Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu phát triển cây khoai tây ở Việt Nam Khoai potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.9 KB, 6 trang )

Nghiên cứu phát triển cây khoai tây ở Việt Nam
Khoai tây được nhập vào Việt Nam năm 1890,
tới năm 2002 này là 112 năm. Từ năm 1980, khoai
tây được quan tâm và đã có đề tài nghiên cứu cấp
Nhà nước mà Viện Khoa học và kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam (KHKTNNVN) là cơ quan chủ trì.
Nhờ vậy, năng suất khoai tây đã được nâng cao,
trước thường là 8 tấn/ha, cao nhất là 18-20 tấn/ha, từ
năm 1981 đến nay, năng suất bình quân đạt gần 12
tấn/ha, cao nhất đạt 35-40 tấn/ha, có thời điểm khoai
tây đã xuất khẩu sang Nga (có năm tới 1.000 tấn).
Khi lương thực lúa gạo và ngô dồi dào thì khoai tây
được nghiên cứu theo hướng chất lượng và hiệu quả.
Những công trình nghiên cứu khoai tây trong giai
đoạn này là:
Khai thác sử dụng nguồn gen khoai tây: Từ năm
1996-1982, Viện đã nhập khoảng 220 giống khoai
tây của Liên Xô cũ, Ba Lan, Hungary, Cộng hòa
Dân chủ Đức, Hà Lan để khảo nghiệm. Kết quả đã
xác định và giới thiệu một số giống ra sản xuất nh
giống Việt-Đức 1 (Kardia của Đức), Việt-Đức 2
(Mariella của Đức), khoai Pháp (Ackersegen phục
tráng bằng invitro), giống Diamant, Nicola (Hà Lan).
Những giống tiến bộ này đã đ a vào sản xuất với
diện tích 3.000-4.000ha/năm; chúng có năng suất,
chất lượng cao, mã củ đẹp, có thể sử dụng để chế
biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, những giống khoai tây
này thoái hóa nhanh do chúng mang gen Tuberosum
(nguồn gốc ở Chi Lê), thích hợp ở vùng ôn đới, ngày
có 14 giờ chiếu sáng. Để có giống phù hợp với điều
kiện sinh thái Việt Nam, Viện đã hợp tác với Trung


tâm Khoai tây Quốc tế (CIP) tiến hành ch ương trình
chọn tạo giống sử dụng nguồn gen khoai tây của
CIP, phối hợp giữa Tuberosum (ôn đới) với gen
Andigena (nhiệt đới); (gen Andigena có nguồn gốc ở
Peru và các nước lân cận). Từ năm 1982 đến 2001,
Viện đã tiếp nhận 190 tổ hợp lai, đã tạo ra hàng chục
vạn con lai để chọn lọc và đã chọn được những
giống khoai tây mới: VC38,6, KT2, KT3, giống
khoai tây hạt lai Hồng Hà 2, Hồng Hà 7, đ a vào
sản xuất.
Nghiên cứu sản xuất khoai tây bằng hạt lai:
Trồng khoai tây bằng củ tuy có độ thuần cao, chất
lượng khoai cao, nhưng lượng củ giống để trồng khá
cao (1ha thường phải sử dụng bình quân 2 tấn củ t
ơi, chi phí về giống chiếm 70% tổng chi phí). Năm
1992, Viện KHKTNNVN cùng với Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm (CLT&CTP), TTKN Thái
Bình và một số tỉnh đã nghiên cứu thử nghiệm trồng
khoai tây bằng hạt lai. Năm 1996, khoai tây bằng hạt
lai đã được sản xuất tiếp nhận, cứ 100g hạt thay 2
tấn củ để trồng 1ha, năng suất cao, có hiệu quả, song
chất lượng thì ch a đồng đều. Từ năm 1995 đến
2001, diện tích trồng khoai tây lai hàng năm đạt hơn
3.000ha.
Nghiên cứu sản xuất và bảo quản giống: Đây là
công việc rất khó khăn song cũng rất cần thiết cho
người sản xuất khoai tây. Góp phần giải quyết công
việc này, Viện đã tiến hành nghiên cứu một số công
đoạn để có cơ sở xây dựng hệ thống giống: Bảo
quản khoai tây giống bằng kho lạnh: Nếu bảo quản

khoai trong nhà dân, thời gian tới 9 tháng, mùa hè
nóng 25-35oC, độ ẩm trên 90% thì tỷ lệ hao hụt tới
40%, mầm mọc sớm nên giống già sinh lý làm giảm
năng suất. Mặt khác, do bảo quản quá lâu, côn trùng
và nấm bệnh có điều kiện tấn công gây hại củ giống,
phải phun thuốc hóa chất để phòng trừ, làm ô nhiễm
nhà ở. Để khắc phục tình hình trên, Viện được sự
giúp đỡ của Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Hà Lan-Việt
Nam (KWT) tiến hành bảo quản khoai tây giống
bằng kho lạnh ở nhiệt độ 4oC, độ ẩm 85% (là thông
số kỹ thuật tối u bảo quản khoai tây giống), tỷ lệ hao
hụt d ới 5%. Khi trồng, năng suất trồng giống kho
lạnh cao hơn giống kho tán xạ (để trong nhà dân) tới
50%, sản xuất có hiệu quả. Từ năm 1996 đến năm
2001, phát triển được 58 kho, bảo quản được gần
1.800 tấn giống.
Nhân giống bằng invitro: Trong các giải pháp
nhân giống khoai tây vô tính thì công nghệ nhân
giống bằng invitro có nhiều u thế. Từ năm 1978, qua
nghiên cứu thử nghiệm của nhiều nhà khoa học, của
nhiều cơ quan ở nhiều vùng sinh thái, đến năm 1984
đã thành công ở vùng Đà Lạt. Từ năm 1984 đến nay,
nông dân Đà Lạt trồng khoai tây bằng giống sản
xuất từ invitro, năng suất bình quân 35-40 tấn/ha,
cao tới 60 tấn/ha, bền vững, song diện tích trồng
khoai tây ở đây còn ít, khoảng 300-500ha. Công
nghệ này còn đang được ứng dụng để sản xuất vật
liệu bố mẹ để sản xuất hạt khoai tây lai và bảo quản
những nguồn gen quý của khoai tây. Đây là công
trình do Trung tâm Công nghệ Sinh học miền Nam

chủ trì, Viện KHKTNNVN là cơ quan phối hợp.
Sản xuất giống khoai tây vụ xuân: Từ năm 1985,
Viện đã nghiên cứu thử nghiệm trồng khoai tây vụ
xuân ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) để thu hoạch
vào tháng 4 nhằm rút ngắn thời gian bảo quản trong
kho tán xạ từ 9 tháng còn 6 tháng để củ giống trẻ
sinh lý, ít hao hụt. Vật liệu sử dụng là giống của vụ
đông đem phá ngủ bằng GA3 và giống nhập từ Hà
Lan. Kết quả là, giống khoai tây sản xuất vụ Xuân
có tỷ lệ hao hụt cao hơn bảo quản bằng kho lạnh
nhưng ít hơn khoai vụ đông, mầm trẻ, khi trồng có
năng suất cao hơn tương tự giống từ kho lạnh, cao
hơn giống từ vụ đông gần 50%. Giống nhập từ Hà
Lan có năng suất cao, ổn định và đồng đều hơn
giống vụ Đông phá ngủ bằng GA3.
Từ khi thử nghiệm đến nay là 16 năm, đã hình
thành mô hình hệ thống giống khoai tây sản xuất vụ
Xuân với quy mô 1.000 tấn giống và 1.200 tấn khoai
thương phẩm có chất lượng cao ở ĐBSH.
Nghiên cứu thử nghiệm trồng khoai tây ở các
vùng sinh thái: Vùng nóng là ở thành phố Hồ Chí
Minh (1982-1984) với những giống có gen nguồn
gốc nhiệt đới nh giống DT02, LT7, B71.240.2, năng
suất có thể đạt 10-12 tấn/ha nhưng hiệu quả kinh tế
thì không cao bằng các loại rau nh bắp cải nhiệt đới.
ở vùng cao nguyên và vùng núi miền Bắc (1987-
1990) trồng được khoai tây với cả giống nguồn gốc
ôn đới và nhiệt đới. Tiềm năng năng suất cao hơn
khoai tây trồng ở ĐBSH, nhưng nhiều sâu bệnh và
cỏ dại hơn.

Theo Dự báo Chiến lư ợc lương thực của Tổ
chức Nông Lương Quốc tế (FAO) thì thế kỷ 21 này,
khi mức sống của con người nâng lên thì nhu cầu sử
dụng khoai tây tăng lên. Với chiều hướng này, cây
khoai tây sẽ còn bước tiếp trên hành trình nông
nghiệp Việt Nam.

×