Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Những mong đợi về nhau pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.48 KB, 8 trang )

Những mong đợi về nhau

Điều mong mỏi nhất của các cặp vợ chồng là làm
cho nhau hạnh phúc. Nhưng đôi khi, công sức
của họ dồn vào việc đó lại như đổ sông đổ biển vì
vô tình hướng vào cái đích sai.

Khi mong muốn điều gì, hãy nói rõ ý muốn ấy với người bạn đời.
Người này muốn cái này, người kia lại đáp ứng cái
khác. Ngay cả những người thông minh nhất cũng trở
nên… ngớ ngẩn nếu muốn chiều người bạn đời mà
không biết họ muốn gì. Như vậy là sự thiếu hiểu biết
chứ không phải là thiếu cố gắng đã khiến họ thất bại.
Không nói ra, ai biết!
Vậy thì làm thế nào để hiểu được mong muốn của nhau?
Tất nhiên là có nhiều cách, nhưng dễ nhất và hiệu quả nhất
là mỗi người nên thể hiện rõ mong muốn của mình nếu
muốn được người kia đáp ứng. Cách thể hiện cũng rất
phong phú và đa dạng. Có khi nói thành lời. Có khi là một
nụ hôn, một vòng tay trìu mến. Cũng có khi là nụ cười, cái
nhìn yêu thương hay cũng có thể là một cái cau mày khó
chịu. Miễn sao người kia hiểu được mình thích gì và không
thích gì.
Điều quan trọng nữa là khi nhận được những tín hiệu đó,
bạn cần phải biết điều chỉnh sao cho phù hợp với mong
muốn của người bạn đời. Ai thông minh, nhạy cảm, tôn
trọng bạn đời, đón bắt được những cảm xúc của họ thì
người ấy luôn được hưởng hạnh phúc nhiều hơn.
Người ta kể, có một bà vợ nhiều năm cố gắng làm những
món ngon cho chồng ăn mà không bao giờ được ông ta
khen một lời. Giận quá, một hôm bà luộc mớ cỏ đặt lên bàn


ăn. Ông chồng vừa đưa vào miệng đã quắc mắt: “Bà luộc
rau gì thế này? Không thể nào nuốt nổi”. Bà vợ cười: “Hóa
ra ông cũng biết chê à? Mọi ngày tôi thấy cho ông ăn gì
cũng thế cả thôi”. Bà muốn nhắc khéo ông, ăn ngon phải
biết khen. Có vậy người vợ mới biết nên làm thế nào để
chồng hài lòng.
Một ông giáo sư nông học nổi tiếng kể: “Tôi có tật hay
ngứa lưng ở những chỗ không tự gãi được nên phải nhờ vợ
gãi và như thế mới thích. Có điều, cái lưng mình thì to nên
bà ấy gãi ít khi trúng chỗ ngứa. Tôi cứ phải điều chỉnh lui
tới lên xuống một lúc mới trúng. Vợ tôi đã có sáng kiến lấy
cái bút chì và cái thước kẻ, chia lưng tôi ra thành những ô
vuông, đánh số từ một đến tám, bên phải số chẵn, bên trái
số lẻ, giống như những lô đất. Từ đó tôi chỉ cần nói “Gãi ô
số ba”. Hết ngứa chỗ đó lại nói “Gãi ô số năm”, thế là trúng
ngay!”.
Ví dụ đó cho thấy khi một người thể hiện rõ nhu cầu của
mình thì người kia rất dễ đáp ứng. Trong chương trình
truyền hình “Người xây tổ ấm”, có một người vợ trẻ than
thở với nhà tư vấn rằng chồng chị là người chân thành, tốt
bụng, hết lòng với gia đình, nhưng chỉ có một điều đáng
buồn là anh ấy không có chút lãng mạn nào. Vì thế, cuộc
hôn nhân của chị rất buồn tẻ, không hạnh phúc. Những dịp
kỷ niệm không bao giờ anh ấy tặng vợ được một bông hoa,
chứ đừng nói đến bó hoa. Bạn bè chị đến cơ quan khoe
được chồng tặng hoa này, quà nọ khiến chị tủi thân muốn
khóc.
Trong trường hợp này, người đàn ông của chị đã không hề
biết việc tặng hoa, quà đối với chị lại quan trọng đến thế.
Có thể anh nghĩ đơn giản, mình đã đưa tiền cho vợ, thích

mua hoa gì, quà gì sao không tự mua? Đàn ông ngại mặc
cả, vừa sợ mua đắt vừa chưa chắc đã đúng ý vợ. Lẽ ra,
trước khi trách chồng, chị nên chọn lúc thích hợp để bày tỏ
việc mình thích được tặng món quà nào, nếu là hoa thì
thích nhất hoa gì, màu gì v.v… Như thế, người chồng sẽ
hiểu được mong muốn của vợ để đáp ứng.
Có thể bạn sẽ bảo: “Phải nói thích thứ gì chồng mới mua
thì còn gì là lãng mạn nữa?”. Nhưng, bạn không nói, làm
sao anh ấy biết? Vì có thể anh ấy đã lớn lên trong một gia
đình chưa bao giờ thấy cha tặng hoa cho mẹ. Cho nên, tốt
nhất vợ chồng nên cư xử chân thành với nhau. Nếu cứ giữ
kẽ, trong lòng lại thầm trách nhau thì ngay cả người rất yêu
bạn, muốn chiều chuộng bạn cũng rất khó.
Có chị tế nhị hơn, cứ sắp đến dịp tặng hoa lại đem lọ hoa ra
lau chùi rồi để ở ban-công khen cái lọ đẹp. Thế là anh nhớ
ra ngay. Và, dù anh mua bất kể hoa gì, đẹp hay xấu, đắt hay
rẻ chị đều đón nhận một cách sung sướng và khen ngợi.
Khi làm việc gì được khen, lần sau người ta sẽ tiếp tục.
Không chừng anh còn nghĩ ra những “chiêu” lãng mạn
khác khiến chính chị cũng phải ngạc nhiên.
Vì thế, bất cứ khi nào chồng hay vợ làm điều gì mà bạn
thấy dễ chịu, thích thú, bạn cần “đánh tín hiệu” biểu hiện
điều đó một cách rõ ràng và nhiệt tình thì chẳng khác nào
bạn đã thưởng công cho họ và người ấy sẽ biết cách làm
cho bạn hạnh phúc hơn.
Đáp ứng nhu cầu
Khi kết hôn, ai cũng có nhu cầu gắn bó thân mật, yêu
đương, nhưng cách để đạt được những nhu cầu này thì lại
khác nhau. Với đa số đàn ông, chủ yếu là thông qua quan
hệ tình dục, nhưng với phụ nữ, chủ yếu lại qua lời nói. Khi

người vợ cảm thấy chồng không muốn nói chuyện với
mình, ham muốn tình dục của họ cũng tắt ngấm. Cũng thế,
nếu chồng đòi hỏi gần gũi thể xác mà không được vợ chiều,
anh ta cũng chẳng buồn trò chuyện.
Khi nhu cầu trò chuyện của phụ nữ được đáp ứng, họ sẽ
vui vẻ thoải mái và bản năng tình dục mới được đánh thức.
Và nếu đàn ông thường xuyên được vợ “chiều” thì họ cũng
thích trò chuyện với vợ hơn. Mỗi người có những mong
muốn khác nhau, nên nếu chúng ta “suy bụng ta ra bụng
người”, tưởng rằng người kia cũng thích như mình thì khó
có thể làm cho nhau hài lòng được.
Chẳng hạn, một ông chồng trở về sau chuyến đi xa, chắc
chắn việc đầu tiên sau những ngày xa cách là anh ta có nhu
cầu gần gũi thể xác. Nhưng nếu vợ ngăn lại: “Khoan đã,
vừa đi về chưa trò chuyện gì đã…”, chồng sẽ ỉu xìu ngay vì
nghĩ cô ta chẳng nhớ nhung gì mình. Thực ra, người phụ
nữ cần được chuẩn bị tâm trạng. Sự nôn nóng quan hệ của
chồng khiến chị nghĩ anh ta chỉ cần mình như một cái máy
làm tình. Thế là người nọ chê trách người kia, trong khi lẽ
ra phải thông cảm với nhau, đáp ứng mong muốn của nhau
mà không chỉ nghĩ đến nhu cầu của riêng mình.
Với phụ nữ, cách “gây men” hiệu quả nhất là trò chuyện.
Trò chuyện, vuốt ve âu yếm là khúc dạo đầu đơn giản
nhưng hết sức cần thiết để đánh thức cảm xúc của người
vợ, nhưng nhiều người chồng lại không làm chỉ vì… không
biết. Họ tưởng phụ nữ cũng dễ “nhập cuộc” như mình. Các
nhà tâm lý phương Tây cho rằng, hạnh phúc ái ân chiếm
không dưới 50% hạnh phúc vợ chồng, nhưng đó lại là lĩnh
vực nhiều người không dám bộc lộ sự hài lòng hay không
hài lòng của mình.

Thậm chí có người còn giả bộ sung sướng để làm người kia
thỏa mãn. Khi đó, vô tình họ đã đưa ra những thông tin sai
lệch khiến bạn đời không biết hướng điều chỉnh cho cả hai
cùng thỏa mãn, có khi còn biến những cuộc ái ân thành
hành hạ, “tra tấn” nhau. Lâu dần có thể sinh ra chứng “ác
cảm tình dục”, chồng vừa động vào người đã nổi da gà.
Vợ chồng hòa hợp không phải do may mắn mà phần lớn là
do chính hai người cùng tạo ra vì người này biết cách nói,
người kia biết nghe nên đáp ứng được mong muốn của
nhau và làm cho nhau hài lòng. Đó là chưa kể, cuộc sống
vợ chồng không phẳng lặng như mặt nước ao hồ mà luôn
có những biến động. Vì vậy, điều chỉnh để tương thích là
việc luôn cần, mà muốn điều chỉnh tốt, hai người phải hiểu
rõ về nhau, không để những sự thay đổi làm mất tầm nhìn
về nhau.

×