Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

huyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.84 KB, 4 trang )

B. HƯỚNG DẪN VIẾT CHUYÊN ĐỀ (KHÓA LUẬN)TỐT NGHIỆP
1. Tính cấp thiết của đề tài: Nêu được lý do tại sao tác giả lại chọn đề tài này, có
ý nghĩa về lý luận và thực tiễn không?
2. kết cấu chuyên đề: chuyên đề phải có 3 chương và kết luận chung, các mục có
ký tự tối đa là 4 số, ví dụ:
Chương 1: Lý luận chung về Kế toán bán hàng xác định kết quả kinh doanh ….
1.1. Khái niệm, ý nghĩa kinh tế
1.1.1 Khái niệm
Bán hàng
Kết quả bán hàng
1.1.2 Ý nghĩa kinh tế
1.1.2.1
1.2 ….
1.3 ….
(phần này Nêu khái niệm, ý nghía kinh tế của bán hàng và kết quả bán hàng,
nội dung, nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả …
- Mô tả phương pháp kế toán tổng hợp và chi tiết phần hành kế toán bán hàng
và xác định kết qua bán hàng theo chế độ kế toán hiện hành và các chính
sách kế toán tài chính khác có liên quan (thủ tục chúng từ, tài khoản, phương
pháp ghi chép các nghiệp vụ chủ yếu)
2. Cơ sở thực tiễn
(Khái quát tình hình thực hiện những thủ tục chứng từ, phương pháp ghi
chép các nội dung thuộc chuyên đề nghiên cứu trong thực tế hiện nay ở các đơn
vị cùng loại với đơn vị thực tập. Những bất cập và vấn đề khác nảy sinh dẫn đến
SV muốn nghiên cứu chuyên đề này trong thời gian thực tập của mình, để đạt
được mục tiêu nghiên cứu)
Chương 2. Thực trạng về…
2.1- Tổng quan về đơn vị thực tập
2.1.1. Thông tin chung về đơn vị thực tập:
- Tên đầy đủ của đơn vị, cơ quan chủ quản, loại hình đơn vị
- Hình thức sở hữu vốn


- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
- Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh/hoạt động của đơn vị
- Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh năm báo cáo
- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ (nếu là đơn
vị sản xuất): Các mặt hàng chủ yếu của đơn vị hiện nay; các hoạt động chính của
đơn vị, các bộ phận sản xuất, kinh doanh và sản phẩm của mỗi bộ phận
- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị (cơ cấu tổ chức, phân công
phân nhiệm các vị trí công tác- có thể dùng sơ đồ)
2.1.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán của đơn vị
- Hình thức tổ chức công tác kế toán (tập trung, phân tán, nửa tập trung,
nửa phân tán)
- Bộ máy kế toán (Có thể dùng sơ đồ), chức năng, nhiệm vụ của từng
phần hành kế toán
- Hình thức sổ kế toán hiện đơn vị đang áp dụng (Nhật ký- Sổ cái/ Nhật ký
chung/ Chứng từ ghi sổ/ Nhật ký -Chứng từ/ Kế toán trên phần mềm máy tính)
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho, phương pháp kê khai thuế GTGT
(nếu có)
- Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ đơn vị đang sử dụng trong kế toán
- Chế độ kế toán đơn vị áp dụng (chế độ kế toán ban hành theo quyết định
nào? QĐ 15/2006/QĐ-BTC? QĐ 48/2006/QĐ-BTC? ....)
- Các chính sách kế toán tài chính khác mà đơn vị đang áp dụng
( phương pháp tính giá thực tế hàng tồn kho - Nhập- xuất; phương pháp
tính khấu hao tài sản cố định
2.1.3. Nhận xét của học viên về tình hình chung của đơn vị
Nhận xét cần tập trung vào tổ chức công tác kế toán: bố trí sắp xếp bộ
máy kế toán, việc áp dụng các chế độ chính sách kế toán có phù hợp với
tình hình đặc điểm của đơn vị không? Có thể giải thích cho những nhận
định đó. Ví dụ: Đơn vị thực tập là DN nhỏ, chỉ có 1 vài nhân viên kế toán
nhưng lại áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006, vì lý
do gì họ lại áp dụng như thế? Có lợi chô công tác kế toán hay gây bất

lợi?)
2.2. Thực trạng về hoạt động kế toán bán hàng và xác đinh kết quả bán hàng ại
công ty…
2.2.1. Các phương thức bán hàng/tiêu thụ và thanh toán của doanh nghiệp
2.2.2. Thị trường và bạn hàng chủ yếu của doanh nghiệp
2.2.3. Kế toán quá trình bán hàng
- Thủ tục giao hàng và thanh toán theo từng phương thức bán hàng mà DN
đang áp dụng
- Chứng từ kế toán có liên quan trong hoạt động bán hàng (Hoá đơn
GTGT, phiếu đóng gói, tờ kê chi tiết, vận đơn đường biển (nếu có hàng nhập
khẩu), hoá đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận
xuất xứ hàng.….
- Thủ tục chứng từ khi có hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết
khấu thương mại, chiết khấu thanh toán chấp nhận cho khách hàng
- Phương pháp tính giá gốc của hàng bán
- Tài khoản chuyên dùng
- Trình tự kế toán các nghiệp vụ bán hàng theo từng phương thức
- Phương thức bán hàng qua đại lý (thủ tục giao hàng, thanh toán và kê
khai thuế GTGT với hàng gửi đại lý, ở trong địa phương và khác địa phương)
- Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ bán hàng (sổ chi tiết bán
hàng/doanh thu, sổ chi tiết hàng gửi bán, sổ theo dõi giá gốc hàng bán,…
- Bảng kê hàng hoá dịch vụ bán ra
- Tờ khai thuế GTGT
2.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
4.1. Kế toán chi phí bán hàng
- Nội dung chi phí bán hàng (ở DN, các khoản chi phí nào được hạch
toán vào chi phí bán hàng)
-Chứng từ phản ánh chi phí bán hàng
- Sổ chi tiết chi phí, trang TK 641
4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

- Nội dung chi phí quản lý DN (ở DN, các khoản chi phí nào được hạch
toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp)
- Chứng từ phản ánh chi phí quản lý DN
- Sổ chi tiết chi phí, trang TK 642
4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Kỳ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Tài khoản chuyên dùng
- Lập các phiếu kết chuyển
- Quy trình vào sổ cái tất cả các nghiệp vụ bán hàng theo hình thức kế
toán mà đơn vị áp dụng
- Các báo cáo phần hành phải lập hoặc cung cấp số liệu để lập
* Minh hoạ bằng số liệu cụ thể lấy tại đơn vị (số liệu của kỳ kế toán
gần nhất, một tháng hoặc một quý), nếu xin số liệu khó khăn thì lấy
nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại DN, thay đổi số liệu để
tránh lộ số liệu của DN (lấy mẫu một số chứng từ có số liệu, mối loại
chứng từ lấy 1-2 mẫu; trích vài trang sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết
bán hàng cho một hoặc 2 sản phẩm- lấy loại sản phẩm hoặc dịch vụ
chính)
2.3. Đánh giá chung
Sau khi mô tả rõ cách làm thực tế ở đơn vị ở trên, đưa ra nhận xét về phương
pháp hạch toán, mẫu biểu chứng từ, sổ sách, kỳ mở sổ, thời điểm ghi sổ và lập
các báo cáo có liên quan thuộc phần hành của đơn vị
2.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.2. Hạn chế hoặc tồn tại
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại…
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị vê
3.1. Cơ hội và thách thức hoặc định hướng về..
3.2. Một số giải pháp
3.3. Kiến nghị…
Ghi chú:

1. Báo cáo Và Chuyên đề viết vào khổ giấy A4, font chữ 14, Times New
Roman
2. Số lượng trang Báo cáo từ 10-15 trang, Chuyên đề từ 40 - 50 trang,
3. Báo cáo và Chuyên đề đóng bìa mềm có ni lông bọc ngoài
3. Cả báo cáo và Chuyên đề đều phải có chữ ký và đóng dấu của Cơ sở thực
tập, Có điểm của giáo viên hướng dẫn kèm theo bảng điểm của cả nhóm trước
khi gửi về Khoa.
III. THỨ TỰ TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ (KHÓA LUẬN) TỐT NGHIỆP
1. Trang bìa: Mẫu bìa 1 Bìa
2: Trang bìa 2: Mẫu mẫu bìa 2
2. Lời cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên SV)
3. Mục lục (Tiêu mục chỉ cần ghi đến 3 ký tự, ghi gọn trong vòng 2 trang)
4. Ký tự viết tắt
5. Danh mục Bảng, biểu đồ, sơ đồ (nếu có) đánh theo số thứ tự và số trang
(ví dụ bảng số 1 trong chương 1 thì ghi bảng 1.1, trang 10 hoặc…Bảng số
3 trong chương 2 thì ghi 2.3 trang 30…)
6. Mở đầu (Nêu rõ tính cấp thiết của đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài gồm 3 chương: chương
1…………………………Chương2…………………..Chương 3……….
7. Nội dung (chương 1, 2, 3, cuối mỗi chương đều phải có kết luận)
8. Kết luận (kết luận chung của toàn khóa luận kèm lời cảm ơn..)
9. Danh mục tài liệu tham khảo (ghi theo thứ tự như sau: 1. Giáo trình…
2. Tài liệu tham khác….3. Tạp chí, 4. Mạng…Nguyên tắc ghi tên tác giả,
trước, sau đó tên giáo trình, NXB, năm XB)
10.Phụ lục (nếu có)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×