Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
Tiểu Luận
Xuất khẩu hàng
hóa với tăng trưởng
kinh tế Việt Nam
1
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
Phần I: Lời Nói Đầu.
Như chúng ta đã biết một đặc trưng của một nền kinh tế đóng là
không có các hoạt động của ngoại thương. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa là một lĩnh vực quan trọng của ngoại thương mà qua đó ta biết được
nền kinh tế nước nhà sẽ trao đổi với nửa còn lại của thế giới những gì.
Quy mô và cơ cấu hàng xuất khẩu của một quốc gia thể hiện năng lực sản
xuất và các lợi thế của nền kinh tế đó.
Với xu hướng ngày càng hội nhập rộng sâu của các nền kinh tế vào nền
kinh tế thế giới cho nên việc chúng ta nghiên cứu về tính hình xuất nhập
khẩu hàng hóa của việt nam trong thời gian qua từ năm 2006-2009 là một
việc làm hết sức quan trọng mà qua đó chúng ta biết được nền kinh tế của
chúng ta đã và đang hội nhập sâu rộng với mức độ nào và xu hướng sẽ đi
đến đâu.
Để biết được những điều trên thì đòi hỏi người nghiên cứu phải có một
kiến thức tổng quát và sâu rộng về một nền kinh tế mở và phương pháp
thu thập, sử lý số liệu hợp lý mới có thể nhìn nhận và đưa ra nhận xét
cũng như những kiến nghị giải pháp hợp lý được.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi được sự trợ giúp rất nhiệt
tình của GS.TS: Ngô Thắng Lợi. Cùng với những chuyên gia kinh tế
tương lai của lớp kinh tế phát triển 49A yêu dấu này.
Do đề tài mang tính thời sự cho nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
mong thầy giáo các bạn góp ý.
Tập thể thành viên Nhóm 08_Kinh Tế Phát Triển 49A_Đại Học Kinh Tế
Quốc Dân.
Mọi thắc mắc và góp ý xin gửi về:
Nhóm 08_Kinh Tế Phát Triển 49A_Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Hoặc:
2
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
Phần II: Những Vấn Đề Lý Luận Chung.
1. Khái quát chung về tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu
hàng hóa.
1.1 Tăng Trưởng Kinh Tế
1.1.1 Khái Niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia
tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
1.1.2 Các Nhân Tố ảnh Hưởng
Nếu nghiên cứu theo phía cung thì:
Y=f(K,L,T,R…)
Trong đó thì
Lao động: Lao động là nhân tố tiên quyết, không thể thiếu trong tất cả
các ngành kinh tế quốc dân, kể cả khi trình độ khoa học phát triển ở mức
độ cao đi chăng nữa thì lao động vẫn không thể thay thế hoàn toàn được.
Vốn: Phân loại theo tiêu chí cách thức sử dụng vốn thì vốn được chia là
hai loại là vốn sản xuất và vốn đầu tư sản xuất.
Vốn là yếu tố quan trọng của tất cả các ngành kinh tế quốc dân và càng
ở trình độ phát triển cao bao nhiêu thì dung lượng sử dụng vốn trong sản
xuất sẽ cao bấy nhiêu.
hao mòn vô hình do đó sự cần thiết của vốn là đổi mới tư liệu sản xuất.
Công nghệ: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,
bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản
phẩm hay dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội.
Công nghệ góp phần nâng cao năng xuất lao động của xã hội và giúp xã
hội giảm sự tiêu hao nguồn lực.
Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực
của tự nhiên bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và
3
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
những khoáng sản trong đất… con người có thể khai thác và sử dụng
những lợi do tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thỏa mãn những nhu cầu
của mình.
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố nguồn lực đầu vào
của quá trình sản xuất. Nếu xét trên phạm vi toàn thế giới, nếu không có tài
nguyên, đất đai thì sẽ không có sản xuất và không có sự tồn tại của con
người. Tuy nhiên đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế thì tài nguyên
thiên nhiên chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ.
Nếu nghiên cứu theo phía cầu thì:
GDP=C+I+G+EX-IM
Trong đó:
C: là tiêu dùng của dân cư
I: tiêu dùng của doanh nghiệp
G: tiêu dùng của chính phủ
EX: xuất khẩu
IM: nhập khẩu
Nếu nghiên cứu theo phía tổng cầu thì ta thấy được EX tác động như thế
nào đến GDP của một nền kinh tế.
Sự tăng lên của EX tác động trực tiếp và gián tiếp vào GDP và tạo nên tăng
trưởng.
Tác động trực tiếp: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa một năm được
cộng trực tiếp vào GDP của một năm.
Tác động gián tiếp: yếu tố EX tác động đến C,I,G. Làm nên sự ảnh hưởng
chung và có độ trễ tùy theo quy mô và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
1.2 Xuất Khẩu Hàng Hóa
1.2.1 Khái Niệm
4
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là một bộ phận quan trọng của ngoại
thương nó thể hiện qua việc một nền kinh tế bất kỳ thực hiện việc bán
hàng hóa cho các nền kinh tế khác thuộc nửa kia của thế giới.
1.2.2 Sự Cần Thiết Của Xuất Khẩu
Các lý thuyết kinh tế từ cổ điển đến hiện đại đều nói lên sự cần thiết khác
quan của ngoại thương (xuất khẩu và nhập khẩu).
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối(lợi thế so sánh):
Nhà kinh tế học cổ điển RICARDO đã nghiên cứu lý thuyết này trên góc
độ chi phí so sánh để sản xuất ra sản phẩm.
Bảng chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất (ngày công lao động)
Việt Nam Nga
Thép (1đơn vị) 25 16
Quần áo (1 đơn vị) 5 4
Bảng chi phí so sánh:
Chi phí sản xuất (ngày công lao động)
Việt Nam Nga
Thép (1đơn vị) 5 4
Quần áo (1 đơn vị) 1/5 1/4
Theo bảng chi phí sản xuất thì Việt Nam không nên sản xuất thép hay
quần áo.
Nhưng theo bảng chi phí so sánh thì Việt Nam nên sản xuất quần áo, còn
Nga thì nên sản xuất thép.
Lý thuyết HECKSHER-OHLIN:
Đây là lý thuyết phát triển dựa trên lý thế về lợi thế so sánh của
RICARDO do hai nhà kinh tế học HECKSHER và OHLIN.
Lý thuyết H-O này phát biểu rằng chính sự sắn có về nguồn lực quyết
định sự khác biệt về chi phí so sánh.
Lợi ích của việt nam khi có ngoại thương:
Khi có ngoại thương (xuất khẩu) thì điểm C phản ánh khả năng tiêu dùng
vượt ra khỏi giới hạn của đường sản xuất PPF.
5
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
1.2.3 Vai Trò Của Xuất Khẩu Hàng Hóa Tới Tăng Trưởng
Kinh Tế.
Xuất khẩu tác động đến tăng trưởng:
Xuất khẩu có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng vai trò là
cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, như một tác nhân quan trọng thúc đẩy
sản xuất phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và là chìa khóa mở ra con đường đi đến thịnh vượng thúc đẩy kinh tế
phát triển. Ngược lại khi kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy xuất
khẩu phát triển ở trình độ cao hơn
Xuất khẩu ảnh hưởng tích cực tới nhập khẩu bởi nguồn vốn nhập khẩu
chủ yếu là do hoạt động xuất khẩu m từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Xuất khẩu có tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tếm thúc đẩy sản xuất
ổn điịnh và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế
Xuất khẩu đóng vai trò là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kĩ thuật,c
ông nghệ từ thế giới bên ngoài tạo ra những tiền đề kinh tế, kĩ thuật nhằm
cải tao và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. góp phần hiện đại hóa
nền kinh tế, tạo ra năng lức sản xuất mới, là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế
B
C
A
Thép
6
Quần áo
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
Xuất khẩu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Xuất khẩu phát triển khuyến khích chuyển dich cơ cầu sản xuất và cơ cấu
ngành trong nước, từ đó tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong
nước. Bởi lẽ trong đk cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, hàng hóa tham
gia xuất khẩu sẽ phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế về giá cả,
chất lượng, mẫu mã… điều này đòi hỏi phải tổ chức,c ơ cấu lại sản xuất
cho phù hợp và thích nghi với nhu cầu thị trường.
Và đồng thời trong đk cạnh tranh gay gắt thì doanh nghiệp phải đổi mới
và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất và kinh doanh mới có thể tồn tại
và phát triển. điều này tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế
Xuất khẩu phát triển có tác động tích cực trong giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Thông qua xuất khẩu và sản xuất
hàng hóa sẽ tạo them cơ hội việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào làm
việc và tạo ra khoản thu nhập cho người lao động. Ngoài ra xuất khẩu còn
tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những đồ dùng tiêu dùng thiết yếu phục
vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của
người dân
Xuất khẩu phát triển tạo cơ sỏ để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh
tế đối ngoại, từ đó ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế.
Xuất khẩu phat triển là biểu hiện của 1 nền kinh tế mở thông thoáng, tạo
nhiều cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển. Nền kinh tế đóng khiến kinh tế
trong nước phát triển trì trệ, không có tăng trưởng và ngày cành tụt hậu.
Vì vậy xuất khẩu là cơ sở quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tác đông của tăng trưởng tới xuất khẩu
Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự gia tăng của các nguồn lực đầu vào của
nền kinh tế. Bản chất của nó chính là sự tăng trưởng của các ngành sản
xuất như công, nông, dịch vụ…. đây là tiền để quan trọng đối với hoạt
động xuất khẩu. bởi lẽ , các ngành này tao ra đầu vảo cho hoạt động xuất
khẩu hàng hóa CN, NN phát triển các sản phẩm làm ra ngày càng đa
7
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
dạng, chất lượng sản phẩm được nâng cao … ảnh hưởng tích cực tới
nguồn cung cho xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu được
nâng cao, thúc đẩy xuất khẩu phát triển
Nền kinh tê tăng trưởng và phát triển, theo đó cơ sở hạ tầng của nền kinh
tế được cải thiện, các dịch vụ hỗ trợ phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng
hóa cũng được nâng cao, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, khuyến
khích xuất khẩu.
2. Các Chiến Lược Về Xuất Khẩu Hàng Hóa.
1.3 Chiến Lược Xuất Khẩu Sản Phẩm Thô
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô: dựa chủ yếu vào việc sử dụng
rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất
nước. Sản phẩm xuất khẩu thô là những sản phẩm nông nghiệp và các
sản phẩm khai khoáng .
Điều kiện áp dụng : Chiến lược này sử dụng chủ yếu ở các nước đang
phát triển trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình độ
của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn hạn
chế.
Mục tiêu: tạo sức bật cho nền kinh tế khi nền kinh tế đang ở trình độ
thấp.
1.4 Chiến Lược Hướng Ngoại
Chiến lược hướng ngoại: Tận dụng lợi thế so sánh và sự sẵn có về
nguồn lực để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu.
Điều kiện áp dụng: có sự sẵn có về nguồn lực trong nước, có quan hệ
thương mại quốc tế tốt để tìm kiếm thị trường.
Mục tiêu: giải phóng sức sản xuất đang dư thừa, tạo động lực tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phần III: Thực Trạng Xuát Khẩu Hàng Hóa Của Việt Nam
Thời Kỳ (2006-2010).
8
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
3. Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Hóa
Trong giai đoạn qua, xuất khẩu hàng hóa đã có những đóng góp tích cực
tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt
48,56 triệu USD, tăng 21,9% so với năm 2006. Trong năm 2008, kim
ngạch xuất khẩu đạt 62,7 triệu USD, tăng 29, 1% so với năm 2007 (Bảng
1). Tuy nhiên, do tác động của suy thoái toàn cậu, kim ngạch xuất khẩu
năm 2009 chỉ đạt 56,58 triệu USD, giảm 9,7% so với năm 2008, nhưng
vẫn cao hơn kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 42,2%, 6 tháng đầu năm
2010 ước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Với
con số 56,58 triệu USD mà kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đã đạt
được năm 2009 thì đây vẫn là một con số khả quan trong bối cảnh suy
thoái kinh tế như hiện nay. Nhìn vào bảng 1, mặc dù tốc độ xuất khẩu là
khá cao và ổn định nhưng Việt Nam vẫn là nước nhập siêu.
Bảng 1: Kim ngạch xuất- nhập khẩu
Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu
Quy mô
(triệu
USD)
Tốc độ
(%)
Quy mô
(triệu
USD)
Tốc độ
(%)
Quy mô
(triệu
USD)
Tỷ lệ
(%)
2006 39.8 22.7 44.89 22.1 5.09 12.8
2007 48.56 21.9 62.68 39.6 14.12 29.1
2008 62.7 29.1 80.7 28.6 18.00 28.7
2009 56.58 -9.7 68.89 -14.7 12.31 21.8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nếu không tính năm 2009 (do tác động mạnh của khủng hoảng), tăng
trưởng xuất khẩu năm 2007 và 2008, nhất là năm 2007, tuy có tăng nhưng
không thể hiện mức độ bứt phá so với các năm trước và như kỳ vọng sau
9
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
khi nước ta gia nhập WTO. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân
hàng năm trong hai năm 2007-2008 là 25,5% và trong ba năm 2007-2009
là 12,8% trong khi tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn
trước khi gia nhập WTO 2004-2006 cũng đã đạt 25,5%.
4. Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Chính
Xuất khẩu trong giai đoạn 2007-2008 tăng là do giá trên thị
trường thế giới tăng cao. Cụ thể, một vài mặt hàng như than đá, hạt tiêu,
gạo, giá tăng gấp 2 lần so với năm 2006, trong khi khối lượng xuất khẩu
của nhiều mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản và nhiên liệu tăng
thấp. Năm 2009,chỉ có ba mặt hàng trong số các mặt hàng nông sản xuất
khẩu chính của Việt Nam là hạt tiêu, gạo và hạt điều có khối lượng xuất
khẩu tăng hơn so với năm 2008.(Bảng 2).
Bảng 2: Thay đổi kim ngạch, giá và lượng xuất khẩu của một số mặt
hàng (%).
Bảng 3: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thời kỳ
2004-2009 (%)
10
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
5. Các Thị Trường Xuất Khẩu Chính
Trong những năm qua, Việt Nam đã tham nhập sâu hơn vào nền kinh
tế thế giới. Các thị trường truyền thống của Việt Nam luôn được phát
triển, tại các khu vực, các nước là bạn hàng lớn của Việt Nam như
ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU cũng là các thị trường
chính cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta như: nông sản, thủy sản,
dệt may và giày dép. Các thị trường này chiếm tới 70% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Thời kỳ 2004-2009, tỷ trọng kim ngạch 5 thị
trường lớn này giảm nhẹ từ 77,4% năm 2004 xuống 72,3% năm 2009.
Điều này chứng tỏ đã có sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang các thị
trường mới sau khi chúng ta gia nhập WTO như: Nga, Australia, Châu
Phi, vùng Trung Đông….Tuy các thị trường này còn nhỏ, nhưng đây
được coi là thị trường tiềm năng với mức yêu cầu không cao như các thị
trường truyền thống là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…
Bảng 4: Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng theo thị trường
(%)
11
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
Tuy nhiên trong giai đoạn từ cuối 2008 đến này, do sự ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam sang các bạn hàng này đều giảm (Bảng 5). Tăng
trưởng xuất khẩu của Việt Nam so với năm 2009 tại các thị trường đều
giảm : -4,6% tại Hoa Kỳ, -25,7% tại Nhật Bản, -9,1% tại Đức, -15,9% tại
Anh, -22,5% tại Singapore, -14,0% tại Malaysia, -19,9% tại Philippines,
-9,1% tại Thái Lan và tại Indonesia là -5,9%.
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang một số đối
tác thương mại lớn và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các nước này
(%).
12
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
Bên cạnh đó cũng phải kể đến năng lực cạnh tranh của Việt
Nam trên các thị trường đã tăng. Bảng 6 cho thấy năng lực cạnh tranh của
hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ tính theo năng lực cạnh
tranh thực. Sau khi gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của các hàng hóa
sử dụng công nghệ thấp ( theo phân loại của UNCTAD và OECD) tiếp
tục tăng, trong khi các ngành sử dụng nhiều nguyên liệu và sản phẩm
nguyên liệu thô lại giảm đáng kể. Điều này có cho thấy Việt Nam tiếp tục
phát huy được lợi thế cạnh tranh (giá nhân công rẻ ) của mình. Năng lực
cạnh tranh của các hàng hóa sử dụng công nghệ cao và trung bình của
Việt Nam cũng đã tăng lên sau khi gia nhập WTO, mặc dù nhìn về tổng
thể tính cạnh tranh của các mặt hàng này vẫn còn thấp.
Bảng 6: Năng lực cạnh tranh của các nhóm hàng hóa trên thị trường
Hoa Kỳ ( Phân loại hàng hóa theo HS-6).
Bảng 7: Số lượng các mặt hàng có năng lực cạnh tranh (RCA ≥ 1) tại
các thị trường chính
13
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
Ở bảng 7, xét về số lượng các mặt hàng có chỉ số RCA >= 1 ( tức là
năng lực cạnh tranh ) ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật
Bản sau khi gia nhập WTO, số lượng các mặt hàng có tính cạnh tranh đã
tăng lên tương đối cao, kể cả các mặt hàng sử dụng công nghệ cao. Ví dụ
trên thị trường Hoa kỳ, số mặt hàng sử dụng công nghệ cao có tính cạnh
tranh đã tăng từ 61 mặt hàng năm 2006 lên đến 86 mặt hàng năm 2009.
Con số này trên thị trường Nhật Bản và EU-15 tương ứng là 92 lên 117
và 80 lên 100 mặt hàng (năm 2008). Số lượng các mặt hàng có tính cạnh
tranh ở các nhóm hàng khác cũng tăng đáng kể.
6. Các Vụ Kiện Thương Mại
Càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn thì khả năng bị khởi kiện liên
quan đến thương mại càng cao. Từ 1994 đến nay (5/2010), nước ta đã và
đang phải đối mặt với 37 vụ kiện về thương mại, trong đó 31 vụ về chống
bán phá giá còn lại là các vụ kiện về chống trợ cấp và kiện phòng vệ. EU
là thị trường khó tính nhất với 10 vụ kiện chống bán phá giá. Riêng từ
năm 2007 đến nay, có 13 vụ khởi kiện liên quan đến Việt Nam. Trong
thời gian tới, nhiều hàng hóa của Việt Nam sẽ phải đối mặt với các vụ
14
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
kiện thương mại, đặc biệt là các vụ kiện liên quan đến chống trợ cấp
trong nước do chính phủ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong giai
đoạn suy giảm kinh tế. Trước đây chỉ có những nước phát triển như Mỹ,
EU… kiện chúng ta, nhưng gần đây cả những nước đang phát triển như
Ấn Độ, Ai Cập… cũng đã đệ đơn kiện Việt Nam. Do là nền kinh tế phi
thị trường trong WTO nên khả năng thắng kiện của Việt Nam không cao.
Đây là tác động tiêu cực của cam kết WTO đối với nền kinh tế. Theo như
nhóm 8 thì có một số nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thời qua rất ấn
tượng nên tính cạnh tranh cao dần, vì thế nhiều nước nhập khẩu để ý đến.
Thứ hai là hiện tượng phòng vệ thương mại quốc tế theo hiệu ứng “phòng
vệ domino”. Cụ thể như từ cuối năm 2006, Việt Nam đồng thời bị một số
nước nhập khẩu EU áp chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép của
Việt Nam vào thị trường EU.
Thứ ba là hiệu ứng cộng gộp, các nhà sản xuất trong nước (nước nhập
khẩu) có quyền cộng thị phần hàng hóa của một nhóm nước xuất khẩu để
khởi kiện. Trong 37 vụ kiện, các hình thức cộng gộp đối với hàng hóa
Việt Nam là đa số.
Ngoài ra, cùng với hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại nói chung,
nhiều nước đã lạm dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng
hóa trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay.
Không những thế, sản phẩm bị khởi kiện cũng ngày càng đa dạng, nhiều
hơn. Cụ thể trước đây chỉ mặt hàng có kim ngạch lớn như thủy sản, da
giầy mới bị kiện, nhưng nay, ngay cả những mặt hàng có kim ngạch chỉ
15
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
vài chục triệu USD (như lò xo, giường ngủ…) cũng phải đối mặt với các
vụ kiện. Trong 3 tháng đầu 2009, Việt Nam phải đối mặt với 2 vụ kiện
chống bán phá giá. Vụ thứ nhất Canada áp dụng với sản phẩm giày không
thấm nước. Vụ thứ hai Mỹ kiện Việt Nam về mặt hàng túi nhựa đựng
hàng hóa bán lẻ. Trong vụ kiện về mặt hàng túi nhựa PE, Mỹ đồng thời
kiện cả chống bán phá giá và chống trợ cấp. Vụ việc này có nguy cơ trở
thành một tiền lệ xấu đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào
thị trường rộng lớn này. Cũng trong hai tháng vừa qua, riêng Ấn Độ đã có
tới 3 quyết định áp thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với hàng hóa
Việt Nam.
7. Nguyên Nhân Và Hạn Chế
Trong giai đoạn từ 2006 đến này và đặc biệt là 3 năm sau gia nhập
WTO, khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt
Nam như sản phẩm gỗ, giày dép, dây điện và cáp điện vẫn chưa thấy có
sự biến đổi mạnh so với thời kỳ trước đó, thậm chí có xu hướng chững
lại. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch của các sản phẩm này đều thấp hơn so
với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
bình quân hàng năm trong hai năm 2007-2008 của các sản phẩm dây điện
và dây cáp điện giảm xuống còn 19,1%/năm, thấp hơn nhiều so với mức
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 42,7%/năm trong các năm 2004-2006.
Qui mô xuất khẩu còn nhỏ, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu
người thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xuất khẩu
bình quân đầu người năm 2007 của Singapore là 60.600 USD, Malaysia
5.890 USD, Thái Lan 1.860 USD, Philippin 546 USD, và Việt Nam 570
USD (năm 2008 là 730 USD, năm 2009 là 666 USD).
Bảng 8 cho thấy danh mục các mặt hàng xuất khẩu chính gần
như không có nhiều thay đổi trong vòng 6 năm gần đây. Tỷ trọng kim
16
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
ngạch các mặt hàng quan trọng nhất trong xuất khẩu chỉ giảm từ 80,8%
năm 2004 và 79,5% năm 2006 xuống 76,7%, 73,0% và 68,8% trong 3
năm tiếp theo. Nếu bỏ dầu thô ra khỏi nhóm các mặt hàng xuất khẩu
chính thì tỷ trọng các mặt hàng khác trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần
như không đổi. Năm 2004, tỷ trọng các mặt hàng này là 59,3% thì năm
2007, 2008 và 2009 lần lượt là 59,2%, 56,4% và 57,8%.
Bảng 8: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch
xuất khẩu thời kỳ 2004-2009 (%)
Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng thô như
khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy sản; trong khi các mặt
hàng công nghiệp chế biến (như dệt may, da giày, điện tử và máy tính) về
cơ bản mang tính chất lắp ráp, gia công với GTGT thấp. Tỷ trọng giá trị
xuất khẩu các mặt hàng sử dụng công nghệ thấp vẫn chiếm tới 44,5%
tổng giá trị kim ngạch (không kể dầu thô). Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các
mặt hàng sử dụng công nghệ cao và công nghệ trung bình tăng chậm từ
17
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
14,5% năm 2004 lên 18,1% năm 2008. Chất lượng hàng xuất khẩu còn
không đồng đều.
Phần IV: Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Vai Trò Của Xuất
Khẩu Hàng Hóa Đổi Với Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam
Trong Thời Gian Tới.
8. Giải Pháp Về Xuất Khẩu.
1.5 Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Kim Ngạch Xuất Khẩu
Hàng Hóa.
- Xúc tiến xuất khẩu:
Bên cạnh việc mở rộng thị trường truyền thống, theo phương châm đa
dạng hóa, giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo để có giá cạnh
tranh trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần phải tìm mọi cách để giảm
bớt các chi phí, giảm giá thành sản phẩm để thu hút thêm đơn hàng, vừa
khai thác khách hàng truyền thống vừa tìm kiếm khách hàng mới, và vấn
đề này cần có sự giúp đỡ đắc lực từ phía Nhà nước.
Tiếp đó, cần có giải pháp nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Thực tế cho
thấy, hàng nông sản nước ta như hạt tiêu, điều, gạo, cà phê… xuất khẩu
với khối lượng lớn nhưng giá trị xuất khẩu không cao. Thứ trưởng Bộ
Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, thực tế này đòi hỏi các Hiệp
hội ngành hàng và doanh nghiệp phải liên kết với nhau để có đơn hàng
lớn, tránh thiệt hại về giá khi xuất khẩu. Đồng thời, để khắc phục tình
trạng suy giảm về giá xuất khẩu tại một số thị trường thì chính sách điều
tiết phải rất linh hoạt. Các cơ quan quản lý và các tổ chức hiệp hội ngành
hàng phối hợp cụ thể hơn để giữ được giá xuất khẩu và ổn định thị
trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần có giải pháp tăng năng lực xuất khẩu
cho các doanh nghiệp, đầu tư cho công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm
18
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
xuất khẩu và xây dựng thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và có
biện pháp phòng vệ trước các rào cản thương mại của các thị trường nhập
khẩu khó tính như: thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an
toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, xây dựng nhóm thị
trường trọng điểm xuất khẩu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính xuất
nhập khẩu, tư vấn về cách vượt rào cản thương mại đối với một số mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu… Xây dựng chính sách phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ trong nước để hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu, giảm
tỷ lệ nhập siêu, hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô, chưa qua tinh chế.
Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần làm tốt công tác xúc tiến
xuất khẩu. Theo các chuyên gia, đây là nhân tố quan trọng nhất trong quá
trình tiếp cận thị trường xuất khẩu. Do đó, các sự kiện xúc tiến xuất khẩu
cấp quốc gia phải được tổ chức bài bản và chuyên nghiệp hơn, tránh tình
trạng chỉ tập trung vào việc bán hàng trực tiếp tại các hội chợ triển lãm.
Với các thị trường trọng điểm, phải có chính sách xúc tiến xuất khẩu
riêng; thiết lập các Trung tâm Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản
phẩm để làm cầu nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và thị
trường xuất khẩu, khắc phục tình trạng doanh nghiệp phải xuất khẩu hàng
hóa qua trung gian. Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công
thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tăng cường
hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường truyền
thống mà ta đang có thế mạnh; đồng thời tiếp tục tìm kiếm thêm các thị
trường mới, các mặt hàng mới.
Ở đây chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm của Trung
Quốc;
19
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
Cần thể thấy rằng kinh tế TQ khác VN bởi vì sự đa dạng và quy mô
của nền kinh tế. Bất cứ 1 mặt hàng gì cũng có thể tìm thấy tại TQ. Chính
phủ TQ khuyến khích xuất khẩu nhưng nếu bạn cho rằng họ khuyến
khích xuất khẩu tất cả mọi thứ là sai lầm. Họ có chính sách ưu tiên cho
những doanh nghiệp xuất khẩu có hàm lượng gia công cao và hạn chế
xuất khẩu nguyên liệu thô.
Hơn thế nữa, TQ nhập nguyên liệu thô giá rẻ để gia công, sản xuất ra
thành phẩm có giá trị cao hơn để xuất khẩu. Họ cũng không đem dầu
thô , than đi bán với đi bán như chúng ta. Chính sự đa dạng về hàng hóa
tạo nên sự hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước của họ rất cao, người
ta có thể tìm thấy hầu như mọi nguyên liệu sản xuất của mình ngay trong
TQ chứ không phải như ở nước ta.
Bên cạnh đó , chúng ta phải học bài học đẩy mạnh xuất khẩu từ
Trung quốc trong việc khuyến khích các nhà xuất khẩu giảm giá thành,
tìm mọi cách thâm nhập thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng của Trung
quốc ra nước ngoài. Tại sao Trung quốc không phê phán các nhà XK
Trung quốc bán hàng ra nước ngoài thấp hơn giá của Việt nam?
Xét về mặt phát triển kinh tế mà nói kinh tế phát triển được là phụ
thuộc vào thị trường tiêu thụ. Khi nhà sản xuất bán được hàng, kích thích
họ tiếp tục sản xuất, và từ đó kéo theo nhu cầu tiêu dùng đối với các sản
phẩm khác, kích thích các ngành khác sản xuất. Nếu hàng không bán
được, sản xuất sẽ bị đình lại, và cũng làm ảnh hưởng đến các ngành sản
xuất khác.
Vì vậy chính sách đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn này là hợp lý, dù
rằng chúng ta có bán thấp hơn giá sản phẩm tương tự của nước khác,
nhưng số lượng sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, sẽ kích thích sản xuất của các
ngành
20
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
- Một số biện pháp đối với tín dụng xuất khẩu và đầu tư:
- Bổ sung thêm nguồn vốn cho Ngân hàng phát triển để cho các
doanh nghiệp được vay vốn tín dụng xuất khẩu. Cơ cấu nguồn vốn tín
dụng theo hướng ưu tiên cho tín dụng xuất khẩu;
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ- CP ngày 20/12/2006
của Chính phủ theo hướng mở rộng danh mục mặt hàng được hưởng
chính sách tín dụng xuất khẩu là gạo, dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa,
xe đạp, cao su, nhóm hàng cơ khí, sắt thép, các sản phẩm từ gang thép,
VLXD, túi xách, vali, ôdù…
- Rà soát quy trình, thủ tục và thời hạn cấp tín dụng nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn.
Được biết, hiện nay chính sách tín dụng xuất khẩu và đầu tư hiện
hành được quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ- CP ngày 20/12/2006
của Chính phủ và quy định tại Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày
25/5/2007 của Bộ Tài chính. Theo đó, Ngân hàng phát triển thực hiện hỗ
trợ cho các đối tượng gồm các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước
có hợp đồng xuất khẩu hoặc các tổ chức nước ngoài nhập khẩu hàng hoá
thuộc diện có vay vốn, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Vì vậy, Ngân hàng
phát triển không chỉ thực hiện hình thức tín dụng xuất khẩu áp dụng cho
các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn thực hiện cả hình thức tín dụng đầu
tư thông qua các hình thức: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ
trợ sau đầu tư cho các doanh nghiệp có dự án thuộc diện vay vốn đầu tư
quy định tại Nghị định số 151/NĐ- CP. Các doanh nghiệp sản xuất vẫn
có thể vay vốn ưu đãi của Ngân hàng phát triển khi có các dự án thuộc
diện vay vốn đầu tư của Nhà nước.
Về biện pháp bảo hiểm xuất khẩu: Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được thành
lập theo quyết định số 195/1999/QĐ- TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng
Chính phủ. Tuy nhiên, theo cam kết khi gia nhập WTO, với tên gọi và
nội dung biện pháp hỗ trợ của quỹ hỗ trợ xuất khẩu không còn phù hợp
21
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
và cần bãi bỏ. Vì vậy, hiện nay Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ
Tài chín nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ mới thay thế các biện pháp hỗ
trợ bị WTO cấm và sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó
có biện pháp bảo hiểm xuất khẩu hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu không vi phạm WTO.
Đây là một biện pháp không vi phạm quy định của WTO đã được áp
dụng tại nhiều nước phát triển trên Thế giới từ nhiều năm qua. Bảo hiểm
xuất khẩu được hiểu như một hình thức hỗ trợ của Chính phủ thông qua
ngân hàng, công ty bảo hiểm cung cấp các dịch vụ tín dụng, bảo hiểm
nhằm hỗ trơh cho các nhà xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất
khẩu. Bảo hiểm xuất khẩu khuyến khích các nhà xuất khẩu tiến hành các
giao dịch thương mại tại các thị trường chịu nhiều rủi ro nhằm mở rộng
thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu một cách hiệu quả
nhất. Khi được áp dụng, đây sẽ là một biện pháp thay thế các biện pháp
bị cấm của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách
thiết thực.
- Nâng cao sức cạnh tranh của DN VN:
Theo một sốphân tích tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung có khả năng cạnh tranh yếu kém.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới,
ngoài việc hỗ trợ từ phía Nhà nước như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật theo hướng minh bạch, ổn định, không phân biệt đối xử giữa
các loại hình doanh nghiệp; tạo lập và hoàn thiện hệ thống các loại thị
trường, nhất là các thị trường đầu vào như thị trường bất động sản, thị
trường lao động, thị trường tài chính, thị trường công nghệ…; tăng cường
đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là
cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp… thì các
doanh nghiệp nước ta cần phải chủ động, tích cực hơn trong việc nâng
cao khả năng cạnh tranh của chính bản thân doanh nghiệp, nghĩa là cần
22
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
coi việc nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp trước hết là vấn đề
của chính doanh
nghiệp. Trong những năm tới khi quá trình hội nhập càng ngày càng sâu
rộng hơn thì những phương hướng sau đây cần được các doanh nghiệp
quan tâm thực hiện:
• Cần chú trọng nâng cao chất lượng doanh nghiệp nhằm giảm thiểu số
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhiều như hiện nay, trong đócần chú ý
tới việc xây dựng chiến lược phát triển/chiến lược kinh doanh, tăng quy
mô vốn, nâng cao trình độ lao động và trình độ công nghệ của các doanh
nghiệp.
• Các doanh nghiệp cần cải thiện đáng kể về các yếu tố mang tính tác
nghiệp, vận hành và chiến lược phát triển. Yêu cầu đầu tiên là việc nâng
cao trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Việc áp dụng các quy trình
quản lý chất lượng hiện đại như ISO 9000, TQM, Six Sigma… cần được
tiến hành nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, tăng tính
chuyên nghiệp và đảm bảo chất
lượng cao cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động trong tất cả các mặt, bao gồm
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả về phân bổ nguồn lực và sản phẩm, hiệu quả
về quy mô.
• Năng lực tiếp cận thị trường, xây dựng hình ảnh và thương hiệu của
doanh nghiệp cũng cần được nâng cao. Để đạt các mục tiêu này, các
doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc
và xác định rõ thị trường mục tiêu chiến lược. Thông qua việc nghiên cứu
thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm được những thông tin cần thiết về giá cả,
cung- cầu hàng hóa và dịch vụ mà
doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh để đề ra những
phương án chiến lược và biện pháp cụ thể hữu hiệu.
23
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
• Các doanh nghiệp cần dành nhiều nguồn lực hơn nữa cho việc quảng bá
cho sản phẩm, quảng cáo về doanh nghiệp, xây dựng lòng tin ở bạn hàng
và người tiêu dùng trong và ngoài nước về sản phẩm và về doanh nghiệp.
Hoạt động quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp trên báo giấy, báo nói,
báo hình và các phương tiện truyền thông khác phải đạt được các mục
tiêu thông tin cho người tiêu dùng về tiềm năng của sản phẩm và doanh
nghiệp, phải thuyết phục được người tiêu dùng và gợi cho khách hàng
nhớ tới sản phẩm và doanh nghiệp. Ngoài các phương tiện thông tin đại
chúng, các doanh nghiệp cần tranh thủ mọi cơ hội quảng bá thông qua
việctham gia các hội chợ trong nước và quốc tế, và thông qua các hình
thức quảng bá đặc biệt khác.
• Các doanh nghiệp cần xác định chiến lược sản phẩm gắn với từng loại
thị trường, xác định số lượng và đảm bảo chất lượng đối với từng phân
đoạn thị trường. Có chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, bao gồm
cả giá trị sử dụng và giá trị cảm quan, như tính năng, công dụng, kiểu
dáng, mẫu mã, nhãn mác sản phẩm. Đồng thời cần thiết lập hoặc tham
gia vào hệ thông kênh phân phối sản
phẩm phù hợp.
• Các doanh nghiệp cũng cần tăng đầu tư cho công tác nghiên cứu và
triển khai, công tác đổi mới công nghệ. Việc tăng cường đầu tư, đổi mới
trang thiết bị, công nghệ cần gắn liền với hoạt động đào tạo, 10 nâng cao
chất lượng lao động, đảm bảo người lao động sử dụng thành thạo công
nghệ, máy móc thiết bị mới. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý tạo ra bầu
không khí lao động sáng tạo trong
doanh nghiệp và có những phần thưởng xứng đáng cho sáng kiến của
người lao động. Doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới việc lien kết với
các cơ sở nghiên cứu khoa học và các trường trong việc đào tạo nâng cao
chất lượng lao động và cải tiến, đổi mới công nghệ.
24
Xuất khẩu hàng hóa với tăng trưởng kinh tế việt nam nhóm 08_ktpt
Những phương hướng nêu trên nếu được thực hiện tốt thì các doanh
nghiệp Việt Nam mới có thể tự đưa mình lên thang bậc cao hơn trong
chuỗi giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế. Các yếu tố đã được cải
thiện này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam thu được lợi nhuận nhiều
hơn, bền vững hơn từ các hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên
thị trường trong nước và thế giới.
1.6 Giải Pháp Nhằm Cải Thiện Cơ Cấu Hàng Hóa Xuất
Khẩu.
Xét về cơ cấu, hàng xuất khẩu của nước ta còn nhiều hạn chế, thể hiện ở
cả ba phương diện.
Thứ nhất, chủng loại hàng hóa còn đơn điệu, chưa có những mặt hàng
xuất khẩu mới có giá trị xuất khẩu cao.
Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng
công nghiệp hóa diễn ra chậm.
Thứ ba, giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu còn thấp. Thực tế,
xuất khẩu hiện nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên
nhiên, khoáng sản như dầu thô, than đá, nông, lâm, thủy, hải sản… Các
mặt hàng công nghiệp như dệt may, giầy da, điện tử và linh kiện máy
tính… chủ yếu mang tính chất gia công.
Với cơ cấu xuất khẩu này, nước ta đang phải chấp nhận thực trạng xuất
khẩu có hiệu quả kinh tế thấp và tiềm năng phát triển thị trường xuất
khẩu bị thu hẹp. Đây là những vấn đề cần sớm được giải quyết để nâng
cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu của hàng hóa.
Vì thế việc tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là cần thiết, nó góp phần
tái cơ cấu lại sản xuất, làm tăng hàm lượng gia công trong sản phẩm,
25