Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo án 5-Tuần 32 SOẠN NGANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.11 KB, 22 trang )

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
ÚT VỊNH
(Theo Tô Phương)
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát diễn cảm bài văn
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực
hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: HS:
- 2 em đọc thuộc bài Bầm ơi, TLCH về nội dung bài đọc.
- 1 em nhắc lại nội dung bài đọc.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm mới và bài mới:
- GV: Giới thiệu chủ điểm: Những chủ nhân tương lai, giới thiệu bài đọc: Út Vịnh
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- HS: 1 em giỏi đọc toàn bài, GV chia đoạn bài đọc: 4 đoạn.
- HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài, lặp lại nhiều lần, Gv kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc từ khó: nằm chềnh ềnh, giục giã.
+ Tìm hiểu cách đọc 1 số câu dài, câu cảm, giọng đọc toàn bài.
+ Chú giải từ: thanh ray.
- GV: Đọc diễn cảm toàn bài: Giọng kể chậm rãi, thong thả.
b. Tìm hiểu bài:
- HS: ĐT đoạn 1: Đoạn đương fsắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố
gì?
- HS: 1em đọc đoạn 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn
đường sắt?


- HS: Nhẩm nhanh đoạn 3, 4: Khi nghe tiếng còi tàu vang lên giục giã, Út Vịnh
nhìn ra đường tàu và đã thấy điều gì? (Hoa và Lan đang chơi chuyền trên đường sắt).
- Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ? (lao ra khỏi nhà, báo hiệu
lớn tàu đến, khi đoàn tàu đang đến - lao tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng).
- Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? (ý thức trách nhiệm, tôn trọng qui định
ATGT, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ).
c. Đọc diễn cảm:
- HS: 4em nối tiếp đọc toàn bài.
- GV: Hướng dẫn hs tìm hểu cách đọc diễn cảm đoạn từ: Thấy lạ gang tấc.
- HS: Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
- HS: Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Lớp cùng GV bình chọn nhóm có bạn đọc tốt nhất, bạn đọc có cố gắng nhất.
- GV: Tuyên dương và cho điểm.
3. Củng cố dặn dò:
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 1
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV: Bài đọc nói về điều gì? (Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương
lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ).
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS đọc bài ở nhà, đọc trước bài: Những cánh buồm.
a&b
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia, viết kết quả phép chhia dưới dạng
phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Các hoạt động dạy học:
* GV: Tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 1:
- HS: Tự làm bài, nêu kết quả và cách tính trước lớp.
- Lớp cùng nhận xét, chốt kết quả đúng.

VD: 912,8 : 28 = 32,6
9:
4
153
4153
15
4
3
45
15
4
5
3
===
x
xx
xx
- GV: Gọi 2 HS nhắc lại cách chia 2 phân số, cách chia số thập phân.
* Bài 2: - HS: 1 em nêu yêu cầu bài tập
- HS: Một số em nêu miệng kết quả nhẩm được.
- Lớp cùng GV nhận xét và chốt kết quả đúng
- GV: Gọi 2 HS nối tiếp nhắc lại: cách chia nhẩm 1 số thập phân cho 0,1; 0,01;
0,001; cách chia 1 số cho 0,5; 0,25.
* Bài 3: HS quan sát mẫu ở SGK
- GV: Muốn viết kết quả sưới dạng phân số và số thập phân, ta làm thế nào?
- HS: Tự làm bài vào vở, 4 em làm bảng lớp.
- GV: Tổ chức cho HS chữa bài và chốt kết quả đúng.
VD: 7 : 5 =
5
7

= 1,4;
1 : 2 =
2
1
= 0,5
7 : 4 =
4
7
= 1,75
* Bài 4: HS : 1 em đọc nội dung bài tập
- Lớp tự làm bài: chọn đáp án đúng
- HS: Nối tiếp 1 số em nêu kết quả, giải thích kết quả.
Đáp án D : 40 % vì: 12: (18 + 2) = 0,4; 0,4 = 40 %.
- HS: Nhắc lại cách tìm 1 số % của một số cho trước.
III. Nhận xét, dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, yêu cầu HS xem kĩ các dạng bài tập đã luyện.
a&b
Chính tả
Nhớ - viết: BẦM ƠI
I. Mục tiêu:
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 2
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Nhớ viết đúng chính tả 14 dòng đầu của bài thơ : Bầm ơi
- Tiếp tục lluyện viết hoa đúng tên các cơ quan đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan đơn vị.
III. Các hoạt động Dạy - Học
A. Bài cũ:
- HS: 2em viết bảnng lớp, lớp viết vào bảng con tên các danh hiệu giải thưởng ở
BT 3 tiết trước.

B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhớ viết:
- GV: Nêu yêu cầu nhớ viết.
- HS: 1 em đọc bài thơ: Bầm ơi ( 14 dòng đầu).
- HS: 1em xung phong đọc thuộc lòng bài thơ (14 dòng đầu).
- HS: Gấp sgk, nhớ viết bài chính tả.
- GV: Chấm 10 bài, nhận xét bài viết, hướng dẫ chữa lỗi chính tả trong bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- HS: 1 em nêu yêu cầu bài tập, lớp làm bài vào vở bài tập
- GV: Kẻ bảng như ở SGK lên bảng
- HS: 3em lên làm bảng lớp, lớp cùng GV nhận xét.
- HS: Nhìn bảng phụ nhắc lại qui tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
* Bài tập 3:
- HS: 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp làm bài vào vở, 1 em làm bảng lớp
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a. Nhà hát Tuổi trẻ.
b. Nhà xuất bản Giáo dục.
c. Trường Mầm non Sao Mai.
4. Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
a&b
Buổi chiều Tiếng Việt
Luyện : TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập củng cố về thể loại văn tả người.
II. Đề bài: 1.Hãy tả lại người thân yêu nhất của em. (Dành cho HS đại trà).
2. Mẹ của em ở trường

Là cô giáo mên thương.
Hãy viết về thầy (cô) giáo của em theo 2 câu thơ trên.
III. Các hoạt động D- H
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
- HS: Đọc các đề bài của mình.
- GV: Hướng dẫn HS chọn đối tượng để tả.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 3
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV: Lưu ý HS cách viết: bố cục phải chặt chẽ, đúng thể loại văn tả người.Với
những HS giỏi, bài viết phải có sự sáng tạo lời văn phải có hình ảnh, thể hiện cảm xúc
của mình và bám sát nội dung của 2 câu thơ.
2. HS viết bài vào vở
- GV: Theo dõi, gợi ý thêm cho những HS yếu.
3. Nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
- HS: Đủ các đối tượng lần lượt đọc bài làm của mình trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét kĩ từng bài, chữa lỗi từng bài viết.
- Hướng dẫn HS học tập những bài viết hay của những HS có năng khiếu.
- GV: Cho điểm những bài viết tốt.
4. Nhận xét dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, yêu cầu những HS viết chưa hoàn chỉnh, về nhà tiếp tục
hoàn thiện bài viết của mình.
a&b
Tiếng Việt
Luyện LUYỆN TỪ VÀ CÂU, BDHSG
I. Mục tiêu:
- HS: Luyện tập củng cố về từ cùng nghĩa, gần nghĩa .
- Luyện làm một số bài tập về các kiến thức đã học.
II. Các hoạt động D- H.
* Bài 1: Thay các từ được gạch chân sau bằng những từ gần nghĩa, cùng nghĩa:
+ Cánh đồng rộng.

+ Bầu trời cao.
+ Dãy núi dài .
+ Nước sông trong.
* Bài 2: Tìm 2 từ gần nghĩa, gần nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ chăm chỉ. Đặt câu với
một trong các từ tìm được.
* Bài 3: Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng:
- Cây đàn ghi ta.
- Vừa đàn, vừa hát.
- Lập đàn tế lễ.
- Bước chân lên diễn đàn.
- Đàn chim tránh rét trở về.
* Bài 4: (Dành cho HS giỏi)
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cọc tre nhường cho con ”
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Em thấy doạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu
sắc của những hình ảnh đó.
- HS: Trao đỏi cùng bạn và làm bài vào vở
- Một số em làm bài trên bảng lớp.
- Lớp cùng GV lần lượt nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 4
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
VD: Bài 3:
- Từ đồng âm là từ “đàn”
+ “đàn” trong Cây đàn ghi ta: chỉ một loại nhạc cụ.
+ “đàn” trong Vừa đàn, vừa hát: chỉ hoại động đánh đàn
+ “đàn” trong Lập đàn tế lễ: chỉ một đồ dùng để đựng đồ tế lễ.
+ “đàn” trong Bước chân lên diễn đàn: chỉ nơi hội họp, nơi tổ chức các cuộc họp

báo trước đông người.
+ “đàn” trong Đàn chim tránh rét trở về: chỉ rất nhiều con chim đang bay.
Bài 4: Đoạn thơ của Nguyễn Duy có những hình ảnh đẹp sau đây:
- Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang,
bất khuất của loài tre hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh (cây tre) Lưng trần phơi nắng phơi sương nói lên sự dãi dầu, chịu đựng
mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.
- Hình ảnh Có manh áo cọc tre nhường cho con gợi cho ta liên tưởng đến sự che
chở, hi sinh tất cả (mà người mẹ dành cho con); thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử
thật cảm động.
III. Nhận xét dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã làm.
a&b
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập củng cố về các dạng toán có lời văn đã học.
- HS giỏi làm bài tập nâng cao.
II. Các hoạt động dạy học.
* Bài 1: Một hình thang có diện tích là 60m
2
, hiệu của hai đáy bằng 4m. Hãy tính
độ dài mỗi đáy biết rằng chiều cao hình thang là 5m.
- HS: Nhắc lại công thức tính diện tích hình thang để suy ra cách tính độ dài đáy.
- HS: Thảo luận để tìm cách giải bài toán
Bài giải:
Tổng độ dài hai đáy là: 60 : 5 x 2 = 24 (m)
Đáy lớn là: 24 : 2 + 4 = 16 (m)
Đáy bé là: 24 – 16 = 8 (m)
Đáp số: 16 m; 8 m.

Bài 2: Một xe máy đi từ A đến B hết 3 giờ. Một xe máy khác đi từ B đến A hết 5
giờ. Hỏi nếu xuất phát cùng một lúc và đi ngược chiều nhau thì sau bao lâu hai xe sẽ
gặp nhau?
- HS: Trao đổi cùng bạn để tìm cách giải bài toán.
- Bài giải: Nếu xe đi từ Ađến Bhết 3 giờ thì mỗi giờ đi được
3
1
quảng đường.Nếu xe
đi từ B đến A hết 5 giờ thì mỗi giờ đi được
5
1
quảng đường. Vậy phân số chỉ tổng
quãng đường mà 2 xe đi được là:
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 5
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5

5
1
3
1
+
=
15
8
(Qủang đường)
Thời gian để hai xe gặp nhau là:
1 :
15
8
= 1

8
7
(Giờ)
Đáp số: 1
8
7
(Giờ).
Bài 3: Dành cho HS giỏi:
Hùng cắt sợi dây thép dài 22,19 m thành 2 đoạn mà đoạn ngắn bằng
4
3
đoạn dài.
Tính chiều dài mỗi đoạn dây.
Bài giải:
Đoạn ngắn bằng
4
3
đoạn dài nghĩa là đoạn dài chia làm 4 phần bằng nhau thì đoạn
ngắn có 3 phần như thế.
Sợi dây thép chia thành số phần bằng nhau là: 4 + 3 7 (phần)
Chiều dài mỗi phần là: 22,19 : 7 = 3, 17 (m)
Đoạn dây dài là: 3,17 x 4 = 12,68 (m)
Đoạn dây ngắn là: 22,19 – 12,68 = 9,51(m)
Đáp số: 12,68 m; 9,51 m.
III. Nhận xét dặn dò:
- GV : Nhận xét giờ học, nhắc HS xem kĩ các bài tập đã luyện.
a&b
Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập củng cố về :
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số, thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần
trăm.
- Giải bài toán liên quanm đến tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy học
GV tổ chức cho hs tự làm các bài tập rồi chữa bài, nhắc lại kiến thức cũ.
* Bài 1: HS : Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
- HS: Tự làm bài vào vở, sau đó 2 em lên chữa bài bảng lớp, lớp cùng nhận xét,
chốt lại kết quả đúng.
VD: Tỉ số phần trăm của 2 và 5 là: 2 : 5 = 0,4; 0,4 = 40%
2 và 3: 2 : 3 = 0,6666 = 66,66%
* Bài 2: HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp tự làm bài vào vở, 1 làm vào bảng phụ.
- Lớp cùng chữa bài trên bảng phụ, thống nhất kết quả đúng.
* Bài 3: HS: 1 em đọc đề bài.
- HS: Nhắc lại cách tìm tỉ số % của hai số.
- Lớp tự làm bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ những em yếu.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 6
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV: Tổ chức cho cả lớp chữa bài, thống nhất kết quả đúng.
Bài giải:
a. Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cao su với diện tích đất trồng cây cà
phê là:
480 : 320 = 1,5
1,5 = 150 %
b. Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cà phê với diện tích đất trồng cây
cao su là: 320 : 480 = 0,6666
0,6666 = 66,66%
Đáp số: a. 150 % ; b. 66,66%

* Bài 4: HS đọc bài toán
- GV: Tóm tắt bài toán lên bảng lớp.
- GV: Để biết lớp 5A còn phải trồng bao nhiêu cây ta cần biết gì?
- HS: Giải bài tập vào vở.
- GV: chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài.
VD: Bài giải:
Số cây lớp 5A đã trồng là:
180 x 45 : 100 = 81( cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
180 – 81 = 99 (cây)
Đáp số: 99 cây.
III. Nhận xét dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa ôn.
a&b
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết
- Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ kẻ sẵn BT2.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- HS: 2em lên bảng viết 2 câu văn có dùng dấu phẩy thể hiện 2 trong 3 tác dụng của
dấu phẩy.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1: HS: 1 em đọc nội dung bài tập
- HS: 1em đọc bức thư đầu: Bức thư đầu là của ai?

- HS: 1em đọc bức thư thứ hai: Bức thư thứ hai là của ai?
- Lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui, điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp
trong hai bức thư còn thiếu dấu, viết hoa những chỗ đầu câu.
- HS: Nối tiếp một số em nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 7
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Lớp: Cùng trao đổi, nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS: 1 em đọc lại mẫu chuyện vui: Bớc-na Sô hài hước ở chỗ nào?
* Bài tập 2: HS: 1 em nêu yêu cầu bài tập
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu cho các nhóm
- HS: Nghe các bạn trong nhóm đọc đoạn văn của mình
Chọn đoạn đáp ứng tốt nhất yêu cầu bài tập.
Trao đổi trong nhóm về tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn.
- HS: Đại diện các nhóm trình bày đoạn văn, nêu tác dụng của từng dấu phẩy
- GV: Cùng các nhóm khác nhận xét, biểu dương những nhóm làm bài tốt.
3.Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, dặn HS xem lại kiến thức về dấu hai chấm chuẩn bị cho bài
sau.
a&b
Mĩ thuật
VẼ THEO MẪU: VẼ TĨNH VẬT (vẽ màu)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu.
- HS vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị:
* GV: Mẫu vẽ, trang về tĩnh vật.
* HS: Màu vẽ, giấy vẽ.
III. Các hoạt động dạy học :
* Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật giới thiệu cho HS quan sát.
- GV cùng HS bày mẫu vẽ, HS quan sát, nhận xét về:
+ Vị trí của các vật mẫu (ở trước, ở sau, che khuất hay tách biệt nhau).
+ Chiều cao, chiều ngang của mẫu, của từng vật mẫu.
+ Hình dáng của lọ, hoa và quả.
+ Màu sắc, độ đậm nhạt của mẫu.
Hoạt động 2: Cách vẽ:
- GV hướng dẫn HS nêu trình tự các gước vẽ:
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu vẽ và phác khung hình chung.
+ Phác khung hình của lọ, hoa và quả.
+ Tìm tỉ lệ bộ phận và vẽ hình lọ, hoa, quả.
+Vẽ màu theo cảm nhận riên, có đâm, nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành:
- HS vẽ bài vào vở.
- GV quán xuyến, hướng dẫn thêm cho các em còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xrts, đánh giá:
- GV chọn 8 bài đủ các đối tượng.
+ HS nhận xét bài làm của bạn về:
+ Bố cục.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 8
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm).
+ Màu sắc (có đậm, nhạt).
- HS bình chọn bài vẽ đẹp nhất, hoàn chỉnh nhất.
* Dặn dò:
+ Về nhà hoàn chỉnh bài vẽ.
+ Sưu tầm tranh, ảnh về trại hè thiếu nhi trên sắch, báo, tạp chí cho bài học sau.
a&b
Kể chuyện

NHÀ VÔ ĐỊCH
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện
bằng lời người kể, kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật: Tôm Chíp.
- Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi cùng các bạn về 1 chi tiết trong truyện, về
nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp.
II. Đồ dùng D- H.
Tranh minh hoạ truyện phóng to.
III. Các hoạt động D- H.
A. Bài cũ: HS: 1-2 em kể lại việc làm tốt của 1 người bạn
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Kể chuyện : Nhà vô địch
- GV: Kể lấn 1: Giới thiệu các nhân vật :Chị Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt,
Tôm Chíp.
- GV: Kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS: Đọc 3 yêu cầu ở SGK.
a. Yêu cầu 1: Dựa vào lời kể của GV và trannh minh hoạ, kể từng đoạn câu chuyện.
- HS: 1 em đọc lại yêu cầu 1; lớp quan sát tranh minh hoạ, suy nghĩ, cùng bạn bên
cạnh kể lại nội dung từng đoạn truyện.
- HS: Xung phong kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- GV: Bổ sung, góp ý nhanh, cho điểm những em kể tốt.
b. Yêu cầu 2,3: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của Tôm Chíp.Trao đổi với các
bạn về 1 chi tiết trong truyện
- HS: 1em nêu yêu cầu 2, 3.
- GV: Lưu ý HS: Kể theo lời nhân vật Tôm Cjhíp cần xưng “Tôi”. kể theo cách nhìn,
cách kể của nhân vật
- HS: Kể theo nhóm 2, kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS: Thi kể chuyện trước lớp, mỗi em đều nhập vai kể chuyện, kể xong cùng các

bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp cùng GV nhận xét, bình chọn bạn nhập vai tốt nhất, kể hay nhất.
4. Củng cố dặn dò:
- HS: 1em nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS huẩn bị cho giờ kể chuyện tuần 33.
a&b
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 9
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Đạo đức
An toàn giao thông: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu:
- HS biết những qui định đối với người đi xe đạp theo luật Giao thông đường
bộ( GTĐB).
- Biết cách lên xe, xuống xe, dừng xe an toàn.
- Xây dựng, liệt kê một số phương án để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
II. Các hoạt động D – H.
1. Hoạt động 1: Đi xe đạp trên sa bàn.
- GV: Hướng dẫn cách chơi.
- HS: Một số em tham gia chơi, kết thúc trò chơi, gv nêu câu hỏi:
+ Khi đi xe đạp, em cần chú ý điều gì để không vi phạm luật GTĐB?
+ Khi đi xe đạp trên đường đi học, đi về, em đã đi xe đúng luật chưa, đã thật sự an
toàn chưa?
2. Thực hành trên sân trường.
- GV: Hướng dẫn HS cách đi xe đạp qua ngã ba, ngã tư.
- GV: Tại sao phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ?
Tại sao đi xe đạp phải đi sát lề đường bên phải?
3. Kết luận:
- GV: Nêu và ghi nhanh phần kết luận lên bảng.
- HS: 1 số em nhắc lại kết luận đó.
4. Củng cố:

- HS: 1 vài em nhắc lại những qui định đối với người đi xe đạp để đảm bảo an toàn
GT.
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc nhở, giáo dục HS đi xe đạp an toàn khi đi học và
trênđường đi học về.
- Yêu cầu HS thực hiện ATGT.
a&b
Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2009
Thể dục
BÀI 63
I. Mục tiêu
- Ôn đứng ném bống vào rổ bằng hai tay (trước ngực), bằng 1 tay trên vai. Yêu cầu
thực hiện đúng động tácvà nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi: Lăn bóng. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện:
- Bóng rổ 3 quả, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu.
- GV: Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- HS: Thực hiện các động tác khởi động, ôn lại bài thể dục phát triển chung: 1 lần.
2. Phần cơ bản:
a. Môn thể thao tự chọn:
* Ném bóng:
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 10
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai).
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực).
- GV: Nhắc lại kĩ thuật động tác.
- HS: Tiếp tục tập luyện và thi ném giữa hai đội nam và nữ.
- GV: Quan sát, uốn nắn thêm tư thế cho HS.
- Biểu dương khuyến khích HS để nâng cao thành tích.

b. Chơi trò chơi: Lăn bóng
- GV: Nêu tên trò chơi, nhắc lại kĩ thật chơi.
- HS: 2 em chơi thử để cả lớp nắm kĩ thuật chơi.
- HS: Chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức.
- HS: Chơi thi giữa ba tổ.
- GV: Quan sát HS chơi, biểu dương đội chơi thắng cuộc.
3. Phần kết thúc.
- GV: Cùng HS hệ thống bài học.
- HS: Thực hiện một số động tác hồi tĩnh.
- GV: Nhận xét và đánh giá kết quả giờ học, giao bài về nhà cho HS.
a&b
Tập đọc
NHỮNG CÁNH BUỒM
(Hoàng Trung Thông)
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài, giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được
tình cảm của người cha với con; ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- Hiểu: Bài thơ nói lên cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ
những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc
sống của trẻ thơ.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ bài đọc ở sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
- HS: 2em nối tiếp đọc bài: Út Vịnh, trả lời câu hỏi 2,3 sgk.
- 1 em đọc toàn bài, em khác nêu nội dung bài đọc.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:

- HS: 1em đọc toàn bài thơ. GV chia đoạn bài thơ: 5 khổ = 5 đoạn.
- Nối tiếp đọc 5 khổ thơ, lặp lại nhiều lần, GV kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc các từ: lênh khênh, chắc nịch.
+ Tìm hiểu giọng đọc bài thơ: giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình
cảm của người cha với con; ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- GV: Đọc diễn cảm bài thơ.
b. Tìm hiểu bài:
- HS: Đọc nhẩm bài thơ, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời các câu hỏi:
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 11
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
+ Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả
cảnh hai cha con dạo chơi trên bãi biển
- HS: Chủ yếu là các em giỏi văn, nối tiếp nhau nêu cách tả của mình.
- GV: Bổ sung, làm rõ ý câu hỏi.
+ HS: Đọc thầm các khổ thơ: 2,3,4,5: Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
- HS: nối tiêp nhau nêu ý kiến của mình, GV bổ sung cho phần trình bày của HS.
+ Những câu hỏi ngây thơ của con cho thấy con có ước mơ gì? (con khao khát
muốn hiểu biết mọi thứ trên đời)
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì? ( Gợi cho cho cha nhớ đến ước mơ
tuổi nhỏ của mình)
+ Hãy nói về ước mơ của em.
c. Đọc diễn cảm
- HS: Nối tiếp đọc lại 5 khổ thơ
- Lớp: Tìm hiểu cách đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3: Đọc thể hịên đúng giọng nhân vật.
- Lớp: Luyện đọc diễn cảm và nhẩm đọc thuộc lòng toàn bài thơ trong nhóm.
- HS: thi đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 và thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Lớp cùng GV bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất, bạn đọc thuộc lòng bài thơ và diễn
cảm nhất.
- GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố dặn dò.

- Bài thơ thể hiện điều gì? (Bài thơ nói lên cảm xúc tự hào của người cha khi thấy
con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước
mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ).
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS tiếp tục học thuộc bài thơ và đọc trước bài tuần
sau.
a&b
Toán
ÔN TẬPVỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải bài toán.
II. Các hoạt động dạy học.
* GV tổ chức choHS ôn tập và tự giải các bài tập và chữa bài.
* Bài 1: Phép cộng các số đo thời gian
- HS: Nêu cách cộng các số đo thời gian.
- Lớp : Làm bài vào vở, 1 số em nối tiếp đọc kết quả, cả lớp nhận xét, chốt lại kết
quả đúng.
* Bài 2: Ôn về phép nhân, chia số đo thời gian.
- HS: Nhắc lại cách nhân, chia số đo thời gian.
- HS: Làm bài vào vở, 2 em làm bảng lớp.
- Lớp cùng gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
VD: 8 phút 54 giây x 2 = 16 phút 108 giây = 17 phút 48 giây.
38 phút 18 giây : 6 = 6 phút 23 giây.
- GV: Lưu ý HS khi chia số đo thời gian, khi lấy số dư của hàng đơn vị bé hơn để
chia tiếp phải đổi sang hàng đơn vị bé hơn.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 12
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
VD: 38 phút 18 giây 6
2 phút = 120 giây 6 phút 23 giây
18 giây
0

* Bài 3: HS đọc bài tập
- HS: Nhắc lại công thức tính thời gian : t = s : v
- HS: Tự làm bài vào vở, 1 em chữa bài bảng lớp.
* Bài 4: HS: Đọc bài toán.
- HS: Nhắc lại công thức tính quãng đường: s = v x t
- GV: Để tính được quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng, cần biết gì? (Thời gian
ô tô đi).
- HS: Làm bài vào vở, GV chấm bài một số em, chữa bài.
VD: Thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng (không kể nghỉ) là:
8 giờ 56 phút – 6 giờ 15 phút – 25 phút = 2 giờ 16 phút
2 giờ 16 phút =
15
34
giờ
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
45 x
15
34
= 102 (km)
Đáp số: 102 km.
III. Nhận xét dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ về phép tính các số đo thời gian.
a&b
Tập làmvăn
Trả bài văn : Tả con vật
I. Mục tiêu:
- HS biết rút kinh nghiệm về bài văn tả con vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự
miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, cách trình bày.
- Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết
sữa bài, viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.

II. Đồ cùng dạy học.
- Bảng phụ ghi một số lỗi cần chữa .
III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
- HS: 2 em đọc dàn ý bài văn tả cảnh đã lập ở tiết trước.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS.
- GV: Viết lên bảng đề bài của tiết tập làm văn viết tuần trước.
a. Nhận xét chung về kết quả bài viết của HS
* Ưu điểm: Phần lớn các em đã xác định đúng đề bài, bố cục đầy đủ, có quan sát
riêng,thể hiện được ý mới lạ. Bài viết tương đối có cảm xúc, diễn đạt khá mạch lạc, lời
văn trong sáng: M. Ngọc, S. Lam, K. Ngọc.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 13
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
* Hạn chế:
Hiện tượng lặp từ, dùng từ vụng còn tập trung ở một số bài, tả còn sơ sài, một số
bài sa vào lối kể lan man, chữ viết cẩu thả, hành văn khô khan: Hưng, Duy, Long.
a. Thông báo số điểm cụ thể.
3. Hướng dẫn HS chữa bài
- GV: Trả bài cho từng HS
- HS: 3 em nối tiếp đọc các yêu cầu ở SGK.
a. Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- GV: Chỉ ra các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ, một số HS lên bảng chữa lỗi.
b. Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài.
- HS: Đọc lời nhận xét của GV trong bài viết , viết ra những lỗi sai và chữa lỗi
- GV: Theo dõi. kiểm tra HS làm việc.
c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV: Đọc những bài văn hay, có ý tưởng riêng, sáng tạo của HS.Lớp cùng thảo luận
để tìm ra những cái hay của những bài văn đó.

d. HS chọn viết lại một đoạn cho hay hơn.
- HS : Tự chọn và viết lại môt đoạn trong bài làm cảu mình, một số em nối tiếp đọc
trước lớp.
- GV: Cho điểm những đoạn viết hay
4. Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
a&b
Khoa học
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Nêu ích lợi của tài nguyên thiên
nhiên
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình trang 130,131 SGK.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- Thế nào là môi trường? Có mấy loại môi trường ?
- Thế nào là môi trường tự nhiên? Thế nào là môi trường nhân tạo?
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- B1: Làm việc theo nhóm:
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì?
+ Quan sát hình trang 130, 131 để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể
hiện trong mỗi hình và công dụng của mỗi loại tài nguyên đó.
- B2: Làm việc cả lớp: Đại diệnn cac nhóm nêu câu trả lời, các nhóm khác nhận xét
và bổ sung.
- GV: Ghi nhanh lên bảng khái niệm về tài nguyên thiên nhiên.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 14

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Bổ sung, nhấn mạnh về công dụng của các tài nguyên thiên nhiên trong các hình ở
sgk.
2. Hoạt động 2: Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng.
- B1: GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi:
HS: Chia làm 2 đội đứng thành 2 hàng dọc. Khi GV hô “bắt đầu”, người ở vị trí số 1
của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên 1 tài nguyên sau đó đi về, người tiếp theo ghi
công dụng của tài nguyên đó. Đội nào ghi tên được nhiều tài nguyên và công dụng thì
đội đó thắng.
- B2: HS chơi như hướng dẫn.
Kết thúc trò chơi. GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động tiếp nối:
- HS: Nhắc lại khái niệm tài nguyên thiên nhiên.
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị cho bài sau.
a&b
Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2009
Toán
ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã
học.
II. Các hoạt động dạy học
1. Ôn về cách tính chu vi, diện tích một số hình.
- GV: Treo bảng phụ có ghi các công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình
vuông, hình thoi, hình bình hành, hình tam giác, hình thang, hình tròn.
- HS: Nhìn bảng nối tiếp nêu qui tắc tính chu vi và diện tích các hình đó.
2. Luyện tập.
* Bài 1: HS: Đọc bài toán, 1 em lên tóm tắt bảng lớp.
- GV: Bài toán yêu cầu tính gì?
- HS: áp dụng trực tiếp công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật để giải vào

vở, sau đó 1 em lên chữa bài bảng lớp.
- Lớp cùng GV nmhạn xét bài làm và chốt kết quả đúng.
* Bài 2: HS: 1em nêu bài toán.
- GV: Nhắc lại các kiến thức liên quan đến tỉ lệ bản đồ.
- GV: 1cm trên bản đồ bằng bao nhiêu cm trên thực tế(1000 cm)
- HS: Trao đổi với nhau đểm làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.
- Lớp cùng GV chữa bài trên bảng phụ, chốt kết quả đúng.
- HS: Chữa kết quả theobài làm đúng.
VD: Đáy bé mảnh đất là: 3 x 100 = 3000 (cm) = 30m
Đáy lớn mannhr đất là: 5 x 1000 = 5000(cm) = 50 m
Chiều cao mảnh đất là: 2 x 1000 = 2000 (cm) = 20m.
Diện tích mảnh đất hình thang là: (50 + 30) x 20 : 2 = 800(m
2
)
Đáp số: 800 m
2
* Bài 3: HS đọc bài toán
- GV: Vẽ hình lên bảng lớp
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 15
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV: Để tính diện tích hình vuông ABCD cần dựa vào điều kiện gì?
- Làm thế nào để tính diện tích phần tô màu?
- HS: Tự giải bài toán vào vở.
- GV: Chấm bài một số em. nhận xét và chữa bài.
VD: a. Diện tích hình vuông ABCD là: (4 x 4 :2 ) x 4 = 32 (cm
2
)
a. Diện tích hình tròn là: 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm
2
)

Diện tích phần tô màu là: 50,24 – 32 = 18,24 (cm
2
)
Đáp số: a:32 cm
2
; b: 18,24 cm
2
III. Nhận xét dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi công thức tính diện tích các hình vừa ôn.
a&b
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm)
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về dấu 2 chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực
tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu 2 chấm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi tác dụng của dấu 2 chấm.
III. Các hoạt độngđạy học
A. Bài cũ: HS: 2em làm lại bài tập 2, tiết LT&C trước.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV: Treo bảng phụ có ghi tác dụng của dấu 2 chấm.
- HS: 1số em nối tiếp đọc lại.
- HS: Suy nghĩ, nêu ý kiến của mình về lời giải bài tập
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- GV: Nhấn mạnh lại tác dụng của dấu 2 chấm.
* Bài tập 2:

- HS: 3 em nối tiếp đọc nội dung bài tập 2.
- HS: Đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc bộ
phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu 2 chấm.
- HS: Một số em nêu ý kiến.
- GV: Đính bảng tờ phiếu ghi lời giải bài tập HS đoc lại.
VD: a. Thằng giặc cuống cả chân.
Nhăn nhó kêu rối rít :
- Đồng ý là tao chết (dấu 2 chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật)
* Bài tập 3:
- HS: Đọc nội dung bài tập 3:
- HS: Đọc thầm mẫu chuyện vui: Chỉ vì quên một dấu câu.
- HS: Làm bài vào vở, 2 em làm bảng phụ.
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lại lời giả đúng.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 16
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
VD: Tin nhắn của ông khách:
Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
(Hiểu là: nếu còn chỗ viết lên băng tang)
Do ông khách viết thiếu dấu 2 chấm.
3. Củng cố dặn dò:
- HS: nhắc lại tác dụng của dấu 2 chấm.
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các kiến thức về dấu 2 chấm.
a&b
Lịch sử
LỊCH SỬ QUẢNG TRỊ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này, HS nắm được nhữnng thông tin cơ bản về tình hình Qủng Trị
trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ giai đoạn 1945 – 1975.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của tỉnh nhà.
II. Các hoạt động D- H chủ yếu:

1. Giới thiệu bài:
- GV: Nhắc lại kiến thức bài trước để giới thiệu bài mới.
2. Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ:
a. Tình hình ở Quảng Trị sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- GV: Sau CM tháng Tám, nước ta có những khó khăn gì? Nhân dân ta đã làm gì để
khắc phục những khó khăn đó?
- GV: Trình bày những khó khăn của Quảng Trị cũng như cả nước sau CM tháng
Tám. Nhân dân Quảng Trị đã khắc phục khó khăn để chiến đấu lâu dài.
b. Quảng Trị thực hiện tiêu thổ kháng chiến từ( 19/12/1946 đến đầu năm 1949)
- Tháng 1/1947: Pháp đánh chiếm Quảng Trị
- Nhân dân Quảng Trị đã thực hiện chiến lược: Vườn không nhà trống; xây dựng
lực lượng du kích; diệt ác ôn; phát động phong trào tăng gia sản xuất; xây dựng chiến
khu Ba Lòng thành đầu não kháng chiến
c. Quảng Trị thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện
- GV: Kể sơ lược cho HS nghe về những chiến thắng của nhân dân QTrị trong giai
đoạn này.
- HS: Em có suy nghic gì về tinh thần đấu tranh của nhân dân tỉnh nhà?
3. Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
a. Giai đoạn từ tháng 7/ 1954 đến cuối năm 1968.
- GV: Giới thiệu về tình hình QTrị trong giai đoạn này và giới thiệu về các phong
trào:
+ Phong trào Đồng khởi ở QTrị
+ Phong trào chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- GV:Nhấn mạnh những kết quả, những chiến thắng mà nhân dân QTrị đã thu được.
- HS: Kể về những hiểu biết của mình trong giai đoạn này ở địa phương mình.
- GV: Nhấn mạnh và cho HS biết về tình hình đấu tranh trong giai đoạn này ở Vĩnh
Linh: Khôi phục sản xuất, hàn gắn vêt thương chiến tranh , góp phần đánh bại cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
b. Giai đoạn từ cuối 1968 đến ngày 19 - 3 - 1975
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 17

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV: Cung cấp cho HS hiểu về:
+ Phong trào QTrị chống chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ. Tiến công
nổi dậy giải phóng quê hương 1972.
+ Phonng trào QTrị đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Pa- ri, xây dựng và củng cố
vùng giải phóng tiến lên giải phóng toàn tỉnh ngày 19-3-1975.
- HS: Em biết gì về di tích lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc.
- GV: Giới thiệu thêm cho HS biết về những chiến công mà nhân dân Vĩnh Linh và
nhân dân địa phương đã anh hùng trong cuộc kháng chiến chông Mĩ, góp phần cùng cả
nước đánh tan đế quốc Mĩ.
III. Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về lịch sử địa phương em.
a&b
Địa lí
ĐỊA LÍ QUẢNG TRỊ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS nắm được 1 số nét cơ bản về tiềm năng, tài nguyên, khoáng sản của QTrị
- Có ý thức giữ gìn tài nguyên khoáng sản của tỉnh nhà.
II. Các hoạt động D- H chủ yếu.
1. Tài nguyên đất:
- GV: Giới thiệu: Đất QTrị gồm 3 nhóm :
+ Nhóm cồn cát và đất cát ven biển.
+ Nhóm đất phù sa.
+ Nhóm đất Fe-ra-lít.
2. Tài nguyên rừng:
- Rừng QTrị phong phú:
+ Rừng tự nhiên: 101 467,76 ha.
+ Rừng trồng: 48 333,5 ha.
- HS: Để diuện tichd rừng được tăng thêm cần làm gì?
- Em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên rừng ở quê em?

- GV: Nhấn mạnh để HS thấy được tầm quan trọng của tài nguyên rừng trong nền
kinh tế tỉnh nhà và đời sống dân sinh.
3.Tài nguyên biển:
- GV: QTrị có bờ biển dài 75 km. Có nhiều bãi tắm đẹp.
- HS: Hãy kể tên những bãi tắm đẹp ở QTrị.
Biển đem lại những ích lợi gì cho nền kinh tế tỉnh ta?
- GV: Lãnh hải QTrị khoảng 8400m
2
, trữ lượng hải sản lớn
4. Tài nguyên khoáng sản:
- GV: Tài nguyên khoáng sản QTrị đa dạng, phong phú: mỏ đá vôi, mỏ ti-tan,
nguồn nước khoáng, cát thuỷ tinh.
5. Dân số Quảng Trị.
- GV: Dân số QTrị thấp so với các tỉnh khác nhưng tỉ lệ tăng dân số nhanh .
Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng.
- HS: Kể tên các dân tộc sống trên dải đất Quảng Trị.
III. Nhận xét dặn dò:
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 18
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các kiến thức về địa lí tỉnh QTrị.
a&b
Kĩ thuật
LẮP RÔ-BỐT (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- HS: Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật đúng qui trình.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt
II. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng lắp ghép lớp 5
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra sản phẩm tiết trước.

- HS: Kiểm tra các bộ phận đã lắp ở tiết trước
Củng cố các bộ phận đã lắp.
2. Lắp ráp rô-bốt:
- HS :2 em nối tiếp nêu các bước lắp ráp rô-bốt trong SGK.
- HS: Lắp ráp rô bốt theo các bước như ở SGK.
- GV: Nhắc HS chú ý khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm
tam giác.
Nhắc HS chú ý kiểm tra sự nânng lên hạ xuống của tay rô-bốt.
- GV: Giúp đỡ những nhóm còn lúng túng.
3. Đánh giá sản phẩm.
- HS: Trưng bày sản phẩm theo nhóm
- HS: 1 em đọc các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK
- GV: Nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- GV: Cử 3 nhóm HS dựa và tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn
- GV: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
4. Nhận xét dặn dò:
- GV: Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần học tập và kĩ năng lắp ráp rô-bốt
Chuẩn bị cho bài sau: Lắp mô hình tự chọn
a&b
Thứ sáu ngày 17 tháng 5 năm 2009
Thể dục
BÀI 64
I. Mục tiêu:
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng 1 tay trên vai. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng
động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi: Dẫn bóng. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm , phương tiện
Sân thể dục, 3 quả bóng rổ, kẻ sân cho trò chơi
II. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Phần mở đầu.
- GV: Nêu nhiệm vụ yêu cầu giờ học
- HS: Chạy nhẹ nhàng trên sân và thực hiện các động tác khởi động
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 19
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Ôn bài thể dục phát triển chung: 1 lần.
2. Phần cơ bản.
a. Môn thể thao tự chọn: ném bóng.
- GV: Nêu yêu cầu tập luyện.
- HS: Lần lượt từng em thực hiện ném bóng vào rổ, mỗi tổ 2 em ném 1 lần.
- GV: Theo dõi, uốn nắn tư thể động tác cho HS.
- HS: Thi ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai.
- HS: Thi theo tổ, mỗi em ném 1lần, tổ nào có nhiều người ném được nhiều bóng
vào rổ thì tổ đó thắng.
b. Chơi trò chơi “ Dẫn bóng”
- GV: Tập hợp HS theo đội hình hàng dọc,nêu tên trò chơi.
- HS: Một vài em nhắc lại cách chơi, qui định chơi.
- HS: Chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức.
- GV: Quan sát HS chơi và nhắc nhở HS chơi đúng luật.
- HS: Chơi thi giữa các tổ với nhau, tổ nào thua bị nhảy lào cò quanh đội hình lớp.
3. Phần kết thúc.
- HS: Di chuyển thành đội hình vòng tròn.
- Thực hiện một số động tác hồi tỉnh.
- GV: Hệ thống bài, giao bài tập về nhà cho HS.
a&b
Tập làm văn
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
* ĐỀ BÀI: Chọn một trong các đề bài sau:
1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Tả một đêm trăng đẹp

3. Tả trường em ỏước buổi học.
4. Tả một khu vui chơi giải trí mà em thích.
I. Mục tiêu.
- HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được
những quan sát riêng; dùng từ đạt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, có cảm
xúc.
II. Chuẩn bị:
Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài trên.
III. Các hoạt động D- H chủ yếu
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài.
- HS: 1em đọc 4 đề bài trên bảng lớp.
- GV: Nhắc HS: Nên viết theo một trong 4 đề bài đã lập dàn ý ở tiết trước, hoặc cũng
có thể viết mới. Nếu viết theo đề bài cũ, phải kiểm tra laị dàn ý.
3. HS làm bài.
4. Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, dặn HS đọc trước bài: Ôn tập tả người để chọn đề bài, quan
sát trước đối tượng miêu tả.
a&b
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 20
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
II. Các hoạt động dạy học:
- GV: Hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài, chốt kiến thức liên quan.
* Bài 1: - HS đọc bài toán
- GV: 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm trên thực tế?
Lưu ý HS đổi ra đơn vị m trước khi tính

- HS: làm bài vào vở, nối tiếp một số em nêu kết quả.
Lớp cùng GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2: HS đọc nội dung bài tập.
- GV: Để tính diện tích sân gạch hình vuông đó cần biết gì? ( 1 cạnh của sân)
- HS: Tự làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ, treo bảng.
- Lớp cùng GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng
VD: Bài giải:
Cạnh của sân gạch đó là:
48 : 4 = 12( m)
Diện tích sân gạch là:
12 x 12 = 144 (m
2
)
Đáp số: 144m
2
.
* Bài 3: HS: Đọc bài toán.
- GV: Tóm tắt bài toán lên bảng
- HS: Trao đổi với nhau để tìm hướng giải bài toán
- HS: Giải vào vở, GV hướng dẫn thêm cho những em yếu.
- HS: 1 em chữa bài bảng lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài giải:
Chiều rộng thửa ruộng là: 100 x
5
3
= 60 (m)
Diện tích thửa ruộng là: 100 x 60 = 6000(m
2
)

6000 m
2
gấp 100 m
2
số lần là: 6000 : 100 = 60 ( lần)
Số thóc thu được từ thửa ruộng đó là: 55 x 60 = 3 300 (kg)
Đáp số: 3.300 kg thóc
* Bài 4:
- GV: Hướng dẫn HS từ công thức tính diện tích hình thang :
S = ( a+ b ) x h : 2 để suy ra công thức tính chiều cao hình thang:
h = S : (a+ b) x 2 hoặc chiều cao bằng Diện tích chia cho trung bình cộng 2 đáy.
- HS: tự giải bài toán vào vở, GV chấm bài một số em (đủ các đối tượng)
- GV: Nhận xét, chữa bài.
VD: Bài giải:
Diện tích hình thang (diện tích hình vuông) là:
10 x 10 = 100 (cm
2
)
Chiều cao hình thang là:
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 21
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
100 : (12 + 8 )x 2 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm.
- GV: Khuyến khích HS có thể giải bằng các cách khác nhau.
III. Nhận xét dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện.
Xem trước bài hôm sau.
a&b
Khoa học
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với con người.

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con
người. Tác động của con người đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
Hình trang 130 và phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- Thế nào là tài nguyên thên nhiên?
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Quan sát
- HS: Làm việc theo nhóm: Quan sát hình trang 130, thảo luận và ghi vào phiếu theo
mẫu:
MTTN cung cấp cho con người MTTN nhận ở con người
- HS: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Bổ sung phần trả lời của HS, ghi bảng ý chính.
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Nhóm nào nhanh hơn
- GV: Phổ biến cách chơi: Các nhóm liệt kê vào giấy theo hai cột: Môi trường cho
và môi trường nhận. Thời gian chơi: 7 phút.
- HS: Các nhóm chơi và đính bảng kết quả trào chơi.
- GV cùng HS tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- GV: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách
bừa bãi và thải ra môi trường những chất độc hại?
- HS: Nêu câu trả lời
- GV: Bổ sung và kết luận: Nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một
cách bừa bãi thì sẽ dẫn đến cạn kệt nguồn tài nguyên. Nếu rác thải ra bừa bãi thì dẫn
đấen môi trường bị ô nhiễm nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời
sống con người.
3. Hoạt động tiếp nối:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem trước và chuẩn bị cho bài sau.

a&b
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 22

×