BÀI THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHUƠNG PHÁP DẠY HỌC NÓI
CHUNG VÀ MÔN NGỮ VĂN NÓI RIÊNG
TỔ: VĂN – SỬ - ĐỊA (TRƯỜNG THCS ĐẠ LONG)
Đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên giảng dạy THPT nói chung và bậc THCS
nói riêng, và đồng thời ở tất cả các môn học, trong đó có Ngữ văn.
Đổi mới PPDH được cụ thể hóa như thế nào trong vấn đề soạn giảng Ngữ văn ?
- Là vận dụng nhiều PPDH vào giảng dạy Ngữ văn.
- Là kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong vận dụng các PPGD trong soạn giảng và lên lớp.
- Là vận dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí và có tác dụng vào giảng dạy.
- Là vận dụng các phương tiện hiện đại vào giảng dạy…
* Ý tưởng:
- GV phải có ý tưởng đổi mới PPDH, vận dụng ý tưởng đó vào thực tế giảng dạy một cách hợp lí và có
hiệu quả.
* Thiết kế giáo án:
- Soạn giáo án theo thống nhất chung của tổ chuyên môn, sở GD – ĐT.
+ Soạn Nội dung cần đạt.
+ Xác định các PPDH phù hợp để hướng dẫn HS tự học, tự tìm ra nội dung cần đạt đó.
+ Xác định các vấn đề cần vận dụng CNTT, phương tiện hiện đại cần thiết vận dụng và vận dụng có
hiệu quả vào bài dạy.
+ Xác định các nội dung cần tích hợp, liên hệ mở rộng trong nội dung bài dạy.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề.
+ Xác định các vấn đề cần thảo luận nhóm.
+ Tính toán thời gian thảo luận, chia sẻ thông tin và phản hồi tích cực.
+ Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm, bài tập mở cho phù hợp với đối tượng HS.
* Lên lớp:
- Tùy thực tế dạy học mà tiến hành theo giáo án có linh hoạt.
- Lưu ý các tình huống có vấn đề của từng lớp dạy.
- Lưu ý các thông tin phản hồi từ HS.
- Rút kinh nghiệm giảng dạy kịp thời…
- Lưu ý kĩ năng đặt câu hỏi khi lên lớp:
Lời văn dễ hiểu.
Hỏi câu có hơn một câu trả lời đúng.
Tăng cường loại câu hỏi: vì sao? Như thế nào?
Khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời với bạn theo hình thức cặp đôi.
Gọi HS ngẫu nhiên.
Chủ động lắng nghe.
Tránh ngắt lời và sửa lỗi ngay tức thì.
Hướng dẫn lại câu trả lời sai thật tế nhị….
Đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc, do đó, giáo viên phải thực sự không ngừng học hỏi, dám nghĩ
dám làm, chấp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm từ thất bại. Duới đây là một số đổi mới phuơng pháp
dạy học cụ thể:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN
Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học được xem là một phương châm quan trọng
để nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì thế xuất hiện rất nhiều phương pháp dạy học mới. Một vấn
đề đặt ra hiện nay là giáo viên ôm đồm nhiều phương pháp dạy học khiến cho bài dạy phân tán. Vậy để
dạy văn bản có hiệu quả giáo viên nên chọn phương pháp thích hợp cho từng kiểu bài.Ở phần chuẩn bị
giáo viên nên xác định đâu là phương pháp chính, đâu là phương pháp bổ trợ. Tổ Văn trường THCS
Đạ Long xin đưa ra một số cách chọn phương pháp cho từng kiểu văn bản như sau:
1.Văn bản tự sư: Đọc phân vai, phân tích, diễn kịch, tích hợp với điện ảnh(xem phim), nghe kể
chuyện, thảo luận nhóm.
a. Có nhiều yếu tố biểu cảm: Chọn phương pháp chính là phân tích và một số phương pháp phụ khác.
- Ví dụ : Truyên ngắn của Thạch Lam, Nguyên Hồng giáo viên nên hướng dẫn phân tích diễn biến tâm
trạng của nhân vật.
b. Có nhiều yếu tố tự sư: Chọn phương pháp chính là đọc phân vai, diễn kịch hoặc xem phim. Đây là
cách học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hành động, cử chỉ và lời thoại của nhân vật. Tuy nhiên phương pháp
này cần nhiều thời gian. Giáo viên nên chọn một số học sinh có năng khiếu chuẩn bị trước hoặc phối
hợp trong giờ phụ đạo, ngoại khóa.
- Ví dụ: Văn bản “ Tức nước vỡ bờ”, “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục”, “ Sống chết mặc bay”
2. Văn bản thơ cổ điển: Tích hợp với Từ Hán Việt và bình giảng là chính.Ngoài ra có thể tích hợp với
hội họa, kích thích trí tưởng bằng phương pháp vẽ tranh minh họa, tích hợp văn bản cùng đề tài.Tranh
minh họa có thể phóng to tranh trong Sgk hoặc tưởng tượng qua ngôn ngữ hình ảnh trong văn bản. Tùy
theo bài mà giáo viên tự vẽ hoặc yêu cầu học sinh vẽ theo nhóm.
- Ví dụ:
+ Văn bản “ Xa ngắm thác núi Lư”: Tích hợp từ Hán Việt, bình giảng, cho học sinh vẽ tranh minh họa.
+Văn bản “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: Bình giảng, tích hợp bài “ngắm trăng” của cùng tác giả,
vẽ tranh minh họa.
3.Văn bản thơ mới: Đọc diễn cảm, tích hợp với âm nhạc, lịch sử, phân tích, so sánh. Với những bài
thơ có tính nhạc, giáo viên cho học sinh đọc nhiều lần. Còn những bài thơ viết về đề tài người lính,
cách mạng giáo viên nên so sánh với văn bản cùng đề tài.
- Ví dụ: Văn bản “ Đồng chí”: Tích hợp âm nhạc, lịch sử, so sánh với người lính trong thơ Phạm Tiến
Duật qua bài “ Tiểu đội xe không kính”
4. Văn bản nhật dụng: Chọn phương pháp trực quan sinh động làm phương pháp chính kết hợp với
phương pháp nêu vấn đề, tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe và kĩ năng sống.
- Ví dụ văn bản “ Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” . Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về tác
hại của bao bì ni lông. Nêu ra vấn đề để học sinh xử lí: Gia đình em xử lí bao bì ni lông như thế nào?
Cho biết tác hại của biện pháp đốt, thả ra sông suối, chôn xuống đất?
- Ví dụ văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá” : Chiếu hình ảnh trực quan về người hút thuốc lá, một số căn bệnh
mà thuốc lá gây ra. Đặt câu hỏi tình huống:Em sẽ làm gì khi thấy người đàn ông hút thuốc bên cạnh
người phụ nữ mang thai?
5. Văn bản nghị luận: Đây là loại văn bản khô khó. Giáo viên nên sử dụng phương pháp gợi mở là
chính. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để học sinh hợp tác giải quyết vấn đề.
- Ví dụ văn bản “ Chiếu dời đô”: Giáo viên gợi mở từ đặc điểm thể chiếu, hoàn cảnh Lí Công Uẩn dời
đô trong lich sử đến bố cục văn bản. Sau đó cho học sinh thảo luận nhóm: Dựa vào những lí lẽ nào mà
Lí Công Uẩn quyết định dời đô?
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Phương châm của tiếng việt là giao tiếp. BoiLean đã từng nói” điều gì hiểu rõ rệt thì mới rõ
ràng”, đặc biệt Kar Marx đã khẳng định” Ngôn ngữ gắn liền với từ vựng”.Mà kiến thức Tiếng Việt bị
hổng cũng đồng nghĩa với vốn ngôn ngữ hổng. Như thế con người sẽ bị hụt hẫng trong cuộc sống.
Học sinh trước nay vốn quen với lối học cũ - phương pháp học thụ động, thầy cô dạy gì thì biết
nấy.Chúng ta không phủ nhận khả năng sáng tạo tự học của một số học sinh có sự thông minh thiên
bẩm .Nhưng học sinh phần lớn là người bình thường học phải có sự hướng dẫn của giáo viên mới học
được.Vậy vấn đề đặt ra ở đây là dạy như thế nào để học tích cực - đóng vai trò chủ động trong giờ học.
Đặc biệt để khắc phục tình trạng học sinh chán học môn Ngữ Văn. Trong đó có Tiếng Việt. Chúng tôi
có một vài ý kiến xung quanh vấn đề đổi mới phương pháp day học môn Tiếng Việt:
Trong điều kiện công nghệ khoa học phát triển như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin
sâu, rộng vào dạy học là cần thiết.Giáo viên nên phát huy tối đa ưu điểm của phương pháp trực quan
này…. Trong phân môn Tiếng Việt khi ứng dụng CNTT, GV xem đây là một phương tiện dạy học hữu
hiệu, thông qua trình chiếu powerpoint để thay cho các bảng phụ mà GV phải chuẩn bị thật công phu.
Trong tiết dạy Tiếng Việt, khi vào bài giáo viên nên sử dụng phương pháp nêu vấn đề bằng cách
xây dựng tình huống có liên quan đến nội dung bài học.
Giáo viên tích cực sử dụng bảng phụ, lấy ví dụ minh họa từ các văn bản đã học, ví dụ từ thực tế.
Sau mỗi kiểu bài, giáo viên nên hệ thống lại kiến thức qua các sơ đồ (hình cây), bảng thống kê để
giúp học sinh nhớ lại, nắm vững kiến thức hơn.
Trong quá trình dạy học giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh phát huy tính tích cực ,độc lập,
sáng tạo bằng cách dạy học phân hóa, dạy bỏ lửng nội dung của bài trong sách giáo khoa, phần còn lại
hướng dẫn học sinh tự học bằng hoạt động nhóm.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự tìm cho mình một phương pháp tự học phù hợp với bản
thân, tạo lập thói quen đọc sách.
Giáo viên tích cực kiểm tra bài cũ, đôi khi cần kiểm tra cả kiến thức mới để nắm bắt được thái độ,
khả năng nhận thức của học sinh.
* Dưới đây là một số phương pháp cụ thể hơn:
+ Phương pháp phát vấn(vấn đáp, đàm thoại): Giáo viên đưa ra những câu hỏi, vấn đề có sự
phân loại từ đơn giản đến phức tạp. Câu hỏi phải có sự liên hệ logic với các khái niệm học sinh đã lĩnh
hội. Câu hỏi có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, gây sự ngạc nhiên, điều nghịch lý khi đối chiếu điều
đã biết từ trước với điều đang học – khi đó học sinh cảm thấy không thỏa mãn với tri thức cũ, kỹ năng
kỹ xảo trước, xuất hiện nhu cầu lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn đề.
Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp rồi chỉ định học sinh trả lời.
Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa nhằm thu hút sự lắng nghe câu trả lời của
bạn với tinh thần phê phán. Qua đó kích thích hoạt động chung của cả lớp.
Giáo viên cần lắng nghe học sinh trả lời. Nếu cần thiết đặt thêm câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh
giải quyết vấn đề.
Giáo viên nhận xét chi tiết, sửa chữa, ghi nhận sự cố gắng của học sinh, cho điểm khích lệ.
Giáo viên cần khéo léo sử dụng mọi biện pháp thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo
sử dung thắc mắc ấy tạo nên tình huống vấn đề, thu hút cả lớp tham gia thảo luận.
+ Phương pháp nêu vấn đề:
Giáo viên đưa ra tình huống, học sinh tự tìm ra vấn đề (dưới sự hướng dẫn của giáo viên). Học sinh tìm
cách giải quyết vấn đề.
Giáo viên chia nhỏ những nhiệm vụ học tập phức tạp thành một loạt những nhiệm vụ nhỏ vừa sức học
sinh. Mỗi bài tập nhỏ giúp học sinh tiến gần đến việc giải quyết nhiệm vụ chính một cách dễ dàng.
Giáo viên có thể đưa ra một loạt câu hỏi nhỏ có liên quan với nhau mà mỗi câu hỏi đó là một bước dẫn
tới giải quyết vấn đề cơ bản. Đa số các câu hỏi nhỏ đó đòi hỏi học sinh không chỉ tái hiện những tri
thức của mình mà cón phải tiến hành tìm tòi suy nghĩ.
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỐI VỚI PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
Trong nhà trường phổ thông , ở bậc tiểu học, các em được học những kiểu văn bản đơn giản,
chủ yếu là miêu tả và kể chuyện, viết thư. Thế nhưng, ở cấp THCS các em đã học đủ 6 kiểu văn bản :
+ Lớp 6,7 : học kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm ,nhật dụng, nghị luận và hành chính công vụ
+ Lớp 8,9: học các kiểu văn bản của 2 lớp 6, 7 và thêm vào đó là văn bản thuyết minh
Để đổi mới phuơng pháp dạy và học đối với phân môn Tập làm văn , theo tôi trước hết cần đổi
mới về:
* Đổi mới về kiểu bài và các thao tác lập luận
• Trong quan niệm truyền thống : Các kiểu bài văn nghị luận được chia theo thao tác.
• SGK mới căn cứ vào phương thức biểu đạt để chia ra 6 kiểu văn bản.
* Đổi mới về cách dạy làm văn với chủ trương hình thành và rèn luyện cho học sinh biết chủ động
và linh hoạt trong việc làm bài văn ( Tạo lập văn bản)
+ Truyền thống
- HS kể chuyện theo mẫu có sẵn
- Phân tích, làm sáng tỏ những chân lý có sẵn
- Phân biết và chia nhỏ các kiẻu bài máy móc
+ Chương trình mới
- Dạy cho HS biết cách tạo ý,biết lập luận phản bác để bảo vệ ý kiến của mình .
- Dạy cho HS vận dụng các thao tác Tập làm văn linh hoạt.
- Chú ý nhiều hơn tính thực hành ứng dụng
VD: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 – HKI . Sau khi học xong bài “ Đối thoại, độc thoại và độc
thoại nội tâm trong văn bản tự sự” thì HS ứng dụng ngay vào Bài viết số 3 có sử dụng yếu tố nghị luận
và độc thoại nội tâm …trong văn bản tự sự
* Đổi mới về cách đánh giá :
• Dựa trên mức độ tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Cần khuyến khích các bài tập theo đó
học sinh phải phân tích những văn bản những tác phẩm văn học ngoài những văn bản trong
SGK hoặc chưa được nghe giáo viên giảng.
• Đa dạng hóa các hình thức và công cụ đánh giá.GV chấm bài phải dựa trên cơ sở tôn trọng sự
sáng tạo đúng của HS, không nên quá cứng nhất , gò bó, áp đặt HS hiểu theo một cách hiểu mà
tùy từng dung luợng kiến thức cụ thể mà có nhiều cách cảm nhận, phân tích, đánh giá khác nhau
nhưng không đi chệch với chủ đề, ý nghĩa, mục tiêu kiến thức bài học.
• Cấu trúc một đề kiểm tra : Kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
• Bài tự luận không cho phép viết dài mà viết có dung lượng, có cân nhắc suy nghĩ để giáo viên
có thể chấm cả ý lẫn văn. Tùy theo đối tượng HS ở từng vùng, miền mà GV suy xét và cho điểm
hợp lí, khách quan
* Đổi mới về đề văn.
• Đề văn chủ yếu là nêu vấn đề , đề tài cần bàn bạc và làm nổi bật. Còn các thao tác thì thì học
sinh tùy vào cách làm , tùy vào kiểu bài cần tạo lập
• Ngoài vấn đề đặt ra , đề văn còn cho biết tính chất của đề : Ca ngợi, khuyên nhủ, phê phán,
tranh luận.
• Vấn đề cân bàn bạc nêu lên đề tài nhưng chưa thể hiện rõ tư tưởng quan điểm của người viết.
Điều đó chỉ xác định khi người viết đề xuất các luận điểm.
= > Đề văn không nên cứng nhắc, gò bó một kiểu duy nhất mà cần đa dạng, phong phú và có tính
mở.
* Cuối cùng cần thay đổi các Kĩ năng chung về tạo lập văn bản như: Kĩ năng tìm hiểu đề - phân tích
đề ; Kĩ năng tìm ý - lập dàn ý ; Kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt ý ; Kĩ năng trình bày ; Kĩ
năng hoàn thiện văn bản
- Sau đây là một số ví dụ về Kĩ năng tìm hiểu đề, phân tích đề
1.Quy trình tìm hiểu phân tích đề:
• Bước 1. Đọc kĩ đề
• Bước 2. Xác định những yêu cầu của đề
- Yêu cầu về nội dung Yêu cầu về thể loại Yêu cầu về phạm vi, giới hạn
2. Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý
- Cách tìm ý: Qua việc phân tích đề Qua việc quan sát Qua việc đọc tư liệu có liên quan tới đề tài
Qua việc biết đặt câu hỏi và tìm cách trả lời
Đề bài : Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng ?
- Nội dung: Vai trò to lớn của rừng đối với đời sống con người.
GV huớng dẫn HS đặt câu hỏi
- Rừng mang lại lợi ích gì ? Hiện nay rừng bị tàn phá ra sao? Những nguyên nhân nào khiến
rừng bị tàn phá?
- Những hậu quả to lớn do rừng bị bị tàn phá là gì? Cần phải làm gì để cứu rừng ?
- Những suy nghĩ và tình cảm của người viết trước cảnh rừng bị tàn phá và ước mơ về tuơng lai
của rừng như thế nào ?
Lập dàn ý:
Mở bài: (Giới thiệu đối tượng hoặc vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ).
- Nêu và giới hạn vấn đề. Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.
- Trích dẫn (nếu có). Phương hướng giải quyết vấn đề.
Thân bài: (Triển khai, cụ thể hoá đối tượngvà vấn đề trọng tâm đã nêu ở mở bài bằng hệ thống ý được
sắp xếp một cách hợp lí).
Tiêu đề ý lớn 1 ; Tiêu đề ý nhỏ 1; . Tiêu đề ý nhỏ 2. ; Tiêu đề ý nhỏ 3.; Tiêu đề ý lớn 2
Kết bài:
- (Chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân) Tổng hợp toàn bộ nội dung bài viết, nhấn mạnh
nội dung trọng yếu, cảm xúc nổi bật. Mở rộng cảm xúc, suy nghĩ ở người đọc.
Phương pháp dạy thưc hành
+ Giờ tập nói
* Chuẩn bị
- GV : cần chuẩn bị kỹ càng trước nhiều ngày, cần đôn đốc, kiểm tra học sinh. Tạo cho HS sự sôi
nổi, đồng thời HS sẽ mở rộng suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- HS : Tập nói ở nhà nhiều lần.
• Trên lớp:
- GV : Khuyến khích HS nói, GV cùng cả lớp Lắng nghe bài nói của HS. HS tự nhận xét bài nói
của mình, lắng nghe và phản hồi nhận xét khác. GV nhận xét bài nói của HS, ý kiến nhận xét
đóng góp của các bạn.
- GV dành 5 phút cuối để HS tự nhận xét đáng giá kết quả tiết học so với yêu cầu đề bài, so với
tiết tập nói trước.
- GV nhận xét, tổng kết, đánh giá.
+ Giờ trả bài
- Có thể trả trước 2,3 ngày để HS tự chữa lỗi sau đó GV chữa
- Trả trong giờ học :
+ Chữa lỗi điển hình Trả bài
+ Chữa lỗi cụ thể của học sinh. Thiết kế bài dạy Tập Làm văn.
Là một bản đề cương chi tiết hệ thống hoạt động tổ chức dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Sử dụng giáo án trình chiếu PP cần kết hợp với phương pháp truyền thống (đối với văn bản nhật
dụng)
Ngoài ra, đối với đối tuợng HS yếu như Đam Rông, GV cần tạo lập cho các em cách phân biệt giữa
ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Cho HS quan sát để xem hình thức trình bày và tạo lập văn bản , đồng
thời GV có thể kết hợp với đọc những bài văn mẫu cho HS nghe và tự học hỏi.
Trên đây là một số đóng góp ý kiến về đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn học khác
nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng.