Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN day chinh ta lop 4-5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.22 KB, 12 trang )

Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài
1- Đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Đời sống tinh thần và vật
chất ngày càng nâng cao. Văn hóa xã hội ngày càng phát triển. Trong công cuộc
xây dựng và phát triển này, Đảng ta đã vạch ra mô hình xây dựng chủ nghĩa xã
hội để làm cho dân giàu nước mạnh – xã hội công bằng, văn minh. Bất kì một
quốc gia nào muốn phát triển kinh tế, chính trị đều phải đẩy mạnh công tác giáo
dục và đào tạo.
Đặc biệt chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận
trong ngôn ngữ toàn dân. Chính tả có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu của môn Tiếng việt ở trường phôt thông.
- Theo quan điểm giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1–NXBGD ( Đại
học sư phạm hà nọi II) thì: chính tả nghĩa gốc là phép viết đúng hay đó là hệ
thống các quy tắc về cách viết thống nhất chô các từ của một ngôn ngữ… đó là
các quy ước xã hội để con người sống trong xã hội ấy đề thống nhất cách hiêu
văn bản:
- Trước công cuộc đổi mới đất nước tại nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ II
khóa IIX, Đảng ta đã khẳng định:
Muốn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thắng lợi, phải
phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ
bản của của sự phát triển nhanh và bền vững.
Rõ ràng sự nghiệp giáo dục và đào tạo coa ý nghiã cực kì quan trọng
trong công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời giáo dục đang đứng trước những
thách thức vô cùng to lớn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Ở bậc học
Tiêu học, giữa yêu cầu phát triển nhanh về qui mô, đẩy mạnh tiến độ phổ cập
Tiêu học, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để tiến kịp nền khoa học công
nghệ tiên tiến trong khu vực và toàn cầu.
- Để đào tạo ra những con người có đầy đủ tài năng, phẩm chất đạo đức gánh vác
công cuộc đổi mới của đất nước trong thế kỉ mới là một yêu cầu và trách nhiệm
vô cùng quan trọng, to lớn của ngành, là trọng trách và sự nghiệp của mỗi


trường Tiểu học nói riêng.
Đảng ta đã khẳng định:
“ Tiểu học là bậc học nền tảng vững chắc trong hệ thống giáo dục quốc dân”
Nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát
triển hài hòa của toàn hệ thống.
Giáo dục tiểu học là bậc học tiền đề cơ bản để năng cao dân trí, là cơ sở
ban đầu quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân tốt trong giai
đoạn mới , giáo dục Tiểu học là yêu cầu bắt buộc của toàn dân, từ đó tiến tới
nền giáo dục cao hơn, tạo tiền đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài:
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
1
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và chính tả nói riêng có vị trí
đặc biệt quan trọng, xuất phát từ nhu cầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Công cuộc đổi mới đất nước cần những người lao động có trình độ, bản
lĩnh, năng lực, chủ động, sang tạo, dám nghĩ, dám làm thích ứng được với đời
sống, xã hội đang thay đổi.
Trong những năm gần đây, Bộ GD – ĐT, Sở GD – ĐT, đặc biệt là các
phòng GD – ĐT rất chú trọng đến phong trào “ Vở sạch chữ đẹp” trong toàn thể
học sinh. Vì vậy đòi hỏi mỗi học sinh phải giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
Phân môn chính tả nằm trong môn tiếng Việt là phân môn quan trọng. Nó
là những mắt xích không thể thiếu được của hoạt động nghe – nói - đọc - viết.
Cùng với phân môn tập viết, chính tả giữ vai trò chủ yếu đối với chương trình
học ở bậc Tiểu học, đó là dạy viết chữ.
Những năm trước đây, người ta chú ý nhiều đến học toán, học văn, còn
chính tả xem nhẹ. Vì vậy chữ viết của học sinh còn sai nhiều lỗi chính tả, viết chưa
đúng mẫu chữ, viết xấu, bẩn thậm trí lên các bậc trên vẫn còn viết xấu viết sai.
Những năm gần đây, các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục và anh chị em
giáo viên đã có nhiều cố gắng trong rèn chữ giữ vở cho học sinh, coi nét chữ

như nết người. Từ năm học 1998 – 1999 trở lại đây, Sở GD – ĐT Vĩnh Phúc
quy định mỗi giáo viên phải có một vở luyện chữ để rèn chữ của mình, tổ chức
thi giáo án. Bởi lẽ: muốn trò viết đúng và đẹp thì trước tiên thầy cần viết đúng
viết đẹp….
2- Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn chuyển tiếp giữa mẫu chữ cũ và mẫu chữ
mới, học sinh thường hay viết sai, viết nhầm. Có khi các em đang viết mẫu cũ
lại viết sang mẫu mới hoặc ngược lại: Các em không chỉ sai ở lỗi do kiến thức
mà còn sai nhiều ở mẫu chữ. Mẫu chữ là đẹp chuẩn, thể hiện được nét thẩm mĩ
nhưng tương đối khó viết.
3- Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, học sinh viết xấu và viết sai không ít. Đặc biệt
loại bài nghe viết. Viết sai của học sinh không chỉ ở lớp 4- 5 mà sai cả ở những
lớp dưới. Không những viết xấu viết sai mà tốc độ ciết của nhiều em còn chậm,
chưa đạt tới yêu cầu về kiến thức kĩ năng ở mỗi khối lớp. Ngoài ra, học sinh còn
sai do cách phát âm địa phương.
4- Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng vững chắc trong hệ thống giáo dục quốc
dân ( Như trên đã khẳng định). Vì vậy mỗi nhà trường nói chung, mỗi giáo viên
nói riêng cần phải dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, tốc độ viết theo đúng
yêu cầu của mỗi bài ngay từ bậc tiểu học. Bậc học này có nhiều điều kiện để rèn
chữ giữ vở cho học sinh, có những môn chủ đạo như chính tả, tập viết… Cuối
bậc tiểu học học sinh cần phải nắm được:
4.1- Viết các chữ cái đúng mẫu để ghi âm, vần, tiếng đã học. Viết đúng dấu thanh
và đặt đúng vị trí dấu thanh.
4.2- Viết đúng và viết nhanh tất cả các chữ.
4.3- Nắm được qui tắc viết chính tả các phụ âm “ Cờ”, “ gờ”, “ ngờ”.
4.4- Phân biệt và viết đúng các phụ âm:
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
2
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
- đ/ gi/ r - l/n
- S/ x - c/ k/ q

- tr/ ch - v/ d
4.5- Phân biệt dấu thanh
- ?/ ~/ .
4.6- Phân biệt và viết đúng các vần:
- an/ ang - êt/ êch
- oan/ oang - it/ ich
- ai/oai/ ay/ây/uây - iêt/ uyêt
- iên/ uyên - ưc/ ưt
- iu/ ưu - ươn/ ương
- eu/ iêu - uôn/ uông
- ên/ êch - ôc/ ôt
Xuất phát từ những lí do trên, để có thể thống nhất được phương pháp dạy
chính tả ở lớp 4-5 trong trường thì việc “đổi mới phương pháp dạy học chính
tả lớp 4- 5” là rất cần thiết, nó phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.
II- Mục đích nghiên cứu
- Đổi mới phương pháp dạy học chính tả lớp 4 -5 nhằm nâng cao chất lượng
dạy học của giáo viên và sự tiếp thu tri thức của học sinh. Giúp học sinh nắm
vững các qui tắc chính tả, hình thành kĩ năng, kĩ xảo về chính tả, đạt được
những yêu cầu nhất định của phaab môn này.
- Học sinh có thói quen viết đúng, viết đẹp, đưa phong trào “ vở sạch chữ đẹp”
ngày một nâng cao.
III- Đối tượng, phậm vi nghiên cứu
- Các lỗi chính tả của học sinh thuộc về kiến thức của học sinh lớp 4-5 của một
trường.
- Các lỗi chính tả của học sinh Trường Tiêu học Tam Đồng do cách phát âm của
phương ngữ
- Các lỗi chính tả cơ bản thuộc về giáo viên, thuộc về học sinh và thuộc về cha
mẹ học sinh.
IV- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở khoa học của đề tài “đổi mới phương pháp dạy

học chính tả lớp 4- 5”
- Tìm hiểu thực trạng của các phương pháp dạy học chính tả lớp 4- 5
- Đề xuất một số giải pháp trong việc giảng dạy chính tả lớp 4- 5 để đạt kết
quả cao.
V- Các phương pháp nghiên cứu chính
1- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tra cứu hồ sơ, sổ sách, các văn bản, tài
liệu về giáo dục, về chuẩn kiến thức kĩ năng có lien quan đến đề tài.
2- Phương pháp điều tra, khảo sát: Thông qua dự giờ, xem xét vở học sinh khối
lớp 4- 5 để thấy được phương pháp giảng dạy của giáo viên, trình độ nhận
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
3
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
thức của học sinh và kết quả thu được sau mỗi giờ học trong vốn tri thức của
học sinh.
3- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Giáo viên quan sát toàn bộ số vở của học
sinh để thấy được việc “ rèn chữ giữ vở” ở mức độ nào, phỏng vấn học sinh
để hiểu được tâm tư, nhuyện vọng của các em đối với môn chính tả.
4- Phương pháp phân tích tổng hợp
5- Dạy học thực nghiệm
Dạy học thực nghiệm là một trong những phương pháp rất quan trọng để
đánh giá kết quả cụ thể của từng học sinh và kết quả chung của lớp đó,
trường đó.
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
4
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
B- NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC CHÍNH TẢ
1.1- Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học:
- Đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là đưa phương pháp dạy học mới vào nhà

trường, trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để
nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo của giáo dục
- Đổi mới phương pháp dạy học phải thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục tiểu học, khuyến khích học sinh phát hiện ra nội dung nước của bài học.
- Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học phải thực hiện đồng bộ với việc đổi
mới mục tiêu và nội dung giáo dục, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; đổi
mới cơ sở vật chất và thiết bị; đổi mới chỉ đạo và đánh giá giáo dục tiểu học….
- Đổi mới phương pháp giảng dạy chính tả là một bộ phận của quá trình đổi mới
giáo dục môn tiếng việt ở tiểu học trên cơ sở giáo dục với mục tiêu và nội dung
chương trình hoạt động dạy học.
1.2- Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học
- Giáo dục tiểu học đang thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ để góp phần
chuẩn bị học vấn cơ sở và khả năng thích ứng chủ động, sang tạo cho những
người lao động trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Trong đổi mới về giáo dục đào tạo thì đổi mới về phương pháp dạy học có vị trí
đặc biệt quan trọng. Hoạt động dạy học đang là hoạt động chủ yếu của nhà
trường và xét cho đến cùng khoa học giáo dục là khoa học về phương pháp.
Sáng tạo về khoa học giáo dục thực chất là sang tạo về phương pháp giáo dục
trong đó có phương pháp dạy học. Đặc biệt là bậc tiểu học là bậc học nền tảng,
lại bao gồm số học sinh đông đảo nhất….
- Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới chỉ ra rằng: Cuộc cách mạng về
phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong xã hội
hiện đại.
Nhận thức được tầm quan trong của phương pháp dạy học ở tiểu học, từ
những năm 1991, trung tâm nghiên cứu nội dung và phương pháp giáo dục phổ
thông thuộc viện khoa học giáo dục đã phối hợp với nhiều cơ quan của Bộ GD
– ĐT, nhiều Sở GD – ĐT trong cả nước nghiên cứu để tài: “ Đổi mới phương
pháp dạy học ở tiểu học”
Những bước đầu của đề tài đã được nhiều giáo viên ở nhiều địa phương
vận dụng và có hiệu quả cao.

Đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành nhu cầu cấp thiết của giáo
dục tiểu học. Nó rất phù hợp với tình hình hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy
học thành công mới nâng cao được chất lượng dạy học của giáo viên và chất
lượng học của học sinh. Một nền giáo dục hiện đại thì không thể chỉ sử dụng
các phương pháp cũ được.
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
5
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
1.3- Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học chính tả ở tiểu học
- Thuật ngữ chính tả được hiểu theo nghĩa gốc là phép viết đúng. Cụ thể là hệ
thống các qui tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Chính tả
là những chuẩn mực của một ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ
toàn dân.Mục đích của nó là làm phương tiện cho giao tiếp bằng chữ viết. Nó
dảm bảo cho người đọc người viết đều hiểu thống nhất nội dung văn bản.
- Vì vậy dạy học cho học sinh viết đúng chính tả là giúp học sinh nắm được
những qui tắc chính tả, các qui luật chính tả, đồng thời nhớ và học thuộc các
trường hợp chính tả “ Bất qui tắc” để vận dụng đúng vào viết. Có nghĩa là dạy
cho học sinh kĩ năng trình bày văn bản dưới dạng chữ viết.
- Trong tiếng Việt giữ chữ và âm có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nó thể
hiện ở chỗ phát âm như thế nào thì viết như thế ấy. Đây là qui tắc chung nhất
của chính tả.
- Từ cơ sở này, ta thấy rằng đọc đúng chính âm là rất quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến việc viết chính tả của học sinh. Thầy đọc đúng thì trò viết đúng. Thầy
đọc sai thì trò viết sai.
Ngoài ra ta còn thấy chữ viết của thầy có ảnh hưởng lớn tới học sinh, đặc biệt là
học sinh tiểu học. Thầy đọc đúng thì trò viết đúng. Thầy đọc sai thì trò viết
sai.Thầy viết đẹp thì trò thường viết đẹp. Thầy viết xấu thì trò viết xấu….
- Trong bài chính tả nghe viết, học sinh phải qua ba hoạt động: Tai nghe- miệng
noi- tay viết. Lời đọc của thầy phải thong qua lời đọc của trò mới thể hiện thành
chữ viết trong bài chính tả.

- Ngoài ra qui tắc chung, chính tả tiếng việt còn có trường hợp “bất quy tắc”
Ví dụ: + Âm “ cờ” ghi bằng 3 con chữ: C, q, k
+ Âm “ ngờ” ghi bằng 2 con chữ: ng, ngh
+ Âm “ gờ” ghi bằng 2 con chữ: ng, g
Để giúp học sinh viết đúng các trường hợp bất qui tắc thì giáo viên phải
giúp học sinh phát hiện ra những qui luật và những mẹo chính tả.
Việc khắc sâu các mẹo chính tả, các qui tắc chính tả, luật chính tả cho
học sinh cần phải làm thường xuyên, liên tục. Có như vậy mới khắc sâu cho các
em và hình thành cho các em kĩ năng, kĩ xảo viết chính tả.
- Qua thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Tam Đồng thì chữ viết của học sinh
lớp 4 – 5 chưa đẹp. Các chữ viết hoa( theo mẫu mới) học sinh viết rất xấu.
Thậm chí có chữ xấu học sinh yếu kém không thể viết được. Nhiều em viết
chưa đúng mẫu chữ, tốc độ viết con chậm… Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng của một nhà trường.
- Đối với chữ viết của giáo viên viết trong vở và viết trên bảng lớp:
Phần lớn giáo viên có ý thức rèn chữ của mình để viết cho đẹp. Nhưng không ít
giáo viên viết chữ còn xấu thậm chí còn viết cẩu thả… Điều đó ảnh hưởng rất lớn
đến việc viết chính tả của học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
6
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
Chương 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHAO SÁT THỰC TIỄN
2.1- Tình hình dạy học chính tả hiện nay của học sinh Trường Tiểu học Tam
Đồng – Mê Linh – Hà Nội
a- Tình hình dạy học chính tả hiện nay của giáo viên trong trường đã có nhiều cố
gắng. Những năm gần đây phong trào “vở sạch chữ đẹp” đã được đặc biệt quan
tâm. Nó là hoạt động mũi nhọn của một nhà trường.
Nhà trường đã tổ chức các cuộc thi “ Vở sạch chữ đẹp” của giáo viên và học
sinh, chọn ra những bộ tiêu biểu để dự thi các cấp, như bộ giáo án của cô
Nguyễn Thị Phương Hoa (lớp 1), cô Nguyễn Thị Hoa Lan (lớp 4), cô Nguyễn

Thị Dụ ( lớp 3), cô Trương Thị Thế Hằng (lớp 4). Một số vở của các lớp điển
hình như: 5A, 5B, 5C, 5D, 4A, 4C, 4D, 3A, 2A, 2C, 1A, 1C, 1B ( chiếm 60%
tổng số vở của nhà trường).
b- Bên cạnh những cố gắng trên thì vẫn còn một số lớp, một số giáo viên giảng dạy
môn chính tả chưa có hiệu quả, làm ảnh hưởng đến môn chính tả nói riêng và
các môn khác nói chung. Những biểu hiện đó tóm tắt như sau:
- Việc điều tra cơ bản về lỗi chính tả của lớp mình, trường mình chưa hoàn thiện.
Từ đó xây dựng kế hoạch về công tác chủ nhiệm về rèn chữ cho học sinh chưa
cụ thể. Chưa tìm được nguyên nhân chính dẫn đến học sinh viết chữ xấu, viết
sai.
- Còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, chưa sử dụng nội dung một cách linh hoạt,
nhất là các dạng chính tả trong chương trình.
- Các bài luyện tập chính tả còn coi nhẹ.
- Đọc mẫu của giáo viên chưa chuẩn. Giáo viên đọc sai dẫn đến học sinh viết sai,
viết lẫn lộn. Một số giáo viên coi nhẹ chính tả, không để ý đến chất lượng chữ
viết, tư thế ngồi của học sinh chưa được uốn nắn kịp thời.
- Việc chấm bài, chữa lỗi trong vở học sinh còn sót lỗi, chưa chuẩn mực. Đôi khi
chữ giáo viên phê vào vở của học sinh còn xấu hơn cả chữ của học sinh. Chưa
hướng dẫn học sinh tự chữa lỗi.
- Một số học sinh chưa có ý thức giữ vở. Mép vở năn nhúm, mực ra vở, kẻ không
thẳng, vẫn còn hiện tượng học sinh bị điểm kếm còn xé bỏ bài đó đi. Học sinh
còn nhìn bài nhau, nhìn chép cả những lỗi sai của bạn.
2.2- Khảo sát và phân loại lỗi chính tả của học sinh Trường Tiểu học Tam
Đồng – Mê Linh – Hà Nội
2.2.1- Cách thức khảo sát
a- Kiểm tra 100% số vở chính tả của học sinh lớp 4 – 5 gồm 200 em
- Hình thức sạch đẹp có 120 em = 60%
- Hình thức chưa đẹp, còn bẩn có 80 em = 40%
- Xếp loại vở theo qui định:
Loại A có 120 em = 60%

Loại B có 70 em = 35%
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
7
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
Loại C có 10 em = 5%
b- Kiểm tra tốc độ viết của học sinh:
Tốc độ viết trong vở chính tả của học sinh cũng như trong bài kiểm tra còn
chậm so với qui định khoảng 3 phút đến 5 phút.
c- Kiểm tra qua các vở ghi khác của học sinh.
Các lỗi chính tả ở vở chính tả cũng sai như các vở ghi khác. Chủ yếu tập trung
vào các lỗi sau:
- Lỗi âm đầu: VD:
 L / n:
Viết đúng Viết sai
Leo trèo Neo trèo
Màu nâu Màu lâu
Lô xô Nô xô
 Ch / tr
 S / x
 R / gi / d
- Lỗi phần vần: VD:
- Đặt vị trí thanh điệu không đúng: VD đặt không đúng vị trí thanh điệu ở các
trường hợp: uô, ua, ưa, ươ, ia, iê, yê, ya….
- Lỗi do dùng sai dấu câu do kiến thức ngữ pháp kém
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
Viết đúng Viết sai
Bàn chông Bàn trông
Chông chênh Trông chênh
Viết đúng Viết sai
Chữ xấu Chữ sấu

Chim xen Chim sen
Viết đúng Viết sai
Rong chơi Dong chơi
Râu tóc Dâu tóc
Cái giùi Cái dùi
Giong ruổi Dong duổi
Viết đúng Viết sai
Voi huơ vòi Voi hua vòi
Khuôn mặt Khuân mặt
Sức khỏe Sức khẻo
Ngoằn ngoèo Ngoằn nghèo
8
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
- Hình thức chữ viết: Chưa đúng, chưa đẹp, chữ chưa đều nhau( nét cao nét
thấp): khoảng cách giữa các chữ, giữa các tiếng chỗ thữ chỗ mau. Đặc biệt là
viết hoa theo mẫu chữ mới không sai nhưng chưa đẹp.
Cách trình bày một bài chính tả chưa khoa học, nhất là dạng thơ lục
bát thơ có nhiều khổ thơ.
2.3- Nguyên nhân mắc lỗi
- Hiện tượng mắc lỗi của học sinh do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố. Song,
lỗi đó có 3 nguyên nhân cơ bản sau:
2.3.1- CÁc lỗi thuộc về giáo viên:
- Do trình độ giáo viên còn hạn chế, chưa hiểu rõ cấu truca âm tiết, đặc điểm
ngữ âm tiếng Việt.
- Do giáo viên nói ngọng, ý thức tự rèn luyện mình, tự học hỏi chưa cao. Đọc
mẫu chưa chuẩn.
- Tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh chưa cao, chưa quan
tâm đầy đủ tới 3 đối tượng ( khá, giỏi – trung bình – yếu). Việc sửa lỗi cho
học sinh chưa cụ thể và rõ ràng, chưa phân loại lỗi, chưa có kế hoặch sửa cho
từng loại.

2.3.2- Các lỗi thuộc về học sinh:
- Học sinh chưa có ý thức “ Rèn chữ giữ vở”
- Một số em nhận thức còn chậm, chưa theo kịp với trình độ của lớp, của
trường.
- Tuổi, các em hiếu động, du đẩy trong khi viết bài, chưa biết giữ gìn vệ sinh,
tay chân bẩn, tẩy xóa….
- Học sinh chưa nắm vững qui tắc chính tả, do lơ đãng, sơ ý, các em chịu ảnh
hưởng của cách phát âm địa phương.
Vốn từ của các em còn ít, chưa hiểu nghĩa của một số từ nên dễ viết sai.
2.3.3- Các lỗi thuộc về gia đình học sinh:
- Do cách phát âm của ông bà, cha mẹ hoặc những người gần gũi với học sinh
chưa chuẩn, nói ngọng.
- Không ít gia đình nông thôn hiện nay chưa quan tâm thực sự đến việc học
tập của con em mình. Coi việc học tập dạy dỗ phó mặc cho nhà trường.
- Số ít gia đình rất nghèo khó, không có góc học tập cho con em họ, không có
đủ dụng cụ học tập, bàn nghế ngồi học không phù hợp với từng dộ tuổi….
Tóm lại: Các nguyên nhân trên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng giáo dục nói chung và môn chính tả nói riêng. Để có kết quả giảng dạy
cao thì chắc chắn phải dần dần từng bước khắc phục những nguyên nhân
trên.
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
9
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
Chương 3- GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH TẢ
3.1- Nâng cao nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ dạy học chính tả
- Là người giáo viên tiểu học thì cận nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nhiệm vụ, vị
trí của phân môn chính tả trong trường .
- Xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung, giáo viên dạy lớp 4 -5 nói riêng
có trình độ chuẩn và trên chuẩn về kiến thức, bằng cấp và khả năng sư phạm.
Vận động họ phải tích cực dự giờ, thăm lớp những giáo viên giỏi về chuyên

môn nghiệp vụ; tự hoàn thiện mình bằng cách thường xuyên đọc sách, báo, tạp
chí giáo dục, toán tuổi thơ; tham gia vào các lớp học tại chức, chuyên tu hoặc
giáo dục từ xa ( cho giáo viên tiểu học) do các trường Cao đẳng và Đại học sư
phạm tổ chức.
- Đối với môn chính tả cũng như các môn học khác phải lấy học sinh làm trung
tâm trong giờ dạy học, phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh ( thay
cho các phương pháp cũ, không còn phù hợp).
Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức điều khiển hướng dẫn để học sinh tự
giác, tích cực, độc lập lĩnh hội tri thức. Khả năng sư phạm phải mềm dẻo để lôi
quấn , hấp dẫn các em vào nội dung bài học. Học sinh có cảm giác “ Học mà
chơi, chơi mà học”.
- Khắc phục tình trạng nói ngọng, đọc ngọng của giáo viên, nâng cao ý thức tự
đào tạo mình. Trước khi lên lớp, giáo viên phải soạn bài, chuẩn bị bài, đọc mẫu
thật chu đáo.
- Việc soạn, giảng, chấm là 3 hoạt động phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
quan tâm đầy đủ đến 3 đối tượng học sinh.
Khi chấm bài xong, giáo viên phải phân loại lỗi, chữa lỗi từng học sinh.
Việc sửa lỗi cho học sinh được lặp đi lặp lại không những ở môn chính tả mà
còn ở các môn học khác.
3.2- Kết hợp cùng cha mẹ học sinh trong việc giáo dục ý thức rèn luyện các kĩ
năng tiếng việt cho học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, thường
xuyên thông báo kết quả học tập của học sinh tới cha mẹ học sinh, thong báo
những lỗi chính tả học sinh thường mắc, biện pháp khắc phục các lỗi đó. Những
nào mà còn nghi ngờ thì không nên hướng dẫn con em mình.
- Việc giáo dục ý thức rèn luyện các kĩ năng tiếng Việt là sự kết hợp giữa gia
đình – nhà trường – xã hội. Nân cáo nhận thức của cha mẹ học sinh, quan tâm
đầy dử đến việc học của con em mình. Đầu tư mua sách, vở và đồ dùng khác. Ở
nhà, học sinh cần phải có góc học tập để các em có đủ điều kiện học tập.
- Ngoài thời gian học trên lớp, học sinh cần rèn luyện ở nhà theo phương pháp

mà giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn.
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
10
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
3.3- Một số biện pháp chủ yếu chữa lỗi chính tả cho học sinh Trường Tiểu học
Tam Đồng - Mê Linh – Hà Nội
3.3.1- Lỗi âm đầu
- Cần cho học sinh nắm vững các qui tắc chính tả đơn giản. Nếu học sinh viết
sai, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa từng loại lỗi. Giáo viên hướng dẫn
học sinh phát âm chuẩn, có đọc đúng, nghe đúng thì mới viết đúng.
- Phân biệt l / n: Cần nhớ qui tắc sau:
 N không (hoặc ít) kết hợp với âm đệm, nhưng l lại kết hợp được ( lòe
loẹt, lòa xòa…)
 N xuất hiện trong các từ láy âm ( no nê, nóng nảy, nao núng… ), l
xuất hiện trong từ láy vần ( lệt bệt, lõm bõm, lờ đờ….)
- Phân biệt tr / ch: Học sinh cần nhớ:
 Chỉ có Ch chứ không có tr kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa,
oă, oe…( choáng mắt, choèn choẹt….)
 Từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch ( chan chat, chang chang, chắt
chiu, chập chờn….)
 Về nghĩa những từ chỉ quan hệ gia đình viết bằng ch ( cha, chú,
chồng, chắt….), chỉ đồ dung trong nhà viết bằng ch ( chum, chậu,
chai, chõng, chảo… )
- Phân biệt s / x
Khi viết s hoặc x không có qui luật; vì vậy, giáo viên cầ rèn luyện trí nhớ cho
học sinh bằng việc đọc nhiều, viết nhiều các từ có chứa s / x
- Phân biêt d /gi/ r: Học sinh cần nhớ được qui tắc sau:
 R và gi không kết hợp với vần có âm đệm, vần có âm đệm luôn đi
với d ( doanh nghiệp,duyên nợ, dọa nạt, ….)
 Những tiếng của từ Hán -Việt mang thanh ngã, thanh nặng viết với d

( diễn biến, diệu kì…), mang thanh hỏi thanh sắc viết với gi ( giải
thích, đơn giản….)
3.3.2- Lỗi phần vần:
Qua một số trường hợp mắc lỗi của học sinh, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn các
em nắm được cấu tạo của một số vần khó( đa số là vần có âm đệm) và nắm
được sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm trong tiếng Việt.
Đứng sau “q”, âm đệm viết là “u”, đứng trước a, ă, e âm đệm là 0, đứng trước y,
ê, ơ, â… âm đệm viết là u ( vd: hoa huệ, huơ tay, mùa xuân….)
3.3.3- Lỗi do đặt sai vị trí thanh đệm
- Cần cho học sinh nắm được qui tắc đánh dấu thanh:
 Trong tiếng dấu thanh nằm trêm âm chính của vần.
 Trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi, dấu thanh sẽ nằm trên
hoặc dưới chữ cái đầu nếu tiếng đó không có âm cuối, dấu thanh sẽ
nằm trên hoặc dưới chữ cái thứ hai nếu tiếng đó có âm cuối.
- VD: Kìa, đĩa, địa ( không có âm cuối), điều, tiếng,…( có âm cuối)
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
11
Phòng GD – ĐT Mê Linh Trường Tiểu học Tam Đồng
3.3.4- Lỗi do dùng sai dấu câu
- Cần kết hợp với các phân môn khác để khắc phục và sửa lỗi


Sáng kiến kinh nghiệm GV: Bùi Thị Lan Hương
12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×