Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tạo ra hứng thú cho học trò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.78 KB, 1 trang )

Tạo ra hứng thú cho học trò, cái cốt yếu của việcdạy
Nhớ lại những năm tháng cắp sách đến trường, tôi đã được rất nhiều thầy cô truyền đạt kiến thức và cái quan
trọng hơn là tạo cho tôi niềm say mê hứng thú học tập.
Ở những lớp phổ thông, đọng lại trong tôi là cách đối xử của thầy với trò. Đó là những người thầy nghiêm nghị
mà độ lượng, có tấm lòng bao dung giống như ông ngoại tôi. Và, thầy dạy tôi điều gì đi nữa cũng chẳng có ý
nghĩa gì chừng nào mà tôi chẳng thấy thích thú điều đó.
Ở bậc đại học tôi chỉ tiếp thu được nhiều điều bổ ích ở những người thầy gây cho mình sự hứng thú. Việc truyền
dạy thì phương pháp của thầy này sẽ khác với phương pháp của thầy khác. Phương pháp là vấn đề của cá nhân, là
cách tiếp cận và cách giải quyết riêng của mỗi một thầy, không thể liệt kê được hết sự đa dạng về hình thức và sắc
thái của mỗi người.
Chẳng hạn: Phần lớn là đặt nhiều áp lực lên sinh viên để sinh viên có điểm thi cao; còn số ít thì tìm cách kích
thích sự tư duy sáng tạo. Cách thứ nhất thường không đạt được như thầy mong muốn. Tôi thấy mình chỉ thích hợp
với cách thứ hai. Bởi thầy thường bắt đầu bài giảng của mình bằng một câu hỏi hay nêu một vấn đề có tính khơi
gợi khiến chúng tôi phải thắc mắc và động não suy nghĩ.
Tôi cảm nhận ở người thầy dạy theo kiểu khơi gợi là, thầy không chỉ dạy chuyên môn mà chú tâm đến dạy cho
sinh viên phương pháp tư duy Bởi đã có lúc thầy nói với chúng tôi rằng: “Kiến thức không thể có được từ việc
học thuộc lòng những sự kiện rời rạc mà chỉ có thể có được từ khả năng phân tích, tổng hợp và suy luận”. Đó là
một thực tiễn và cũng là kinh nghiệm quý giá.
Tôi nhớ những người thầy có cách nói truyền cảm, thuyết phục, giải thích rõ ràng, thấu đáo, biết khơi gợi vấn đề
để sinh viên suy nghĩ thêm. Thầy đi từ những nhận xét đơn giản, từ những điều cụ thể, dẫn tới những nhận định
có tính tổng hợp, khai quát và phức tạp hơn; cách dùng thuật ngữ cũng bắt đầu từ những thuật ngữ thông thường
trước khi giới thiệu thuật ngữ chuyên môn.
Bằng cách nói lưu loát, mạch lạc cũng như lối viết khúc chiết trong giáo án, nhất là viết thành những câu chuyện
để minh họa cho bài học, làm cho sự tiếp thu của chúng tôi thật đễ dàng. Thầy nêu lên những câu hỏi bằng những
ngôn từ mạnh mẽ, kích thích sự suy nghĩ. Phải chăng thầy đã biết cách đơn giản hóa và làm rõ những vấn đề
phức tạp, thầy đào sâu vào cốt lõi của vấn đề với sự hiểu biết sâu sắc đáng ngạc nhiên.Từ đó khơi gợi sự hứng
thú, kích thích tư duy của sinh viên, làm cho họ động não trong việc tiếp thu những thông tin mà thầy truyền đạt.
Qua trình dạy và học như vậy quả thật đã đem lại sự hứng thú.
Các ý tưởng mới mẻ bao giờ nó cũng giống như những cái chồi non mới nhú, nếu chúng ta bị chi phối hoàn toàn
bởi thói quen cố hữu thì không bao giờ có thái độ khuyến khích chồi non phát triển. Ngược lại còn có khuynh
hướng ngăn chặn những chiếc chồi non đó, bởi chúng có vẻ như đi chệch khỏi cái đang là phổ biến (thịnh hành).


Nó chỉ có ở người có cách nhìn khác với số đông mới phát hiện được. Với cái nhìn thấu đáo và tâm huyết, người
thầy chân chính bao giờ cũng biết nhận ra những “chồi non’ mới nhú từ những học sinh thân yêu của mình và biết
cách giúp đỡ cho nó phát triển.
Tôi không bao giờ quên những người thầy luôn quan tâm và tôn trọng những tìm tòi dù là nhỏ bé của mỗi học
sinh, sinh viên. Các thầy đã chắp cho chúng tôi đôi cánh tự tin và dám ước mơ để mạnh dạn tiến lên trên con
đường khám phá sự hiểu biết một cách chủ động và sáng tạo.
Việc thân thiện và quan tâm của thầy khiên sinh viên chúng tôi khát khao học tập, noi theo tấm gương của thầy.
Những câu chuyện thầy kể, cả những thành công cũng như những thất bại, chia sẻ những bí mật trong cuộc đời
học tập và nghiên cứu của thầy không làmếuy giảm lòng kính trọng mà ngược lại, chúng tôi còn kính yêu thầy
nhiều hơn. => Thiết nghĩ nếu như tất cả những người thầy đều hiểu được rằng chất lượng của việc dạy và học
không phải chỉ là việc tạo ra các câu trả lời đúng, mà là quá trình giao lưu cởi mở giữa thầy và trò, giúp cho học
trò tìm thấy sự hứng thú trong học tập và tìm tòi sáng tạo, đấy mới chính là thước đo chất lượng và hiệu quả giáo
dục.

×