LỜI MỞ ĐẦU
Gần 70% dân số Việt Nam là dân số ở nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất
truyền thống, ít sử dụng máy móc và công nghệ mới. Hiện nay nước ta đang tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng trong phát
triển kinh tế cũng như giải quyết phần lớn nguồn lao động ở nông thôn. Do đó, đầu tư
vào nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất cần thiết. Sự đầu tư này không chỉ tác
động tới ngành nông nghiệp mà còn tác động tới tất cả các ngành trogn nền kinh tế.
Trong thời gian qua các nguồn vốn dành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đã
mang lại những lợi ích to lớn trong đó phải kể đến nguồn vốn ODA. Các chương
trình, dự án ODA đẫ mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cho nhiều vùng đặc biệt là
vùng sâu, vung xa. Tuy nhiên việc quản lý nguồn vốn ODA còn nhiều bất cập cần
phải giải quyết.
Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Thực trạng thu hút và sử
dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các tỉnh Miền Trung”.
Những nội dung cụ thể của đề tài được trình bày và phân tích qua hai phần
sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về nguồn vốn ODA
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào NN&PTNT các tỉnh Miền Trung
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA
vào nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Miền Trung
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về nguồn vốn ODA
1.1 Vài nét về nguồn vốn ODA
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại ODA:
1.1.1.1 Khái niệm ODA:
- Sự hình thành ODA trên thế giới:
Sau đại chiến thế giới lần thứ II, các nước công nghiệp phát triển đã thỏa thuận
vì sự trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi
cho các nước đang phát triển. Tháng 7 năm 1944, tại Bretton Woods bang Hampshire
(Hoa Kỳ), Hội nghị tài chính tiền tệ đã ra quyết định thành lập tổ chức tài chính
Quốc tế – Ngân hàng thế giới ( WB ). Mục tiêu của WB là thúc đẩy phát triển kinh tế
và tăng trưởng phúc lợi của các nước với tư cách là một tổ chức trung gian tài chính,
một ngân hàng thực sự với hoạt động chủ yếu là đi vay theo các điều kiện thương mại
bằng cách phát hành trái phiếu để rồi cho vay tài trợ và đầu tư tại các nước. Và thông
qua kế hoạch Marshall thưc hiện viện trợ ồ ạt cho các nước Tây Âu với tên gọi là
khoản “ hỗ trợ phát triển chính thức” nhằm phục hối nền kinh tế Châu Âu sau chiến
tranh thế giới thứ II.
- Khái niệm ODA:
Hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) là khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ
có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi cho các chính phủ, các tổ chức phi Chính Phủ
(NGO), các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc (UN), các tổ chức tài chính quốc
tế dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các
quốc gia đó phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội.
Như vậy, cùng với tín dụng thương mại ngân hàng, tín dụng tư nhân, đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) thì ODA là một trong những dòng vốn chủ yếu chảy vào
các nước đang và chậm phát triển.Các dòng vốn quốc tế này có những mối quan hệ
rất chặt chẽ với nhau.Nếu một nước không nhận được mức ODA đủ nức cần thiết đế
cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội thì khó có cơ hội để thu hut vốn FDI cũng như
vay vốn tín dụng khác để mở rộng kinh doanh.Nhưng ngược lại chỉ dừng lại ở việc
tìm kiếm ODA mà không tìm cách thu hút các nguồn vốn FDI và các nguồn vốn tín
dụng khác thì không có điều kiện tăng trưởng nhanh sản xuất và dịch vụ, sẽ không có
đủ thu nhập để trả nợ lại vốn ODA.
1.1.1.2. Đặc điểm của ODA
Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi.
Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn (chỉ trả
lại chưa trả nợ gốc).Đây cũng chính là một sự ưu đãi dành cho nước vay.
Thông thường, ODA có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ).
Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. “Thành tố hỗ trợ
được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh mức lãi suất
viện trợ với mức lãi suất thương mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tín dụng thương
mại trong tập quán quốc tế.
Tính ưu đãi của ODA còn được thể hiện đó là nó chỉ dành riêng cho các nước
đang và chậm phát triển vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các
nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp. Nước có bình
quân đầu người càng thấp thì thường được tỉ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA
càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. Khi các nước
này đạt trình độ phát triển nhất định qua ngưỡng đói nghèo thì sự ưu đãi này sẽ giảm
đi.
- Mục tiêu sử dụng ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và
phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp ODA và bên nhận
ODA.
Thông thường, các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên
riêng của mình và đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi
theo từng giai đoạn cụ thể. Do đó, nắm được hướng ưu tiên và tiềm năng cảu các
nước, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết. Về thực chất, ODA là sự chuyển
giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại một phần tổng sản phẩm quốc dân trong những
điều kiện nhất định. Như vậy, nguồn gốc thực chất của ODA chính là một phần của
GNP các nước giàu được chuyển sang các nước nghèo. Do vậy, ODA rất nhạy cảm về
mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của dư luận xã hội nước cung cấp cũng như tiếp
nhận ODA.
Thứ hai, ODA mang tính chất ràng buộc.
ODA có thể ràng buộc nước nhận viện trợ về địa điểm, cách thức chi tiêu.
Ngoài ra, mỗi nước cung cấp viện trợ đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các
ràng buộc này rất chặt chẽ với nước nhận.
Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng tính hai mặt của nó là tính ưu đãi cho nước
tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Vốn ODA luôn có tính ràng buộc về chính trị.
Các nước viện trợ sẽ không quên dành được lợi ích cho nước mình vừa gây
ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tư vấn vào nước tiếp
nhận viện trợ. Ví dụ: BỈ, Đức, Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua
bằng hàng hóa và dịch vụ của nước mình. Canada yêu cầu cao nhất tới 65%. F Còn
Thụy Sỹ yêu cầu 7.1%; Hà Lan 2.2%, hai nước này được coi là những nước có tỉ lệ
ODA yêu cầu phải mua hàng hóa dịch vụ của nhà tài trợ thấp. Đặc biệt New Zealand
không đòi hỏi phải tiêu thị hàng hóa, dịch vụ của họ.
Kể từ khi ra đời đến nay, viện trợ luôn luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn
tại song song đó là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở những nước đang
phát triển và tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ.
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh nặng nợ.
Khi mới bắt đầu tiếp nhận ODA, do tính chất ưu đãi của nguồn vốn ODA nên
gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước do sử dụng ODA chưa có
hiệu quả có thể chỉ tạo ra gánh nặng nhất thời, nhưng sau đó một thời gian lại lâm
vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn
ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong
khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu để thu ngoại tệ. Vì vậy, trong khi hoạch định
chính sách sử dụng ODA phải phối hợp các loại nguồn vốn với nhau để tăng
cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
1.1.1.3. Phân loại ODA
Có các cách phân loại ODA sau đây:
* Theo tính chất tài trợ, ODA bao gồm:
- Viện trợ không hoàn lại: là các khoản cho không, nước nhận viện trợ không
có nghĩa vụ hoàn trả lại.
- Viện trợ có hoàn lại: các khoản vay ưu đãi.
- Viện trợ hỗn hợp: gồm một phần cho không, phần còn lại thực hiện theo hình
thức tín dụng (có thể tín dụng ưu đãi hoặc tín dụng thương mại).
* Theo mục đích sử dụng, ODA bao gồm:
- Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng kinh tế xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản cho vay ưu đãi.
- Hỗ trợ kĩ thuật: là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công
nghệ, xây dựng năng lực,… loại viện trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.
* Theo điều kiện, ODA bao gồm:
- ODA không ràng buộc nước nhận: việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng
buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng nào.
- ODA có ràng buộc nước nhận:
+ Bởi nguồn sử dụng: việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hay dịch vụ
bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước sở hữu tài trợ hoặc
kiểm soát.
+ Bởi mục đích sử dụng: chỉ sử dụng ODA cho một số lĩnh vực nhất định hoặc
một số dự án cụ thể.
- ODA có thể ràng buộc một phần: một phần chịu ràng buộc, phần còn lại
không chịu bất cứ sự ràng buộc nào.
* Theo đối tượng sử dụng, ODA được chia thành:
- Hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ
thể, có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kĩ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay
ưu đãi.
- Hỗ trợ phi dự án:
+ Hỗ trợ trả nợ: giúp thanh toán các khoản nợ quốc tế đến hạn.
+ Viện trợ chương trình: là khoản ODA dành cho mục đích tổng quát với thời
gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như
thế nào?
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc hỗ trợ
hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu.
* Theo nhà cung cấp ODA được chia thành:
- ODA song phương: là ODA của một chính phủ tài trợ trực tiếp cho một
chính phủ khác.
- ODA đa phương: là ODA của nhiều chính phủ cùng đồng thời tài trợ, thường
được thực hiện qua các tổ chức quốc tế.
- ODA của tổ chức phi chính phủ (NGO)
1.1.2 Tình hình chung về ODA trên thế giới
Trên thế giới việc cung cấp ODA thực chất đã được tiến hành từ nhiều thập kỉ
trước đây, bắt đầu bằng kế hoạch Marshall của Mỹ viện trợ cho các nước Tây Âu sau
chiến tranh thế giới thứ hai. Tiếp đó, tại hội nghị Colombo đã hình thành nên những ý
tưởng và nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển.
Một sự kiện quan trọng nữa là ngày 14/12/1960, tại Paris đã ký thỏa thuận
thành lập tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD). Theo đó, với 20 nước thành
viên ban đầu, tổ chức này đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp ODA song
phương và đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra
những ủy ban chuyên môn, trong đó có Ủy Ban hỗ trợ phát triển (DAC) nhằm giúp
các nước đang phát triển kinh tế nâng cao hiệu quả đầu tư. Và kể từ năm 1960 đến
nay, ODA được coi là khoản tài trợ quốc tế ưu đãi cho các nước chậm và đang phát
triển. Các khoản ODA phần lớn được cung cấp bởi thành viên DAC, chiếm khoảng
95% tổng số ODA thế giới. Ngoài ra các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng tham gia
vào việc cung cấp ODA trên thế giới.
Trong suốt giai đoạn 2000-2006, tổng nguồn vốn ODA của các nước DAC đạt
bình quân gần 56 tỷ USD, thấp nhất năm 1997 (gần 47 tỷ USD) và đạt cao nhất vào
năm 2008 (gần 68.5 tỷ USD).Tuy có một số biến động như vậy nhưng nhìn chung giá
trị tuyệt đối ODA toàn cầu không thay đổi nhiều và không đủ đáp ứng nhu cầu ngày
càng gia tăng của các nước tiếp nhận.
Trong thời gian 2006-2009, khối lượng viện trợ dành cho Châu Á chiếm trung
bình khoảng 30% ODA toàn cầu. Nhìn vào thực tế sử dụng cho thấy, ODA không
phải luôn có hiệu quả đối với bất kì quốc gia nào, bất kỳ lĩnh vực nào. Trong khi đó
ODA mang lại gánh nặng nợ nần khó trả cho một số nước nhất là Châu Phi. Một
trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do hệ thống quản lý ODA yếu kém và tính tự
chủ thấp.
* Những xu hướng mới của ODA trên thế giới trong thời đại ngày nay:
Trong thời đại ngày nay, ODA đang vạn động theo những sắc thái mới. Đây
cũng là một trong những nhân tố tác động tới việc thu hút dòng vốn ODA. Bởi vậy
nắm bắt được những xu thế này là điều rất cần thiết cho các nước nhận tài trợ.
Thứ nhất là vấn đế môi trường đang là trọng tâm ưu tiên của nhiều nhà tài trợ.
Ngày càng có sự nhất trí cao giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ về vấn đề
bảo vệ môi trường. Nhật Bản đã coi vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những
lĩnh vực ưu tiên trong chính sách viện trợ của mình. Căn cứ vào những diễn biến gần
đây về vấn đề môi trường, Ngân hàng phát triển Châu Á đã điều chỉnh chính sách ưu
tiên cho bảo vệ môi trường của mình, tập trung giải quyết những thách thức về môi
trường trong thời đại ngày nay, cải thiện môi trường sống vì sự phát triển lâu bền.
Thứ hai là vấn đề “phụ nữ trong phát triển” (Women in Development- WID)
thường xuyên được đề cập tới trong chính sách ODA của nhiều nhà tài trợ.
“ Phụ nữ trong phát triển” là một quan điểm đề cao vai trò của phụ nữ và
khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động phát triển. Việc tạo ra các cơ hội cho
phụ nữ phát triển nói chung và nâng cao thu nhập của họ nói riêng sẽ dẫn tới cải thiện
mức sống, giảm tỉ lệ đói nghèo và duy trì tăng trưởng ổn định. Ngay từ tháng 7/1985,
ADB đã đưa ra vấn đề nâng cao vai trò người phụ nữ trong phát triển thành mục tiêu
chiến lược trong hoạt động của mình. Tư tưởng chủ đạo trong các dự án của ADB là
“ nâng cao vị trí của phụ nữ trong hoạt động kinh tế xã hội và đảm bảo sự phát triển
của họ trong sự phát triển chung”.
Thứ ba, mục tiêu và yêu cầu của nhà tài trợ ngày càng cụ thể, tuy nhiên ngày
càng có sự nhất trí cao giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ về một số mục tiêu.
Với mỗi khoản ODA cung cấp ODA cho các nước nghèo, các nhà tài trợ đều
đưa ra những mục tiêu và yêu cầu ngày càng cụ thể hơn. Với những mục tiêu và yêu
cầu cụ thể này nó sẽ tạo ra sự ràng buộc càng chặt chẽ và nhà tài trợ của mình sẽ đạt
được mục đích ở mức cao nhất. Các mục tiêu đạt được sự nhất trí ngày càng cao giữa
nhà tài trợ và nước nhận viện trợ là:
- Tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế
- Xóa đói giảm nghèo
- Bảo vệ môi trường
- Hỗ trợ khai thác tiềm năng sẵn có và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.
Thứ tư, nguồn vốn ODA tăng chậm.
Các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB đang phải đương đầu với những
khó khăn về nguồn vốn do phần góp vốn hạn hẹp của một số nước thành viên.
Tình trạng một số nước nghèo mắc nợ nhiều, khả năng hấp thụ ODA của nhiều
nước tiếp nhận còn hạn chế, thiếu chủ động trong thu hút viện trợ… cũng là một
trong những nguyên nhân làm nguội “nhiệt tình” của các nhà tài trợ. Ngoài ra,
trên thế giới đã xuát hiện những quan điểm mới tiến bộ hơn là quan tâm nhiều
hơn đến hiệu quả sử dụng vốn ODA chứ không phải quan tâm tới số lượng ODA
được cung cấp. Bởi vậy, thêm một lý do nữa để các nhà tài trợ trân trọng hơn
trong việc mở “hầu bao” của mình. Mặt khác, hiện nay ở nhiều nước người dân
muốn Chính Phủ cắt giảm bớt viện trợ để tập trung giải quyết những vấn đề kinh
tế xã hội trong nước.
Thứ năm, cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong việc thu hút vốn
ODA đang tăng lên.
ODA đang là đối tượng cạnh tranh gay gắt trong các ưu tiên phân phối
ODA, nguyên nhân là do:
- Quốc tế đang đặt ra trách nhiệm giúp đỡ các nước đang phát triển giải
quyết các vấn đề môi trường toàn cầu như sự thay đổi khí hậu, bảo vệ tầng Ozon,
bảo vệ sinh thái, bảo vệ nguồn nước. Vì vậy, các nước muốn nhận được viện trợ
phải cạnh tranh để nhận được sự giúp đỡ này vì cung cấp ODA nhỏ hơn nhu cầu
về vốn rất nhiều. Hơn nữa, vốn ODA dành cho các vấn đề môi trường có một tỷ
trọng lớn thường là viện trợ không hoàn lại nên các nước đều muốn nhận được sự
ưu đãi này.
- Gần đây trên thế giới xuất hiện một loạt những vấn đề mà việc giải quyết
nó cần đến những khoản ODA khẩn cấp như: khắc phục hậu quả chiến tranh vùng
vịnh, xung đột sắc tộc ở Châu Phi, khắc phục hậu quả của thiên tai…
1.1.3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước
đang phát triển
Thứ nhất, ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nước đang
phát triển
Một trong những trở ngại lớn nhất mà các nước nghèo gặp phải trong quá trình
công nghiệp hóa là vốn đầu tư. Trong điều kiện hiện nay, với những thành tựu mới
của khoa học công nghệ, các nước không chỉ bằng khả năng tích lũy trong nước mà
còn kết hợp với vận dụng khả năng của thời đại. Bên cạnh nguồn vốn huy động trong
nước, còn có thể huy động nguồn vốn nước ngoài. Đối với các nước đang phát triển,
khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là nguồn tài chính quan trọng, nhiều
nước đã tiếp thu một lượng vốn ODA khá lớn như một lượng bổ sung khá lớn cho
phát triển.
Thứ hai, ODA giúp cho các nước đang phát triển tiếp thu những thành tựu
khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực
Những lợi ích quan trọng mà nguồn vốn ODA mang lại cho nước nhận tài trợ
là công nghệ, kĩ thuật hiện đại, kĩ thuật chuyên môn và trình độ quản lí tiên tiến.
Ngoài ra các nhà tài trợ còn ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng
rằng việc phát triển của một quốc gia có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn
nhân lực. Đây chính là những lợi ích căn bản lâu dài đối với nước nhận tài trợ. Nhật
Bản được biết đến là nước đứng đầu thế giới về cung cấp ODA. Hợp tác kĩ thuật của
Nhật Bản là một ví dụ minh họa điển hình về vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức
trong việc giúp các nước đang phát triển tiếp thu những thành tựu khoa học hiện đại,
công nghệ tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực. Hợp tác kĩ thuật được coi là một bộ
phận quan trọng trong ODA của Nhật Bản và được Chính Phủ Nhật Bản đặc biệt coi
trọng.
Thứ ba, ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
Dân số tăng nhanh, sản xuất tăng chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài chính
kém hiệu quả, các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Phi đang vấp phải
khó khăn về kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày
càng tăng. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng hoàn thiện cơ cấu
kinh tế bằng cách phối hợp với WB, Quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức quốc tế khác
để tiến hành điều chỉnh cơ cấu. Chính sách này có xu hướng là chuyển chính sách
kinh tế Nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính sách khuyến khích nền kinh tế
phát triển theo định hướng phát triển kinh tế khu vực tư nhân. Thế giới đã thừa nhận
sự cần thiết của loại hình viện trợ này đối với các nước đang phát triển và Nhật Bản
cũng chú trọng tới loại hình này.
Thứ tư, ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng
đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang phát triển
Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một
nước trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lời của vốn đầu tư tại nước đó.
Việc đầu tư của Chính Phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng mới các
cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm làm cho môi
trường đầu tư hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng rất
lớn, trong nhiều trường hợp các nước đang phát triển cần phải dựa vào nguồn vốn
ODA để bổ sung cho vốn đầu tư hạn hẹp từ ngân sách nhà nước. Như vậy, muốn thu
hút được vốn đàu tư trực tiếp nước ngoài thì cần phải có một môi trường đầu tư thuận
lợi và hấp dẫn.
1.2. Sự cần thiết của ODA đối với phát triển Nông nghiệp nông thôn các tỉnh
Miền Trung
1.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư
Ở nhiều nước trong đó có Việt Nam, thực tế đã khẳng định rằng khi cơ sở hạ
tầng nông thôn được cải thiện sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và mang lại lợi ích
kinh tế cho nông dân, việc cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản như y tế,
giáo dục, tăng cường trao đổi mua bán, mang lại thêm nhiều cơ hội tạo thêm thu
nhập phi nông nghiệp và giảm áp lực lên những vùng nhạy cảm và sinh thái. Ngoài
ra, mối liên hệ giữa nghèo đói và cơ sờ hạ tầng nông thôn yếu kém cũng được minh
chứng rõ ràng qua thực tế. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác có
cùng tình trạng cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, tỉ lệ nghèo rõ ràng cao hơn hẳn
những nước có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh gồm mạng lưới đường giao thông, hệ thống
thủy lợi, hay trạm cấp nước sạch và các chợ… được xây dựng để thúc đẩy giao lưu
buôn bán. Sự đóng góp của cơ sở hạ tầng nông thôn trong xóa đói giảm nghèo đã
được minh chứng qua những thành quả của dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn
(RISP) do ADB tài trợ trong những năm 1998-2004. Các báo cáo đánh giá và kết thúc
dự án cho thấy tỉ lệ nghèo trong vùng có tiểu dự án giảm đáng kể và một trong số
những lợi ích khác đó chính là thu nhập hộ gia đình tăng bình quân trên 40%.
Kết quả khảo sát hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ở các tỉnh Miền Trung
khẳng định rằng:
- Đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng nông thôn là một yêu cầu bắt buộc.
- Nhiều cơ sở hạ tầng hiện nay cần được cải tạo nâng cấp
- Ở các tỉnh Miền Trung, tỉ lệ đường giao thông cấp huyện đã được trải nhựa
hoặc thảm bê tông là tương đối thấp và hươn 1/3 dân số nông thôn chưa có nước sạch
để sử dụng.
Khi các cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện thì nó sẽ mang lại những lợi
ích tổng thể cho dân cư đó là:
- Tăng khả năng đưa hàng hóa ra chợ và mở rộng sản xuất nông nghiệp.
- Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và các công trình công ích như
trạm y tế và trường học.
- Tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế và các nguồn thu
nhập.
- Tăng cường sự tham gia của người nghèo vào các hoạt động kinh tế, giảm tỉ lệ
nhiễm bệnh do sử dụng nguồn nước không an toàn và một số bệnh tật khác.
- Thúc đẩy giao lưu buôn bán và trao đổi thông tin.
- Góp phần trong công tác xóa đói giảm nghèo
Qua đó ta thấy rằng, xây dựng và tái thiết cơ sở hạ tầng nông thôn là một điều
hết sức cần thiết. Nhưng để có thể thực hiện được nhiệm vụ này quả là rất khó khăn
và cần thềm sự giúp đỡ của các nguồn lực bên ngoài cụ thế ở đây là nguồn vốn hỗ trợ
chính thức (ODA).
Bảng 1: Tóm tắt hiện trạng cơ sở hạ tầng nông thôn ở các tỉnh Miền Trung năm 2009
Tỉnh ĐVT
Thanh
Hóa
Nghệ
An
Hà
Tĩnh
Quảng
Bình
Quảng
Trị
TT.
Huế
Quảng
nam
Quảng
Ngãi
Kon
tum
Bình
Định
Phú
Yên
Ninh
Thuận
Tổng chiều dài Km 2.082 3.670 648 700 628 1.151 1.277 530 280 614 264
Đường đất % 78 94 75 54 75 68 46 98 84
Đường NT xã
Tổng chiều dài Km 4.477 7.593 1.508 2.800 3.301 1.695 2.051 1.400 3.450 1.042 240
Đường sắt % 92 84 79 86 90 79 59 94 98
Thủy lợi
Tổng dt canh tác Ha* 1000 482 207 117 67 95 52 111 103 968 199 120 70
Tổng dt trồng lúa Ha*1000 252 99 99 48 47 50 56 41 11 112 37 18
DT cần khôi phục
nâng cấp
Ha*1000 237 79 65 22 2 31 2.2 16
Bảo vệ bờ sông
Tổng chiều dài bờ
song
Km 1.008 298 356 286 115.6 200 72 220 2.1 9.8
Chiều dài đê sông cần
cải tạo
Km 900 165 356 286 89.3 200 72 220 2.1 9.8
Nguồn: số liệu do các tỉnh cung cấp
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ cho giai đoạn 2006-2010
đặt ra ba kết quả cho mục tiêu năm năm đó là:
• Tăng trưởng- thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đưa đất nước ra khỏi tình
trạng chậm phát triển một cách nhanh chóng nhưng bền vững ( đạt mức thu nhập
bình quân theo đầu người một năm từ 950 USD đến 1000 USD vào năm 2010 )
• Phát triển xã hội – cải thiện đáng kể cuộc sống tinh thần , văn hóa và vật
chất của con người
• Quản lý nhà nước tốt- tạo nền móng cơ sở hạ tầng và thể chế nhằm thúc
đẩy quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa từng bước chuyển sang nền kinh tế tri
thức.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính Phủ tự do hóa thị trường,
phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu vào,
cải thiện chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực, tích cực đảy mạnh quá trình hội
nhập kinh tế nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Để đạt và duy
trì được tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức cao (7.5%/năm), Việt Nam cần phát triển cơ sở
hạ tầng và duy trì ở mức đầu tư thấp nhất là 35% GDP.
Đầu những năm 1980, Việt Nam là một nước nông nghiệp (80% dân số sống ở
nông thôn) và đói nghèo là tình trạng phổ biến của miền nông thôn (khi đó được đánh
giá ở mức 66.4%). Vào những năm 2008, mức đói nghèo ở nông thôn giảm xuống
còn 26.4%, trong khi đó dân số nông thôn vẫn chiếm 70% cả nước. Một trong những
nguyên nhân của những thuận lợi lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo là tốc độ
tăng trưởng mạnh của ngành nông nghiệp, ngành cung cấp các hoạt động kinh tế cho
90% số hộ nông thôn, mà một phần là do phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhưng
những thành quả của quá trình xóa đói giảm nghèo không đồng bộ trên cả nước với
mức đói nghèo 41% ở miền Bắc Trung Bộ và 33% ở vùng Tây nguyên trung bộ. Vì
vậy, mối liên hệ giữa phát triển cơ sở hạ tầng và vấn đề nghèo đói lại được thiết lập
tốt
2.2 Tình trạng nghèo đói ở Miền Trung
Ở Việt Nam, tình trạng nghèo đói ở nông thôn phụ thuộc vào khu vực địa lý và
nhóm dân tộc. Vùng Phía Bắc có tỉ lệ nghèo cao nhất cả nước (51.9%), kế đến là vùng
duyên hải Miền Trung (36.5%) nhưng đây lại là khu vực có số người nghèo cao nhất
cả nước. Thanh hóa và Nghệ An được xem là hai tỉnh có số người nghèo đông nhất
cả nước. Sự tập trung đông người nghèo ở khu vực địa lí này cũng phản ánh sự chênh
lệch giàu nghèo giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số của đất nước; khu vực nào có tỉ
lệ nghèo cao thường là nơi có đông người dân tộc thiểu số và chỉ tính riêng dân tộc ít
người tỉ lệ nghèo lên tới 69.3%.
Nghèo đói ở Việt Nam là hiện tượng phổ biến ở nông thôn, tập trung chủ yếu
ở vùng xa xôi hẻo lánh thuộc Miền Bắc và Miền Trung và phần lớn rơi vào dân tộc
thiểu số. Dân số ở khu vực Miền Trung vào khoảng 23 triệu người. Đây là một trong
những khu vực nghèo nhất của Việt Nam- có khoảng hơn 37% dân số sống dưới mức
nghèo đói. Những nguyên nhân cơ bản của đói nghèo bao gồm cả nguyên nhân về địa
lý cũng như nguyên nhân lịch sử. Ở khu vực duyên hải phía Bắc Miền trung, nhân tố
cơ bản gây ra nghèo đó là quá ít đất- mặc dù diện tích đất mỗi hộ sở hữu để trồng cây
hàng năm ở khu vực này gần bằng với các vùng khác ở Việt Nam, nhưng diện tích
trồng cây lâu năm nhỏ hơn nhiều so với các vùng miền khác (trung bình khoảng 0.03
ha so vói 0.3 ha đất lâm nghiệp. Trong tất cả các miền duyên hải Miền Trung là vùng
có diện tích đất cho mỗi hộ gia đình là nhỏ nhất, chỉ sau Đồng Bằng Sông Hồng trên
cả nước, trong khi diện tích đất lâm nghiệp trên từng hộ gia đình đã giảm một cách
đáng kể đặc biệt đối với nhũng người dân nghèo nhất. Hơn nữa, nhiều gia đình chỉ ở
trên ngưỡng nghèo đói đôi chút dễ bị tổn thương hơn cả, nhất là đối với những hộ có
rât ít đất sản xuất và sống ở những nơi thường xuyên gánh chịu thiên tai. Đây là tình
trạng mà những gia đình sống ở vùng duyên hải của cả nước, đất đai kém màu mỡ,
chỉ được sở hữu những mảnh đất nhỏ lại hay bị lũ lụt và nước biển xâm thực trong
mùa mưa bão hàng năm phải gánh chịu. Điều kiện kinh tế xã hội của Miền Trung
chịu tác động bởi hai nhân tố lịch sử. Nhân tố thứ nhất là sự tàn phá đối với môi
trường tự nhiên trong suốt thời kì chiến tranh, thuộc nửa sau thế kỉ 20 và nhân tố thứ
hai là nguồn đầu tư để phát triển kinh tế xã hội cho khu vực Miền Trung trong những
năm qua còn hạn chế do Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển hai khu vực đông dân
nhất và dễ mang lại thuận lợi hơn- là khu vực đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu
Long. Vì vậy, miền Trung còn gặp rất nhiếu khó khăn trong việc phát triển cơ sở hạ
tầng để góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Và đây chính là
tình hình chung của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và của vùng duyên hải Nam trung
bộ. Vì vậy, mọi nỗ lực cần thiết để phục vụ xóa đói giảm nghèo cần đặt trọng tâm vào
các khu vực này và những khó khăn đặc thù họ đang gặp phải.
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông thôn tại
các tỉnh Miền Trung
2.1 Tổng quan ODA vào Việt Nam
2.1.1 Tinh hình thu hút và giải ngân ODA tại Việt Nam
Trước năm 1991, nguồn viện trợ cung cấp cho Việt Nam chủ yếu là từ Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa này sụp
đổ, nguồn viện trợ cho Việt Nam bị cắt giảm nhiều và gần như không còn. Cũng
trong thời gian này, do sự cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam nên có rất ít
nước dành hỗ trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế
đối với Việt Nam vào tháng 11 năm 1993 thì một hội nghị tư vấn các nhà tài trợ
được tổ chức đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc thu hút nguồn vốn ODA,
Việc thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam sẽ được xem xét cụ thể qua phân
tích dưới đây.
• Thứ nhất, số vốn ODA cam kết cho Việt Nam trong thời gian qua tương
đối lớn và tăng qua các năm.
Sau khi nối lại mối quan hệ cộng đồng với các nhà tài trợ quốc tế ( vào tháng
11 năm 1993) Việt Nam đã liên tục nhận được những cam kết tài trợ của các nhà tài
trợ. Hiện nay có đến 51 nhà tài trợ ODA cho Việt Nam trong đó có 28 nhà tài trợ song
phương và 23 nhà tài trợ đa phương hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực ưu tiên phát
triển của Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi nhà tài trợ đều có những hiến chương và chính
sách ODA riêng, quy trình và thủ tục cũng có những điểm khác biệt, song các nhà tài
trợ đếu căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong 10 năm
2001-2010, kế hoạch 5 năm 2001- 2005, các quy hoạch và kế hoạch phát triển của
nghành và địa phương, các chương trình quốc gia, đặc biệt chú trọng đến chiến lược
xóa đói giảm nghèo… để từ đó đưa ra quyết định tài trợ.
Ngoài ra, có hơn 600 tổ chức phi chính phủ hiện đang hoạt động ở hầu hết các
địa phương trên cả nước và trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả viện trợ nhân đạo lẫn
viện trợ phát triển với trị giá khoảng 100 triệu USD/năm.
Theo số liệu thống kê, từ năm 1993 đến 2008, số vốn ODA các nhà tài trợ cam
kết cho Việt Nam là 33263.8 triệu USD, trong đó số vốn đã giải ngân là 15857 triệu
USD.
Bảng 2: ODA cam kết và giải ngân chung giai đoạn 1993-2009
Năm ODA
Cam kết
(triệu USD)
Tốc độ tăng liên
hoàn của ODA
cam kết (%)
ODA
Giải ngân
(Triệu USD)
Tốc độ tăng lien
hoàn của ODA
giải ngân (%)
1993 1860.8 - 413 -
1994 1958.7 5.26 725 75.54
1995 2311.4 18 737 1.66
1996 2430.9 5.17 900 22.12
1997 2377 -2.217 1000 11.11
1998 2186 -8.035 1242 24.2
1999 2839 29.872 1350 8.7
2000 2400 -15.463 1650 22.22
2001 2356 -1.833 1500 -9.09
2002 2461 4.457 1528 1.87
2003 2839 15.36 1442 -5.63
2004 3441 21.205 1650 14.42
2005 3803 10.52 1720 4.242
2006 4458 17.22 1785 3.78
2007 5475 22.81 2176 21.9
2008 6715 22.65 2253 3.54
2009 7835 16.68 2745 21.83
Nguồn : Bộ kế hoạch đầu tư
Qua số bảng số liệu trên ta thấy rằng vốn ODA tăng qua các năm nhưng
không đều, trung bình mỗi năm lượng vốn ODA các nhà tài trợ cam kết cho Việt
Nam vào khoảng 2.4 tỷ USD, đây là mức cam kết khá cao so với các nước đang phát
triển khác. Trong 2 năm đầu khi mới nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế ,
lượng ODA cam kết mới chỉ đạt 1860.8 triệu USD (năm 1993) và 2839 triệu USD.
Riêng giai đoạn 1997-2000 lượng vốn ODA có sự sụt giảm nhẹ, điều này là do cuộc
khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Tới giai đoạn 2001-2005 thì lượn vốn ODA
tăng và tăng khá đều. tổng vốn ODA trong giai đoạn này là 14.9 tỷ USD. Trong 7
tháng đầu năm 2006 tổng vốn đầu tư thông qua các hiệp định kí kết với các nhà tài
trợ đạt tổng giá trị 1.599 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 1.466 tỷ USD và vốn viện trợ
khoảng 0.133 tỷ USD. Tới giai đoạn 2006-2009 thì mức ODA tăng lên hàng năm
trugn bình mỗi năm tăng lên khoảng 1.3 lần so với năm trước.
Số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt được kết quả như trên là do Việt Nam
đã tạo dựng được sự tin tưởng của các nhà tài trợ thông qua sự phát triển kinh tế xã
hội. Điều đó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời
gian qua so với các nước trong khu vực là tương đối cao và tốc độ tăng trưởng này
được giữ ổn định trong thời gian dài. Đặc biệt Việt Nam có tình hình chính trị- xã hội
ổn định, đó là một yếu tố quan trọng giúp cho các hoạt động hỗ trợ của các nhà tài trợ
được thuận lợi. Bên cạch đó, sự thành công của các chương trình xóa đói giảm nghèo
đã giúp Việt Nam tạo được niềm tin rất lớn với cộng đồng tài trợ quốc tế và tiếp tục
dành được sự quan tâm của các nhà tài trợ trong việc thực hiện tốt mục tiêu phát triển
thiên niên kỉ mà liên hợp quốc đề ra.
• Thứ hai, trong những năm qua cùng với sự gia tăng của mức ODA cam kết
và mức giải ngân cũng tăng.
Biểu đồ 1: Mức ODA giải ngân giai đoạn 1993 - 2009
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư
Ta thấy rằng mức giải ngân cũng tăng dần qua các năm. Trung bình đạt 1.2 tỷ
USD/năm. Giai đoạn từ 1993-2000, mức giải ngân tăng liên tục, năm 2000 đạt 1650
triệu USD. Năm 2001, 2002, 20003 mức giải ngân có giảm so với năm 2000 nhưng
vẫn cao hơn giai đoạn 1993-1999; đó là do một số dự án đang đi vào giai đoạn cuối
nên tốc độ giải ngân nhanh hơn. Tuy nhiên mức độ giải ngân chỉ bằng 91% kế hoạch
đề ra năm 2002, 85% kế hoạch năm 2002, 95% kế hoạch năm 2003. Từ 2004 đến
năm 2009 tỷ trọng vốn ODA giải ngân tăng dần theo các năm tăng mạnh nhất là vào
năm 2009 khoảng 2745 triệu USD.
Thực tế cho thấy rằng ODA tăng qua các năm nhưng rất thấp so với mức cam
kết. khoảng cách giữa hai mức này cho thấy năng lực xây dựng và quản lí chương
trình dự án còn nhiều bất cập. Trong giai đoạn 1993-1999 là giai đoạn của thời kì đổi
mới, do hạn chế về khả năng xây dựng và quản lý các chương trình, dự án mà mức
giải ngân ODA còn thấp, trung bình đạt 33%. Trong thời gian gần đây, mức giải ngân
dã cao hơn, trung bình đạt 68%. Nguyên nhân của tình trạng này là do:
- Đặc điểm của việc sử dụng nguồn vốn ODA : ODA là nguồn vốn đầu tư
phát triển, tức là cần có thời gian cần thiết từ khi cam kết cho đến khi xây dựng, phê
duyệt thực hiện dự án. Khi dự án được thực hiện mới có thể xem xét việc chi tiêu trên
thực tế và tiến hành giải ngân.
- Các mô hình cung cấp ODA, các quy trình thủ tục ODA của các nhà tài trợ
không giống nhau. Vì vậy, Chính phủ cũng như các nhà tài trợ cần có thời gian để hài
hòa các quy trình thủ tục, yêu cầu của cả hai phía.
- Quản lý nguồn vốn ODA ngay từ khi tiếp nhận đến khi thực hiện còn
nhiều bất cập không chỉ những ở địa phương mà ngay từ trung ương. Tình trạng tham
nhũng nguồn vốn này còn xảy ra ở nhiều nơi một phần do không chấp hành các văn
bản pháp lí về nguồn vốn ODA một phần do những suy nghĩ cho rằng đây là nguồn
vốn của Nhà Nước.
2. Thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam
2.1 Tổng quan ODA vào Việt Nam
2.1.1 Cơ cấu sử dụng ODA theo nghành, lĩnh vực tại Việt Nam
Trong giai đoạn 2006-2010, nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Phân
theo nghành theo lĩnh vực nguồn vốn ODA được sư dụng tập trung vào khôi phục và
phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.
Bảng 3: Cơ cấu ODA theo ngành, lĩnh vực năm 2008
Ngành, lĩnh vực Tổng số Vay Viện trợ Tỷ lệ (%)
1. Nông nghiệp và phát triển
nông thôn kết hợp xóa đói,
giảm nghèo
598.30 535.49 62.81 13.81
2. Năng lượng và công nghiệp 486.30 486.30 11.22
3. Giao thông vận tải bưu chính
viễn thông, cấp, thoát nước và
phát triển đô thị, trong đó:
- Giao thông vận tải, bưu chính
viễn thông
- Cấp thoát nước
- Phát triển đô thị
2358.68
2196.46
9.78
152.48
2295.9
2143.46
152.44
62.78
53.00
9.78
54.45
50.7
0.23
3.52
4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi
trường, khoa học kĩ thuật,
ngành khác:
- Y tế
- Giáo dục đào tạo
- Môi trường, khoa học kĩ thuật
- Các ngành khác
889.05
192.98
55.75
308.46
332.07
706.19
132.00
50.00
297.55
226.64
182.86
60.98
5.75
10.91
105.43
20.52
4.45
1.29
7.12
7.66
Tổng 4332.33 4023.28 309.05 100.00
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Theo tổng hợp mới đây, trong các ngành và lĩnh vực ưu tiên vốn ODA, Nông
nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo có các chương trình và dự
án ODA đã kí kết trong thời kỳ 1993-2008 đạt tổng giá trị khoảng 5.5 tỷ USD, trong
đó có khoảng 26% vốn không hoàn lại. Nguồn vốn này được sử dụng cho phát triển
nông nghiệp là 39%, phát triển lâm nghiệp là 33%, xây dựng thủy lợi là 18%, phát
triển nông nghiệp tổng hợp là 10%. Trong đó có các dự án quy mô lớn như dự án
giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc, sự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa
vào cộng đồng, dự án phát triển sinh kế Miền Trung, chương trình cấp nước nông
thôn và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp xóa đói giảm nghèo khác.. đã góp
phần hỗ trợ phất triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người
dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới
các dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
Về cơ sở hạ tầng xã hội, ODA ưu tiên sử dụng hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế,
xã hội với tổng số vốn là 1171 triệu USD. Trong lĩnh vực giáo dục, nguồn vốn ODA
đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật công tác dạy và học tất cả các
cấp học ( dự án giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại
học, dạy nghề..) đào tạo giáo viên, đào tạo sau đại học…Trong lĩnh vực y tế, vốn
ODA không hoàn lại chiếm tỷ trọng cao, 62% trong tổng vốn ODA dành cho Y tế.
Nguồn vốn ODA được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công tác
khám chữa bệnh, xây dựng cơ sở sản xuất thuốc kháng sinh, trung tâm truyền má
quốc gia, tăng cường công tác dân số và sức khỏe sinh sản…đào tạo cán bộ y tế; hỗ
trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực cán bộ quản lý.
Bên cạnh đó, ODA đã góp phần đáng kể trong việc tiếp nhận khoa học công
nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tăng cường nguồn lực con người và
phát triển thể chế. Thông qua các dự án ODA cá công nghệ mới, kĩ năng và kinh
nghiệm quản lý đã được chuyển giao.
Trong cơ sở hạ tầng, ngành Giao thông vận tải- Bưu chính viễn thông được ưu
tiên cao nhất với tổng số vốn ODA 2753 triệu USD, trong đó chủ yếu là vốn vay ưu
đãi, vốn ODA không hoàn lại chỉ chiếm khoảng gần 5%. Nhờ nguồn vốn ODA, mà
nhiều công trình giao thông đã được cải tạo và xây dựng mới góp phần quan trọng
cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, như hệ thống đường bộ 1A, đườn
xuyên Á, cảng nước sâu Cái Lân... Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nguồn vốn
ODA tập trung vào các dự án tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật như dự án cung cấp
cáp quang ven biển, dự án đưa điện thoại tới các nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Trong khi đó lĩnh vực cấp thoát nước và phát triển đô thị số vốn ODA là 1048
triệu USD, được sử dụng để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước và xử
kí rác thải ở hầu hết các thành phố lớn và ở nhiều thị xã, góp phần cải thiện môi
trường hiện đang là nhu cầu cấp bách hiện nay.
Trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn
ODA lớn với các dự án đã ký trong thời gian qua đã đạt trên 7.6 tỷ USD nhằm cải tọa
nâng cấp , phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn, cải
tạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện
gia tăng hàng năm cho cả sản xuất và đời sỗng ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu
công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước. Đây là một nguồn vốn lớn và có ý
nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cồn hạn hẹp, khu vực
tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với
đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vôn
chậm.
Biểu đồ 3: cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực thời kì 1993-2008
2.1.2. Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng của Việt Nam
Phân theo nhóm vùng, ODA tập trung chủ yếu vào Bắc Trung Bộ, duyên hải
Mền Trung vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (chiếm tỉ trọng 31.22% tổng vốn
ODA); tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (chiếm
30.86% tổng vốn ODA). Trong khi đó vùng đồng bằng Sông Cửu Long vốn ODA
chiếm 7.45%, ODA cho Tây Nguyên chiếm 3.7% tổng vốn ODA.
Bảng 4: Cơ cấu vốn ODA kí kết theo vùng do địa phương trực tiếp thụ hưởng
thời kỳ 2001-2009
Đơn vị: Triệu USD
Vùng
ODA đã kí
(Triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Trung du miền núi Bắc Bộ 2063.78 8.07
Đồng Bằng sông Hồng và vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3500.83 13.69
Bắc Trung Bộ, duyên hải Miền
Trung và vùng kinh tế trọng điểm
Miền Trung
3278.19 12.82
Tây nguyên 1132.39 4.43
Đông Nam Bộ và vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam
3995.6 15.62
Đồng bằng sông Cửu long 2394.67 9.36
Liên vùng 9211.33 36.01
Tổng 25376.79 100
Nguồn: Phòng kế toán BQL dự án
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ đứng thứ ba về số vốn kí kết chiếm tỉ lệ
8.07%, nguồn vốn này tập trung thực hiện các chương trình dự án trong các lĩnh vực
như phát triển lâm nghiệp bền vững; hay tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng bao gồm
điện, thủy lợi , nước sạch và giao thông nông thôn; phát triển dân tộc thiểu số; xây
dựng các trường dân tộc nội trú và tăng cường trang thiết bị cho bệnh viện tuyến tỉnh
và hình thành các trung tâm y tế; phát triển cơ sở hạ tầng; tăng cường năng lực quản
lý hành chính các cấp.
Vùng Bắc trung bộ và duyên hải Miền Trung: là vùng mà các tỉnh đều giáp
biển, điều kiện tự nhiên khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn, là nơi
thường xuyên bị thiên tai tàn phá. Số vốn ODA dành cho vùng này là tương đối lớn
đạt 3278.19 triệu USD, chiếm 12.82%. ODA tập trung thực hiện các chương trình dự
án trong các lĩnh vực như quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên rừng; các hệ thống thủy lợi; giảm thiểu thảm họa thiên tai, giao thông nông
thôn; hỗ trợ ngư dân ven biển và đồng bào thiểu số; phát triển cơ sở hạ tầng để thúc
đẩy thương mại với các vùng khác trong nước và quốc tế; phát triển hệ thống y tế;
tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp.
Vùng kinh tế Sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc đứng thứ tư
về vốn ODA kí kết với 13.69% vì đây là vùng kinh tế phát triển, mức sống tương đối
cao và tỷ lệ hộ nghèo thấp. Nguồn vốn này tập trung để hỗ trợ trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ đa dạng hóa thu nhập cho các hộ nông dân; tăng cường thiết bị cho hệ
thống bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố phòng chống ô nhiễm môi trường.
Vùng Tây nguyên: đây là vùng có mật độ dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế
tự nhiên còn nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, tuy
nhiên vốn ODA dành cho vùng này chỉ có 1132.39 triệu USD, chiếm 4.43%. ODA
chủ yếu tập trung cho lĩnh vực trồng rừng và bảo vệ vườn quốc gia; xây dựng các
công trinh thủy lợi; phòng chống thiên tai; dịch bệnh; nâng cấp các quốc lộ nối các
tỉnh duyên hải Miền Trung; cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng nông thôn.
Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: đứng thứ hai về
ODA với 3395.6 triệu USD, chiếm 15.62%. Nguồn vốn ODA cho vùng này lớn là do
các dự án chủ yếu thực hiện trong các lĩnh vực như hỗ trợ về khoa học công nghệ để
phát triển nông nghiệp và đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông bao gồm các
đường vành đai quanh thành phố Hồ Chí Minh, hiện đại hóa hệ thống đường sắt và
đường thủy, xây dựng cảng hàng không quốc tế mới và hệ thống giao thông công
cộng ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó ODA còn ưu tiên cho hoàn thiện và
xây dựng hệ thống cấp thoát nước nhằm cải thiện môi trường đô thị; tăng cường
trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tỉnh.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ODA sử dụng trong lĩnh vực như quản lí
bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; các hệ thống thủy lợi; giao thông nông thôn;
phát triển giao thông đường thủy, đầu tư vào phát triển nông thôn tổng hợp; cải thiện
các dịch vụ y tế, giáo dục, tăng cường năng lực quản lí hành chính các cấp.
Qua đó ta có thể tổng hợp rằng gía trị ODA bình quân đầu người của các vùng
như sau: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt 33.98 USD/ người, vùng đồng bằng
Sông Hồng đạt 18.42 USD/người, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung đạt
52.46 USD /người, vùng Tây Nguyên là 21.86 USD/người, vùng Đông Nam Bộ là
25.4 USD/ người và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 11.29 USD/người.
2.1.3. Cơ cấu sử dụng ODA theo nhà tài trợ
Hiện nay ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa
phương hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam. Trong đó Nhật Bản
là đối tác lớn nhất, riêng vốn ODA của Nhật Bản chiếm tới 42.31% tổng ODA của
Việt Nam, tiếp đến là ngân hàng thế giới (WB) với 26.61% và ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB) với 14.49%. Xét theo nhà tài trợ song phương thì đứng đầu là Nhật
Bản đứng đầu với 77.18%, tiếp theo là Pháp (6.17%), Đức (3.6%). Xét theo tài trợ đa
phương thì WB và ADB là hai đối tác lớn nhất.
Bảng 5: 10 nhà tài trợ chính của Việt Nam năm 1993 - 2008
Đơn vị: Triệu USD, %
Nhà tài trợ Tổng giá trị ODA (triệu USD) Tỷ trọng (%)
EU 269.83 1.35
Australia 282.32 1.4
Trung Quốc 301.08 1.5
Thụy Điển 412.83 2.06
Đan Mạch 549.48 2.74
Đức 597.35 2.98
Pháp 1133.78 4.56
ADB 3593.49 14.49
WB 7026.39 26.61
Nhật Bản 10455.66 42.31
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhật Bản là đối tác lớn nhất của Việt Nam, trong đó ngân hàng quốc tế Nhật
Bản (JBIC) chiếm 36% tổng dự án, tương đương 83% tổng vốn giải ngân ( 10455.66
triệu USD). Trong số các dự án của Nhật Bản 47% là dành cho phát triển cơ sở hạ
tầng với 6688.11 triệu USD, tương đương 78.96 tổng ODA của Nhật Bản cho Việt
Nam.
WB là nhà tài trợ lớn thứ hai với 7026.39 triệu USD với các dự án sử dụng
vốn ODA tập trung chủ yếu cho hỗ trợ chính sách (chiếm 58% tổng số vón giải ngân
và 60% tổng vốn vay). Tiếp theo là phát triển cơ sở hạ tầng chiếm 30% tổng vốn giải
ngân và 24% tổng vốn vay.
ADB là nhà tài trợ lớn thứ ba, chiếm 14.49% tổng vốn ODA. Các dự án của
ADB tập trung nhiều nhất vào đầu tư cơ sở hạ tầng 3593.49 triệu USD chiếm 44%
tổng vốn giải ngân và 22% tổng số dự án; tiếp theo là phát triển 23ang thôn chiếm
26% tổng vốn giải ngân, 20% tổng dự án; thứ ba là hỗ trợ chính sách chiếm 24% tổng
vốn giải ngân.
Bảng 6: Tình hình giải ngân ODA của nhóm sáu ngân hàng phát triển
giai đoạn (1998-2009)
Đơn vị: Triệu USD
Năm ADB JICA WB AFO KfW Kexim Tổng
giải
ngân
1998 127.80 286.00 255.40 15.60 26.30 9.80 720.90
1999 148.30 454.00 157.80 26.60 33.70 0.80 821.20
2000 171.00 693.40 174.30 10.20 9.30 9.6 1067.80
2001 176.20 328.50 278.40 26.00 13.70 32.80 855.60
2002 185.20 257.20 260.60 37.20 18.00 18.5 776.70
2003 174.00 376.80 467.00 39.90 26.60 8.00 1092.30
2004 147.40 540.70 343.90 56.70 33.90 25.00 1147.60
2005 223.70 552.00 371.20 46.40 35.50 6.5 1235.30
2006 184.10 579.80 332.00 65.40 27.40 1.9 1190.6
2007 229.80 672.80 756.30 67.8 39.5 2.00 1768.20
2008 278.62 733.33 608.27 88.32 34.11 34.61 1777.26
2009 325.45 809.81 655.83 93.24 31.09 27.85 1943.27
Tổng 2371.57 6284.34 4661 573.36 329.1 177.36 13206.13
Nguồn: Phòng kế toán BQL dự án
Các số liệu về tình hình giải ngân của nhóm sáu ngân hàng phát triển trong 11
năm qua cho thấy năm 1998 mức giải ngân đạt được là lớn nhất. Điều này có ý nghĩa
quan trọng vì nhóm sáu ngân hàng phát triển cung cấp khoảng 80% vốn ODA cho
Việt Nam với nhiều chương trình, dự án quy mô lớn giúp Việt Nam phát triển cơ sở
hạ tầng kinh tế và xã hội.
2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông
thôn các tỉnh Miền Trung
2.2.1. Thu hút ODA cho nông nghiệp nông thôn các tỉnh Miền trung
Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam là nơi 72.6% dân số Việt Nam sinh
sống, đóng góp khoảng 20.7% GDP, thu hút hơn 60% lao động và mang lại nguồn
thu chính cho cuộc sống của gia đình họ. Trong 15 năm qua, nông nghiệp đã có
những bước phát triển khá toàn diện với mức tăng trưởng trung bình 4-4.5%/năm.
Trong đó ODA đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành Nông
nghiệp.
Về quy mô, trong những năm qua, Nông nghiệp là một trong những ngành
được quan tâm lớn với nguồn tài trợ ODA luôn trong khoảng trên dưới 350 triệu
USD/năm (năm 2005- 353 triệu USD, 2006- 387 triệu USD và năm 2007- 376 triệu
USD) và được duy trì đều đặn sự cân đối giữa các lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm
nghiệp, thủy lợi cũng như phát triển nông thôn tổng hợp. Trong số đó, tỷ trọng vốn
không hoàn lại trong tổng vốn ODA huy động tương đối cao. Riêng giai đoạn 2003-
2007 ngành nông nghiệp đã thu hút được 187 dự án với 1282.4 triệu USD, trong đó
có 458.6 triệu USD không hoàn lại và 823.8 triệu USD vốn vay ưu đãi.
Theo số liệu thống kê, tỷ trọng trong ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và
phát triển nông thôn trung bình 5.9% chi ngân sách và chỉ đáp ứng được 50-60% nhu
cầu đầu tư của ngành Nông nghiệp còn lại do nguồn vốn đàu tư nước ngoài và các
nguồn khác, trong đó, riêng ODA mỗi năm trung bình khoảng 4500-6000 tỷ đồng. Tỉ
trọng ODA đang càng ngày càng tăng trong những năm gần đây do xu hướng giảm
đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn từ ngân sách nhà nước. Chính vì vậy
nguồn vốn ODA luôn chiếm vai trò quan trọng đối với nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam nói chung và các tỉnh Miền Trung nói riêng.
Các tỉnh Miền Trung, đây là một vùng đất dài và hẹp, ở phía tây đa phần là đồi
núi, còn phía đông là dải đất hẹp bằng phẳng ven biển. Đất đai ở vùng này nói chung
không màu mỡ lắm, ở một số tỉnh vùng đồi núi có nguy cơ xói lở nghiêm trọng và
thường xuyên bị thiên tai tàn phá. Khu vực này hiện nay đang được cả Chính phủ
Việt Nam và các nhà tài trợ dành ưu tiên phát triển cao, do có tỉ lệ nghèo phổ biến cao
và đầu tư nhà nước lẫn đầu tư tư nhân còn tương đối thấp. Do đó, cần phải có sự
quan tâm hỗ trợ của cả nguồn lực trong nước và ngoài nước. Và khu vực được lựa
chọn để triển khai dự án là Miền Trung Việt Nam, bao gồm mười ba tỉnh tính từ
Thanh Hóa ở phí Bắc cho tới Bình Thuận ở phía Nam, nhưng không có Đà Nẵng và
Khánh Hòa mà có them tỉnh Kon Tum. Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh
Miền Trung sẽ tài trợ vốn cho một số tiểu dự án với mục tiêu cải tạo và nâng cấp các
cơ sở hạ tầng ưu tiên ở vùng nông thôn ven biển, chẳng hạn như đường nông thôn
cấp huyện hoặc tuyến đường liên xã,công trình thủy lợi, cấp nước vệ sinh môi
trường, chợ và các công trình đặc thù vùng ven biển. Tổng vốn dự kiến của dự án sẽ
là 170 triệu USD.
Bảng 5: Phân bổ quỹ vốn vay cho các tiểu dự án ở các tỉnh Miền Trung giai
đoạn 1995 - 2009 (USD)
Đơn vị: Triệu USD