm nhai kó mang lại tác dụng gì ?
b. Quan sát và nhận xét:
+ Cụm từ gồm mấy tiếng, là những tiếng nào ?
+ So sánh chiều cao của chữ Ă và n.
+ Những chữ nào có chiều cao bằng chữ Ă ?
c. Viết bảng con:
+ Yêu cầu hs viết chữ n vào bảng con.
Chú ý chỉnh sửa cho các em.
3. Hướng dẫn viết vào vở:
- Hs viết vào vở TV
- GV chỉnh sửa lỗi.
- Thu vở chấm điểm.
4. Củng cố - Dặn dò
- Gv nhắc nhở một số điều cần lưu ý khi viết TV

-Về nhà viết cho hoàn thành bài tập viết và chuẩn bò cho tiết sau.
- GV nhận xét tiết học.

Thứ năm, ngày 03 tháng 9 năm 2009.
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG.
I . MỤC TIÊU :
- Đọc, đếm , viết các số trong phạm vi 100 á.
- Biết viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước .
-Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có 2 chữ số trong phạm vi 100 .
- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng .
II .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Bài cũ :
- HS làm bảng con . 1 HS nêu tên gọi từng thành phần của các phép tính 85
-23; 36 + 23; 98 - 45.
- GV nhận xét ghi điểm.
1. Giới thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng bài Luyện tập chung.
2. Dạy học bài mới :
Bài 1 :
+ Cho 1 HS đọc đề. Cả lớp làm bài .
- Gọi 3 hs lên làm bài.
a/ 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50
b/ 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
c/ 10, 20, 30, 40, 50, 60
- Yêu cầu HS đọc các số trên.
- GV nhận xét , đánh giá .
Bài 2 :
+ Yêu cầu đọc bài và tự làm bài vào vở.
+ Gọi HS chữa bài.

+ Cho nêu cách tìm số liền sau, liền trước.
Số liền sau 59 là 60, Số liền trước 89 là 88, số lớn hơn 74 và bé hơn 76 là 75.
+ Số 0 không có số liền trước .
- GV chữa bài .
Bài 3 : - 1HS đọc yêu cầu .
+ Gọi 3 HSlên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, các HS khác làm vào vở.
+ HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét ,chữa bài .
Bài 4 :
+ Gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết những gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Cho HS làm bài vào vở. 1 HSlên bảng chữa bài .
3 . Củng cố , dặn dò :
- GV đưa ra 2 phép tính : 5 + 2 = 7 ; 10 - 3 = 7
- 2 HS lên chỉ nhanh tên gọi các thành phần trong phép tính .
- Dặn hs về làm bài và chuẩn bò tiết sau. GV nhận xét tiết học.
TNXH : BỘ XƯƠNG.
I . MỤC TIÊU :
- Nói tên và chỉ được vò trí các vùng xương chính của bộ xương : xương đầu
,xương mặt, xương sườn , xương sống , xương tay , xương chân .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh vẽ bộ xương.
- Phiếu rời ghi tên các số xương, khớp xương.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 . Bài cũ :
+ Bộ phận nào của cơ thể được gọi là cơ quan vận động ?
+ Nhờ đâu mà cơ thể vận động được ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy học bài mới :

Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
2.1. Giới thiệu :
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu:
Hoạt động 1:
*Bước 1: Quan sát hình vẽ bộ xương.
+ Yêu cầu chỉ và nói tên một số xương, khớp xương.
- Hoạt động theo cặp.
- GV theo dõi các nhóm để nhận xét.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
+ Gọi 2 hs lên bảng chỉ vào tranh và nêu tên xương, khớp xương.
+ Theo em, hình dạng và kích thước các xương giống nhau không ?
+ Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và các khớp xương ?
- HS trả lời .
-GV chốt ý: Bộ xương gồm 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau, làm
thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan. . . Nhờ có xương, cơ phối hợp
dưới sự đk của hệ thần kinh nên chúng ta cử động được.
Hoạt động 2 : Cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương
*Bước 1 : Hoạt động theo cặp.
Yêu cầu HS quan sát hình 2; 3 sgk và trả lời theo câu hỏi gợi ý.
-2 nêu ý kiến thảo luận
*Bước 2 : Hoạt động cả lớp.
+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế ?
+ Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng ?
+ Chúng ta làm gì để xương phát triển tốt ?
GV chốt một số ý chính.
3 . Củng cố , dặn dò :
- Để cho bộ xương phát triển tốt chúng ta cần phải làm gì ?Nêu tầm quan trọng
của xương ?
- GV nhận xét tiết học.

-Về học bài và chuẩn bò bài sau
CHÍNH TẢ : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI.
I - MỤC TIÊU :
- Nghe, viết đúng đoạn cuối bài "Làm việc thật là vui." .Trình bày đúng hình
thức đoạn văn xuôi .
- Biết thực hiện đúng yêu cầu BT2 ;
-Bước đầu biết sắp tên người đúng thứ tự của bảng chữ cái (BT3 ).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
Bảng phụ ghi quy tắc chính tả viết g / gh.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 . Bài cũ:
+ Gọi 2 hs lên bảng viết, cả lớp viết ở bảng con các tư : cố gắng, gắn bó, gắng
sức, yên lặng
+ Gọi 2 hs đọc thuộc bảng chữ cái.
- GV nhận xét , đánh giá.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
b. Hướng dẫn viết chính tả
* Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết.
GV đọc đoạn cần viết và hỏi:
+ Đoạn trích nói về ai ?
+ Em bé làm những việc gì ?
+ Bé làm việc như thế nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó.
Cho HS đọc các từ khó có âm cuối t, c , có thanh hỏi, thanh ngã.
+ Cho HS viết các từ vừa tìm được ở bảng con .
* Viết chính tả.
-GV đọc cho HS viết vào vở chính tả , chú ý đọc mỗi từ hay cụm từ 3 lần.

- GV theo dõi , uốn nắn cho HS
* Soát lỗi.
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ viết khó.
- HS nghe và dùng bút chì sửa lỗi
* Chấm bài.
+ Thu 7 đến 10 tập HS để chấm điểm , nhận xét.
c . Hướng dẫn làm bài tập:
Bài :2
Tổ chức chơi trò chơi: thi tìm chữ bắt đầu: g / gh. GV phổ biến cách chơi.
+ Khi nào thì viết gh ?
+ Khi nào thì viết g ?
- Lớp trưởng quản lý lớp.
+ 4 tổ thi đua tìm nhanh .
GV giúp HS ghi nhớ quy tắc chính tả
+ Viết gh khi đi sau nó là các âm e, ê, i
+ Khi đi sau nó không phải là e, ê, i
Bài 3 : Cho hs đọc đề.
+ Cho hs sắp xếp các chữ cái H, A, L, B, D theo thứ tự bảng chữ cái.
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
+ Nêu tên 5 bạn: Huệ, An, Lan, Bắc, Dũng cũng được xếp như thế.
3. Củng cố , dặn dò :
+Muốn viết đúng chính tả g / gh cần lưu ý điều gì ?
- Gọi một vài hs đọc lại bảng chữ cái.
- Dặn về nhà viết lại các tiếng viết sai và chuẩn bò bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
THỂ DỤC : BÀI 4.
I - MỤC TIÊU :
- Biết thực hiện 4 động tác vươn thở , tay ,chân và lườn của bài thể dục phát
triển chung ( Chưa yêu cầu cao khi thực hiện các động tác )

- Biết cách chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi” , yêu cầu biết cách chơi và thưc
hiện theo yêu cầu của trò chơi.
II- ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN :
- Sân trường vệ sinh an toàn. 1 cái còi.
- Kẽ sân để chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi” .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Phần mở đầu:
+ Lớp trưởng tập hợp lớp theo hàng dọc, dóng hàng.
+ Đứng nghiêm, nghỉ, điểm số, quay trái, quay phải.
GV nhận xét từng tổ.
+ HS hoạt động cả lớp
2 . Phần cơ bản:
GV phổ biến nội dung cơ bản và yêu cầu HS thực hiện.
* Dóng hàng ngang. ( 2 lần ), Dồn hàng . ( 2 lần )
* Điểm số: cho HS nhắc lại cách điểm số và nhận xét.
* Chơi trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi” + Phổ biến cách chơi sau đó cho chơi thử
và thực hiện thi đua ở từng tổ và cả lớp.
+ GV làm trọng tài cho lần lượt 2 tổ chơi và nhận xét.
3. Phần kết thúc :
Cho HS dồn hàng và GV nhận xét tiết học.
Dặn về nhà tập luyện nhiều lần cho thành thục.
Thứ sáu , ngày 04 tháng 9 năm 2009
HÁT NHẠC : THẬT LÀ HAY.
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
(GV năng khiếu dạy)
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU :
- Biết viết số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vò .
- Biết số hạng ; tổng .

- Biết số bò trừ , số trừ , hiệu .
- Biết làm tính cộng , trừ các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 10ằng 1
phép tính .
- Biết giải bài toán bằng 1 phép tính .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : 2 HS lên bảng
+ Nêu số liền trước số 91, liền sau số 80.?
+ Số ở giữa 24 và 26.?
GV nhận xét ghi điểm.
2 . Dạy học bài mới :
a. Giới thiệu :
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
+ Gọi 1 HS đọc bài mẫu.
+ 20 còn gọi là mấy chục ?
+ 25 gồm mấy chục và mấy đơn vò ?
+ Hãy viết các số trong bài thành tổng giá trò của hàng chục và hàng đơn vò.
+ HS làm bài sau đó gọi 1 hs chữa bài. Cả lớp theo dõi nhận xét, sửa chữa.
- GV có thể hỏi thêm cấu tạo của số khác.
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc các chữ ghi trong cột đầu tiên bảng a( chỉ bảng )
+ Số cần điền vào các ô là số như thế nào ?
+ Muốn tính tổng ta làm như thế nào ?
Cho HS làm bài rồi nhận xét.
+ Tiến hành tương tư đối với phần b.
Bài 3 :
+ Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bà vào vở 3 phép tính đầu . Sau đó gọi
1HS chữa bài
+ Gọi HS nêu cách tính một số phép tính .
Bài 4 : Gọi1 HS đọc đề và hỏi :

+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết chò hái được bao nhiêu quả cam ta làm phép tính gì, vì sao ?
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
+ HS làm bài vào vở rồi chữa bài .
3 . Củng cố , dặn dò :
- HS làm ở bảng : 1dm= cm, 10cm= dm.
- 1 vài HS nhắc lại mối quan hệ giữa dmvàcm
* Muốn giải toán có lời văn phải thực hiện mấy bước, là những bước nào ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm bài tập và chuẩn bò tiết sau.
TẬP LÀM VĂN : CHÀO HỎI - TỰ GIỚI THIỆU .
I - MỤC TIÊU:
- Dựa vào gợi ý và tranh vẽ , thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới
thiệu về bản thân .(BT2 ,BT3 ).
-Viết 1 bản tự thuật ngắn (BT3 ) .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ bài tập 2- SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ :
+ Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời:
Tên em là gì ? Quê ở đâu ? Em thích môn nào nhất ? Em thích làm việc gì ?
+ Gọi 2 HS nói lại các thông tin mà 2 bạn vừà giới thiệu.
Nhận xét ghi điểm.
2 .Bài mới :
a. Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Làm miệng.
+ 1 HSđọc yêu cầu của đề bài.

+ Cho HS thực hiện lần lượt yêu cầu : Nối tiếp nhau nói lời chào.
*GV chỉnh sửa, chốt ý :.
Khi chào người lớn nhớ chào cho lễ phép, lòch sự. Chào bạn thân mật, cởi mở.
Bài 2: Làm miệng.
+Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ những ai ?
+ Mít đã chào và tự g/thiệu vể mình ntn?
+ Bóng nhựa và Bút Thép tự giới thiệu ntn?
+ 3 bạn chào nhau và giới thiệu với nhau có thân mật không? Có lòch sự
không ?
+ HS hoạt động nhóm đóng lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn.
- HS thực hành GV nhận xét , đánh giá .
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Dunớ ễ ị
Bài 3:
+ Cho HS đọc yêu cầu sau đó làm vào VBT.
+ Gọi HS đọc bài, Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
+ GV nhận xét , tuyên dương .
3. Củng cố , dặn dòØ
* Bài học hôm nay giúp em học được điều gì cho em và cho bạn ?
- Về tập kể về mình cho người thân nghe và chuẩn bò bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
THỦ CÔNG : GẤP TÊN LỬA ( Tiết 2 )
I- MỤC TIÊU
- HS biết gấp tên lửa.
- Gấp được tên lửa . Các nếp gấp tương đối phẳng , thẳng .
- HS hứng thú và yêu thích ghép hình.
II . CHUẨN BỊ :
- Mẫu tên lửa. Quy trình gấp tên lửa.
- Giấy màu, giấy A4, bút màu.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Bài cũ : KT sự chuẩn bò của hs.
2. Dạy học bài mới :
*Hướng dẫn thực hành:
+ GV nhắc lại từng bước như tiết trước để HS nhớ lại.
+ Tổ chức cho HS nêu cách trình bày sản phẩm.
+ Cho HS thực hành gấp tên lửa.
* Hướng dẫn phóng tên lửa:
+ Làm mẫu cho HS chú ý, sau đó cho HS thực hiện.
* Đánh giá sản phẩm: GV thu sản phẩm để đánh giá nhận xét từng sản phẩm,
nêu những ưu, khuyết để hs rút kinh nghiệm
3. Củng cố , dặn dò:
- Cho hs nêu lại các bước thực hiện gấp tên lửa.
- Nêu tác dụng của tên lửa trong đời sống hằmg ngày ?
- Chuẩn bò tiết sau. GV nhận xét tiết học.
Sinh ho¹t: SAO
I- MơC TI£U:
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giỏo ỏn L p 2 Giỏo viờn: Nguy n Th Duyờn
- Học sinh thấy đợc u và khuyết điểm của bản thân trong tuần qua về học tập và
rèn luyện. Từ đó biết phát huy u điểm khắc phục tồn tại để vơn lên.
II- NộI DUNG SINH HOạT:
1. Sinh hoạt văn nghệ.
2. Lớp trởng nhận xét chung.
3. Lớp thảo luận
4. Giáo viên nhận xét.
+Nề nếp: Sách vở tơng đối đầy đủ, sạch đẹp. Đồ dùng học tập khá đủ.
+ Về học tập: Một số em chăm chỉ, ngoan ngoãn, siêng phát biểu nh em : Hơng,
Châu , Thuỳ , Đoan .
Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng.
* Tồn tại: Một số em hay quên đồ dùng, sách vở : Đạt , Lữ , Thiên

Một số em đọc, viết yếu cần cố gắng hơn: em Huy , Đạt , Thiên , Hải , Sáng
5.Bình bầu cá nhân và tổ xuất sắc.
6. Kế hoạch tuần tới: Dựa trên kế hoạch của nhà trờng và liên đội.
a. Học tập:
Học và làm bài cũ trớc khi đến lớp.
Các bạn học sinh giỏi kèm các bạn học sinh yếu học bài.
Trong giờ học chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài.
b. Nề nếp:
Thực hiện tốt nội quy của trờng và lớp đề ra.
Đi học đúng giờ, nghỉ học có giấy xin phép, mang đồng phục quần xanh, áo trắng
vào các ngày thứ 2, 3, 4 hàng tuần.
Ca múa hát tập thể dục và xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, làm vệ sinh ở khu vực quy định.
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Duyênớ ễ ị
.
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Duyênớ ễ ị

Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Duyênớ ễ ị
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Duyênớ ễ ị
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Duyênớ ễ ị
Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Duyênớ ễ ị

Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19
Giáo án L p 2 Giáo viên: Nguy n Th Duyênớ ễ ị


Tr ng Ti u h c Trung S n s 1 ườ ể ọ ơ ố 19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×