Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BAI GIANG. Tu ban thuong nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.53 KB, 13 trang )

1
TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP VÀ
LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP
Phần mở đầu
1. Mục đích, yêu cầu
* Mục đích:
Giới thiệu để người học nắm rõ nguồn gốc, bản chất của tư bản thương
nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp dưới CNTB. Từ đó có nhận thức sâu sắc
hơn bản chất của CNTB và sự vận dụng của Đảng ta trong phát triển thương
nghiệp XHCN.
* Yêu cầu:
- Hiểu đựơc sự hình thành và phát triển của tư bản thương nghiệp
- Nắm được bản chất của tư bản thương nghiệp dưới CNTB và vai trò của nó
- Nắm được nguồn gốc bản chất của lợi nhuận thương nghiệp TBCN;
chi phí lưu thông TBCN; chi phí lưu thông thuần tuý và chi phí tiếp tục quá
trình sản xuất trong lưu thông; các hình thức thương nghiệp dưới CNTB.
2. Nội dung, thời gian
* N ộ i dung: Chủ đề được kết cấu gồm 2 phần
I. Tư bản thương nghiệp, nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận
thương nghiệp.
II. Chi phí lưu thông TBCN và các hình thức thương nghiệp dưới
chủ nghĩa tư bản.
* Th ờ i gian : Thời gian toàn bài 02 tiết, lên lớp 02 tiết.
3. Phương pháp
* Đối với người dạy: chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình, có kết
hợp trao đổi ngắn.
* Đối với người học: nghe; ghi chép nội dung cơ bản; tốc ký theo ý
hiểu những nội dung GV phân tích; tham gia trao đổi các vấn đề GV đặt ra.
2
4. Tài liệu
- Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác-Lênin, Nxb CTQG, H. 1999,


Chương IX
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin, tập 1, Nxb QĐND, H. 2008, Chương VII
- C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, Tập 25 phần I, Nxb. CTQG, H. 1994,
tr. 425 – 504
- C. Mác, Tư bản, Quyển 3, Tập 1, NXB. Sự Thật, H.1978, tr. 505
Phần nội dung
I. TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP, NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA
LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP
1. Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản
* Khái ni ệ m TBTN :
Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông,
đảm nhiệm chức năng thực hiện giá trị hàng hoá nhằm mục đích thu lợi.
TBTN là là loại tư bản ra đời sớm nhất trong lịch sử. Bởi vì tiền đề cho
sự ra đời của nó là lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, phát triển tới một
mức độ nhất định.
Nhưng bản chất của TBTN trước CNTB khác về căn bản với TBTN
dưới CNTB. Vậy thực chất của TBTN trước CNTB và TBTN trong CNTB là
gì vai trò của nó như thế nào?
- Tư bản thương nghiệp ra đời trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận do tư
bản thương nghiệp mang lại chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt.
- Trước CNTB, tư bản thương nghiệp có vai trò to lớn trong việc làm
tan rã chế độ phong kiến, đẩy nhanh quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản,
thúc đẩy sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN.
Cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tư bản
thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản cũng có những biến đổi khác trước.
3
* Tư bản thương nghiệp dưới CNTB
Dưới chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản
công nghiệp tách rời ra hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực lưu thông, phục
vụ cho quá trình vận động của tư bản công nghiệp

- Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư
bản công nghiệp có nhiệm vụ chuyển hoá tư bản hàng hoá thành tiền tệ.
Trong giai đoạn đầu của phương thức sản xuất TBCN, khi quy mô sản
xuất còn nhỏ, các nhà tư bản thường đảm nhiệm cả chức năng sản xuất và lưu
thông hàng hoá, khi đó, hàng hoá đi thẳng từ tay người sản xuất tới tay người
tiêu dùng sau 1 hành vi lưu thông (H - T), đây cũng chính là điều giả định khi
chúng ta nghiên cứu về nền sản xuất TBCN ở các chủ đề trước.
Khi nền sản xuất tư bản phát triển đến một trình độ nhất định, quy mô
sản xuất đủ lớn, phân công lao động xã hội phát triển đã dẫn tới kết quả là
chức năng lưu thông hàng hoá được tách rời ra khỏi lĩnh vực sản xuất, xuất
hiện một loại nhà tư bản chuyên đảm nhiệm công việc này, gọi là nhà tư bản
thương nghiệp. Khi đó hàng hoá từ tay người sản xuất phải chuyển qua tay
thương nhân trước khi tới tay người tiêu dùng sau hai hay nhiều hành vi lưu
thông.
Như vậy, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp,
vì tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận tư bản hàng hoá chứ không phải
toàn bộ tư bản hàng hoá trong xã hội. Thực tế trong xã hội luôn có một bộ
phận hàng hoá không qua tay thương nhân mà chuyển trực tiếp từ tay người
sản xuất tới tay người tiêu dùng.
- Tư bản thương nghiệp có nguồn gốc từ tư bản công nghiệp nên nó vừa
phụ thuộc vào tư bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối.
Vì tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản hàng hoá của tư bản
công nghiệp nên tư bản thương nghiệp phụ thuộc vào tư bản công nghiệp theo
4
nghĩa sản xuất quyết định lưu thông. Không có sản xuất thì không có hàng
hoá để lưu thông, quy mô sản xuất quyết định quy mô tư bản thương nghiệp.
Sự độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp thể hiện ở chỗ, chức
năng chuyển hoá tư bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ đã trở thành chức năng
riêng biệt của tư bản thương nghiệp, không liên quan tới nhà tư bản sản xuất.
Sau khi nhà tư bản công nghiệp bán hàng cho nhà tư bản công nghiệp,

coi như họ đã hoàn tất việc thực hiện giá trị hàng hoá và có thể tiếp tục quay
trở lại quá trình sản xuất, công việc đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng bây
gìơ hoàn toàn do thương nhân đảm nhiệm, để thực hiện công việc này thương
nhân cũng phải ứng tư bản ra nhằm thu lợi nhuận, và tư bản của họ (tư bản
thương nghiệp) chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, không bao giờ mang
hình thái tư bản sản xuất.
Sự độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp là nguy cơ tạo ra cầu
giả tạo trên thị trường và là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng
thêm khủng hoảng sản xuất thừa, đặc biệt khi tín dụng TBCN đã phát triển.
- Vai trò của TBTN trong nền sản xuất TBCN.
+ Tiết kiệm chi phí lưu thông.
Với một lượng chi phí tư bản nhất định, nhà tư bản thương nghiệp có
thể đảm nhiệm khâu bán hàng cho nhiều nhà tư bản công nghiệp cùng sản
xuất một loại hàng hoá, thậm chí một số loại hàng hoá khác nhau.
+ Tạo điều kiện cho TBCN tập trung vào lĩnh vực sản xuất, từ đó nâng
cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư.
+ Rút ngắn thời gian lưu thông, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư
bản, làm tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
2. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận thương nghiệp.
* Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp
- Khái niệm: Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và
giá mua hàng hoá, sau khi đã trừ chi phí lưu thông. Ký hiệu Ptn
5
Nhà tư bản thương nghiệp ứng ra một lượng tư bản nhất định , xây
dựng cửa hàng, thuê công nhân bán hàng, mua hàng hoá của nhà tư bản công
nghiệp với một mức giá nhất định, sau đó bán hàng hoá đó cho người tiêu
dùng với mức giá cao hơn, số tiền chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng
hoá, sau khi đã trừ đi chi phí lưu thông, chính là lợi nhuận thương nghiệp.
Khi phân tích mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản, chúng ta
đã chứng minh được lưu thông không trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị thặng

dư, vậy nguồn gốc lợi nhuận thương nghiệp nói trên từ đâu mà có?
- Lợi nhuận thương nghiệp TBCN là một bộ phận giá trị thặng dư được
tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho nhà tư
bản thương nghiệp, vì tư bản thương nghiệp đã đảm nhiệm thay chức năng lưu
thông hàng hoá.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một bộ phận lao động
không được trả công của công nhân.
Vấn đề đặt ra là cơ chế chuyển nhượng giá trị thặng dư giữa tư bản
công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra như thế nào? ...
- Cơ chế chuyển nhượng giá trị thặng dư giữa TBCN và TBTN
TBTN thu lợi nhuận bằng cách bán hàng với giá cao hơn giá mua,
nhưng điều đó không có nghĩa TBTN bán hàng cho người tiêu dùng với giá
cao hơn giá trị, mà là mua hàng của nhà TBCN với giá thấp hơn giá trị xã hội.
Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng xét một ví dụ sau:
Ví dụ nhà TB công nghiệp có tổng tư bản ứng trước là 900, với cấu tạo
hữu cơ 4/1 sẽ có 720c + 180v; giả định m’ = 100% và tư bản cố định hao mòn
hết trong 1 năm. Khi đó,ótongr khối lượng giá trị TD (m) = 180 và tổng giá trị
của sản phẩm xã hội (w) = 1080. (c+v+m)
Nếu TBCN tự bán hàng tới tay người tiêu dùng mà không tốn thêm một
lượng chi phí tư bản nào thì tỷ suất lợi nhuận bình quân
P’ = (180/900) x 100% = 20%.
6
Muốn thực hiện được giá trị của hàng hóa, phải ứng thêm một lượng tư
bản nhất định. Nhưng tư bản công nghiệp cần tập trung vào sản xuất nên
nhường việc lưu thông hàng hóa cho thương nhân. Khi tư bản thương nghiệp
tham gia vào quá trình kinh doanh thì công thức trên đây sẽ thay đổi.
Giả sử khoản chi thêm này là 100, khi đó tổng tư bản sẽ là 1000 chứ
không phải 900, và tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ là P’ = (180/1000) x 100%
= 18%, chứ không phải 20%.
Xét toàn bộ quá trình tái sản xuất thì tổng tư bản xã hội trong năm là

1000, trong đó tư bản sản xuất là 900 còn tư bản thương nghiệp là 100. Như
vậy, nhà TB công nghiệp sẽ thu lợi nhuận bằng 18% của TB đã ứng ra, tức là
18% của 900 sẽ bằng 162.
Để đảm bảo các nhà tư bản thu được lợi nhuận bình quân tương ứng
với số tư bản ứng ra, nhà tư bản công nghiệp sẽ bán hàng cho nhà tư bản
thương nghiệp với giá: 900 + 162 = 1062.
Còn nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho người tiêu dùng với
giá: 1080=1062+18 (đúng bằng giá trị xã hội), tức là thu lợi nhuận là 18. Như
vậy, cũng thu được lợi nhuận bình quân của số tư bản thương nghiệp đã ứng
ra là 18%
Như vậy lợi nhuận thương nghiệp có được là do giá bán của thương
nhân cao hơn giá mua, nhưng không phải vì giá bán cao hơn giá trị mà là giá
mua thấp hơn giá trị hàng hoá. Vì vậy, lợi nhuận thương nghiệp là hình thức
biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn gốc của nó cũng là một bộ phận lao
động không được trả công của công nhân.
- Tới đây, chúng ta có thể khẳng định bản chất của lợi nhuận thương
nghiệp phản ánh quan hệ bóc lột giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương
nghiệp với công nhân làm thuê trong lĩnh vực sản xuất. tư bản công nghiệp
trực tiếp bóc lột, tư bản thương nghiệp gián tiếp bóc lột các công nhân này.
7
II. CHI PHÍ LƯU THÔNG TBCN VÀ CÁC HÌNH THỨC THƯƠNG
NGHIỆP DƯỚI CNTB.
1. Chi phí lưu thông TBCN.
Hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, các nhà TBTN ngoài việc ứng
tiền mua hàng của TBCN còn phải bỏ ra một số khoản chi phí nhất định gọi là
chi phí lưu thông. Khi nghiên cứu loại chi phí này, trước tiên ta tạm thời
không xét tới loại hàng hóa vô hình, hàng hóa dịch vụ.
Chi phí lưu thông TBCN gồm hai loại: chi phí tiếp tục quá trình sản
xuất trong lưu thông và chi phí lưu thông thuần túy.
a. Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông.

- Khái niệm:
Là loại chi phí làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa đáp ứng tốt hơn
nhu cầu tiêu dùng của xã hội hoặc làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa thích
ứng tốt hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
Quá trình đưa hàng hóa từ tay người sản xuất tới tay người tiêu dùng,
cần có những chi phí nhất định để vận chuyển hàng hóa, bảo quản giá trị sử
dụng của hàng hóa, chi phí phân loại, gia công, đóng gói, … Những chi phí
này có tác động tích cực hoặc bảo quản giá trị sử dụng, hoặc làm cho giá trị
sử dụng của hàng hóa đáp ứng tốt hơn nhun cầu của người tiêu dùng.
- Đặc điểm: loại chi phí này cũng giống như các chi phí sản xuất khác,
lao động hao phí cho các hoạt động này cũng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư
và được nhập vào giá trị hàng hóa.
Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông làm tăng giá trị hàng
hóa và được nhập thêm vào giá bán, tuy nhiên, cũng như sự hình thành giá trị
hàng hóa, xã hội chỉ chấp nhận mức hao phí trung bình.
Còn những chi phí quá mức, có khi xa xỉ sẽ làm tăng những hư phí và
tăng giá bán hàng hoá thì xã hội không thừa nhận
b. Chi phí lưu thông thuần túy.
8
- Khái niệm:
Chi phí lưu thông thuần túy là loại chi phí gắn với sự chuyển hóa hình
thái từ hàng hóa sang tiền tệ hoặc từ tiền tệ sang hàng hóa mà không liên quan
tới giá trị sử dụng của hàng hóa.
Để bán hàng, thương nhân phải bỏ ra một loạt các khoản chi khác như
chi phí xây dựng cửa hàng, đặt đại lý, thuê công nhân bán hàng, quảng cáo,
giao dịch thư tín, sổ sách kế toán, … Tất cả các khoản chi này không làm thay
đổi giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng là những khoản chi cần thiết để thực
hiện giá trị và giá trị thặng dư.
- Đặc điểm: khoản chi phí này không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư
kết tinh dưới hình thái hiện vật, nhưng vẫn cần được bù đắp để đảm bảo duy

trì TSX. Theo nghĩa đó, đây được coi là các hư phí, và nó được khấu trừ vào
khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất.
Giả sử ngoài khoản tư bản 100 ứng ra mua hàng hóa, nhà tư bản thương
nghiệp còn phải bỏ thêm 50 tư bản cho chi phí lưu thông thuần túy. Đối với
100 tư bản ứng trước để mua hàng hóa sẽ được hoàn lại sau khi bán hàng, nếu
tư bản thương nghiệp mua hàng chịu của tư bản công nghiệp thì khoản chi phí
100 này không tồn tại.
Bởi vậy khi xét hàng hoá hiện vật có thể tạm gạt khoản 100 này ra
ngoài sự tính toán giá trị của hàng hoá.
Còn khoản tư bản 50 cho chi phí lưu thông trên danh nghĩa cũng do tư
bản thương nghiệp ứng ra dưới hình thái tiền, nhưng nó phải chuyển thành
hiện vật như cửa hàng, quầy hàng, giao dịch thư tín, sổ sách kế toán, quảng
cáo và tư liệu sinh hoạt cho công nhân viên thương nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, các yếu tố này cũng hao mòn và cần được
bù đắp, nhưng giá trị của nó mất đi mà không chuyển sang hàng hóa hiện vật,
phần bù đắp cho nó phải lấy từ 180 giá trị thặng dư đã kết tinh trong hàng hóa
hiện vật.
9
Cụ thể tổng tư bản ứng ra dưới hình thái hiện vật gồm:
900 của TBCN + 50 của TBTN = 950
Nhưng trong quá trình hoạt động, chi phí lưu thông thuần tuý không
được chuyển sang hiện vật, vì nó không liên quan gì đến giá trị sử dụng của
hàng hoá, do đó không tạo ra sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư.
Chỉ có tư bản công nghiệp mang lại 180 m.
Giá trị tổng sản phẩm xã hội sẽ là:
950 + 180 = 1130.
Tổng số giá trị 1130 này đều chứa đựng trong giá trị sử dụng dưới hình
thái hiện vật. Nhưng, 50 chi phí lưu thông thuần tuý qua quá trình hoạt động
hao mòn mà không chuyển sang hiện vật, nên đến cuối năm tổng giá trị của
hàng hoá dưới dạng hiện vật chỉ có 1080. Để tái sản xuất giản đơn, người ta

lại phải ứng ra dưới hình thái hiện vật: 950
720 (c) + 180 (v) cho lĩnh vực công nghiệp
và 40 (c) + 10 (v) cho chi phí lưu thông.
Nên giá trị thặng dư chỉ còn 130 (1080 - 950)
Chính vì điều này mà chi phí lưu thông thuần túy được coi là khoản hư phí.
- Trên đây chúng ta đã nghiên cứu chi phí lưu thông trong điều kiện
không xét tới loại hàng hóa vô hình (hàng hóa dịch vụ). Trong thực tế, không
chỉ có hàng hóa hữu hình mà còn có hàng hóa vô hình (các dịch vụ, trong đó
có dịch vụ thương nghiệp), xã hội càng phát triển thì khối lượng và tỷ trọng
hàng hóa vô hình ngày càng tăng. Để có hàng hóa vô hình, xã hội cũng cần
hao phí lao động, tức là hàng hóa vô hình cũng có giá trị và nó cũng được trao
đổi với các hàng hóa khác giống như hàng hóa hữu hình.
Nếu tính cả hàng hóa vô hình thì tổng giá trị xã hội bây giờ là 1080 +
50 = 1130, và bán hàng hóa với giá 1130 mới là bán đúng giá trị. Như vậy khi
nói tổng giá cả hàng hóa bằng tổng giá trị, theo nghĩa đầy đủ của nó, chúng ta
phải tính cả giá trị hàng hóa vô hình.
10
- Ý ngh ĩ a:
Quan điểm của C.Mác về dịch vụ thương nghiệp thuần tuý cho ta cơ sở
khoa học để hiểu về các loại dịch vụ không sản xuất và thấy rõ tính khoa học,
tính thực tiễn của hệ thống thống kê mới ứng dụng với kinh tế hàng hoá.
Bây giờ chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn sự vận động của khoản hư phí này
để thấy rõ hơn bản chất của lợi nhuận thương nghiệp. (Nghiên cứu thêm)
- Lao động của công nhân thương nghiệp.
Nếu cấu tạo hữu cơ của khoản chi phí lưu thông thuần túy trong TBTN
cũng là 4/1 thì 50 tư bản sẽ được chia thành 40c +10v, tức là trong tổng số
khoản chi phí 50 tư bản đó, có 10 tư bản được ứng ra để trả công cho công
nhân thương nghiệp, ta tạm thời gạt bỏ khoản 40c sang 1 bên để phân tích
riêng sự vận động của khoản 10v.
Cũng giống như lao động của công nhân công nghiệp, thời gian lao

động của công nhân thương nghiệp cũng chia làm 2 phần, thời gian lao động
tất yếu và thời gian lao động thặng dư.
Trong thời gian lao động tất yếu, công nhân thương nghiệp bán được
một số lượng hàng hóa nhất định, tức là đã giúp thực hiện được một lượng giá
trị và giá trị thặng dư nhất định, vì lý do này, tư bản công nghiệp phải nhượng
bớt cho tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư, phần này mới chỉ đủ
để bù lại khoản tiền công mà TBTN trả cho công nhân thương nghiệp, tức là
TBTN chưa có lợi gì.
Nhưng lao động của công nhân thương nghiệp không dừng lại ở đó,
trong phần còn lại của ngày lao động, tức là trong thời gian lao động thặng
dư, công nhân thương nghiệp tiếp tục bán được một khối lượng hàng hóa, và
TBCN lại phải nhượng thêm một phần giá trị thặng dư cho TBTN, phần này
TBTN không trả cho công nhân nữa mà giữ lại trong tay mình, coi đó là lợi
nhuận thương nghiệp.
11
Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp không chỉ là sự bóc lột gián tiếp công
nhân trong lĩnh vực sản xuất mà còn là sự bóc lột trực tiếp công nhân thương
nghiệp. Đây mới là bản chất đầy đủ của lợi nhuận thương nghiệp.
2. Các hình thức thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản.
Căn cứ vào quy mô và tính chất hoạt động, thương nghiệp dưới chủ
nghĩa tư bản có thể chia thành hai loại: thương nghiệp bán buôn và thương
nghiệp bán lẻ.
* Thương nghiệp bán buôn: là hoạt động mua bán hàng hóa với khối
lượng lớn, mục đích mua hàng không phải để trực tiếp tiêu dùng, mà để bán
lại nhằm thu lợi nhuận.
Thương nghiệp bán buôn lại chia làm hai loại: bán buôn công nghiệp
và bán buôn thương nghiệp.
- Bán buôn công nghiệp là hình thức ở đó nhà tư bản công nghiệp bán
hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với giá thấp hơn giá trị xã hội.
- Bán buôn thương nghiệp là hình thức ở đó các nhà tư bản thương

nghiệp bán hàng hóa cho nhau hoặc bán hàng cho tiểu thương. Giá bán buôn
thương nghiệp cao hơn giá bán buôn công nghiệp nhưng thấp hơn giá bán lẻ
hàng hóa.
* Thương nghiệp bán lẻ: là hình thức tư bản thương nghiệp và tiểu
thương bán hàng hóa cho người tiêu dùng.
3. Chu chuyển của tư bản thương nghiệp.
* K/n: Là quá trình vận động của tư bản thương nghiệp từ khi ứng trước
tư bản dưới hình thái tiền tệ đến khi nó trở về tay nhà tư bản thương nghiệp
cũng dưới hình thái đó với giá trị lớn hơn.
Công thức vận động: T – H – T’ (T’ = T + Ptn)
Trong đó: T là số tư bản thương nghiệp đã ứng ra
H là hàng hóa, đối tượng của tư bản thương nghiệp.
T’ là khoản tiền thu về của tư bản thương nghiệp sau khi bán hàng
* Số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp
12
Là số lần mà sự vận động T – H – T’ được lặp lại trong năm đó.
* Tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp.
Tốc độ vận động của tư bản thương nghiệp phụ thuộc vào tốc độ và quy
mô của quá trình sản xuất và tiêu dùng cá nhân.
Những yếu tố tác động đến tốc độ chu chuyển của TBTN gồm:
Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển.
- Thời gian chu chuyển của tư bản thương nghiệp dài hay ngắn là tuỳ
thuộc vào tính chất của từng ngành thương nghiệp.
Do đó ảnh hưởng đến số vòng chu chuyển trong một năm nhiều hay ít.
Trong cùng một ngành thương nghiệp, chu chuyển của tư bản thương nghiệp
cũng nhanh hay chậm khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ
kinh tế. Tuy vậy, kinh nghiệm cho phép người ta tính được số vòng chu
chuyển trung bình của mỗi ngành.
- Số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp có tác động quyết
định đến lượng tuyệt đối và tương đối của TBTN cần thiết cho lưu thông.

+ Lượng tuyệt đối của tư bản thương nghiệp cần thiết và tốc độ chu
chuyển của nó tỷ lệ nghịch với nhau. Nhưng lượng tương đối của nó, tức là tỷ
số giữa nó với tổng số tư bản, lại do lượng tuyệt đối của nó quyết dịnh, nếu
mọi điều kiện khác vẫn như cũ.
Thí d ụ : tổng tư bản là 100.000, nếu tư bản thương nghiệp chu chuyển
10 vòng một năm thì lượng tuyệt đối cần thiết của nó là 10.000 và lượng
tương đối của nó là 1/10. Nếu chu chuyển 5 vòng một năm thì lượng tuyệt đối
cần thiết của nó là 20.000 và lượng tương đối của nó là 1/5.
+ Nếu lượng tương đối của tư bản thương nghiệp là một lượng xác
định thì sự khác nhau về số vòng chu chuyển trong các ngành thương nghiệp
khác nhau sẽ không ảnh hưởng gì tới quy mô của tổng số lợi nhuận thuộc về
tư bản thương nghiệp, cũng không ảnh hưởng gì đến tỷ suất lợi nhuận chung.
13
Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp không phải do khối lượng tư bản
hàng hoá mà nhà tư bản ấy đảm nhiệm việc chu chuyển quyết định, mà do số
lượng tư bản tiền tệ được ứng ra để thực hiện việc chu chuyển đó quyết định.
Ví d ụ :
+ Nếu tỷ suất lợi nhuận chung hàng năm là 15% và tư bản thương
nghiệp ứng tư bản ra là 100 đơn vị tiền tệ, khi kinh doanh trong ngành thương
nghiệp có tốc độ chu chuyển trung bình là 1 vòng/năm, thương nhân ấy sẽ bán
hàng hoá của mình là 115 đơn vị tiền tệ.
+ Nhưng khi kinh doanh trong một ngành thương nghiệp khác có tốc độ
chu chuyển tư bản trung bình là 5 vòng/ năm thì trong một năm, thương nhân
ấy phải bán 5 lần 103 và doanh số cả năm sẽ là: 515 đơn vị tiền tệ, lợi nhuận
trung bình thu được là 15 đơn vị tiền tệ, tức là bằng 15% của tư bản thương
nhân đã ứng ra ban đầu. Như vậy, số vòng chu chuyển của tư bản thương
nghiệp trong các ngành thương nghiệp khác nhau ảnh hưởng trực tiếp tới giá
cả thương nghiệp của hàng hoá.
+ Số tiền mà tư bản thương nghiệp tính thêm vào giá cả tức là lượng
lợi nhuận thương nghiệp tính thêm vào giá bán của mỗi đơn vị hàng hoá - tỷ

lệ nghịch với số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp trong các ngành
thương nghiệp khác nhau.
Câu hỏi ôn tập
1 - Phân tích bản chất của tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩâ tư
bản và vai trò của nó đối với sự phát triển tư bản chủ nghĩa.
2 - Làm rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận thương nghiệp tư
bản chủ nghĩa.
3 - Làm rõ chi phí lưu thông tư bản chủ nghĩa và chu chuyển của tư
bản thương nghiệp.
4 - ý nghĩa kinh tế của việc nghiên cứu tư bản thương nghiệp và lợi
nhuận thương nghiệp.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×