Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nơi nào sâu nhất thế giới?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.22 KB, 2 trang )

Nơi nào sâu nhất thế giới?
Nơi sâu nhất thế giới nằm ở đâu - đó chính là vực thẵm Challenger nằm tại rãnh Mariana, nơi
đây từng được biết là nơi sâu nhất đại dương. Rãnh Mariana nằm ở bờ biển Tây Bắc Thái
Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana. Độ sâu nhất tại vực thẵm Challenger được
phát hiện vào ngày 1 tháng 6 năm 2009 với độ sâu 10.971 m (35.994 ft). Nếu đem so sánh độ
sâu nhất này với độ cao nhất thì nơi cao nhất thế giới là đỉnh Everest phải "chào" thua. Ta
thử đem đỉnh Everest (cao 8848 m) đặt ngay tại rãnh này thì nó sẽ chìm hẵn dưới biển và còn
bị "phủ" lên trên bởi 2 km nước.
Rãnh Mariana có chiều dài khoảng 2.550 km (1.580 dặm) kéo dài gần tới biển Nhật Bản nhưng
chiều rộng trung bình của nó chỉ đạt vào khoảng 69 km (43 dặm), tức chiều rộng rất hẹp so với
chiều dài. Vực thẵm Challenger được hình thành do hai mảng trên lớp vỏ vỏ Trái đất xô mạnh vào
nhau, nó không uốn cong lên như mảng Ấn và mảng Á-Âu xô vào nhau mà tạo thành đỉnh Everest
mà bị cong xuống tạo thành rãnh Mariana (đây là rãnh đại dương). Cái tên Challenger được đặt theo
tên của một chiếc tàu khảo sát Challenger II của Hải quân Hoàng gia Anh phát hiện ra địa điểm sâu
nhất này vào năm 1951. Họ sử dụng kỹ thuật phản xạ sóng âm, tàu Challenger II đã đo được độ sâu
5.960 sải (10.900 m) tại tọa độ 11°19' Bắc và 142°15' Đông. Âm thanh này đã được thực hiện lặp
lại với tai nghe để nghe tín hiệu trở lại do sóng âm dội ngược trở lại khi gặp đáy biển. Do việc đo
thời gian của máy thu âm thanh phản xạ, một phần cần thiết của quá trình này, đã được thực hiện
bằng tay để ngắt đồng hồ bấm giờ nên người ta đã cẩn thận trừ đi một thang đo (20 sải) khi chính
thức báo cáo độ sâu lớn nhất là 5.940 sải (10.863 m).
Cuộc thám hiểm tại vực thẵm Challenger
Vực thẵm Challenger lần đầu tiên được tận mắt trông thấy bởi 2 nhà thám hiểm Jacques Piccard và
Don Walsh vào ngày 23 tháng 1 năm 1960. Họ đã lặn tới độ sâu độ sâu 10.916 m (35.814 feet) bằng
tàu lặn Trieste. Ở dưới đáy Walsh và Piccard đã rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy các sinh vật như
cá bơn dài khoảng 30 cm, cũng như tôm. Theo Piccard thì "đáy biển dường như sáng và sạch sẽ, là
một vùng hoang vu chỉ có tảo cát".
Chỉ có 3 cuộc thám hiểm tới vực thẵm này. Đầu tiên là cuộc thám hiểm bằng tàu lặn có người lái
Trieste vào năm 1960. Sau đó là hai cuộc thãm hiểm của tàu robot không người lái Kaikō vào năm
1995 và Nereus trong năm 2009. Ba cuộc thám hiểm này đều cho một độ sâu rất giống nhau khoảng
từ 10.902 đến 10.916 mét.
Nhưng hiện nay, các nhà khoa học cho rằng vực thẵm Challenger này không phải là sâu nhất. Vào


năm 2003, đã có mộ số cuộc khảo sát dọc theo rãnh Mariana và họ phát hiện rằng có rất nhiều khu
vực cũng cùng độ sâu như vực thẵm Challenger thậm chí có những khu vực đạt được độ sâu hơn
hẵn.
Nguyễn Quang

×