Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.33 KB, 21 trang )

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi

MỤC LỤC
A. Phần mở đầu:
Trang
I. Lí do chọn đề tài……………………………………………2
II. Mục đích chọn đề tài……………………………………….2
III. Đối tượng nghiên cứu …………………………………… 2
IV. Phạm vi nghiên cứu……………………………………… 2
V. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………2
VI. Phương pháp nghiên cứu……………………………………3
B. Phần nội dung:
I. Cơ sở lí luận…………………………………………………… 4
II. Cơ sở thực tiễn………………………………………………… 4
III. Vấn đề cần giải quyết………………………………………… .5
IV. Giải quyết vấn đề……………………………………………… 5
1. Bài dạy thực nghiệm…………………………………………… .6
2. Một số trò chơi ứng dụng trong dạy học………………………… 9
V. Kết quả thu được………………………………………………… 18
VI. Hạn chế và hướng giải quyết…………………………………… 18
VII. Điều kiện áp dụng……………………………………………… 18
C. Phần kết luận
1. Một số kết luận………………………………………………… 19
2. Mộ số kiền nghị………………………………………………… 19

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Con người chúng ta ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thính giác của thai nhi


đã phát triển khá tốt, theo các nhà nghiên cứu khoa học thai nhi đã có thể nghe
được âm thanh. Rồi đến khi được sinh ra lời ru khe khẽ bên nôi là chất liệu âm nhạc
không thể thiếu đối với trẻ nhỏ. Nói như vậy để chúng ta thấy được rằng âm nhạc
luôn đi cùng con người theo năm tháng.
Âm nhạc là phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người với con
người không cần đến lời nói, chữ viết, Ngôn ngữ âm nhạc đã đưa con người xích lại
gần nhau, khơi dậy tình thân ái giữa con người với con người. Nhờ ngôn ngữ biểu
cảm đặc biệt của âm nhạc mà con người trên thế giwos có những hiểu biết ít nhiều
về nhau.
Ngày xưa khi nói đến âm nhạc người ta thường đặt vấn đề có năng khiếu hay
không? Nhưng đến nay thì quan niệm ấy đã thay đổi vì ai trong chúng ta cũng đã
biết âm nhạc đã góp phần phát triển tư duy và trải ra cho con người một chân trời và
một thế giới quan rất đẹp, nhất là đối với tuổi thơ các em như trang giấy trắng chứa
đầy thơ và nhạc. Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò
chơi và truyện cổ tích.
Như chúng ta thấy: Hiện nay Âm nhạc trong nhà trường đã được chú trọng và
thực sự quan tâm. Ngay từ ở lứa tuổi mầm non các cháu đã được làm quen với ca
hát, âm nhạc. Rồi đến bậc tiểu học, trung học cơ sở đã có chương trình học cụ thể
đưa vào giảng dạy với nội dung khá phù hợp, giúp các em không chỉ được làm quen
với âm nhạc mà còn biết được ít nhiều về nhạc lí và kĩ năng ca hát cũng như được
thể hiện khả năng ca hát của mình.
Điều mà tôi muốn nói tới ở đây là việc giáo dục âm nhạc cho các em học
sinh tiểu học là cực kì quan trọng, nó không thể tách rời ngoài chương trình học của
các em được. Bởi nó là điều kiện cần và đủ và là nguồn bổ trợ rất lớn để các em
phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần ‘‘ Đức – Trí- Thể- Mỹ ’’.
Trên thực tế chỉ với riêng bộ môn âm nhạc được đưa vào giảng dạy cho các
em mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đặc biệt quan tâm là biên soạn nội dung, chương
trình dạy học, đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên ngành, trang bị một số thiết bị đồ
dùng dạy học tới tận các trường . Đó là điều kiện hết sức thuận lợi đối với giáo viên
giảng dạy và tới kết quả của môn âm nhạc.


22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
Thế nhưng thực tế việc giảng dạy môn âm nhạc trong nhà trường đã đảm
bảo chất lượng chưa? đã được quan tâm đúng mức chưa? Điều đó tôi không dám
khẳng định. Nhưng qua việc thăm dò ý kiến và dự giờ thăm lớp của một số đồng
nghiệp tôi thấy một số giáo viên vẫn còn có những quan điểm chủ quan như: Chỉ
cần dạy cho các em biết hát đủ số bài là được, hát thuộc lời ca, to rõ là được. Trong
các bước dạy các giáo viên còn rất máy móc, theo hướng dẫn cho học sinh hát theo
sách giáo khoa thiết kế, chưa thực sự chịu khó đầu tư cho từng bài dạy và các bước
dạy. Đặc biệt là khâu chuẩn bị bài còn qua loa, đại khái nên khi vào tiết dạy thường
lúng túng các bước dạy không rõ ràng dẫn đến thiếu hoặc thừa thời gian và kết quả
cuối cùng là không đạt như mong muốn và yêu cầu của bài.
Trước tình hình đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và thử nghiệm với học sinh trường
tôi, cụ thể là 2 lớp 3A và 4A. Tôi nghĩ mình phải quan tâm và có trách nhiệm hơn
với các em. Tôi mong muốn có được biện pháp tốt qua của mình để giúp các em
hứng khởi, biết tư duy để môn âm nhạc đạt kết quả tốt hơn.
Từ điều kiện chủ quan và khách quan tác động tôi đã tìm hiểu các hình thức
dạy âm nhạc, cách chuẩn bị cho bài dạy và cách tổ chức trò chơi bổ trợ cho các em.
Nay tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề nghiên cứu nhỏ của mình với mong muốn các
em yêu thích bộ môn âm nhạc hào hứng hơn, thích thú hơn ,để từ đó môn học đạt
hiệu quả hơn đó là vấn đề:
“Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi ”
II – Mục đích chọn đề tài
Cung cấp cho các em một số trò chơi bổ trợ trong các tiết học âm nhạc, giúp
các em hứng khởi hơn, yêu thích hơn, hiểu biết hơn khi học âm nhạc. Đồng thời
góp phần nâng cao chất lượng của môn học.
III- Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường tiểu học Thị trấn Khoái Châu- Hưng Yên
IV- Phạm vi nghiên cứu

Các bài hát. Các loại nhạc cụ. Tên tác giả các bài hát có trong chương trình
tiểu học ở tiểu học.
V- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định vai trò của âm nhạc, ý nghĩa của các trò chơi đối với học sinh tiểu học
- Nghiên cứu đặc điểm khả năng ghi nhớ và sự yêu thích của học sinh tiểu học
- Xây dựng các trò chơi bổ trợ cho học sinh khi học âm nhạc
VI- phương pháp nghiên cứu

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
-Trên thực tế giảng dạy.
- Điều tra, khảo sát.
- Tổng kết kinh nghiệm.
*
* *

B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT
I- Cơ sở lí luận.
Với thực tế giảng dạy ở cả năm khối lớp và tìm hiểu phương pháp giảng dạy
của một số đồng nghiệp tôi thấy phần lớn giáo viên lên lớp rất máy móc dập khuôn,
hầu như không có sự đầu tư cho các trò chơi bổ trợ môn học. Nếu có thì cũng là

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
những trò chơi đơn giản dễ dẫn đến nhàm chán với học sinh với việc dạy như trên
các em có hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, biết cách gõ đệm nhưng việc khắc sâu
kiến thức chưa đạt được. Điều đó chúng ta không thể đổ lỗi cho các em mà là do
chính giáo viên chưa thực sự quan tâm và sáng tạo để phát huy hết khả năng của
học sinh. Đây là vấn đề cần quan tâm và khắc phục để giúp học sinh nắm được toàn
bộ nội dung bài mà các em đã được học.

II- Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy tôi đã gần gũi, trao đổi với học sinh và nhận thấy
các em đều rất thích môn âm nhạc. Nhưng khi kiểm tra kiến thức thì hầu hết các em
đều nói nhầm câu hát đầu tiên của bài hát là tên của bài hát đó, tác giả của bài này
lại nhầm là tác giả của bài hát khác không chuẩn xác.
Từ những hạn chế đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, thiết kế các trò chơi, khảo sát
học sinh trường tôi đang dạy cụ thể với hai lớp 3A, 4A, đồng thời đi sâu vào thử
nghiệm ở hai lớp này
Phiếu khảo sát có nội dung như sau:
Câu 1: Em hãy nghe giai điệu của câu hát bất kì và cho biết tên bài hát, tác giả của
bài hát đó? (5điểm)
Câu 2: Em hãy hát một bài hát trong chương trình mà em đã được học và cho biết
tác giả bài hát đó?(5điểm)
Đánh giá kết quả khảo sát
Lớp Sĩ số
A+ A B
SL % SL % SL %
3A 32 5 15,6 20 62,5 7 21,9
4A 38 10 26,3 18 47,3 10 26,4
Kết quả cho thấy chất lượng đạt được còn rất thấp. Khi nghe giai điệu của câu
hát các em còn lúng túng, nhớ được giai điệu của câu hát nhưng không nhớ được
tên bài hát. Hoặc nhớ được tên bài hát nhưng không nhớ được tên tác giả.
Đặc biệt có em còn không thực hiện được yêu cầu nào.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh ghi nhớ một cách thường xuyên tên và tác giả
bài hát, các loại nhạc cụ âm nhạc, các nhạc sĩ tên tuổi mà các em đã được học. Theo
tôi thì giáo viên âm nhạc chúng ta cần phải biết áp dụng phương pháp mới, biết
sáng tạo và sử dụng linh hoạt, triệt để các phương pháp dạy học, chịu khó tìm tòi và
sáng tạo thì chắc chắn việc học tập môn âm nhạc sẽ có kết quả cao hơn.
III. Vấn đề cần giải quyết


22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
- Khi nắm được những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học, tôi đã
nghiên cứu và sáng tạo phương pháp mới bằng cách đi vào giải quyết vấn đề sau.
- Tổ chức trò chơi âm nhạc bằng cách giải đoán các ô chữ giúp các em phát
triển khả năng nghe âm nhạc và phát triển khả năng nhớ nhanh nhất, lâu nhất đối
với các em. Tạo cho các em niềm yêu thích khi học âm nhạc, và trò chơi nối tên bài
hát với tác giả của bài hát.
IV. Giải quyết vấn đề.
Muốn thực hiện tốt những vấn đề trên người giáo viên phải thực sự chuyên
tâm và đầu tư thời gian cũng như chịu khó học hỏi trau dồi kinh nghiệm. Khi tổ
chức các trò chơi phải thực sự mới mẻ, nhưng phải tập trung trong kiến thức mà các
em đã và đang được học. Trò chơi muốn thực hiện được tốt thì phải hướng dẫn và
gợi ý trước để các em tham khảo và tìm hiểu. Không nên coi nhẹ việc tổ chức trò
chơi cho các em, không phải chỉ tổ chức trò chơi cho các em theo những tiết có nội
dung yêu cầu mà cần tận dụng thời gian đưa trò chơi âm nhạc đến các em một cách
thường xuyên, giúp các em tổng hợp các kiến thức đã học.
Ngoài ra những trò chơi mà sách giáo viên đã hướng dẫn. Nay tôi đưa ra một
số trò chơi để các đồng chí tham khảo.
Trò chơi giải ô chữ hàng ngang để có đáp án của ô chữ hàng dọc có ý nghĩa
về âm nhạc trong chương trình các em được học.
Lưu ý: Khi áp dụng trò chơi này giáo viên cần chuẩn bị kĩ về nội dung và đồ
dùng như: Kẻ trò chơi trên bảng phụ hoặc thiết kế lật ô chữ v.v. giáo viên có thể gợi
ý theo nhiều cách ( bằng tranh ảnh, lời nói, tiết tấu , giai điệu của một câu hát trên
đàn để học sinh có thể liên tưởng suy đoán ra đáp án). Khi cho học sinh chơi trò
chơi giáo viên tự lựa chọn thời gian trong các tiết học phù hợp để tổ chức cho các
em vui chơi với phương châm:
Vui chơi để học – Học để vui chơi.
1. Bài dạy thực nghiệm:
Tiết 8: Ôn bài hát: Gà gáy

I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hát thuộc lời,hát đúng giai điệu
- Biết hát kết hợp với vận động phụ họa theo bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát
- Đánh giá chứng cứ 1, 2, 3 nhận xét 3 từ stt 10-20
II. CHUẨN BỊ:

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
- Đàn phím điện tử, Đĩa nhạc, tranh minh hoạ Gà trống đang gáy vào buổi
sáng sớm.
- Thanh phách, trống nhỏ, song loan, mõ.
- Bảng phụ kẻ ô chữ trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Hát theo nguyên âm bất kì ( A, I)
3. Bài mới:
Hoạt động GV Hoạt động HS
a.Hoạt động 1: (15’) Ôn bài hát
Gà gáy
- Cho học sinh nghe lại giai điệu bài hát
hỏi tên bài hát , Dân ca vùng miền nào?
- Hướng dẫn học sinh ôn bài hát bằng
nhiều hình thức.Và thể hiện sắc thái của
bài hát.
- Hát đồng thanh theo từng nhóm, dãy,
hát nối tiếp, …
-Hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo phách.
- Mời từng nhóm lên hát kết hợp gõ

đệm.
- Nhận xét
b. Hoạt động 2: (15’) Hát kết hợp vận
động phụ họa.
- Hướng dẫn học sinh vài động tác vận
động phụ họa.
* Câu 1, 2 chân nhún nhịp nhàng sang
trái, phải theo nhịp, hai tay đưa lên
miệng thành hình loa, đầu nghiêng cùng
với nhịp chân.
* Câu 3, 4 chân trái bước lên, chân phải
bước theo, đổi lại và thực hiện đều đặn
hai tay đưa lên và kéo xuống theo nhịp
chân.
- Sau khi hướng dẫn xong cho học sinh
tập vài lần cho thuần thục.
- Giáo viên mở đĩa nhạc cho học sinh
- Nghe và trả lời câu hỏi.
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Thực hiện theo nhóm, tổ, kết hợp gõ
đệm.
- Thực hiện theo yêu cầu
-Từng nhóm thực hiện
- Chú ý lắng nghe và thực hiện theo
hướng dẫn
- Tập theo hướng dẫn
- Chú ý lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cả lớp vận động theo nhạc


22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
vận động
Theo dõi uốn nắn cho học sinh
- Yêu cầu vài cá nhân lên biểu diễn
trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
- Cá nhân thực hiện
4. Củng cố – Dặn dò: (5’)
- Cho học sinh chơi trò chơi âm nhạc trên bảng phụ kẻ sẵn.
N G À Y M Ù A V U I
B À I C A Đ I H Ọ C
V Ă N C H U N G
C Ù N G M Ú A H Á T D Ư Ớ I T R Ă N G
E M Y Ê U T R Ư Ờ N G E M
Trò chơi này gồm có 5 dãy ô chữ hàng ngang
1. Hàng ngang thứ nhất gồm có 10 chữ cái. Đây là tên một bài hát dân ca
Thái trong bài có câu: “Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn”
(Đáp án: Ngày mùa vui)
2. Hàng ngang thứ 2 gồm 10 chữ cái. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Phan
Trần Bảng.
(Đáp án: Bài ca đi học)
3. Hàng ngang thứ 3 gồm 8 chữ cái. Đây là tác giả của bài hát đếm sao.
(Đáp án: Văn Chung)
4. Hàng ngang thứ 4 gồm 19 chữ cái. Đây là tên bài hát của nhạc sĩ Hoàng
Lân trong bài hát có câu: “Thỏ mẹ và thỏ con, nắm tay cùng vui múa”
(Đáp án: Cùng múa hát dưới ánh trăng)
5. Hàng ngang thứ 5 gồm 13 chữ cái. Đây là tên bài hát của nhạc sĩ Hoàng
Vân trong bài hát có câu: “Nào bàn nào ghế, nào sách nào vở”
(Đáp án: Em yêu trường em)

Khi các em đã đoán hết các ô chữ hàng ngang rồi. Các em có thể đoán ngay đáp án
của ô chữ hàng dọc. Nếu các em chưa đoán được ra giáo viên có thể gợi ý:
Đây là bài dân ca của dân tộc Coống khao thuộc tỉnh Lai Châu

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
(Đáp án: Gà gày)
- Nhắc học sinh về nhà ôn hát và sáng tạo vài động tác vận động phụ hoạ cho bài
hát.
*
* *

2. Một số trò chơi ứng dụng trong giảng dạy.
Trò chơi 1:
Q U Ả
E M Y Ê U T R Ư Ờ N G E M
C O Ố N G
C H Ú Ế C H C O N
B À I C A Đ I H Ọ C
T H Ậ T L À H A Y
Trò chơi này gồm có 6 dãy ô chữ hàng ngang

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
Giáo viên gợi ý để học sinh tìm và trả lời đáp án
1 – Hàng ngang thứ nhất gồm 3 chữ cái. Đây là tên của bài hát một sáng tác
của nhạc sĩ Xanh Xanh nói về rất nhiều loại quả ở lớp 1?
Đáp án (Quả)
2 – Hàng ngang thứ hai gồm có 13 chữ cái. Đây là bài hát của nhạc sĩ Hoàng
Vân kể về rất nhiều đồ dùng học tập của học sinh?

Đáp án (Em yêu trường em).
3 – Hàng ngang thứ ba gồm 5 chữ cái. Bài hát Gà Gáy là thể loại dân ca của
dân tộc nào?
Đáp án ( Coống).
4 – Hàng ngang thứ 4 có 9 chữ cái. Đây là bài hát trong đó có câu
“ …chú học thuộc bài xong rồi, chú hát thi cùng học mi …”?
Đáp án (Chú ếch con)
5 – Hàng ngang thứ 5 có 10 chữ cái. Đây là bài hát đầu tiên trong chương
trình lớp 3 của nhạc sĩ Phan Trần Bảng?
Đáp án (Bài ca đi học).
6 – Hàng ngang thứ 6 có 9 chữ cái. Đây là bài hát của nhạc sĩ Hoàng Lân,
trong đó có câu “ nghe véo von trong vòm cây”?
Đáp án (Thật là hay)
Khi học sinh trả lời đúng hết các ô chữ giáo viên gợi ý để học sinh trả lời đáp án
ô chữ hàng dọc: Đây là bài hát bắt buộc phải hát trong nghi lễ chào cờ?
Đáp án (Quốc ca
Trò chơi 2
D Â N C A
C H Ú C M Ừ N G
B À N T A Y M Ẹ
C H I M S Á O
B Ạ N Ơ I L Ắ N G N G H E
C Ò L Ả

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
Trò chơi này gồm 6 dãy ô chữ hàng ngang.
1. Hàng ngang thứ nhất gồm có 5 chữ cái. Những bài hát mà không có tên
tác giả mà chỉ có tên các vùng, miền nào đó gọi là gì?
(Đáp án: Dân ca)

2. Hàng ngang thứ hai gồm 8 chữ cái. Đây là tên một bài hát của nhạc sĩ
Hoàng Lân trong đó có câu hát: “Cùng đàn cùng hát vang lừng”
(Đáp án: Chúc mừng)
3. Hàng ngang thứ ba gồm 8 chữ cái. Đây là tên của một bài hát: Nhạc của
Bùi Đình Thảo. Lời của Tạ Hữu Yên, trong đó có câu hát: “Cơm con ăn tay mẹ
nấu”
(Đáp án: Bàn tay mẹ)
4. Hàng ngang thứ tư gồm 7 chữ cái. Đây là tên một bài hát dân ca Khơ-me
Nam Bộ.
(Đáp án: Chim sáo)
(Giáo viên có thể đánh giai điệu 1 đoạn nhạc trong bài)
5. Hàng ngang thứ năm gồm 13 chữ cái. Đây là tên một bài hát dân ca Ba-na.
(Đáp án: Bạn ơi lắng nghe)
6. Hàng ngang thứ sáu gồm có 4 chữ cái. Đây là tên một bài hát dân ca Đồng
bằng Bắc Bộ, trong đó có câu: “Tình tính tang, tang tính tình”
(Đáp án: Cò lả)
Gợi ý trả lời từ hàng dọc. Đây là môn học mà các em đang được học đó là:
(Đáp án: Âm nhạc)
Khi học sinh trả lời đúng giáo viên nhấn mạnh: Bộ môn âm nhạc rất quan
trọng đối với các em, được học âm nhạc các em sẽ thấy tinh thần vui tươi thỏa mái
và gần gũi thân thiết với bạn bè hơn, nên các em phải chăm chỉ và say mê hơn nữa
khi học âm nhạc.

Trò chơi 3

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
Đ Ế M S A O
Đ Ô
V Ă N D U N G

H O A L Á M U À X U Â N
Trò chơi này gồm có 4 dãy ô chữ hàng ngang.
1. Hàng ngang thứ nhất gồm có 6 chữ cái. Đây là tên một bài hát của nhạc sĩ
Văn Chung trong bài có câu: “Bốn ông sáng sao, kìa năm ông sao sáng”
(Đáp án: Đếm sao)
2. Hàng ngang thứ hai gồm có 2 chữ cái. Đây là nốt nhạc nằm trên dòng kẻ
phụ, đứng trước nốt “Rê”
(Đáp án: Đô)
3. Hàng ngang thứ ba gồm 7 chữ cái. Đây là tác giả bài hát “Chim chích
bông”
(Đáp án: Văn Dung)
4. Hàng ngang thứ tư gồm 12 chữ cái. Đây là tên một bài hát của nhạc sĩ
Hoàng Hà kể về mùa xuân, trong bài hát có câu hát: “Tôi là lá, tôi là hoa”
(Đáp án: Hoa lá mùa xuân)
Gợi ý đáp án hàng dọc. Đây là một nhạc sĩ thiên tài được gọi là thần đồng âm nhạc
người nước Áo. Ông biết sáng tác âm nhạc từ năm 6 tuổi.
(Đáp án: Mô Da)
Trò chơi 4:
B À I C A Đ I H Ọ C
G À G Á Y
C O N C H I M N O N
X Ò E H O A
B Ó N G
Q U Ố C C A

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
N G À Y M Ù A V U I
D Â N C A
C H Ị O N G N Â U V À E M B É

Trò chơi này gồm có 9 dãy ô chữ hàng ngang
1. Hàng ngang thứ nhất gồm có 10 chữ cái. Đây là tên bài hát của nhạc sĩ
Phan Trần Bảng. Giáo viên đánh giai điệu câu hát trong bài cho học sinh nghe.
(Đáp án: Bài ca đi học)
2. Hàng ngang thứ hai gồm 5 chữ cái. Đây là tên bài hát dân ca: Coống.
(Đáp án: Gà gáy)
3. Hàng ngang thứ ba gồm có 10 chữ cái. Đây là tên bài hát dân ca Pháp
trong bài có câu: “Hòa tiếng hót véo von, giọng hót vui say sưa”
(Đáp án: Con chim non)
4. Hàng ngang thứ tư gồm 6 chữ cái. Đây là tên bài hát dân ca Thái, trong bài
hát có câu: “Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng
Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng”
(Đáp án: Xòe hoa)
5. Hàng ngang thứ năm gồm có 4 chữ cái. Trong bài hát Quả của nhạc sĩ
Xanh Xanh có một loại quả mà lăn lông lốc đó là quả gì?
(Đáp án: Quả bóng)
6. Hàng ngang thứ sáu gồm có 6 chữ cái. Đây là bài hát của cố nhạc sĩ Văn
Cao được hát trong lễ trào cờ.
(Đáp án: Quốc ca)
7. Hàng ngang thứ bảy gồm có 10 chữ cái. Đây là tên một bài hát dân ca
Thái, trong bài có câu hát:
“Ngoài đồng lúa chín thơm. Con chim hót trong vườn”
(Đáp án: Ngày mùa vui)
8. Hàng ngang thứ 8 gồm có 5 chữ cái, những bài hát mà không có tên tác
giả thì gọi thể loại gì?
(Đáp án: Dân ca)

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
9. Hàng ngang thứ 9 gồm 15 chữ cái. Đây là tên của một bài hát do nhạc sĩ

Tân Huyền, trong bài hát có câu hát: “Bé ngoan của chị ơi, hôm nay trời nắng tươi”.
(Đáp án: Chị ong nâu và em bé)
* Gợi ý trả lời ô chữ hàng dọc.
(Đáp án: Đàn oóc gan)
* Giáo viên giới thiệu qua cho học sinh biết tác dụng và một số âm sắc của đàn
tạo hứng thú cho học sinh.
Trò chơi 5:
Đ Ế M S A O
C H I M S Á O
E M Y Ê U H O À B Ì N H
B À N T A Y M Ẹ
P H A N T R Ầ N B Ả N G
C H Ú C M Ừ N G
C Ò L Ả
Trò chơi này gồm 7 dãy ô chữ hàng ngang
1. Hàng ngang thứ nhất gồm có 6 chữ cái. Đây là tên một bài hát của nhạc sĩ
Văn Chung trong bài hát có câu: “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao”
(Đáp án: Đếm sao)
2. Hàng ngang thứ 2 gồm có 7 chữ cá. Đây là tên một bài hát dân ca Khơme
– Nam Bộ, trong bài hát có đoạn: “Trong rừng cây xanh sáo tìm trái thơm”
(Đáp án: Chim sáo)
3. Hàng ngang thứ 3 gồm có 12 chữ cái. Đây là tên một bài hát của nhạc sĩ
Nguyễn Đức Toàn trong bài hát có câu hát: “Giữa đám mây vàng có đàn cò trắng
bay xa”
(Đáp án: Em yêu hòa bình)
4. Hàng ngang thứ 4 gồm có 8 chữ cái. Đây là tên bài hát của nhạc sĩ Bùi
Đình Thảo. Lời bài hát Tạ Hữu Yên, trong bài có câu hát: “Trời giá rét cũng từ tay
mẹ sưởi ấm con”

22

Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
(Đáp án: Bàn tay mẹ)
5. Hàng ngang thứ 5 gồm 12 chữ cái. Đây là tên tác giả bài hát: Bài ca đi
học.
(Đáp án: Phan Trần Bảng)
6. Hàng ngang thứ 6 gồm có 8 chữ cái. Đây là tên một bài hát: Nhạc Nga –
Lời việt: Hoàng Lân. Trong bài hát có câu hát: “Cùng đàn cùng hát vang lừng”.
(Đáp án: Chúc mừng)
7. Hàng ngang thứ 7 gồm có 4 chữ cái. Đây là tên bài hát dân ca Đồng bằng
Bắc Bộ, trong bài hát có câu: “Rằng có biết, biết hay chăng” (Đáp
án: Cò lả)
* Gợi ý trả lời cho từ hàng dọc. Đây là một loại nhạc cụ được làm bằng trúc dùng
hơi để thổi.
(Đáp án: Sáo trúc)
Trò chơi 6:
N G À Y M Ù A V U I
B À I C A Đ I H Ọ C
V Ă N C H U N G
C Ù N G M Ú A H Á T D Ư Ớ I T R Ă N G
E M Y Ê U T R Ư Ờ N G E M
Trò chơi này gồm 5 ô chữ hàng ngang
1. Hàng ngang thứ nhất gồm có 10 chữ cái. Đây là tên một bài hát dân ca
Thái trong bài có câu: “Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn”
(Đáp án: Ngày mùa vui)
2. Hàng ngang thứ 2 gồm 10 chữ cái. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Phan
Trần Bảng.
(Đáp án: Bài ca đi học)
3. Hàng ngang thứ 3 gồm 8 chữ cái. Đây là tác giả của bài hát đếm sao.

22

Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
(Đáp án: Văn Chung)
4. Hàng ngang thứ 4 gồm 19 chữ cái. Đây là tên bài hát của nhạc sĩ Hoàng
Lân trong bài hát có câu: “Thỏ mẹ và thỏ con, nắm tay cùng vui múa”
(Đáp án: Cùng múa hát dưới ánh trăng)
5. Hàng ngang thứ 5 gồm 13 chữ cái. Đây là tên bài hát của nhạc sĩ Hoàng
Vân trong bài hát có câu: “Nào bàn nào ghế, nào sách nào vở”
(Đáp án: Em yêu trường em)
Khi các em đã đoán hết các ô chữ hàng ngang rồi. Các em có thể đoán ngay đáp án
của ô chữ hàng dọc. Nếu các em chưa đoán được ra giáo viên có thể gợi ý:
Đây là bài dân ca của dân tộc Coống khao thuộc tỉnh Lai Châu
(Đáp án: Gà gày)
Tiếp theo tôi xin đưa ra một hình thức tổ chức trò chơi nữa cũng rất dễ thực
hiện và các em cũng rất thích thú khi chơi trò chơi này. Đó là trò chơi “Nối đúng
bài hát với tác giả của bài hát”
Ví dụ: Khi cho các em chơi trò chơi này giáo viên có thể lấy tất cả các
bài hát ở các lớp mà các em được học( Có thể sử dụng trò chơi này cho các em học
sinh lớp 1).
Giáo viên chọn ra hai đội chơi đại diện cho 2 dãy, (hoặc gọi bất kì). Đội nào
thực hiện nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
Lưu ý: Cho từng em lên thực hiện khi về đến vị trí cuối hàng thì em tiếp theo
mới tiếp tục thực hiện.
Trò chơi này không những phát triển được khả năng trí nhớ cho các em mà
còn giúp các em có tính nhanh nhẹn, hoạt bát và có tinh thần tập thể đoàn kết hỗ
chợ nhau.
Giáo viên kẻ hai bảng cho hai đội cùng thực hiện một lúc, với nội dung giống hệt
nhau
Ví dụ:

22

Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi


D
Â
N

C
A

T
H
Á
I
T
H

T

L
À

H
A
Y
L
Ư
U

H


U

P
H
Ư

C
M
Ú
A

V
U
I
P
H
A
N

N
H
Â
N
H
O
A

L
Á


M
Ù
A

X
U
Â
N
H
O
À
N
G

L
Â
N
X
Ò
E

H
O
A
H
O
À
N
G


H
À
C
H
Ú


C
H

C
O
N
P
H
A
N

T
R

N

B

N
G
C


C

C
Á
C
H

T
Ù
N
G

C
H
E
N
G
22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
Trên đây là một số trò chơi đoán ô chữ và nối ô chữ mà tôi đã trình bày để các
đồng chí tham khảo trong giảng dạy.
. Với hình thức như thế giáo viên có thể thay đổi rất nhiều trò chơi khác nhau
bằng các ô chữ. để tạo niềm thích thú cho học sinh khi học môn Âm nhạc. Tuy
nhiên để thực hiện tốt giáo viên cần lưu ý vài đặc điểm sau:
- Cần chuẩn bị sẵn những trò chơi
- Lựa chọn thời gian phù hợp để cho các em chơi.
- Hướng dẫn cho học sinh trước khi chơi và gợi ý trong khi chơi
V. Kết quả thu được
Lớp Sĩ số
A

+
A B
SL % SL % SL %
4A 32 10 31,3 22 68,7 0 0
5A 38 17 44,7 21 55,3 0 0

Tôi thực sự vui mừng với những kết quả đạt được và luôn hy vọng kết quả sẽ
còn tốt hơn nữa nếu giáo viên chúng ta biết sáng tạo hơn nữa.
VI. Hạn chế và hướng giải quyết
Đó là kinh nghiệm chủ quan của tôi. Do năng lực và thời gian có hạn nên
chắc chắn tôi không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi mong muốn Ban giám hiệu
nhà trường, phòng giáo dục đóng góp ý kiến để tôi được kết quả tốt hơn. Đồng thời
trong khi giảng dạy tôi sẽ học hỏi để hoàn thiện hơn kinh nghiệm của mình, tôi hy
vọng phòng giáo dục sẽ thường xuyên tổ chức chuyên đề, áp dụng những kinh
nghiệm hay, phương pháp mới để môn Âm nhạc có kết quả tốt hơn nữa.
VII. Điều kiện áp dụng
-Với giáo viên: Đối với các em học sinh tiểu học thì Âm nhạc là rất quan
trọng. Vì vậy người giáo viên phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm sáng tạo
phương pháp làm sao đạt hiệu quả tốt nhất đối với các em. Người giáo viên phải
biết được những thủ pháp hay, những kinh nghiệm giỏi, không tự ti, dấu dốt thì mới
có được một chuyên môn vững chắc đúng như quan niệm của tôi.
“ Vững chắc chuyên môn
Ham học hỏi
Trau dồi kinh nghiệm
Quyết vươn lên”.

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
- Với học sinh: Còn đối với các em học sinh thì sao? Phải có lòng yêu thích
ham học Âm nhạc, say mê hơn nữa với bộ môn này, mạnh dạn hơn nữa thì các em

sẽ đạt được kết quả như mong muốn của giáo viên.
C. KẾT LUẬN
1. Một số kết luận.
Qua thực tế giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa và việc áp dụng trò chơi
vào dạy học âm nhạc tôi nhận thấy hiệu quả đạt được như sau:
- Củng cố được kiến thức về bài hát cho các em học sinh.
- Góp phần bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc sáng tạo, sự nhanh nhẹn và hoạt
bát hơn.
- Tạo cho giờ học nhẹ nhàng hơn, hấp dẫn và thoải mái hơn.
Người thầy giữ vai trò lập kế hoạch, hướng dẫn cho học sinh, thiết kế để trò
tự hoạt động, thầy làm việc ít trò được tìm tòi, suy nghĩ phát huy tính tích cực
và tự giác của học sinh.
Giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng, học sinh chú ý hứng thú nghe. Học sinh hiểu
nhanh, nắm bắt vấn đề một cách chắc chắn linh hoạt mang tính khoa học. Các
em được làm việc nhiều, khả năng ghi nhớ lâu, bền vững. Các em được lĩnh hội
tri thức bằng chính hoạt động của mình.
Bên cạnh đó việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy còn gặp một số khó khăn
nhất định như: Giáo viên dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy
học, linh hoạt lựa chọn trò chơi vào bài dạy cho hợp lí.Vì vậy đòi hỏi người giáo
viên phải tâm huyết với nghề, mến trẻ yêu bộ môn giảng dạy. Không ngừng học
hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề. Luôn ý thức đúng đằn về cái
đẹp thẩm mĩ nhưng mang đậy tính giáo dục và khoa học cao.
3. Một số kiến nghị:
Để giúp cho giáo viên thực hiện tốt phương pháp giảng dạy mới trong
chương trình thay sách giáo khoa mới tôi xin có một vài đề xuất sau:
Cần thường xuyên cho giáo viên học tập, bồi dưỡng về chương trình thay
sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học.
Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn liên trường
với đầy đủ các loại bài khác nhau về chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học- sử
dụng các thiết bị dạy học. Bên cạnh đó trường phải tạo điều kiên mua sắm đấy đủ

trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên như: Đàn,
máy nghe nhạc, máy chiếu, phòng chức năng, phòng âm nhạc, tranh ảnh liên quan
đến bài dạy,….

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
Trong một phạm vi nghiên cứu nhất định với một thời gian và một trình độ
có hạn, đề tài đã đi nghiên cứu một vấn đề trong chương trình dạy học âm nhạc ở
tiểu học đó là nội dung “tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học môn Âm nhạc
qua các trò chơi”. Vì qua đó giờ học hát sẽ sinh động hấp dẫn hơn, kích thích hứng
thú học tập của học sinh. Nhằm đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu
quả dạy và học âm nhạc ở tiểu học góp phần vào sự nghiệp đào tạo giúp học sinh
phát triển toàn diện hơn.
Đề tài được hoàn thành nhờ có sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô giáo, cùng những đóng góp chân thành của các bạn học viên trong lớp
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo, đặc biệt là thạc sĩ
Ngô Văn Toán đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian làm đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Châu - Trò chơi âm nhạc – Nhà XBGD Việt Nam
2. Lê Minh Châu “Tài liệu bổ trợ cho dạy học môn âm nhạc trường tiểu học và
trung học cơ sở”

22
Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi học âm nhạc qua các trò chơi
3. Hoàng Long (chủ biên)“Sách giáo khoa, sách giáo viên môn âm nhạc”- Nhà
xuất bản giáo dục .
4. Bộ giáo dục và đào tạo - Các văn bản chỉ đạo.
5. Tập bài hát thiếu nhi. Đào Ngọc Dung-“ Chùm hoa nằng”- Nhà xuất bản Hà
Nội, 2003.

6. Bộ giáo dục và đào tạo - Luật giáo dục.

×