Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tín đồ shopping pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.66 KB, 5 trang )

Tín đồ shopping


35 tuổi, công việc ổn định,
thu nhập khá, tôi mới
quyết định kết hôn. Vợ tôi
xinh đẹp, sành điệu, kém
tôi 10 tuổi và là “hot girl”
của trường Đại học Ngoại
ngữ thời còn ngồi trên ghế
giảng đường. Tôi tự hào
khi có một người vợ xinh
đẹp nhưng cũng… phát hoảng vì niềm đam mê thời
trang, hàng hiệu khiến vợ tôi giống một nạn nhân của
“bệnh” nghiện mua sắm.
Sau khi cưới, chúng tôi sống cùng bố mẹ. Vợ chồng tôi đều
làm việc cho Công ty liên doanh nước ngoài, thu nhập khá


ổn định, chưa có con cái. Vì thế, tôi đã nghĩ đến kế hoạch
tiết kiệm để vài năm sau có thể mua một ngôi nhà nhỏ. Mỗi
tháng lĩnh lương, tôi đều đưa hết tiền cho vợ, chỉ giữ lại
một vài triệu để chi tiêu cá nhân.
Khi nắm quyền “quản quỹ”, với khoản lương của cả hai vợ
chồng đến vài chục triệu đồng mỗi tháng, nghe cô ấy thỏ
thẻ: “Chúng mình được phép dùng khoảng một phần tư số
tiền này mua sắm, anh nhỉ?” tôi cũng thoáng giật mình,
nhưng lại tặc lưỡi: “Chỉ có một phần tư thôi mà”. Sau khi
“nghị quyết một phần tư” được thực hiện thì tôi mới tá hỏa,
vì số tiền đó được vợ yêu của tôi ném vào may mặc, sắm
đồ thời trang, mỹ phẩm, thậm chí có tháng còn bị bội chi.


Vợ tôi vốn là khách VIP của hàng loạt các cửa hàng quần
áo, giày dép, túi xách cao cấp và cứ lúc nào những nơi đó
có hàng mới về là lại nhắn tin báo cho cô ấy. Ngay sau khi
nhận được tin nhắn, vợ tôi sẽ phóng thẳng tới đó và không
bao giờ ra về mà không có “chiến lợi phẩm”. Kế hoạch
mua sắm của vợ tôi thường được triển khai vào cuối tuần.
Đôi khi, tôi được “trưng dụng” đi theo với vai trò tài xế
kiêm người trông xe. Việc phải chờ hàng giờ để vợ chọn
được thứ đồ ưng ý đã trở thành “chuyện thường ngày ở
huyện”. Tôi đã luyện được tính kiên nhẫn, bằng cách ngắm
nhìn tất cả những người đi qua như một cách giết thời gian.
Cũng có lần, tôi nhắc khéo vợ bằng cách kể lại việc mình
đếm được một ông cụ bị tai biến tập đi tới sáu vòng qua
khu phố mới thấy vợ lò dò ra khỏi “shop” quen! Được cái,
cô vợ sành điệu của tôi cũng không phải người ích kỷ.
Ngoài việc sắm sanh cho mình, cô ấy cũng trang bị cho tôi
khá nhiều với suy nghĩ: “Vợ sành điệu, chồng không thể
thua kém”. Nhiều lúc “xót tiền” mỗi khi thấy vợ tiếp tục
“khuân” thêm quần áo, giày dép… tôi bảo với vợ rằng, tôi
chỉ cần dăm ba cái áo sơ mi, quần âu và một đôi giày là đủ.
Ngày cưới, chúng tôi đặt mua một chiếc tủ cực hoành
tráng kê choán cả một góc phòng ngủ, nhưng giờ đây, chỉ
sau hơn nửa năm, nó đã trở nên chật chội, dù tôi phải biến
kệ để tivi thành một cái tủ để chứa bớt quần áo mặc ở nhà.
Tủ đồ nhà tôi như giá treo của shop thời trang với la liệt
quần áo, váy vóc mà mỗi bộ, vợ tôi chỉ mới mặc vài lần,
thậm chí có cái còn chưa động tới, chỉ vì… không thích (!).
Giá giày dép, giá treo túi xách luôn trong tình trạng…
chồng chất, quá tải, bàn phấn thì la liệt những chai và lọ.
Ấy là vợ tôi còn “thoáng”, lâu lâu lại cho bớt đi khối thứ.

Nếu cứ giữ cả lại thì phòng ngủ của vợ chồng tôi hẳn sẽ
biến thành cái kho chứa đồ.
Tôi rất lo lắng, khi thấy kế hoạch tiết kiệm tiền mua nhà
của tôi ngày càng phải kéo dài hơn. Đã nhiều lần tôi góp ý,
thậm chí cáu gắt khi thấy vợ khuân về nhà đủ loại quần áo.
Kết quả của những lần đó là cô ấy thường buông những câu
giận hờn kiểu như: “Anh chẳng yêu em” và thậm chí còn
“cấm vận” tôi cả tuần lễ. Nếu tôi trót nịnh mà buông lời
khen về gu thời trang của vợ thì thôi rồi, cô ấy sẽ ríu tít nói
cười cả tối. “Em mặc đẹp là cho anh, để anh tự hào với mọi
người, đúng không?”, vợ tôi thường âu yếm nói vậy và hôn
tôi rõ kêu.
Muốn vợ “tỉnh ngộ”, tôi đã đưa cô ấy đi xem bộ phim “Tự
thú của một tín đồ shopping”. Nhưng kết quả chẳng như tôi
mong muốn, cô ấy còn ao ước: “Giá mà Việt Nam có nhiều
siêu thị thời trang hoành tráng như bên Mỹ thì thích phải
biết. Em có thể lang thang ở đó cả ngày”. Nhìn sang gương
mặt thất vọng của tôi, cô ấy cố…vớt vát: “Chắc gì em đã
mua sắm khi vào đấy, chỉ ngắm cũng sướng rồi…”.
Tất nhiên, tôi vẫn luôn cố gắng chiều vợ nhưng ước gì, vợ
tôi bớt nghiện mua sắm và giúp chồng tiết kiệm tiền để làm
những việc lớn, như vậy thì tốt biết bao!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×