SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
ÔN TẬP MÔN VĂN LỚP 11 (HỌC KỲ II)
Phần Đọc văn : Giới hạn ôn tập và một số vấn đề trọng tâm ở các bài sau:
PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM
1/ Bài “ Hầu trời” của Tản Đà
- Bài thơ cấu tứ như 1 câu chuyện – chuyện lên tiên của thi sĩ và gặp trời, đọc thơ cho trời và các chư
tiên nghe. Nghe thơ trời khen hay & hỏi chuyện. Thi sĩ đã đem chi tiết rất thực về thơ và đời mình
đặc biệt cái nghèo khó của văn chương hạ giới kể cho trời nghe, trời cảm động và thấu hiểu tình
cảm, nỗi lòng thi sĩ.
- Ý nghĩa: TĐ rất ý thức về tài năng của mình. TĐ còn rất táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã
của mình, thâm chí còn rất “ngông” khi tìm đến tận trời để khẳng định mình. Đó là niềm khao khát
chân thành của thi sĩ không bị kiềm chế, cương toả đã biểu hiện một cách thoải mái, phóng khoáng.
Giữa chốn hạ giới khi mà văn chương “rẻ như bèo”, khi người thi sĩ tài hoa giữa XH phong kiến
thực dân phải sống quá cơ cực, tủi hổ khiến TĐ không tìm được tri âm tri kỉ đành lên tận cõi tiên
mới thoả nguyện.
2/ Bài “ Vội vàng” của Xuân Diệu
- Nắm được những nét chung về nhà thơ Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với
một quan niệm sống mới mẻ và những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo
- Đoạn 1: mở đầu bằng thể thơ ngũ ngôn, từ ngữ oai nghiêm, mệnh lệnh, lối điệp từ ngữ, điệp cấu
trúc -> Khẳng định một ước muốn táo bạo, mãnh liệt: muốn ngự trị thiên nhiên, muốn đoạt quyền
tạo hoá, vội vã níu kéo thời gian để giữ nguyên hương sắc cuộc đời. Từ đó cho tháy lòng yêu đời và
yêu cuộc sống cuồng si của XD
- Đoạn 2:Là nỗi lo lắng hốt hoảng, bồn chồn trước quy luật của tạo hoá trước sự đối kháng giữa
thiên nhiên với con người khiến nhà thơ phải than thở tưởng chừng như tuyệt vọng: “Chẳng bao
giờ ”
- Đoạn 3:
- Hình ảnh thơ tươi mới, đầy sức sống. Ngôn từ được dùng với mức độ tăng tiến nhịp điệu thơ sôi
nổi, hối hả, cuồng nhiệt thể hiện lòng am sống, vui sống, say sống của XD
3/ Bài “ Tràng giang” của Huy Cận
- Hoàn cảnh sáng tác: - Tứ thơ được hình thành vào buổi chiều mùa thu 1939 khi Huy Cận
đứng ở bờ nam bến Chèm nhìn Sông Hồng mênh mông sóng nước.
- Cảnh thiên nhiên đất nước:
+ “Con thuyền xuôi mái”,” thuyền về nước lại” gợi ý niệm chia li.
+ “Củi lạc”, “lơ thơ …” gợi sự bơ vơ, tán tác, lạc lõng.
+ “Văn chợ chiều” gợi sự tàn tạ, hoang vắng.
+ “Bèo dạt” gợi không gian mênh mông, vô định, rợn ngợp
+ “Chim nghiêng …” gợi hình ảnh bé bỏng mong manh.
+ Thời gian về chiều gợi sự tan tác, trống vắng.
Đào Thị Hồng Hạnh – THPT Chu Văn An
- Tâm trạng của tác giả trước cảnh thiên nhiên : đau buồn, chứa chất nỗi chia li, tan tác, trống vắng.
Nỗi buồn khơng chỉ bắt nguồn từ cảnh ngộ, tình cảm riêng tư mà còn là nổi buồn thời đại trong
hồn cảnh đất nước đau thương -> "dọn đường cho lòng u giang san đất nước"(Xn Diệu).
4/ Bài “ Đây thơn Vỹ Dạ” của Hàn Mặc Tử
- Cảm hứng sáng tác: Hàn Mặc Tử viết bài thơ khi nhận được tấm thiếp phong cảnh do Hồng Cúc
gửi từ Huế -> Bức bưu ảnh trực tiếp gợi nguồn cảm hứng và trí tưởng tượng về Huế cho nhà thơ.
- Cảnh và người Huế trong tâm tưởng:
+ Cảnh ấm áp, rực rỡ, tinh khiết của buổi sớm mai trong trẻo, gợi cảm nhưng mơ hồ, hư ảo, khơng
dễ nắm bắt.
+ Con người xuất hiện trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, hồn hậu của người Huế, tâm hồn Huế.
-> Gợi về khát khao mong mỏi, nỗi niềm trắc ẩn của nhà thơ về nhưng kỷ niệm nao lòng về thơ, về
tình u, về cuộc đời
- Tâm trạng trạng nhà thơ: vơ vọng, đau đớn, trước tình đời, tình người và khắc khoải, đắng cay
trước cuộc chia lìa cuộc đời đang ngày càng đến gần
5/ Bài “ Chiều tối” của Hồ Chí Minh
- Hồn cảnh sáng tác : Bài thơ được sáng tác trên đường người bị giải từ từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo
- Cảnh vật chiều buồn nhưng khơng ảm đạm mà nên thơ, thanh cao, khống đạt do cách nhìn và
người ngắm cảnh có một tâm hồn thanh thản, phóng khống, cảm nhận tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên .
Cho thấy rõ người tù dù cơ đơn nhưng lòng ln hướng về sự sống, tình u thiết tha gắn bó, trân
trọng của Người dành cho thiên nhiên
- Hình tượng thơ vận động theo xu thế khoẻ khắn, bất ngờ: chiều sang chiều tối, từ bức tranh TN
sang bức tranh đời sống, từ nỗi buồn đến niềm vui ấm áp và đọng lại ở chữ "hồng"(nhãn
tự) mang dấu ấn tư tưởng, phong cách HCM: tâm hồn luôn hướng về c/s, trái tim mẫn cảm của
một nghệ só tài hoa.
6/ Bài “ Từ ấy” của Tố Hữu
* Khổ1
- Từ ấy: thời điểm đặc biệt đặc biệt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ. Là thời
điểm giác ngộ CM, lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng… đêm đến cho nhà thơ niềm vui
sướng say mê nồng nhiệt
* Khổ 2: Nhà thơ nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái tơi của nhà thơ với mọi người,
với nhân dân, quần chúng, đặc biệt với những người lao động nghèo khổ. Đó là quan hệ đồn kết
gắn bó thân thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh CM.
* Khổ 3: khẳng định ý thức tự giác chắc chắn, vững vàng, khẳng định một tình cảm gia đình thật
đầm ấm thân thiết, sâu nặng khi nhà thơ tự nhận mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao
khổ >Ý thức giác ngộ lẽ sống mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động
tun truyền và đấu tranh cách mạng.
PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGỒI
- Người trong bao ( Trích) của Sêkhơp
+ Phân tích được kiểu sống trong bao của Bêlicơp qua cách sinh hoạt, qua tư tưởng
và qua cách quan hệ .
+ Phân tích hình ảnh biểu tượng: cái bao.
+Nghĩa đen : Cái bao là vật dùng để bao, gói…đồ dùng u thích của Bê-li-cốp.
Đào Thị Hồng Hạnh – THPT Chu Văn An
+ Nghĩa bóng: lối sống và tính cách của Bê-li-cốp.
+ Nghĩa tượng trưng: kiểu người trong bao,lối sống trong bao- một kiểu người, một lối sống đã từng
tồn tại. Cả xã hội Nga thời ấy phải chăng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm,vây bủa ngăn
chặn tự do dân chủ của nhân dân Nga, trí thức Nga chân chính.
- Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Trích “ Những người khốn khổ” ) của Huygô
+ Phân tích được tính cách của các nhân vật xuấ hiện trong đoạn trích
+ chỉ rõ hình thức nghệ thuật đặc biệt trong đoạn trích đó là Phần bình luôn ngoại đề, tác giả để cho
nhân vật thầm thì bên tai kẻ đã chết và đặt hàng loạt câu hỏi: Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị
ruồngbỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? để ngợi ca một con
người khác thường mà trái tim tràn ngập yêu thương để thể hiện niềm tin bất diệt của nhà văn vào
thế giới cái thiện: Cái thiện bao giờ cũng gắn với ánh sáng, cái ác bao giờ cũng gắn với bóng tối
Phần tiếng Việt : Giới hạn ôn tập ở các bài sau:
1/ Bài: “ Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt”
- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, có những đặc điểm cơ bản sau:
1/ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
2/ Từ không biên đổi hình thái:
3/ Biện pháp chủ yếu để biểu thỉ ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư
từ.
- Vận dụng làm BT để minh họa các đặc điểm của từ TV
2/ Bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Trình bày khái niệm ngôn ngữ chính luận
- Trình bày 3 đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
a) Tính công khai về quan điểm chính tri:
b) Tính chẽ trong diễn đạt và suy luận:
c) Tính truyền cảm, thuyết phục:
- Bài tập: Vận dụng thực hành minh họa khái niệm và đặc trưng
Phần Làm văn: nghị luận về các tác giả hoặc các văn bản đã giới hạn ( Phần văn học Việt
Nam)
CẤU TRÚC ĐỀ THI
Câu 1 ( 2 điểm): Kiểm tra kiến thức văn học ( kể cả văn học nước ngoài)
Câu 2 ( 2 điểm) : kiểm tra kiến thức Tiếng Việt ( có thể ứng dụng làm BT nhận biết)
Câu 3 ( 6 điểm) : Vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản để làm bài nghị luận văn học
Đào Thị Hồng Hạnh – THPT Chu Văn An