17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 6 NĂM 2006
GIÁO DỤC VIỆT NAM TỪ CÁCH NHÌN HỆ THỐNG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA NGUYỄN HÙNG PHONG
ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội NetCracker Technology
I. MỞ ĐẦU
Quá trình đổi mới đã giúp cho Việt Nam một tốc độ tăng trưởng về kinh tế đáng
thuyết phục. Tuy nhiên, sự phát triển này còn nặng về lượng chứ chưa thiên về chất. Muốn
đạt được sự thay đổi đáng kể về chất thì phải dựa vào nền kinh tế tri thức chứ không thể
chỉ trông đợi từ lợi thế nguồn nhân công rẻ mạt hay phương thức lao động chủ yếu là
gia công. Để có được nền kinh tế trí thức thì điều không thể thiếu là phải có một hệ
thống giáo dục tiên tiến. Chúng ta đang đứng trước một thách thức sống còn là làm sao
ngăn chặn được quá trình tha hóa, chấn chỉnh được giáo dục, để các “sản phẩm” của
nó đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
II. PHÂN TÍCH
§ 1. Hiện tình của giáo dục
Mối quan tâm của xã hội và nhà nước đối với giáo dục là rất lớn. Đã có nhiều phát biểu
và có các đánh giá khác nhau về hiện trạng của giáo dục
1
. Trên cơ sở nào để nói giáo dục của
chúng ta là kém hay tốt? Để đánh giá hệ thống giáo dục, có thể sử dụng 2 phương pháp:
- Sử dụng hệ thống chỉ số và các tiêu chí đánh giá. Phương pháp này có tính
khoa học và khả năng thuyết phục cao. Tuy nhiên cũng xuất hiện những vấn đề nảy
sinh. Một mặt chúng ta hiện chưa có một hệ thống chỉ số chuẩn và các phương tiện để
đánh giá. Mặt khác từ các cách nhìn nhận khác nhau sẽ tạo ra các hệ thống chỉ số khác
nhau, và kết quả là những kết luận khác nhau.
- Phương pháp thứ hai là dựa vào dư luận xã hội, các ý kiến được đăng tải trên báo
chí. Cách làm này không phải không có cơ sở khoa học. Thực chất đó là sự kết hợp của
phương pháp chuyên gia và luật số lớn. Mỗi cá nhân sẽ nhìn nhận giáo dục theo kinh
nghiệm, sự hiểu biết (tức những tiêu chí) của riêng của mình. Mỗi người sẽ có cách nhìn
chủ quan, nhưng một số lớn các ý kiến sẽ dung hòa và tạo ra một cách nhìn khách quan.
Nói chung xã hội khá bức xúc về hiện trạng của giáo dục. Trong bài này chúng tôi
sẽ không đề cập lại vì chúng đã được phản ánh khá nhiều mà chỉ đưa ra những vấn đề
2
chính mà theo ý kiến chủ quan đó là những vấn đề quan trọng nhất của giáo dục:
- Học quá nặng nhưng học không trúng (ở bậc phổ thông). Có lẽ, ít có học sinh phổ
thông nước nào phải chịu một áp lực tâm lý nặng nề và sự quá tải như học sinh phổ thông
Việt Nam. Thế nhưng hệ thống giáo dục vẫn không tạo ra được các “sản phẩm” có chất
lượng. Trong khi đó, ở nhiều nước tiên tiến học sinh học nhẹ hơn rất nhiều nhưng họ vẫn
tạo ra được được nguồn nhân lực cao, đáp ứng được đòi hỏi của của nền kinh tế hiện đại.
- Sự lạc hậu của hệ thống giáo dục đại học.
- Đảo lộn hệ thống thang bậc giá trị, nạn học giả-bằng thật, bằng cấp giả, nghiên
cứu giả …
1
Có thể tham khảo tại [1], [2] và nhiều nguồn tại liệu khác nhau.
2
Trong những phần tiếp theo thuật ngữ “vấn đề” sẽ được hiểu theo nghĩa “lỗi”, “nhược điểm” (fault)
18
- Sự xuống cấp của đội ngũ giáo viên.
- Sự trì trệ của hệ thống quản lý giáo dục cũng như sự yếu kém của ngành nghiên
cứu giáo dục.
- Không tạo ra được động cơ, kích thích được nhu cầu tự phát triển của đội ngũ
giáo viên cũng như cán bộ giáo dục.
- Không tạo ra được hệ thống (cơ chế) cho phép tự phát triển hay đưa ra những
quyết sách tối ưu. Có lẽ đây là một vấn đề quan trọng nhất, ảnh hưởng đến mọi vấn đề
khác và nó đã tạo ra sự lúng túng, không biết “xử lý thề nào cho phải” các bức xúc của
xã hội về giáo dục.
§ 2. Mô hình hệ thống về giáo dục
Đã có rất nhiều nỗ lực của ngành giáo dục cũng như những người có tâm huyết nhằm
giải quyết các vấn đề tồn tại và đưa giáo dục vào quỹ đạo phát triển. Tuy nhiên hầu hết
các đóng góp được nêu đều chưa xuất phát từ một cách nhìn hệ thống, từ những mối quan
hệ biện chứng phức tạp, nhiều tầng - nhiều lớp và do vậy sẽ khó có được giải pháp tối
ưu cho giáo dục. Nói chung, chúng vẫn là dựa vào các phương pháp tư duy sau:
- Kinh nghiệm chủ nghĩa, nhìn nhận vấn đề không trong tính tổng thể của nó,
“cháy đâu chữa đấy”. Đây chính là nguyên nhân tạo ra sự lúng túng, “rối như gà mắc
tóc” của Bộ GD&ĐT thời gian qua.
- Tư duy tuyến tính (liệt kê, dàn trải), không định hướng vào những điểm mấu
chốt, điểm nút của vấn đề.
- Bê đặt nguyên si các mô hình của nước ngoài mà không tính đến hoàn cảnh,
đặc thù cụ thể của Việt Nam. Nguyên tắc khá phổ biến của loại ý kiến này là theo kiểu:
các nước tiên tiến họ làm như vậy thì ta cũng phải làm như vậy.
Để giải quyết những bất cập của giáo dục việc quan trọng hàng đầu là phải tìm
được những nguyên nhân gốc, nguồn gốc tạo ra chúng. Chỉ có như vậy mới có thể xác
định được hướng thoát cho nó.
Giáo dục là một hệ thống cực kỳ phức tạp. Để có được một giải pháp tối ưu, tổng
thể cho giáo dục cần phải có những nghiên cứu công phu. Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra
một mô hình và cách tiếp cận cho phép nhìn nhận vấn đề, xác định các mối quan hệ
nhân quả đa tầng, đa lớp và từ đó tìm ra những nguyên nhân chính của các bất cập
trong giáo dục. Mục tiêu của chúng tôi chỉ giới hạn trong việc tạo ra phương pháp luận
với tư cách là một phương tiện giúp ích cho các nhà giáo dục trong việc nghiên cứu và
tìm lối ra cho giáo dục Việt Nam.
Mô hình được cấu tạo từ các bộ phận cấu thành và các mối quan hệ tương tác đa
chiều (sơ đồ H1).
1. Các bộ phận cấu thành
- Mô hình bao gồm 3 lớp, lớp ngoài cùng là các hệ thống: chính trị, kinh tế, văn
hóa-xã hội và giáo dục. Giáo dục nằm trong môi trường xã hội, vừa chịu tác động trực
tiếp từ ba hệ thống nói trên, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi môi trường xã hội, môi
trường được xác định bởi chính các hệ thống đó.
- Về phần mình Giáo dục được cấu tạo bởi các hệ thống: nhà trường-giáo viên-
học sinh và hệ thống quản lý giáo dục. Hệ thống giáo dục được nhúng trong môi
trường giáo dục.
- Cốt lõi của mô hình (giáo dục) là con người với tư cách là những cá thể xã hội
với những dị biệt của nó.
19
Hình 1. Mô hình tương tác của hệ thống giáo dục.
2. Tương tác giữa các bộ phận
- Về nguyên tắc, tất cả các bộ phận thành phần, cùng hay khác lớp, đều có tác động và
ảnh hưởng đến nhau. Đây là các mối quan hệ đa chiều. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nghiên cứu
các mối quan hệ tương tác đứng từ mục tiêu nghiên cứu các ảnh hưởng đến giáo dục. Có thể
phân biệt các loại ảnh hưởng thành trực tiếp-gián tiếp, chính-phụ, xuôi và ngược chiều.
- Ảnh hưởng là trực tiếp khi một bộ phận tác động trực tiếp đến bộ phận khác. Ví
dụ việc hệ thống chính trị có thể tác động trực tiếp đến giáo dục thông qua các quyết
định có ảnh hưởng trực tiếp đến nó. Ảnh hưởng là gián tiếp khi một hệ thống tác động
đến hệ thống khác thông qua các bộ phận trung gian. Để tạo ra ảnh hưởng đến bộ phận
cuối cần hình thành chuỗi các tác động. Chuỗi tác động này còn có thể lặp đi lặp lại và
tạo ra vòng ảnh hưởng. Một ví dụ về ảnh hưởng gián tiếp là sự thay đổi của hệ thống
kinh tế sẽ tạo ra ảnh hưởng đến văn hóa và từ đó là đến môi trường xã hội/môi trường
giáo dục và cuối cùng là đến thầy, trò, nhà trường và hệ thống quản lý giáo dục.
- Các tác động được phân thành chính và phụ. Nếu tác động chính có khả năng tạo
ra những thay đổi đáng kể của đối tượng chịu tác động thì ảnh hưởng của các tác động
phụ nhiều khi không rõ ràng. Tuy nhiên, những tác động phụ này vẫn có thể gây ra
những hiệu ứng không lường trước đối với giáo dục. Việc ra chính sách nhà nước về
giáo dục sẽ tạo ra ảnh hưởng trực tiếp, đáng kể đối với giáo dục, còn ảnh hưởng của nhà
trường đến hệ thống quản lý giáo dục sẽ là không rõ ràng và thuộc lớp ảnh hưởng phụ.
- Các tác động còn được phân thành xuôi và ngược chiều. Tác động là xuôichiều
nếu nó hướng từ nguồn nguyên nhân tạo ra hiện tượng giáo dục. Tác động là ngược
chiều khi hệ thống bị tác động phản ứng lại những hệ thống tác động lên nó. Hiện
tượng học sinh đua nhau chọn một số truờng hay ngành cụ thể có thể giải thích bởi các
tác động xuôi chiều của thị trường đến nhu cầu nhân lực và cuối cùng là định hướng
nghề nghiệp của học sinh. Việc nhà trường cho ra các sản phẩm kém chất lượng đã góp
20
phần tạo ra sự yếu kém của kinh tế, sự bất cập của nguồn nhân lực là những ảnh hưởng
nguợc của hệ thống giáo dục đối các hệ thống chính trị-kinh tế-văn hóa.
Vì mục tiêu đặt ra là nghiên cứu các hiện tượng giáo dục nên việc nghiên cứu dãy
tác động cũng phải tuân theo mục đích này. Tùy theo từng hệ thống giáo dục hay vấn
đề cụ thể mà sẽ phải nghiên cứu và xác định các tác động cần thiết. Sơ bộ có thể đưa ra
một số dãy tác động có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đối với mọi hệ thống giáo dục:
- Chính trị/ kinh tế/ văn hóa → giáo dục.
- Chính trị/ kinh tế/ văn hóa → môi trường xã hội/môi trường giáo dục →
giáo dục.
- Chính trị → kinh tế/ văn hóa → giáo dục.
- Môi trường xã hội → con người → thầy trò.
- Giao lưu, hội nhập với thế giới → chính trị/ kinh tế/ văn hóa/ môi trường xã
hội → giáo dục.
- Giao lưu, hội nhập với thế giới → môi trường xã hội → giáo dục.
- Con người → giáo viên/ học sinh.
- Hệ thống quản lý giáo dục → nhà trường/ giáo viên/ học sinh.
- v.v...
3. Vị trí, vai trò của các hệ thống con cấu thành
a) Hệ thống chính trị đóng vai trò trung tâm trong ba hệ thống trụ cột tạo nên môi
trường xã hội (tâm lý-nhận thức xã hội, luật pháp, kinh tế, văn hóa…). Nó có ảnh
hưởng quyết định trong việc tạo “hình mẫu” và bản chất của hệ thống giáo dục. Ngoài
việc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xác định mục tiêu, quy mô, mô hình hệ thống
giáo dục giáo dục và các thuộc tính quan trọng khác nó còn thông qua tác động đến
kinh tế, văn hóa để tạo ra môi trường xã hội mà từ đấy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giáo
dục. Có thể nói không quá là chính trị có vị trí tối hậu, và là nhân tố quyết định trong
việc tạo ra hình hài của hệ thống giáo dục. Sự thay đổi của hệ thống chính trị sẽ dẫn
đến thay đổi của giáo dục (cũng như kinh tế văn hóa-xã hội). Ngược lại sự phát triển,
biến đổi của giáo dục cũng như kinh tế, xã hội cũng sẽ ảnh hưởng đến chính trị. Như
vậy, những quá trình tương tác này là đa phương và lập lại theo nhiều vòng. Việc
nghiên cứu hệ thống chịnh trị và đưa ra những nhóm thuộc tính đặc trưng chính sẽ cho
phép xác định những khuôn mẫu ảnh hưởng của nó đến các bộ phận cấu thành khác nói
chung cũng như đến hệ thống giáo dục nói riêng.
b) Hệ thống kinh tế: hình thái, khuôn mẫu của hệ thống kinh tế được xác định bởi
hệ thống chính trị. Tuy nhiên kinh tế cũng tác động lại một cách mạnh mẽ đến hệ thống
chính trị và các bộ phận cấu thành khác. Một mặt nó ảnh hưởng đến môi trường xã hội
và qua đó ảnh hưởng đến giáo dục, nhưng mặt khác nó cũng tác động trực tiếp đến giáo
dục. Kinh tế vừa là nhà tài trợ vừa là người đặt hàng của giáo dục. Nó là nguồn lực tạo
ra tài chính để nuôi bộ máy, nhân viên cũng như đảm bảo các nhu cầu khác về vật chất
của ngành giáo dục. Và cũng chính kinh tế là người đặt hàng và là nơi sử dụng các sản
phẩm của giáo dục. Khi nói một hệ thống giáo dục sút kém là nói đến việc học sinh sau
khi tốt nghiệp không có khả năng đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế. Có
thể kể ra rất nhiều ví dụ về ảnh hưởng của kinh tế đến giáo dục. Chẳng hạn việc chuyển
từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thì trường sẽ dẫn đến việc thay đổi nhận thức của xã
hội, thước đo giá trị và bản chất mối quan hệ thầy-trò. Nếu như trước đây tri thức là tài
sản của xã hội và nhà nước có trách nhiệm bao cấp hoàn toàn cho giáo dục thì ngày nay
trước khi là tài sản của xã hội, nó còn là tài sản và là phương tiện để mưu sinh của mỗi
21
cá nhân. Do vậy, ngoài việc hỗ trợ của nhà nước, người dân phải tham gia đóng góp
hay bỏ tiền mua. Tri thức đã không còn là món quà biếu không. Nếu như trong quá khứ
người thầy có giá trị tuyệt đối, thiêng liêng đối với trò (“nhất tự vi sư, bán tự vi sư”) thì
ngày nay, dù muốn hay không hình ảnh ấy cũng bị thay đổi. Việc thương mại hóa giáo
dục ít hay nhiều đã biến quan hệ thầy - trò thành quan hệ người bán – kẻ mua. Từ
những biến đổi mang tính bản chất này, chắc chắn sẽ xuất hiện những vấn đề phát sinh
cho giáo dục. Mỗi nền kinh tế sẽ có những đặt hàng và định hướng riêng của mình cho
giáo dục. Việc chuyển từ kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường đã tao ra
những thay đổi lớn của hệ thống giáo dục, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi, khi
cái cũ còn còn mạnh, cái mới chưa ổn định.
c) Văn hóa-xã hội là một trong những hệ thống có ảnh hưởng to lớn đến giáo dục.
Có thể ví văn hóa như cái hồn của một xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng giáo dục. Nó vừa
tạo ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục, vừa ảnh hưởng gián tiếp thông qua kinh tế và
chính trị. Cũng là nền kinh tế thị trường, cũng là nhà nhà nước XHCN nhưng chúng
mang những sắc thái riêng của Việt Nam, chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống, văn
hóa. Nói đến văn hóa phải nói đến hai mặt. Một bên là những yếu tố truyền thống và có
giá trị bền vững. Chúng là sản phẩm đã qua thử thách của lịch sử và ngấm sâu vào tâm
thức của mỗi con người cũng như hệ thống giáo dục. Mặt khác của văn hóa là những
yếu tố mới, kết quả của quá trình phát triển xã hội cũng như giao lưu-hội nhập với nền
văn hóa thế giới. Ngày nay, khi quá trình hội nhập, toàn cầu hóa trở nên mạnh mẽ, đặc
biệt là sự xuất hiện internet và những tiến bộ của cách mạng tin học, con người càng
trở nên gần gũi và hiểu biết nhau hơn. Thậm chí đã xuất hiện nền văn hóa internet và
những loại hình văn hóa phi quốc gia. Tốc độ giao lưu đến chóng mặt này đã tạo ra
những ảnh hưởng sâu sắc đối với môi trường xã hội cũng như giáo dục. Nếu không
nhận thức được về khả năng ảnh hưởng của chúng các nhà giáo dục sẽ dễ bị động đối
với những biến đổi không lường trước được.
Cả ba hệ thống nói trên ảnh hưởng, ràng buộc lẫn nhau và tạo nên môi trường xã
hội. Môi trường xã hội phản ánh các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội và có
liên quan đến giáo dục: môi trường pháp luật, đạo đức-tâm lý xã hội, sự quan tâm của
nhà nước-xã hội đến giáo dục… Những yếu tố này nuôi dưỡng và gây ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường giáo dục và hệ thống giáo dục.
d) Nhà trường-giáo viên-học sinh và hệ thống quản lý giáo dục là các bộ phận
thành phần tạo nên hệ thống giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là tạo ra những
sản phẩm có ích cho xã hội. Do vậy, đối tượng trung tâm mà giáo dục phải hướng đến
là học sinh. Tuy nhiên, để tạo ra những sản phẩm giáo dục chất lượng cao thì vai trò
của giáo viên, nhà trường và hệ thống quản lý là vô cùng quan trọng. Tất cả các bộ
phận này ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Không có thầy tốt thì không có trò giỏi.
Môi trường học tập không lành mạnh, tâm thế của thầy và trò chắc chắn sẽ bị ảnh
hưởng. Muốn có “Trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò” thì cũng không thể thiếu
được một hệ thống quản lý giáo dục tiên tiến. Tất cả hệ thống này chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi môi trường giáo dục. Một môi trường giáo dục không lành mạnh, tha hóa sẽ
ảnh hưởng không nhỏ đến giáo viên, học trò và cán bộ giáo dục. Ngược lại một môi
trường lành mạnh sẽ là nguồn tác động cho sự phát triển của giáo duc.
e) Con người. Trong mọi hệ thống xã hội, con người bao giờ cũng chiếm một vị
trí trung tâm. Không thể có một nền giáo dục tốt nếu nền giáo dục đó không vì con
người và dựa vào con người. Con người ở đây được hiểu là con người xã hội với những