Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh trầm cảm ở nam giới pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.36 KB, 5 trang )

Bệnh trầm cảm ở nam giới


Do áp lực đè nặng tỉ lệ nam giới mắc trầm cảm kh0ông phải là ít.

Chúng ta thường cho rằng, trầm cảm thường xảy ra ở
nữ giới nhiều hơn nam. Thực tế, tỉ lệ nam giới mắc trầm
cảm cũng không ít và được xếp vào một trong những
bệnh nghiêm trọng. Rất nhiều nam giới cố gắng thoát
khỏi nó, nhưng kết quả chỉ làm cho bệnh trầm trọng
hơn.

Khó phát hiện
Có lẽ quy định giới tính và giáo dục đã dạy cánh đàn ông
rằng, đã là nam nhi thì phải mạnh mẽ, chế ngự cảm xúc,
không được khóc, hãy giấu nỗi buồn, nỗi cô đơn, bất an
hay thất vọng đi. Và họ cũng có xu hướng chỉ đi gặp bác sĩ
khi nào có bệnh thực thể hay đau nhức ở đâu đó trên cơ thể.
Và ngay cả khi gặp bác sĩ, họ cũng không nói rõ về cảm
xúc, tâm trạng của mình. Kết quả là bác sĩ thường không
phát hiện ra bệnh thực sự của họ là trầm cảm. Thậm chí,
bác sĩ có chẩn đoán đúng thì họ cũng thường lẩn tránh điều
trị vì ngại liệu pháp tâm lý, lo lắng người khác biết sẽ tỏ
thái độ thương hại.

Theo bác sĩ Phạm Văn Trụ, Phó giám đốc Bệnh Viện Tâm
thần kinh TP. HCM: xã hội ngày càng phát triển, nỗi lo
cơm áo gạo tiền, con người tập trung vào guồng máy, đam
mê và thăng tiến nên căng thẳng, lo âu, trầm cảm ngày càng
gia tăng, đặc biệt có sự gia tăng trầm cảm ở nam giới với
các biểu hiện hay giận dữ và thất vọng, có hành vi bạo lực,


sụt cân, thiếu tập trung, tự cô lập mình, lảng tránh những
hoạt động sôi nổi, mệt mỏi mất hứng thú làm việc, làm việc
không hiệu quả, uống rượu và dùng các chất gây nghiện,
khó ngủ, kém ăn, táo bón…
Các triệu chứng này kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng của
cơ thể, là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh nghiêm trọng
khác, có thể dẫn tới những hành động không sáng suốt,
thậm chí có ý định tự tử. Theo các bác sĩ, nếu bệnh trầm
cảm không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sẽ
khó có hy vọng chữa khỏi.
Có thể tự chữa?
Khi thấy mình có những triệu chứng cả trầm cảm, tốt nhất
nên đến bác sĩ khoa tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý để được tư
vấn và có liệu pháp chữa trị nhanh và hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu e ngại bạn có thể tự chữa khi bệnh mới khỏi
phát và đặc biệt phải có quyết tâm.
Hãy đừng để mình đứng trước tình trạng công việc bộn bề,
dồn dập, do đó hãy đặt ra những mục tiêu thực hiện và
những nhiệm vụ ưu tiên.
Hãy dành thời gian cho gia đình, bạn bè và giải trí.
Hãy tham gia vào các hoạt động làm bạn phấn chấn như
luyện tập, xem phim, chơi bóng hay câu cá. Hạn chế đưa ra
những quyết định quan trọng như thay đổi nghề nghiệp, kết
hôn hay ly dị… cho đến khi chứng trầm cảm được điều trị
hoàn toàn.
Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Việc điều trị trầm cảm đòi hỏi phải kiên trì, lâu dài và theo
từng giai đoạn của bệnh, thời gian điều trị tối thiểu từ 3 đến
6 tháng.
Vì vậy, đối với những trường hợp có biểu hiện của bệnh

trầm cảm cần đến khoa tâm thần để được chẩn đoán và có
kế hoạch điều trị đúng đắn.
Tuy nhiên sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành tâm thần với
cộng đồng và các thành viên trong gia đình người bệnh là
yếu tố quan trọng, trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm để
đạt hiệu quả cao.
BS.Trụ khuyên, phòng vẫn tốt hơn chữa, vì thế, sau những
lúc bị căng thẳng quá sức, mỗi người cần có thời gian thư
giãn bằng việc nghỉ ngơi ngắn nghe nhạc hay chơi một môn
thể thao nào đó để “xả” căng cho đầu óc.

×